VATICAN -- Hôm qua 14/07/2006, Hội đồng Giáo Hoàng về Công lý và Hoà bình đã công bố một thông cáo báo chí về Cuộc họp Bộ trưởng thu nhỏ của Tổ chức Thương Mại Thế giới được tổ chức ở Doha, Qatar trong hai ngày 29 và 30 tháng Sáu. Bản thông cáo này do Đức Hồng Y Renato Martino và Đức Giám Mục Giampaolo Crepaldi, Chủ tịch và Thư ký Hội đồng cùng ký tên.
Bản thông cáo kêu than rằng cuộc họp kết thúc với “kết quả mang lại chỉ là sự bế tắc”, mọi thứ “tương phản hoàn toàn với sức mãnh liệt của những cam kết được biểu thị bởi các nhà đàm phán và các viên chức của WTO, những người đã tranh thủ để đưa ra viễn tượng kết thúc Vòng đàm phán Doha bằng sự nhất trí”.
Hội đồng Giáo Hoàng thừa nhận sự phức tạp của một cam kết như thế: “Tuy khó khăn khách quan trong việc điều đình giữa rất nhiều quốc gia với nhiều quyền lợi và mong đợi khác nhau” nhưng cũng bày tỏ sự đánh cao “về hy vọng có nhiều hứa hẹn”
Thông cáo viết tiếp: “Chủ đề chủ đạo cuộc họp Doha là ‘Công bằng trong quan hệ thương mại’ và vẫn tiếp tục là mối quan tâm chính của Toà Thánh. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã từng nhấn mạnh đến sự cần thiết của công bằng 40 năm về trước, ngài xác quyết rằng: ‘Tự do thương mại có thể được gọi là công bằng khi nó thích hợp với đòi hỏi của công bằng xã hội”.
Thông cáo cũng nêu bật sự cần thiết để trở lại tinh thần của Doha: “Năm năm trước, Vòng đàm phán Doha mở ra một tầm mức mới của niềm hy vọng trong lĩnh vực này, đàm phán thành công một tuyên bố về sự phát triển và làm giảm bớt nghèo đói, với một cam kết cụ thể nhằm tăng cường hiệu quả gia nhập của ít nhất là các nước phát triển vào hệ thống thương mại đa phương”.
Thông cáo còn phân tích: “Trong những tuần lễ mà các nhà đàm phán hiện giành được một thoả thuận trong đó kết hợp một kết luận tích cực và hiệu quả đối với Vòng đàm phán thật là một cơ hội vô song. Hy vọng rằng cuộc họp G8 diễn ra ở St. Petersburg, Nga trong vài ngày tới sẽ đưa đến các quyết định chính trị cần thiết để biến chuyển các bước kỹ thuật thành các bước sẵn sàng hành động”
Thông cáo đưa đến kết luận: “Sự cấp bách đặc biệt này không thể được xem nhẹ, nhất là khi người ta xem xét đến hiệu quả của quan hệ thương mại có những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến con người và nhân phẩm của họ. Điều này có nghĩa là các cuộc đàm phán thương mại luôn phải tính đến ảnh hưởng của các cuộc đàm phán đó đến gia đình nhân loại”.
Bản thông cáo kêu than rằng cuộc họp kết thúc với “kết quả mang lại chỉ là sự bế tắc”, mọi thứ “tương phản hoàn toàn với sức mãnh liệt của những cam kết được biểu thị bởi các nhà đàm phán và các viên chức của WTO, những người đã tranh thủ để đưa ra viễn tượng kết thúc Vòng đàm phán Doha bằng sự nhất trí”.
Hội đồng Giáo Hoàng thừa nhận sự phức tạp của một cam kết như thế: “Tuy khó khăn khách quan trong việc điều đình giữa rất nhiều quốc gia với nhiều quyền lợi và mong đợi khác nhau” nhưng cũng bày tỏ sự đánh cao “về hy vọng có nhiều hứa hẹn”
Thông cáo viết tiếp: “Chủ đề chủ đạo cuộc họp Doha là ‘Công bằng trong quan hệ thương mại’ và vẫn tiếp tục là mối quan tâm chính của Toà Thánh. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã từng nhấn mạnh đến sự cần thiết của công bằng 40 năm về trước, ngài xác quyết rằng: ‘Tự do thương mại có thể được gọi là công bằng khi nó thích hợp với đòi hỏi của công bằng xã hội”.
Thông cáo cũng nêu bật sự cần thiết để trở lại tinh thần của Doha: “Năm năm trước, Vòng đàm phán Doha mở ra một tầm mức mới của niềm hy vọng trong lĩnh vực này, đàm phán thành công một tuyên bố về sự phát triển và làm giảm bớt nghèo đói, với một cam kết cụ thể nhằm tăng cường hiệu quả gia nhập của ít nhất là các nước phát triển vào hệ thống thương mại đa phương”.
Thông cáo còn phân tích: “Trong những tuần lễ mà các nhà đàm phán hiện giành được một thoả thuận trong đó kết hợp một kết luận tích cực và hiệu quả đối với Vòng đàm phán thật là một cơ hội vô song. Hy vọng rằng cuộc họp G8 diễn ra ở St. Petersburg, Nga trong vài ngày tới sẽ đưa đến các quyết định chính trị cần thiết để biến chuyển các bước kỹ thuật thành các bước sẵn sàng hành động”
Thông cáo đưa đến kết luận: “Sự cấp bách đặc biệt này không thể được xem nhẹ, nhất là khi người ta xem xét đến hiệu quả của quan hệ thương mại có những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến con người và nhân phẩm của họ. Điều này có nghĩa là các cuộc đàm phán thương mại luôn phải tính đến ảnh hưởng của các cuộc đàm phán đó đến gia đình nhân loại”.