Bà Maria Minh Đức Vương Thái Phi tổ chức lễ Giáng Sinh đầu tiên năm 1643 trong dinh con là Tổng Trấn Nguyễn Phúc Khê.
Nguyễn Trọng
Muốn hiểu rõ tầm quan trọng của lễ Giáng Sinh đầu tiên được tổ chức long trọng tại tư dinh Hoàng tử Nguyễn Phúc Khê, người con trai thứ mười của chúa Nguyễn Hoàng, chúng ta cần phải đặt hiện tượng tôn giáo hiếm hoi này vào bối cảnh lịch sử, địa dư và chính trị của nó.
Năm ấy là năm 1643, cách nay đúng 363 năm. Gia phả nhà Nguyễn Phước, tức Phước tộc, không hề nói tới đêm Giáng Sinh này nhưng có nhắc tới tên bà Minh Đức Vương Thái Phi, mẹ của Hoàng tử Khê. Ông là người tài giỏi, có công phục vụ Phước tộc thời đó.
Buổi lễ được tổ chức vào thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh, bắt đầu từ Trịnh Tùng (1570-1601). Ông là Chúa Trịnh thứ nhất, tự xưng làm Chúa, cha truyền con nối, nắm hết quyền hành ở miền Bắc, gọi là Đàng Ngoài. Các chúa Trịnh cai trị Đàng Ngoài trong suốt 216 năm, cho tới năm 1786 là lúc Trịnh Khải bị loạn kiêu binh đuổi, phải chạy về Sơn Tây thì bị bắt đem nộp cho nhà Tây Sơn. Giữa đường, Trịnh Khải tự tử. Cái chết của nhà chúa cuối cùng này chấm dứt vai trò của Chúa Trịnh ở miền Bắc, chạy dài được chín đời Chúa.
Còn Chúa Nguyễn hùng cứ ở miền Nam, Đàng Trong, bắt đầu từ Nguyễn Hoàng. Năm Mậu Ngọ (1558) đời vua Lê Anh Tông, Trịnh Kiểm là anh rể (lấy chị của Nguyễn Hoàng là Ngọc tâu vua cho Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hoá. Nếu Chúa Trịnh có chín đời Chúa, thì Chúa Nguyễn có tất cả mười ba vua, bắt đầu từ vua Gia Long (1802-1820) cho tới nhà vua cuối cùng là Bảo Đại (1926-1945).
Còn nói về các Chúa Nguyễn ở Đàng Trong thì lạ lùng thay, người ta cũng đếm được tất cả chín đời, bắt đầu từ Nguyễn Hoàng cho tới nhà Chúa cuối cùng là Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777). Lấy danh nghĩa phò vua Lê, Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn chia nhau giang sơn đất nước, dùng sông Linh Giang (hay gọi tắt là sông Gianh) làm biên giới và lấy
“Hoành sơn nhất đại, vạn đại dung thân” như lời Nguyễn Bỉnh Khiêm viết trên giấy sau khi được Nguyễn Hoàng sai người đem vàng bạc làm lễ vật để hỏi kế giữ thân. (Hoành Sơn là Đèo Ngang ở tỉnh Quảng Bình).
Đó là nói về mặt chính trị và địa dư, còn nói về mặt tôn giáo thì dưới thời Minh Đức Vương Thái Phi (1568-1648) đạo Thiên Chúa đã bắt đầu bị cấm đoán và bách hại. Ở ngoài Bắc, tức Đàng Ngoài, Chúa Trịnh Tráng (1627-1658) đã ban hành 5 sắc chỉ cấm đạo, và ở Đàng Trong, Chúa Sãi (Nguyễn Phước Nguyên (1615-1635) cũng đã ra sắc chỉ cấm đạo từ năm 1625.
Vai trò của Minh Đức Vương Thái Phi
Ông Phạm Đình Khiêm, nói được là một sử gia chuyên viết về sự bành trướng ban đầu của Thiên Chúa giáo tại Việt Nam, đã viết cả một cuốn sách về Minh Đức Vương Thái Phi mà ông gọi là Lịch sử Khai Nguyên Công Giáo Việt Nam. Người viết đã căn cứ vào nhiều chi tiết trong cuốn sách sưu tầm và nghiên cứu rất công phu của ông để viết bài này hầu quí độc giả VNTP, nhân dịp mùa Giáng Sinh năm nay.
Theo sách nói trên thì “Hoàng Hậu” và “Vương Phi” là tiếng để chỉ vợ chính và vợ lẽ của bậc vua chúa. Còn tiếng “Phu nhân” dùng để chỉ vợ quan hay dân có ít nhiều địa vị. Sở dĩ bà Minh Đức được xưng hô là Vương Thái Phi vì bà đứng đầu hàng thứ phi. Theo nguồn dữ liệu nhà Nguyễn thì chỉ có vài chi tiết sơ lược về người đàn bà được các linh mục truyền giáo ngoại quốc coi là linh hồn của đạo Chúa lúc bấy giờ. Có một vài sử gia người Thiên Chúa giáo đã đề nghị Toà Thánh La Mã tôn vinh bà Maria Minh Đức vào bậc Thánh nhân nhưng cho đến nay, tên tuổi của bà chỉ được nhắc nhở nhiều trong các sử liệu viết theo dạng ký sự của các linh mục truyền giáo, đặc biệt là của linh mục Đắc Lộ, tiếng Pháp là Alexandre De Rhode, người đã có công đầu tạo ra chữ Quốc ngữ, phiên âm từ vần La Tinh. Vào thời đó, chữ La Tinh là văn tự chính thức của Toà Thánh La Mã, các lễ nghi phụng vụ đều được cử hành bằng ngoại ngữ này. Mãi về sau, theo nghị quyết của Cộng Đồng Vatican II bế mạc vào năm 1965, ngôn ngữ Việt mới được xử dụng trong Thánh Lễ. Người viết bài này nhớ lại thời còn thơ ấu, vào nhà thờ buổi sáng, chỉ nghe các linh mục người Việt dùng tiếng La tinh để cử hành Thánh lễ nghe lạ tai nhưng rất trang nghiêm và “thần thánh”. Bởi vậy, ngày nay theo lời yêu cầu của rất nhiều tín hữu cao niên, Toà Thánh Vatican đã cho xử dụng lại tiếng La tinh để cử hành Thánh lễ trong một vài trường hợp tùy nghi theo yêu cầu.
Chính linh mục Đắc Lộ đã rửa tội cho bà Minh Đức Vương Thái Phi vào năm 1625, khi tuổi bà đã ngoài ngũ tuần. Linh mục ngoại quốc đã lấy Tên Thánh là Maria Madalena để đặt cho bà và vì vậy, bà thường được gọi là bà Maria Minh Đức Vương Thái Phi.
Là một quả phụ, bà ở ngay trong dinh Tổng Trấn Nguyễn Phúc Khê là con ruột, trong một toà nhà đẹp xây trên bờ sông Hương. Hoàng tử này có lúc đã muốn nghe lời mẹ để theo đạo Chúa nhưng ông cứ lưỡng lự mãi. Là một vị đại công thần trong triều đình tinh thông võ bị và mưu trí hơn người, ông được chúa Tiên là Nguyễn Hoàng bổ nhiệm vào chức chưởng cơ. Khi Chúa Nguyễn Hoàng chết vào năm 1613 và người anh của ông là Nguyễn Phúc Nguyên lên nối nghiệp, ông được thăng tới chức Tổng Trấn khi tuổi đời chưa tới mươi. Khi Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên qua đời, con của ông là Công Thượng Vương lên thay, Hoàng thúc là Hoàng Tử Khê được uỷ nhiệm hoàn chỉnh nền hành chính trong nước và phụ giúp tân vương trong mọi việc triều chính. Hoàng tử Khê chết năm 1646, thọ tuổi, đã từng giúp việc triều chính 40 năm, dưới 3 đời Chúa. Ông được chôn tại khu sĩ, tỉnh Thừa Thiên, có đền thờ ở làng Nam Phổ và được thờ tại Thái Miếu.
Hoàng tử đại công thần nhà Nguyễn này vẫn coi tôn giáo là việc riêng, lòng trung thành với ba đời Chúa Nguyễn mới là việc chung, và là sự nghiệp và nghĩa vụ cao cả, cho nên việc ông không theo đạo của hiền mẫu cũng là một chuyện dễ hiểu mà thôi.
Chỉ có một điều khác lạ và có thể được coi như “bất hiếu” là để chứng tỏ lòng trung thành với Chúa Nguyễn, sau khi bị Chúa Nguyễn có vẻ khiển trách ông quá gần gũi với các giáo sĩ ngoại quốc, ông đã cho người phá nhà thờ của bà Minh Đức xây trong tư dinh của mình, (xin xem đoạn sau) để chứng tỏ mình không quá gần gũi như vậy...
Tuy không theo đạo mẹ, Hoàng Tử Khê, theo ký sự để lại đời sau của Linh mục Đắc Lộ, vẫn tham dự lễ Giáng Sinh được tổ chức ngay tại tư dinh Tổng Trấn của mình vào năm 1643, chỉ hai năm trước khi ông qua đời. Theo ký sự này thì một đám đông người Công giáo và người lương dân (tức không theo đạo này) đã tham dự lễ Giáng Sinh cùng với bà Maria Minh Đức trong một ngôi nhà thờ nhỏ có thể chứa được 300 người. Linh mục viết tiếp: “Một máng cỏ được trang trí rất đẹp trong nhà thờ nhỏ của một bà quý phái, tên Maria, thân mẫu của chú nhà chúa (tức Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên). Bà là một Kitô hữu kỳ cựu, có đức tin can trường qua nhiều biến cố thử thách. Lòng thành kính của bà nổi bật trong lễ Giáng Sinh năm nay, bà cho con bà (Hoàng tử Khê) và các cháu của bà đến thờ lậy và tôn vinh Vua Vinh Quang giáng trần, bà rao giảng lời Chúa cho những người từ nhiều nơi đến viếng Máng Cỏ Thánh. Lễ Giáng Sinh năm đó không có linh mục cử hành mà chỉ có sự hiện diện của các tín hữu và lương dân, bà Maria Minh Đức là người chủ tọa và giảng thuyết một cách xác tín và lưu loát.
Trên thực tế, đạo Chúa lễ Giáng Sinh không phải lễ quan trọng và ý nghĩa nhất. Lễ Phục Sinh, tức lễ Chúa sống lại, mới là lễ then chốt của đạo Chúa, vì nếu Chúa không sống lại từ cõi chết mà chết luôn không sống lại thì Chúa đâu có phải là Chúa, mà chỉ là một người phàm trần thế tục như mọi người khác, chết là hết..., buông tay nằm xuống luôn.
Nhưng đối với nhiều người Công giáo và nhất là vào thời Chúa Nguyễn, lễ Giáng Sinh thường mang nhiều mầu sắc huy hoàng rực rỡ. Hơn nữa, lễ này lại được tổ chức bất thường ngay trong tư dinh một quan đại thần, trong một bối cảnh thời gian mà đạo Công giao còn bị cấm đoán thì thật là hiếm có và lạ lùng. Bởi vậy, các linh mục ngoại quốc đã chú trọng nhiều tới lễ Giáng Sinh năm ấy và tường thuật một cách tỉ mỉ, coi đây như là một biến cố tôn giáo to lớn trong lịch sử bành trướng của đạo này lúc khởi thuỷ.
Và cũng chính vì những lý luận trên mà người viết đã cố công sưu tầm các sử liệu trong và ngoài nước để mô tả về lễ Giáng Sinh đầu tiên trong dinh Chúa Nguyễn vào năm 1643. Người viết coi đây là một biến cố tôn giáo có tính cách lịch sử vì đa số độc giả không phải là người theo đạo Chúa. Nhưng nếu không có lễ Giáng Sinh đó thì bài này không được thực hiện, như là một chứng tích lịch sử, để lại cho con cháu về sau.
Phá nhà thờ
Theo sử liệu và lời giải thích của các linh mục ngoại quốc thì vào năm 1644, chỉ một năm sau lễ Giáng Sinh lịch sử nói trên, bà Maria Minh Đức đã gặp lại linh mục Đắc Lộ để xưng tội và rước lễ. Theo sử liệu của các linh mục này thì Chúa Nguyễn bấy giờ là Nguyễn Phúc Lan, còn gọi là Chúa Thượng (1635-1648) lo sợ linh mục Đắc Lộ hiểu biết nhiều về khoa thiên văn địa lý, có thể giúp cho giòng họ Hoàng Tử Khê làm lớn. Linh mục này có thể chỉ dẫn cho giòng họ của Hoàng tử cách để mồ, để mả vì năm nay bà Minh Đức Vương Thái Phi đã ngoài thất tuần, có thể qua đời bất cứ lúc nào. Chính vì mối lo sợ này mà Chúa Nguyễn đã cho người canh gác tư dinh của bà và các giáo sĩ cũng e ngại không dám lui tới. Do đó, hy sinh chữ hiếu và quá trọng chữ trung, Hoàng Tử Khê đã phá nhà thờ nhỏ của hiền mẫu.
Bà Maria Minh Đức như điên như dại, rất đau khổ, bà đi lang thang trong tám ngày liền, không trở về nhà. Bà tự coi mình có lỗi trong việc nhà thờ bị phá, không còn nơi thờ tự, có lẽ vì bà đã tổ chức một lễ Giáng Sinh quá long trọng và đông đảo vào thời kỳ đạo Chúa vẫn còn bị cấm đoán và bách hại. Cha Đắc Lộ đã phải hết lời an ủi bà và cho bà biết người Công giáo từ nay có thể tụ họp ở nhiều nơi khác, không phải chỉ có nhà thờ trong dinh Tổng Trấn mới là chỗ hội họp duy nhất.
Từ ngày nhà thờ bị phá, bà Maria Minh Đức phải giữ đạo một cách lén lút tuy bà vẫn được coi như linh hồn của các tín đồ đạo Chúa lúc bấy giờ.
Những ngày cuối cùng
Sau khi nhà thờ bị phá ít lâu, không rõ vào thời gian nào, có một chiếc tàu chở ba nữ tu dòng Thánh Phan xi cô người Phi Luật Tân cùng hai cha tuyên úy người Tây Ban Nha bị bão đánh bạt, phải vào cửa Hội An. Bà Maria muốn đến xem mặt các nữ tu ngoại quốc, và để săn sóc phục vụ các nữ tu những gì cần thiết. Nhưng bà sợ làm phiền đến con là đại thần trong triều đình vẫn còn chủ trương cấm đạo, cho nên bà đã lén lút thuê một chiếc thuyền nhỏ từ Huế tới Hội An để thăm các nhà truyền giáo. Khi từ biệt các nữ tu, bà tỏ ý ao ước nhận được một áo dòng tu để dùng làm khăn liệm xác khi bà nằm xuống. Ý nguyện của bà đã được toại nguyện, không những bà đã nhận được chiếc áo của nữ tu trong dòng Thánh Phan xi cô mà bà còn được nhận là người của dòng tu này, tuy bà sống ở ngoài đời như một bà quả phụ, con nhà quý phái sang trọng.
Sau khi Hoàng tử Khê con bà, chết năm 1646 thì bà sống rất cô đơn, không người trong triều đình che chở. Năm 1648, Chúa Nguyễn phúc Lan cũng qua đời luôn. Người ta phỏng đoán bà Minh Đức Vương Thái Phi mất vào năm 1649 và người ta cố hình dung xác bà được liệm trong chiếc áo dòng nữ tu Thánh Phan xi cô, chiếc áo mà bà đã được các nữ tu dòng này trao tặng ở cửa Hội An mấy năm về trước. Bà chôn ở đâu không ai biết.
Theo các sử liệu ngoại quốc thì khi bà chết, các cháu của bà đã hỗn xược vào phòng bà để lục soát các đồ vật, trong đó có các ảnh Thánh nhân và một chiếc khăn nhỏ còn đẫm máu. Các cháu bà đều coi bà là một người đồng bóng phù thủy, thờ một chiếc khăn đẫm máu người.
Thật ra chiếc khăn nhỏ này có đẫm máu, nhưng máu đây là máu của các thánh tử đạo đã chết dưới thời Chúa Nguyễn mà con bà là Hoàng tử Khê đã hết lòng trung thành, đặt chũ trung lên trên chữ hiếu. Ông Hoàng này vẫn coi tôn giáo là một tín ngưỡng có tính cách riêng tư, Thiên Chúa thì ở xa mà nhà Chúa thì ở gần ngay trước mặt...
Dù sao, cuộc đời và sự nghiệp tôn giáo của bà Maria Minh Đức Vương Thái Phi cũng dính liền với đêm Giáng Sinh năm ấy, cách nay đúng 363 năm và cũng là thời gian mà bài này được thực hiện, với tất cả tấm lòng tôn vinh một quả phụ can đảm đã làm gương sáng cho những người theo đạo Chúa lúc đó, và mãi mãi về sau...
Nguyễn Trọng
(Mùa Giáng Sinh năm 2006)
www.dunglac.net
Nguyễn Trọng
Muốn hiểu rõ tầm quan trọng của lễ Giáng Sinh đầu tiên được tổ chức long trọng tại tư dinh Hoàng tử Nguyễn Phúc Khê, người con trai thứ mười của chúa Nguyễn Hoàng, chúng ta cần phải đặt hiện tượng tôn giáo hiếm hoi này vào bối cảnh lịch sử, địa dư và chính trị của nó.
Năm ấy là năm 1643, cách nay đúng 363 năm. Gia phả nhà Nguyễn Phước, tức Phước tộc, không hề nói tới đêm Giáng Sinh này nhưng có nhắc tới tên bà Minh Đức Vương Thái Phi, mẹ của Hoàng tử Khê. Ông là người tài giỏi, có công phục vụ Phước tộc thời đó.
Buổi lễ được tổ chức vào thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh, bắt đầu từ Trịnh Tùng (1570-1601). Ông là Chúa Trịnh thứ nhất, tự xưng làm Chúa, cha truyền con nối, nắm hết quyền hành ở miền Bắc, gọi là Đàng Ngoài. Các chúa Trịnh cai trị Đàng Ngoài trong suốt 216 năm, cho tới năm 1786 là lúc Trịnh Khải bị loạn kiêu binh đuổi, phải chạy về Sơn Tây thì bị bắt đem nộp cho nhà Tây Sơn. Giữa đường, Trịnh Khải tự tử. Cái chết của nhà chúa cuối cùng này chấm dứt vai trò của Chúa Trịnh ở miền Bắc, chạy dài được chín đời Chúa.
Còn Chúa Nguyễn hùng cứ ở miền Nam, Đàng Trong, bắt đầu từ Nguyễn Hoàng. Năm Mậu Ngọ (1558) đời vua Lê Anh Tông, Trịnh Kiểm là anh rể (lấy chị của Nguyễn Hoàng là Ngọc tâu vua cho Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hoá. Nếu Chúa Trịnh có chín đời Chúa, thì Chúa Nguyễn có tất cả mười ba vua, bắt đầu từ vua Gia Long (1802-1820) cho tới nhà vua cuối cùng là Bảo Đại (1926-1945).
Còn nói về các Chúa Nguyễn ở Đàng Trong thì lạ lùng thay, người ta cũng đếm được tất cả chín đời, bắt đầu từ Nguyễn Hoàng cho tới nhà Chúa cuối cùng là Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777). Lấy danh nghĩa phò vua Lê, Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn chia nhau giang sơn đất nước, dùng sông Linh Giang (hay gọi tắt là sông Gianh) làm biên giới và lấy
“Hoành sơn nhất đại, vạn đại dung thân” như lời Nguyễn Bỉnh Khiêm viết trên giấy sau khi được Nguyễn Hoàng sai người đem vàng bạc làm lễ vật để hỏi kế giữ thân. (Hoành Sơn là Đèo Ngang ở tỉnh Quảng Bình).
Đó là nói về mặt chính trị và địa dư, còn nói về mặt tôn giáo thì dưới thời Minh Đức Vương Thái Phi (1568-1648) đạo Thiên Chúa đã bắt đầu bị cấm đoán và bách hại. Ở ngoài Bắc, tức Đàng Ngoài, Chúa Trịnh Tráng (1627-1658) đã ban hành 5 sắc chỉ cấm đạo, và ở Đàng Trong, Chúa Sãi (Nguyễn Phước Nguyên (1615-1635) cũng đã ra sắc chỉ cấm đạo từ năm 1625.
Vai trò của Minh Đức Vương Thái Phi
Ông Phạm Đình Khiêm, nói được là một sử gia chuyên viết về sự bành trướng ban đầu của Thiên Chúa giáo tại Việt Nam, đã viết cả một cuốn sách về Minh Đức Vương Thái Phi mà ông gọi là Lịch sử Khai Nguyên Công Giáo Việt Nam. Người viết đã căn cứ vào nhiều chi tiết trong cuốn sách sưu tầm và nghiên cứu rất công phu của ông để viết bài này hầu quí độc giả VNTP, nhân dịp mùa Giáng Sinh năm nay.
Theo sách nói trên thì “Hoàng Hậu” và “Vương Phi” là tiếng để chỉ vợ chính và vợ lẽ của bậc vua chúa. Còn tiếng “Phu nhân” dùng để chỉ vợ quan hay dân có ít nhiều địa vị. Sở dĩ bà Minh Đức được xưng hô là Vương Thái Phi vì bà đứng đầu hàng thứ phi. Theo nguồn dữ liệu nhà Nguyễn thì chỉ có vài chi tiết sơ lược về người đàn bà được các linh mục truyền giáo ngoại quốc coi là linh hồn của đạo Chúa lúc bấy giờ. Có một vài sử gia người Thiên Chúa giáo đã đề nghị Toà Thánh La Mã tôn vinh bà Maria Minh Đức vào bậc Thánh nhân nhưng cho đến nay, tên tuổi của bà chỉ được nhắc nhở nhiều trong các sử liệu viết theo dạng ký sự của các linh mục truyền giáo, đặc biệt là của linh mục Đắc Lộ, tiếng Pháp là Alexandre De Rhode, người đã có công đầu tạo ra chữ Quốc ngữ, phiên âm từ vần La Tinh. Vào thời đó, chữ La Tinh là văn tự chính thức của Toà Thánh La Mã, các lễ nghi phụng vụ đều được cử hành bằng ngoại ngữ này. Mãi về sau, theo nghị quyết của Cộng Đồng Vatican II bế mạc vào năm 1965, ngôn ngữ Việt mới được xử dụng trong Thánh Lễ. Người viết bài này nhớ lại thời còn thơ ấu, vào nhà thờ buổi sáng, chỉ nghe các linh mục người Việt dùng tiếng La tinh để cử hành Thánh lễ nghe lạ tai nhưng rất trang nghiêm và “thần thánh”. Bởi vậy, ngày nay theo lời yêu cầu của rất nhiều tín hữu cao niên, Toà Thánh Vatican đã cho xử dụng lại tiếng La tinh để cử hành Thánh lễ trong một vài trường hợp tùy nghi theo yêu cầu.
Chính linh mục Đắc Lộ đã rửa tội cho bà Minh Đức Vương Thái Phi vào năm 1625, khi tuổi bà đã ngoài ngũ tuần. Linh mục ngoại quốc đã lấy Tên Thánh là Maria Madalena để đặt cho bà và vì vậy, bà thường được gọi là bà Maria Minh Đức Vương Thái Phi.
Là một quả phụ, bà ở ngay trong dinh Tổng Trấn Nguyễn Phúc Khê là con ruột, trong một toà nhà đẹp xây trên bờ sông Hương. Hoàng tử này có lúc đã muốn nghe lời mẹ để theo đạo Chúa nhưng ông cứ lưỡng lự mãi. Là một vị đại công thần trong triều đình tinh thông võ bị và mưu trí hơn người, ông được chúa Tiên là Nguyễn Hoàng bổ nhiệm vào chức chưởng cơ. Khi Chúa Nguyễn Hoàng chết vào năm 1613 và người anh của ông là Nguyễn Phúc Nguyên lên nối nghiệp, ông được thăng tới chức Tổng Trấn khi tuổi đời chưa tới mươi. Khi Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên qua đời, con của ông là Công Thượng Vương lên thay, Hoàng thúc là Hoàng Tử Khê được uỷ nhiệm hoàn chỉnh nền hành chính trong nước và phụ giúp tân vương trong mọi việc triều chính. Hoàng tử Khê chết năm 1646, thọ tuổi, đã từng giúp việc triều chính 40 năm, dưới 3 đời Chúa. Ông được chôn tại khu sĩ, tỉnh Thừa Thiên, có đền thờ ở làng Nam Phổ và được thờ tại Thái Miếu.
Hoàng tử đại công thần nhà Nguyễn này vẫn coi tôn giáo là việc riêng, lòng trung thành với ba đời Chúa Nguyễn mới là việc chung, và là sự nghiệp và nghĩa vụ cao cả, cho nên việc ông không theo đạo của hiền mẫu cũng là một chuyện dễ hiểu mà thôi.
Chỉ có một điều khác lạ và có thể được coi như “bất hiếu” là để chứng tỏ lòng trung thành với Chúa Nguyễn, sau khi bị Chúa Nguyễn có vẻ khiển trách ông quá gần gũi với các giáo sĩ ngoại quốc, ông đã cho người phá nhà thờ của bà Minh Đức xây trong tư dinh của mình, (xin xem đoạn sau) để chứng tỏ mình không quá gần gũi như vậy...
Tuy không theo đạo mẹ, Hoàng Tử Khê, theo ký sự để lại đời sau của Linh mục Đắc Lộ, vẫn tham dự lễ Giáng Sinh được tổ chức ngay tại tư dinh Tổng Trấn của mình vào năm 1643, chỉ hai năm trước khi ông qua đời. Theo ký sự này thì một đám đông người Công giáo và người lương dân (tức không theo đạo này) đã tham dự lễ Giáng Sinh cùng với bà Maria Minh Đức trong một ngôi nhà thờ nhỏ có thể chứa được 300 người. Linh mục viết tiếp: “Một máng cỏ được trang trí rất đẹp trong nhà thờ nhỏ của một bà quý phái, tên Maria, thân mẫu của chú nhà chúa (tức Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên). Bà là một Kitô hữu kỳ cựu, có đức tin can trường qua nhiều biến cố thử thách. Lòng thành kính của bà nổi bật trong lễ Giáng Sinh năm nay, bà cho con bà (Hoàng tử Khê) và các cháu của bà đến thờ lậy và tôn vinh Vua Vinh Quang giáng trần, bà rao giảng lời Chúa cho những người từ nhiều nơi đến viếng Máng Cỏ Thánh. Lễ Giáng Sinh năm đó không có linh mục cử hành mà chỉ có sự hiện diện của các tín hữu và lương dân, bà Maria Minh Đức là người chủ tọa và giảng thuyết một cách xác tín và lưu loát.
Trên thực tế, đạo Chúa lễ Giáng Sinh không phải lễ quan trọng và ý nghĩa nhất. Lễ Phục Sinh, tức lễ Chúa sống lại, mới là lễ then chốt của đạo Chúa, vì nếu Chúa không sống lại từ cõi chết mà chết luôn không sống lại thì Chúa đâu có phải là Chúa, mà chỉ là một người phàm trần thế tục như mọi người khác, chết là hết..., buông tay nằm xuống luôn.
Nhưng đối với nhiều người Công giáo và nhất là vào thời Chúa Nguyễn, lễ Giáng Sinh thường mang nhiều mầu sắc huy hoàng rực rỡ. Hơn nữa, lễ này lại được tổ chức bất thường ngay trong tư dinh một quan đại thần, trong một bối cảnh thời gian mà đạo Công giao còn bị cấm đoán thì thật là hiếm có và lạ lùng. Bởi vậy, các linh mục ngoại quốc đã chú trọng nhiều tới lễ Giáng Sinh năm ấy và tường thuật một cách tỉ mỉ, coi đây như là một biến cố tôn giáo to lớn trong lịch sử bành trướng của đạo này lúc khởi thuỷ.
Và cũng chính vì những lý luận trên mà người viết đã cố công sưu tầm các sử liệu trong và ngoài nước để mô tả về lễ Giáng Sinh đầu tiên trong dinh Chúa Nguyễn vào năm 1643. Người viết coi đây là một biến cố tôn giáo có tính cách lịch sử vì đa số độc giả không phải là người theo đạo Chúa. Nhưng nếu không có lễ Giáng Sinh đó thì bài này không được thực hiện, như là một chứng tích lịch sử, để lại cho con cháu về sau.
Phá nhà thờ
Theo sử liệu và lời giải thích của các linh mục ngoại quốc thì vào năm 1644, chỉ một năm sau lễ Giáng Sinh lịch sử nói trên, bà Maria Minh Đức đã gặp lại linh mục Đắc Lộ để xưng tội và rước lễ. Theo sử liệu của các linh mục này thì Chúa Nguyễn bấy giờ là Nguyễn Phúc Lan, còn gọi là Chúa Thượng (1635-1648) lo sợ linh mục Đắc Lộ hiểu biết nhiều về khoa thiên văn địa lý, có thể giúp cho giòng họ Hoàng Tử Khê làm lớn. Linh mục này có thể chỉ dẫn cho giòng họ của Hoàng tử cách để mồ, để mả vì năm nay bà Minh Đức Vương Thái Phi đã ngoài thất tuần, có thể qua đời bất cứ lúc nào. Chính vì mối lo sợ này mà Chúa Nguyễn đã cho người canh gác tư dinh của bà và các giáo sĩ cũng e ngại không dám lui tới. Do đó, hy sinh chữ hiếu và quá trọng chữ trung, Hoàng Tử Khê đã phá nhà thờ nhỏ của hiền mẫu.
Bà Maria Minh Đức như điên như dại, rất đau khổ, bà đi lang thang trong tám ngày liền, không trở về nhà. Bà tự coi mình có lỗi trong việc nhà thờ bị phá, không còn nơi thờ tự, có lẽ vì bà đã tổ chức một lễ Giáng Sinh quá long trọng và đông đảo vào thời kỳ đạo Chúa vẫn còn bị cấm đoán và bách hại. Cha Đắc Lộ đã phải hết lời an ủi bà và cho bà biết người Công giáo từ nay có thể tụ họp ở nhiều nơi khác, không phải chỉ có nhà thờ trong dinh Tổng Trấn mới là chỗ hội họp duy nhất.
Từ ngày nhà thờ bị phá, bà Maria Minh Đức phải giữ đạo một cách lén lút tuy bà vẫn được coi như linh hồn của các tín đồ đạo Chúa lúc bấy giờ.
Những ngày cuối cùng
Sau khi nhà thờ bị phá ít lâu, không rõ vào thời gian nào, có một chiếc tàu chở ba nữ tu dòng Thánh Phan xi cô người Phi Luật Tân cùng hai cha tuyên úy người Tây Ban Nha bị bão đánh bạt, phải vào cửa Hội An. Bà Maria muốn đến xem mặt các nữ tu ngoại quốc, và để săn sóc phục vụ các nữ tu những gì cần thiết. Nhưng bà sợ làm phiền đến con là đại thần trong triều đình vẫn còn chủ trương cấm đạo, cho nên bà đã lén lút thuê một chiếc thuyền nhỏ từ Huế tới Hội An để thăm các nhà truyền giáo. Khi từ biệt các nữ tu, bà tỏ ý ao ước nhận được một áo dòng tu để dùng làm khăn liệm xác khi bà nằm xuống. Ý nguyện của bà đã được toại nguyện, không những bà đã nhận được chiếc áo của nữ tu trong dòng Thánh Phan xi cô mà bà còn được nhận là người của dòng tu này, tuy bà sống ở ngoài đời như một bà quả phụ, con nhà quý phái sang trọng.
Sau khi Hoàng tử Khê con bà, chết năm 1646 thì bà sống rất cô đơn, không người trong triều đình che chở. Năm 1648, Chúa Nguyễn phúc Lan cũng qua đời luôn. Người ta phỏng đoán bà Minh Đức Vương Thái Phi mất vào năm 1649 và người ta cố hình dung xác bà được liệm trong chiếc áo dòng nữ tu Thánh Phan xi cô, chiếc áo mà bà đã được các nữ tu dòng này trao tặng ở cửa Hội An mấy năm về trước. Bà chôn ở đâu không ai biết.
Theo các sử liệu ngoại quốc thì khi bà chết, các cháu của bà đã hỗn xược vào phòng bà để lục soát các đồ vật, trong đó có các ảnh Thánh nhân và một chiếc khăn nhỏ còn đẫm máu. Các cháu bà đều coi bà là một người đồng bóng phù thủy, thờ một chiếc khăn đẫm máu người.
Thật ra chiếc khăn nhỏ này có đẫm máu, nhưng máu đây là máu của các thánh tử đạo đã chết dưới thời Chúa Nguyễn mà con bà là Hoàng tử Khê đã hết lòng trung thành, đặt chũ trung lên trên chữ hiếu. Ông Hoàng này vẫn coi tôn giáo là một tín ngưỡng có tính cách riêng tư, Thiên Chúa thì ở xa mà nhà Chúa thì ở gần ngay trước mặt...
Dù sao, cuộc đời và sự nghiệp tôn giáo của bà Maria Minh Đức Vương Thái Phi cũng dính liền với đêm Giáng Sinh năm ấy, cách nay đúng 363 năm và cũng là thời gian mà bài này được thực hiện, với tất cả tấm lòng tôn vinh một quả phụ can đảm đã làm gương sáng cho những người theo đạo Chúa lúc đó, và mãi mãi về sau...
Nguyễn Trọng
(Mùa Giáng Sinh năm 2006)
www.dunglac.net