VATICAN (Zenit.oerg).- Giám Đốc Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh gợi ý rằng việc Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI sẵn sàng rửa tội một người trở lại Công Giáo có gương mặt nổi bật từ Hồi Giáo, là nhằm khẳng định sự tự do chọn lựa tôn giáo, xuất phát từ phẩm giá con người.

Cha Dòng tên Federico Lombardi, giám đốc phòng báo chí Vatican, ngày thứ Năm đã phổ biến một sứ điệp trả lời cho công bố từ Giáo sư Aref Ali Nayed, một phát ngôn viên cho 138 học giả Hồi Giáo mùa Thu vừa qua đã viết thơ cho Đức Giáo Hoàng và những nhà lãnh đạo Kitô hữu khác, để tim kiếm sự đối thoại hơn nữa giữa những người Kitô hữu và Hồi Giáo.

Công bố của Nayed ghi nhận những phản đối của ông đối với bí tích rửa tội của một phó biên tập nhật báo Corriere della Sera, Magdi Allam, bí tích rửa tội mà Đức Thánh Cha đã cử hành trong Thánh Lễ Thứ Bảy Tuần Thánh.

Tiếp tục đối thoại

Cha Lombardi bắt đầu công nhận khẳng định của Nayed về “ý muốn tiếp tục sự đối thoại để những người Hồi giáo và Kitô hữu hiểu biết nhau sâu sắc hơn.”

“Cha không hề đặt thành vấn đề cuộc hành trình đã bắt đầu bằng thơ từ và những tiếp xúc đã được thiết lập trên một năm rưỡi qua, giữa những người Hồi Giáo đã ký những bức thơ thời-danh và Vatican, cách riêng qua Hội Đồng Giáo Hoàng Đối Thoại Liên Tôn Giáo,” cha Dòng Tên nói tiếp. “Quá trình này phải tiếp tục, nó rất quan trọng, nó không nên chấm dứt, và nó có ưu tiên trên những tình tiết có thể là chủ đề những sự hiểu lầm.”

Tuy nhiên, Cha Lombardi đặt bí tích rửa tội của Allam trong bối cảnh Vọng Phục Sinh.

Cha nói rằng “việc ban bí tích rửa tội cho người nào bao hàm một sự công nhận người đó đã tự do và chân thành chấp nhận đức tin trong những điều cơ bản của đức tin như được diễn tả trong sự “tuyên xưng đức tin”, điều mà được công bố công khai trong nghi thức rửa tội.

Dĩ nhiên, các tín hữu được tự do giữ những ý niệm riêng mình trong một phạm vi lớn của những vấn đề và những bài toán, trong đó tính đa dạng hợp pháp hiện hữu giữa những Kitô hữu. Đón tiếp một người tín hữu mới vào trong Giáo Hội rõ ràng không có ý nghĩa là cbiếm đoạt hết tất cả ý niệm và tư tưởng cuả người đó, cách riêng trong những vấn đề chính trị và xã hội.”

Cha Lombardi đã khẳng định rõ ràng rằng Allam “có quyền diễn tả những ý niệm riêng mình.” Và hơn nữa, cha nói những ý niệm này “vẫn là những tư tưởng cá nhân của anh không hề trở thành sự diễn tả công khai về các lập trường của Đức Giáo Hoàng hay là của Toà Thánh.”

Trở lại Regenburg

Trả lời cho qui chiếu của Nayed về bài thuyết trình năm 2006 của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI tại Đức Quốc, bài thuyết trình mang lại sự chú ý rộng rải sau khi những trích dẫn của Đức Giáo Hoàng được lấy từ bối cảnh và được gán là sai lầm, viên chức Vatican đã khẳng định rằng “những lời giải thích [cho phát biểu đó] phù hợp đúng với những ý nghĩ của Đức Giáo Hoàng đã được phát biểu cách đây ít lâu và không có lý do đặt những ý nghĩ đó thành vấn đề một lần nữa.”

“Đồng thời,” Cha Lombardi nói thêm. “một số chủ đề được đề cập tới lúc đó, như tương quan giữa đức tin và lý trí, giữa tôn giào và bạo lực, dĩ nhiên còn là chủ đề của sự suy tư và bàn cãi, và của những quan điểm khác nhau, bởi vì chúng liên quan những vấn đề không thể được giải quyết một lần và cho tất cả.”

Cha Lombardi cũng đề cập những qui chiếu tới những lời của Đức Thánh Cha trong phụng vụ ngày thứ Bảy Tuần Thánh.

Viên chức Vatican đã khẳng định rằng “phụng vụ Vọng Phục Sinh được cử hành như mọi năm, và biểu tượng ánh sáng và sự tối luôn là một phần của phụng vụ. Đó là một phụng vụ long trọng và sự cử hành phụng vụ đó do Đức Giáo Hoàng trong Quảng Trường Thánh Pherô là một dịp rất đặc biệt. Nhưng việc tố cáo sự giải thích của Đức Giáo Hoàng về những biểu tượng phụng vụ—một điều mà ngài luôn làm và trong đó ngài là thầy—thuộc ‘thuyết Manichae’, có lẻ cho thấy một sự hiểu lầm về phụng vụ Công Giáo hơn là một sự phê bình thích đáng về những lời của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI.”

Sự khác biệt đáng được hưởng

Cha Lombardi quan sát hơn nữa những công bố của Nayed về sự giáo dục Công Giáo.

“Sau cùng, chúng ta hãy bày tỏ, tới phiên mình, sự bất mãn của chúng ta về điều Giáo sư Nayed nói liên quan tới sự giáo dục trong các trường học Kitô hữu trong các xứ đa phần Hồi Giáo, nơi ông phản đối nguy cơ thu phục tín đồ,” linh mục nói. “Chúng tôi cảm giác rằng những cố gắng giáo dục lớn của Giáo Hội Công Giáo, cũng trong những xứ với đa phần không-Kitô hữu […] nơi qua một thời gian rất lâu dài đa số sinh viên trong các trường học và đại học Công Giáo là không-Kitô hữu và may mắn đã ở như vậy—đang khi bày tỏ sự đánh giá cao cho sự giáo dục họ đã nhận lãnh—đáng được một sự đánh giá hoàn toàn khác.

“Chúng tôi không nghĩ Giáo Hội ngày nay đáng bị cáo là thiếu lòng kính trọng phẩm giá và sự tự do con người; phẩm giá và tự do này chịu những xúc phạm hoàn toàn khác, đôi với những xúc phạm này phải được ưu tiên lưu ý tới. Có lẽ Đức Giáo Hoàng đã chấp nhận nguy hiểm của sự rửa tội này cũng vì lý do này: khẳng định quyền tự lựa chọn tôn giáo xuất phát từ phẩm giá con người.”