Bình luận: Đức Giáo Hoàng Rửa Tội một cách công khai

Thường trong đêm vọng Phục Sinh, Đức Thánh Cha rửa tội cho một số tân tòng. Nhưng năm nay, khi chọn rửa tội cho bảy người trong đó có một người Ý, Magdi Allam, gốc Hồi Giáo, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI không chút nghi ngờ mong muốn gửi một thông điệp ý nghĩa đến thế giới Hồi Giáo.

“Đối với Giáo Hội công giáo, bất cứ ai xin lãnh nhận bí tích rửa tội sau khi tìm hiểu sâu sắc, lựa chọn hoàn toàn tự do và chuẩn bị thích hợp đều có quyền lãnh nhận bí tích rửa tội”, trước nghi thức rửa tội, cha Federio Lombardi, phát ngôn viên của Đức Giáo Hoàng xác định như vậy, như nhằm đánh lệch hướng ngay lập tức mọi tranh cãi.

Quả thực người ta không biết tại sao người Công Giáo phải im lặng trước sự cải đạo của người Hồi Giáo. Trái lại ở Ý, vị phát ngôn viên của người Hồi Giáo, Yahya Pallavicini, không phải chính ông xuất thân từ gia đình kitô giáo cải đạo đó sao? Trong cuộc đối thoại với Hồi Giáo lúc mới lên ngôi, và mới đây Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI lại gửi một lá thư cho 138 học giả hồi giáo, Ngài luôn lưu ý nhắc lại tầm quan trọng tự do tôn giáo, hai bên phải tôn trọng nhau.

Tuy nhiên, cử chỉ đêm lễ Phục Sinh có nguy cơ khơi lại những vết thương đã được băng bó với thế giới Hồi Giáo sau bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng tại Ratisbonne. Bởi vì rửa tội trong đêm vọng Phục Sinh tại thánh đường thánh Phê Rô, được truyền hình như thế không thể nào không có ý nghĩa: hơn nữa, ngay hôm chủ nhật, tin tức cải đạo truyền đi khắp thế giới, từ đài BBC đến đài Washington, nhất là đây không phải là một “nhân vật vô danh” như những tân tòng khác, vì tôn trọng đời sống riêng tư, nên Toà Thánh ý tứ không tiết lộ danh tính.

Magdi Allam, quốc tịch Ý xuất thân Ai Cập là cây bút chiến nổi tiếng, phó chủ bút tờ báo chính nhật (Corriere della Sera). Ông thường đấu tranh chỉ trích các nước Hồi Giáo, và bảo vệ Đức Giáo Hoàng trong bài diễn văn tại Ratisbonne.

Sau ngày nhận bí tích rửa tội, báo của ông phát hành hai trang lớn, cho thấy sự việc đã chuẩn bị trước kĩ lưỡng, trên hai trang báo đó ông bào chữa bằng một đoạn văn cực kỳ bạo lực về Hồi Giáo, ông giải thích rằng “tư duy tôi đã được giải phóng khỏi chính sách ngu dân, khỏi tư tưởng bào chữa cho lời giả dối, gian trá, chết bạo lực dẫn đến giết người, tự sát, tuân phục mù qoáng và bạo chúa”.

Hẳn là những diễn từ của vị tân công giáo chỉ gán cho ông, không phải là Đức Giáo Hoàng. Nhưng nếu xem lại diễn từ của cha Lombardi nói về “tìm hiểu cá nhân”, thì nhận đinh rằng ông Magdi đã nói với Ngài một tin khác hơn “cá nhân”.

(Nguồn: La Croix, 25/03/08)