VATICAN (zenit.org).- Ngày Magdi Allam trở thành một người công Giáo là một ngày hạnh phúc, theo nhà báo Hồi Giáo kẻ được Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI rửa tội trong Thánh Lễ Vọng Phục Sinh.

Allam, người có nguồn gốc từ Ai cập, là một trong bảy người—năm nữ và hai nam--Đức Thánh Cha đã rửa tội tại Đền Thờ Thánh Pherô.

Đức Thánh Cha cũng đã ban các bí tích Thánh Thể và thêm sức cho bảy tân tòng từ năm xứ: Italy, Cameroon, Trung Hoa, Hoa Kỳ và Peru.

Allam, phó giám đốc tờ Corriere della Sera, một trong những tờ báo lớn nhất và xưa nhất tại nước Italy, và ông đã sống tại Italy gần 35 năm.

Khi giải thích điều dẫn Đức Giáo Hoàng ban bí tích rửa tội cho nhà báo, Cha Federico Lombardi, Giám Đốc Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh nói, “Đối với Giáo Hội Công Giáo, bất cứ ai xin nhận lãnh bí tích rửa tội sau một cuộc tìm hiểu cá nhân sâu sắc, một sự lựa chọn tự do hoàn toàn và một sự chuẩn bị đầy đủ, thì có quyền nhận lãnh bí tích ấy.”

“Về phần mình,” Cha Lombardi nói thêm, “Đức Thánh Cha ban bí tích rửa tội trong quá trình phụng vụ Phục Sinh cho những tân tòng nào đã được giới thiệu với ngài, không phân biệt giữa người với người, ‘ nghĩa là, coi tất cả những người đó là quan trọng bằng nhau trước tình yêu của Thiên Chúa và được tiếp nhận trong cộng đồng Giáo Hội.”

Trong một bức thơ gởi cho giám đốc, có đăng trong tờ Corriere della Sera, Allam, người đã lấy tên Cristiano làm tên rửa tội của mình, đã giải thích rằng chứng từ của những người Công Giáo, những kẻ “lần lần trở nên một điểm qui chiếu về sự chắc chắn của sự thật và sự vững chắc của các giá trị,” đã đóng một vai trò quan trọng trong sự trở lại của anh.

Giữa những người Công Giáo này, anh chỉ rõ chủ tịch của phong trào Hiệp Thông và Giải phóng, Cha Julian Carron; cựu bề trên cả Dòng Salêsiên, Pascual Chavez Villanueva; Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh; và Giám Mục Rino Fisichella, giám đốc Đại Học Lateran Giáo Hoàng, những người “đích thân đồng hành với anh trong cuộc hành trình đón nhận thiêng liêng đức tin Kitô hữu.”

Anh nói ảnh hưởng quyết định nhất là ảnh hưởng của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, “người tôi đã khâm phục và, với tư cách một người Hồi Giáo, đã bênh vực sự tinh thông của ngài trong việc ghi lại sự liên kết vững chắc giữa đức tin và lý trí như là một nền tảng cho tôn giáo đích thực và văn minh nhân loại, và ngài là kẻ tôi gắn bó với cách trọn vẹn như một Kitô Hữu linh hứng tôi với ánh sáng mới trong sự hoàn thành sứ vụ Thiên Chúa đã dành cho tôi.”

“Đối với tôi đó là ngày hạnh phúc nhất trong đời tôi,” anh nói.

Thái Độ

Đức Giáo Hoàng đã nói trong bài giảng của ngài, khi ngõ lời với các tân tòng: “Chúng ta phải trở lại luôn luôn, suốt đời quay về với Chúa. Và luôn mãi chúng ta phải để tâm hồn chúng ta đựơc lôi kéo khỏi sức mạnh của trọng lực, lôi chúng xuống, và trong nội tâm chúng ta phải nâng chúng lên cao: trong chân lý và tình yêu.”

Đức Thánh Cha đã giải thích rằng sự trở lại không phải là một sự lựa chọn một ngày là xong, nhưng là một thái độ cơ bản phải gặp được sự viên mãn của nó trong sự sống hằng ngày.

Sự trở lại, ngài nhấn mạnh, hệ tại “ quy linh hồn chúng ta về Chúa Giêsu kitô và như vậy về Thiên Chúa hằng sống, về sự sáng.”

Đó là sự nâng cao tâm hồn lên tới Chúa, “vượt qua tất cả sự xoắn vào nhau của những bận tâm chúng ta, của những ước muốn chúng ta, của những âu lo chúng ta và của những rối trí chúng ta.”

“Sự trở lại có nghĩa là “luôn luôn chúng ta phải quay chúng ta khỏi những hướng đi sai lầm.”

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI kết thúc bài suy niệm của ngài với lời cầu này: “Vâng. lạy Chúa, xin làm cho chúng con trở nên những con người của Phục Sinh, những người nam và nữ của ánh sáng, tràn đầy lửa và tình yêu của Chúa.”