CÔ GÁI MÙ TRONG TRANH DEGAS
Lm. Trần Cao Tường
Tiểu bang Louisiana mới mừng 300 năm di sản văn hóa Pháp tại Mỹ. New Orleans, tên đặt từ thành phố Orléans bên Pháp, vốn nổi tiếng với những nét Pháp như Café du Monde, xe điện, Mardi Gras, và những tiệm ăn sang trọng cỡ Antoine nơi đã từng tiếp nhiều vị tổng thống và đức giáo chủ Gioan Phaolô II. Một trong những sinh hoạt nổi của FrancoFête là cuộc triển lãm "Degas và New Orleans" kéo dài bốn tháng, gồm những bức tranh họa sĩ Degas người Pháp đã vẽ trong thời gian qua sống ở New Orleans vào năm 1872-1873. New Orleans là quê mẹ của Degas cũng như dòng họ ngoại Musson và Rillieux. Cô em dâu là Estelle Musson đã có đời chồng trước là Balfour, cháu của tổng thống Jefferson Davis của miền Nam thời nội chiến Bắc Nam; Balfour tử trận, Estelle lấy em của Degas là René làm nghề buôn bán bông với bố vợ tại thành phố xuất nhập cảng New Orleans.
BAO NHIÊU TRANH ẤY CÂY NÀY...
Họa sĩ Degas được thế giới đề cao vì những bức tranh vẽ theo hướng Ấn Tượng (Impressionist) như Manet, Pissarro, Cézanne, Monet, Renoir, Gauguin... vẽ một đối vật mà nhằm diễn lên cái nhìn và cái thấy qua cảm tưởng và tâm tình của mình. Mỗi bức hình vẽ người mẫu như vậy là tấm ảnh của chính người vẽ. Người ngồi làm mẫu chỉ là cái cớ, cái dịp. Võ Phiến cũng viết sách trồng cây theo kiểu vẽ này:
Anh về viết sách nuôi cây
Bao nhiêu sách ấy cây này LÀ anh.
Nước Mỹ gồm nhiều chủng tộc, đa văn hóa. Mỗi chủng tộc đến đây đều mang theo những nét đẹp riêng để đóng góp làm phong phú thêm. Người Pháp hân hạnh cống hiến được Edgar Degas, thì New Orleans cũng hãnh diện "đón mừng Degas về lại nhà" dịp khai mạc triển lãm tại Bảo Tàng Viện Nghệ Thuật (NOMA) ở ngay lối vào Công Viên Thành Phố (City Park), và cũng rất gần căn nhà số 2603 trên đường Esplanade nơi Degas đã ở với gia đình người bác họ mẹ và vẽ những bức tranh để đời mở lối cho đường hướng đặc sắc riêng từ đó. Cuộc triển lãm đã khai mạc từ đầu tháng 5 kéo dài đến hết tháng 8 năm 1999, thu hút rất đông người thưởng ngoạn, từ những nhân vật lớn của tiểu bang và thành phố, đến đại sứ Pháp Francois Bujon de l'Estang và bà Nicole Lenoir, tổng lãnh sự Pháp tại New Orleans.
Cảm tưởng đầu tiên của tôi khi đi xem triển lãm tranh Degas là lòng biết ơn đã nhận được một loại thuốc chữa mắt thật hiệu nghiệm, từ Degas, và từ thành phố New Orleans vẫn được dân Việt gọi là Ngọc Lân, nơi tôi sinh sống cả hơn hai chục năm nay. Vì chính Degas đã tìm thấy loại thuốc đặc biệt này khi đến New Orleans.
Tháng 10 năm 1872, Degas qua Anh lấy tàu Scotia từ Liverpool bên Anh mất cả mười ngày mới tới New York. Rồi từ New York đi xe lửa xuống New Orleans mất thêm bốn ngày nữa. Degas đã thật hào hứng trong chuyến đi dù rất vất vả. Ông vẽ phác bất cứ gì thấy dọc đường thành một tập "ký sự". Nhưng rồi những hình ảnh hấp dẫn như René tả trước về nước Mỹ đã dần dần biến sắc. Những mệt mỏi, những xô bồ từ New York, nhất là khi xuống tới New Orleans, thì từ khí hậu, ngôn ngữ cho đến mọi sinh hoạt đều quá khác lạ, dù nơi đây cũng nói tiếng Pháp được đôi chút. Năm đó Degas 38 tuổi, mắt bị yếu nhiều sau những năm đi lính. Thời tiết và ánh sáng chói chang của New Orleans đã làm cho mắt của Degas bị dội liền, không sao mở ra được. Rồi vì không biết nói một câu tiếng Anh, nên suốt ngày Degas cứ phải ru rú ở trong nhà chẳng dám đi ra ngoài, vậy thì đào đâu ra đề tài mà vẽ!?
MAY HẾT SỨC: MÙ MÀ VẪN THẤY
Bức tranh vẽ cô gái mù có bầu đang cắm hoa chính là cô em dâu, tên là Estelle, đã trở thành như tâm điểm của cuộc triển lãm. Một thứ bệnh lạ đã làm cả hai con mắt của Estelle bị mù luôn. Mù mà vẫn thấy được, vẫn cắm hoa làm đẹp cuộc đời được.
Thì ra Degas đã tìm thấy đề tài trong những cái tầm thường hằng ngày, qua những người thân yêu sống bên cạnh, ngay trong nhà. Ông vẽ bốn đứa cháu đang ngồi chơi ở ngưỡng cửa, người chị họ tên là Mathilde Musson, đứa cháu gái mặc đồ trắng, một người đang coi sóc bệnh nhân, người đàn bà với bình hoa... Ông bảo vẽ mấy người trong nhà khó lắm, vì họ có ngồi yên được đâu. Cứ tưởng tượng Estelle vừa mang bầu, vừa săn sóc cho mấy đứa con đang la hét đùa giỡn inh ỏi, vừa cắm hoa và lo những việc lặt vặt dưới bếp. Chính cái thấy này đã tạo thế đứng vững chãi cho Degas, chứ trước khi tới New Orleans thì Degas chưa có tên tuổi gì. Sau này trở lại Paris, Degas đã tiếp tục vẽ những bức tranh sinh động và nổi tiếng về những cô bé đang vũ, những người đang đua ngựa hay chơi đàn trong dàn nhạc, những người đàn bà đang ủi quần áo v.v. Vì trước đó đề tài của các họa sĩ chỉ là những người ngồi yên một chỗ hay những cảnh vật tĩnh.
Degas bị yếu mắt nên mới thấy có mắt lành mạnh là quí. Vẽ một người mù là diễn lên lòng biết ơn của chính mình: may hết sức, dù sao mắt mình vẫn còn thấy được. Thứ thuốc lạ là đây: mất rồi mới thấy còn. Thì ra bị yếu mắt, mất đi một cái gì, cứ tưởng là xui xẻo, hóa ra lại là một loại thuốc hiệu nghiệm chữa được mắt, để khám phá ra cái mọi khi có mắt mà vẫn chẳng thấy, để trân quí những gì mình còn, để phát giác ra cái gì mới thực sự là cốt yếu trên cuộc đời này.
Riêng tôi thì xúc động ra mặt, vì hôm xem bức tranh này, tôi được xem cùng một lúc một bức tranh khác quí hơn, có sức tác động rất mạnh. Ngay trước mặt tôi, là một người què đang ngồi trên xe lăn do một người khác giúp đẩy tới. Anh ta hút hồn với con mắt thật trong sáng ngất ngây ngồi chiêm ngắm bức tranh Estelle rất lâu. Tôi có cảm tưởng anh đang hét lên sung sướng ở trong lòng: may hết sức, mình què mà vẫn còn mắt để nhìn thấy màu sắc, nhìn thấy mọi sự, còn xem triển lãm được; cảm ơn Estelle đã chỉ cho thấy mình còn rất may mắn.
Người mất đi đôi chân mới khám phá ra còn đôi mắt là quí quá. Degas đã cung cấp một loại thuốc chữa mắt hiệu nghiệm thế đấy. Người đang ghen tức vì mình không mua được đôi giầy sang như anh bạn, bỗng nhận ra may hết sức khi nhìn lên Tivi thấy mấy người què ngồi ăn xin đâu còn chân để đi giầy. Người đang bực mình vì cô bạn mua được cái nhà sang hơn, bỗng nhận ra may hết sức khi thấy cảnh dân I-rắc trở về phải khum lều mà ở vì nhà cửa bị đám loạn quân đốt phá tan tành.
TIN VUI GỬI NGƯỜI BỊ TỐI MẮT
Một hôm đi thăm tiệm buôn bán bông của ông bác Musson trên đường Carondolet, Degas đã tìm ra một đề tài mới. Ông vẽ chính cửa tiệm này với người bán kẻ mua tấp nập. Nhìn kỹ bức tranh thì thấy hình như ai cũng mù cả, dù họ còn đủ mắt. Vì con mắt của họ bị tối lại, không còn biết nhìn ra cái gì khác hơn là đồng tiền và bông: họ chỉ biết sống vì bông và cho bông, mà đánh mất mọi sinh thú trên đời, như lời Degas viết cho bạn. Vào thời gian đó chỉ mới sau nội chiến bảy năm, dân nô lệ Da Đen làm lụng trong những nông trại bông được phóng thích, nên thị trường bông gặp khủng hoảng lớn. Nét mặt ông bác cúi gầm nhìn vào đống bông đã mất giá. René thì đang ngồi ở giữa nhà đọc báo, hình như đang theo dõi thị trường xuống quá thấp và tìm thông cáo sập tiệm mới đăng. Người đàn ông đứng ngay phía trước quay người ra ngoài, chẳng cần biết có ai chung quanh. Cái đặc biệt của tranh Degas là không theo tiêu chuẩn bố cục cân xứng, có thể vẽ từ bất cứ góc cạnh nào chứ không cần lựa chọn xếp đặt, nhiều bức vẽ không xong hẳn, nghĩa là cũng không cần phải hoàn hảo.
Thế là đi xem tranh Degas mà hóa ra tôi cảm nhận được Tin Vui tuần này: Vào lúc ấy, Chúa Giêsu cất tiếng nói: "Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho những bậc trí thức thông thái biết những điều này, nhưng đã đem tỏ lộ cho những người bé nhỏ. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha." (Mt 11:25-26)
PHÚT CHỮA MẮT
Những người tưởng là mất mát, thua thiệt, thấp bé, thì lại khám phá được những gì là cốt yếu thực sự trên cuộc đời này mà hưởng được niềm vui tinh ròng. Ngược lại, có biết bao người tự cho mình thuộc loại cao cấp thông thái khôn ngoan, lại lo nhớn nhác đi tìm những gì đâu đâu khiến cho mặt mũi lúc nào cũng ủ rũ mệt mỏi, mắt cứ tối mù lại. Họ mải tìm đường lên mặt trăng, lên hỏa tinh, sắm xe láng để đua chen với người, bỏ thêm tiền vào ngân hàng phòng lúc về hưu, nên phải "đi cầy" tối đa, đâu còn giờ mà thưởng thức được cuộc sống giản đơn.
Trong văn hóa Việt, một người thấp cổ bé miệng khác là hoàng tử Tiết Liệu đã được làm vua sống phong lưu nhờ được thần minh soi dẫn tìm ra bí quyết ở ngay trong nhà mình chứ có phải lo hối hả chạy tìm mãi đâu xa như những hoàng tử có thế giá khác.
Degas đã cống hiến một loại thuốc chữa mắt thật hiệu nghiệm, thấy được chất sinh động của cuộc hiện hữu trân quí biết chừng nào. Nhìn một người bị tê liệt nằm trên giường để thấy mình còn được cử động chân tay là một ơn phúc; nhìn một người đang hấp hối bổng nhận ra mình còn được hớp từng ngụm hơi thở mỗi phút giây là một quà tặng quí nhất. Từng cử động, từng nụ cười, từng khóe mắt nhìn... tất cả đều là phép lạ của đời sống cần phải được ghi nhận, trân quí.
Vào thời điểm này, nhiều người cũng đang bị tối mắt vì những lời quyến rũ của nhiều loại "phú ông" mà đi đánh đổi mất cái hạnh phúc chân thực, gần gũi, bằng những căng thẳng đua đòi. Mình muốn làm một "Thằng Bờm", không phải là ngô nghê đâu, mà đúng là nắm bắt được nét tinh túy của công thức hạnh phúc theo tâm thức Việt qua bao đời:
Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu
Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu
Phú ông xin đổi một xâu cá mè
Bờm rằng Bờm chẳng lấy mè
Phú ông xin đổi một bè gỗ lim
Bờm rằng Bờm chẳng lấy lim
Phú ông xin đổi con chim đòi mồi
Bờm rằng Bờm chẳng lấy mồi
Phú ông xin đổi nắm xôi Bờm cười.
Lm. Trần Cao Tường
Tiểu bang Louisiana mới mừng 300 năm di sản văn hóa Pháp tại Mỹ. New Orleans, tên đặt từ thành phố Orléans bên Pháp, vốn nổi tiếng với những nét Pháp như Café du Monde, xe điện, Mardi Gras, và những tiệm ăn sang trọng cỡ Antoine nơi đã từng tiếp nhiều vị tổng thống và đức giáo chủ Gioan Phaolô II. Một trong những sinh hoạt nổi của FrancoFête là cuộc triển lãm "Degas và New Orleans" kéo dài bốn tháng, gồm những bức tranh họa sĩ Degas người Pháp đã vẽ trong thời gian qua sống ở New Orleans vào năm 1872-1873. New Orleans là quê mẹ của Degas cũng như dòng họ ngoại Musson và Rillieux. Cô em dâu là Estelle Musson đã có đời chồng trước là Balfour, cháu của tổng thống Jefferson Davis của miền Nam thời nội chiến Bắc Nam; Balfour tử trận, Estelle lấy em của Degas là René làm nghề buôn bán bông với bố vợ tại thành phố xuất nhập cảng New Orleans.
BAO NHIÊU TRANH ẤY CÂY NÀY...
Họa sĩ Degas được thế giới đề cao vì những bức tranh vẽ theo hướng Ấn Tượng (Impressionist) như Manet, Pissarro, Cézanne, Monet, Renoir, Gauguin... vẽ một đối vật mà nhằm diễn lên cái nhìn và cái thấy qua cảm tưởng và tâm tình của mình. Mỗi bức hình vẽ người mẫu như vậy là tấm ảnh của chính người vẽ. Người ngồi làm mẫu chỉ là cái cớ, cái dịp. Võ Phiến cũng viết sách trồng cây theo kiểu vẽ này:
Anh về viết sách nuôi cây
Bao nhiêu sách ấy cây này LÀ anh.
Nước Mỹ gồm nhiều chủng tộc, đa văn hóa. Mỗi chủng tộc đến đây đều mang theo những nét đẹp riêng để đóng góp làm phong phú thêm. Người Pháp hân hạnh cống hiến được Edgar Degas, thì New Orleans cũng hãnh diện "đón mừng Degas về lại nhà" dịp khai mạc triển lãm tại Bảo Tàng Viện Nghệ Thuật (NOMA) ở ngay lối vào Công Viên Thành Phố (City Park), và cũng rất gần căn nhà số 2603 trên đường Esplanade nơi Degas đã ở với gia đình người bác họ mẹ và vẽ những bức tranh để đời mở lối cho đường hướng đặc sắc riêng từ đó. Cuộc triển lãm đã khai mạc từ đầu tháng 5 kéo dài đến hết tháng 8 năm 1999, thu hút rất đông người thưởng ngoạn, từ những nhân vật lớn của tiểu bang và thành phố, đến đại sứ Pháp Francois Bujon de l'Estang và bà Nicole Lenoir, tổng lãnh sự Pháp tại New Orleans.
Cảm tưởng đầu tiên của tôi khi đi xem triển lãm tranh Degas là lòng biết ơn đã nhận được một loại thuốc chữa mắt thật hiệu nghiệm, từ Degas, và từ thành phố New Orleans vẫn được dân Việt gọi là Ngọc Lân, nơi tôi sinh sống cả hơn hai chục năm nay. Vì chính Degas đã tìm thấy loại thuốc đặc biệt này khi đến New Orleans.
Tháng 10 năm 1872, Degas qua Anh lấy tàu Scotia từ Liverpool bên Anh mất cả mười ngày mới tới New York. Rồi từ New York đi xe lửa xuống New Orleans mất thêm bốn ngày nữa. Degas đã thật hào hứng trong chuyến đi dù rất vất vả. Ông vẽ phác bất cứ gì thấy dọc đường thành một tập "ký sự". Nhưng rồi những hình ảnh hấp dẫn như René tả trước về nước Mỹ đã dần dần biến sắc. Những mệt mỏi, những xô bồ từ New York, nhất là khi xuống tới New Orleans, thì từ khí hậu, ngôn ngữ cho đến mọi sinh hoạt đều quá khác lạ, dù nơi đây cũng nói tiếng Pháp được đôi chút. Năm đó Degas 38 tuổi, mắt bị yếu nhiều sau những năm đi lính. Thời tiết và ánh sáng chói chang của New Orleans đã làm cho mắt của Degas bị dội liền, không sao mở ra được. Rồi vì không biết nói một câu tiếng Anh, nên suốt ngày Degas cứ phải ru rú ở trong nhà chẳng dám đi ra ngoài, vậy thì đào đâu ra đề tài mà vẽ!?
MAY HẾT SỨC: MÙ MÀ VẪN THẤY
Bức tranh vẽ cô gái mù có bầu đang cắm hoa chính là cô em dâu, tên là Estelle, đã trở thành như tâm điểm của cuộc triển lãm. Một thứ bệnh lạ đã làm cả hai con mắt của Estelle bị mù luôn. Mù mà vẫn thấy được, vẫn cắm hoa làm đẹp cuộc đời được.
Thì ra Degas đã tìm thấy đề tài trong những cái tầm thường hằng ngày, qua những người thân yêu sống bên cạnh, ngay trong nhà. Ông vẽ bốn đứa cháu đang ngồi chơi ở ngưỡng cửa, người chị họ tên là Mathilde Musson, đứa cháu gái mặc đồ trắng, một người đang coi sóc bệnh nhân, người đàn bà với bình hoa... Ông bảo vẽ mấy người trong nhà khó lắm, vì họ có ngồi yên được đâu. Cứ tưởng tượng Estelle vừa mang bầu, vừa săn sóc cho mấy đứa con đang la hét đùa giỡn inh ỏi, vừa cắm hoa và lo những việc lặt vặt dưới bếp. Chính cái thấy này đã tạo thế đứng vững chãi cho Degas, chứ trước khi tới New Orleans thì Degas chưa có tên tuổi gì. Sau này trở lại Paris, Degas đã tiếp tục vẽ những bức tranh sinh động và nổi tiếng về những cô bé đang vũ, những người đang đua ngựa hay chơi đàn trong dàn nhạc, những người đàn bà đang ủi quần áo v.v. Vì trước đó đề tài của các họa sĩ chỉ là những người ngồi yên một chỗ hay những cảnh vật tĩnh.
Degas bị yếu mắt nên mới thấy có mắt lành mạnh là quí. Vẽ một người mù là diễn lên lòng biết ơn của chính mình: may hết sức, dù sao mắt mình vẫn còn thấy được. Thứ thuốc lạ là đây: mất rồi mới thấy còn. Thì ra bị yếu mắt, mất đi một cái gì, cứ tưởng là xui xẻo, hóa ra lại là một loại thuốc hiệu nghiệm chữa được mắt, để khám phá ra cái mọi khi có mắt mà vẫn chẳng thấy, để trân quí những gì mình còn, để phát giác ra cái gì mới thực sự là cốt yếu trên cuộc đời này.
Riêng tôi thì xúc động ra mặt, vì hôm xem bức tranh này, tôi được xem cùng một lúc một bức tranh khác quí hơn, có sức tác động rất mạnh. Ngay trước mặt tôi, là một người què đang ngồi trên xe lăn do một người khác giúp đẩy tới. Anh ta hút hồn với con mắt thật trong sáng ngất ngây ngồi chiêm ngắm bức tranh Estelle rất lâu. Tôi có cảm tưởng anh đang hét lên sung sướng ở trong lòng: may hết sức, mình què mà vẫn còn mắt để nhìn thấy màu sắc, nhìn thấy mọi sự, còn xem triển lãm được; cảm ơn Estelle đã chỉ cho thấy mình còn rất may mắn.
Người mất đi đôi chân mới khám phá ra còn đôi mắt là quí quá. Degas đã cung cấp một loại thuốc chữa mắt hiệu nghiệm thế đấy. Người đang ghen tức vì mình không mua được đôi giầy sang như anh bạn, bỗng nhận ra may hết sức khi nhìn lên Tivi thấy mấy người què ngồi ăn xin đâu còn chân để đi giầy. Người đang bực mình vì cô bạn mua được cái nhà sang hơn, bỗng nhận ra may hết sức khi thấy cảnh dân I-rắc trở về phải khum lều mà ở vì nhà cửa bị đám loạn quân đốt phá tan tành.
TIN VUI GỬI NGƯỜI BỊ TỐI MẮT
Một hôm đi thăm tiệm buôn bán bông của ông bác Musson trên đường Carondolet, Degas đã tìm ra một đề tài mới. Ông vẽ chính cửa tiệm này với người bán kẻ mua tấp nập. Nhìn kỹ bức tranh thì thấy hình như ai cũng mù cả, dù họ còn đủ mắt. Vì con mắt của họ bị tối lại, không còn biết nhìn ra cái gì khác hơn là đồng tiền và bông: họ chỉ biết sống vì bông và cho bông, mà đánh mất mọi sinh thú trên đời, như lời Degas viết cho bạn. Vào thời gian đó chỉ mới sau nội chiến bảy năm, dân nô lệ Da Đen làm lụng trong những nông trại bông được phóng thích, nên thị trường bông gặp khủng hoảng lớn. Nét mặt ông bác cúi gầm nhìn vào đống bông đã mất giá. René thì đang ngồi ở giữa nhà đọc báo, hình như đang theo dõi thị trường xuống quá thấp và tìm thông cáo sập tiệm mới đăng. Người đàn ông đứng ngay phía trước quay người ra ngoài, chẳng cần biết có ai chung quanh. Cái đặc biệt của tranh Degas là không theo tiêu chuẩn bố cục cân xứng, có thể vẽ từ bất cứ góc cạnh nào chứ không cần lựa chọn xếp đặt, nhiều bức vẽ không xong hẳn, nghĩa là cũng không cần phải hoàn hảo.
Thế là đi xem tranh Degas mà hóa ra tôi cảm nhận được Tin Vui tuần này: Vào lúc ấy, Chúa Giêsu cất tiếng nói: "Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho những bậc trí thức thông thái biết những điều này, nhưng đã đem tỏ lộ cho những người bé nhỏ. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha." (Mt 11:25-26)
PHÚT CHỮA MẮT
Những người tưởng là mất mát, thua thiệt, thấp bé, thì lại khám phá được những gì là cốt yếu thực sự trên cuộc đời này mà hưởng được niềm vui tinh ròng. Ngược lại, có biết bao người tự cho mình thuộc loại cao cấp thông thái khôn ngoan, lại lo nhớn nhác đi tìm những gì đâu đâu khiến cho mặt mũi lúc nào cũng ủ rũ mệt mỏi, mắt cứ tối mù lại. Họ mải tìm đường lên mặt trăng, lên hỏa tinh, sắm xe láng để đua chen với người, bỏ thêm tiền vào ngân hàng phòng lúc về hưu, nên phải "đi cầy" tối đa, đâu còn giờ mà thưởng thức được cuộc sống giản đơn.
Trong văn hóa Việt, một người thấp cổ bé miệng khác là hoàng tử Tiết Liệu đã được làm vua sống phong lưu nhờ được thần minh soi dẫn tìm ra bí quyết ở ngay trong nhà mình chứ có phải lo hối hả chạy tìm mãi đâu xa như những hoàng tử có thế giá khác.
Degas đã cống hiến một loại thuốc chữa mắt thật hiệu nghiệm, thấy được chất sinh động của cuộc hiện hữu trân quí biết chừng nào. Nhìn một người bị tê liệt nằm trên giường để thấy mình còn được cử động chân tay là một ơn phúc; nhìn một người đang hấp hối bổng nhận ra mình còn được hớp từng ngụm hơi thở mỗi phút giây là một quà tặng quí nhất. Từng cử động, từng nụ cười, từng khóe mắt nhìn... tất cả đều là phép lạ của đời sống cần phải được ghi nhận, trân quí.
Vào thời điểm này, nhiều người cũng đang bị tối mắt vì những lời quyến rũ của nhiều loại "phú ông" mà đi đánh đổi mất cái hạnh phúc chân thực, gần gũi, bằng những căng thẳng đua đòi. Mình muốn làm một "Thằng Bờm", không phải là ngô nghê đâu, mà đúng là nắm bắt được nét tinh túy của công thức hạnh phúc theo tâm thức Việt qua bao đời:
Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu
Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu
Phú ông xin đổi một xâu cá mè
Bờm rằng Bờm chẳng lấy mè
Phú ông xin đổi một bè gỗ lim
Bờm rằng Bờm chẳng lấy lim
Phú ông xin đổi con chim đòi mồi
Bờm rằng Bờm chẳng lấy mồi
Phú ông xin đổi nắm xôi Bờm cười.