THIỀN UỐNG CÀ-PHÊ
Điệu Sáo Bằng Lăng
Lm. Trần Cao Tường
Chưa bao giờ tôi thấy vườn sau nhà tươi tắn rạng rỡ, trẻ đẹp mơn mởn như hôm nay. Có gì đâu, vẫn những cây tầm thường mọi khi, mà sao bây giờ bỗng dưng quí lạ quá, chung quanh như toát ra một lực ánh sáng diễm ảo mà con mắt trước đây không thấy. Cây nào cây nấy xúng xính và e lệ với những bộ áo mới, vừa nhún nhẩy vừa hát vang bài ca vũ trụ và trổi lên khúc sáo tiềm ẩn của đất trời mà lâu nay chẳng để ý nghe. Nhà nghệ sĩ nào tài tình quá đã sửa soạn từ lâu đến suốt đêm vừa qua cho cuộc trình diễn và triển lãm ngoạn mục này khi nắng mai vừa thức giấc nhoẻn miệng cười.
Tôi yêu cây và thích trồng cây trong vườn. Mà vườn sau nhà tôi thì chẳng giống ai. Cây không bị bắt xếp hàng thẳng băng một cách tội nghiệp như nhiều công viên Âu Mỹ, nhưng được đứng ngồi thoải mái tùy tiện ăn trông nồi ngồi hướng. Có thế thì cây mới là cây. Tôi cũng không thích trồng bồn cỏ rồi phải cắt tỉa mày râu nhẵn nhụi cho tốn sức "cần lao nhân vị." Loại cây có dáng thi nhân nhất là trúc vàng lóng dài với những đường chỉ dọc màu xanh. Loại này mà làm sáo thổi thì tuyệt. Nó có vẻ khiêm nhường một cách kênh kiệu. Nó rỗng trống chẳng có gì mà lại đẹp kiêu sa mới kỳ. Ngoài những cây mai chiếu thủy, cây ngọc lan, cây quỳnh, cây dao, mấy vồng trầu không v.v. thì toàn những loại cây có thể ăn gỏi cá được. Nào là cây sung, cây riềng, cây xoài, cây ổi, cây chanh, cây ớt, tía tô, lá mơ, lá húng, lá diếp cá... Ở Mỹ mà cũng trồng được sung mới trác tuyệt chứ. Khi nghèo lá sung thì ngắt đỡ đọt xoài non ăn với gỏi cá cũng bắt lắm, coi cái món sushi của Nhật nhạt thếch chẳng ra cái thá gì. Lá chanh thì chuyên trị gà luộc, mà gà phải mua từ nông trại ưa chạy bộ ăn mới ấm chân răng. Còn củ riềng thì còn phải chờ khóc đứng khóc ngồi cái đã....
THỜI ĐIỂM MÙA HOA BẰNG LĂNG
Ấy cũng tại mắt tôi bị bệnh viễn thị, trông xa thì rõ mà trông gần thì y như mù. Đứng núi nọ trông núi kia cao, thấy bờ cỏ bên kia xanh hơn bên này. Chả vậy mà cứ được mấy ngày nghỉ là tôi tìm cách chạy đi xa. Phải sang mãi bắc Cali mà hút hồn ngắm cảnh thác đổ ở vùng Yosemite. Phải vào sâu trong sa mạc Arizona vùng Tucson mà lân la chuyện trò với những cây xương rồng loại saguaro cứ 75 năm mới vươn được một cánh tay. Phải lên tận Smoky Mountains ở Tennessee mà mê mẩn chụp hình hoa dogwood màu trắng ngà và hoa red-bud nụ đỏ tím nở rộ vào đầu xuân trên những sườn dốc thơ mộng.
Có ai tưởng tượng được đâu! Sống ở New Orleans đã trên một phần tư thế kỷ mà năm nay tôi mới chợt nhận ra mùa hoa bằng lăng ở đây đẹp quá. Cứ vào tháng sáu và tháng bảy đầu mùa hè, thì hoa crape myrtles, một loại hoa bằng lăng, nở bung dọc các con đường, nhiều chỗ thành như một rừng hoa. Loại hoa này có bốn màu chính: đỏ, tím, trắng, hồng; mọc thành chùm xúm xít quấn quít lấy nhau, cùng rung lên đồng loạt một điệu sáo na ná như tiếng ve sầu. Trời càng nóng và ẩm thì hoa bằng lăng càng tươi tắn mới lạ; càng nắng gắt bao nhiêu thì hoa bằng lăng càng cười rực rỡ bấy nhiêu. Mà tôi thấy hoa bằng lăng cười thật, nụ cười diễm lệ gấp triệu lần Mona Lisa của Leonardo da Vinci hay bông hướng dương của Vincent van Gogh. Hoa bằng lăng tươi lâu cả tháng rồi mới rụng đầy xuống gốc trải rộng như một thảm hoa, làm tôi nhớ cái cảnh "hoa phượng rơi đón mùa thu tới" ở sân trường thuở nào quá chừng.
THIỀN UỐNG CÀ-PHÊ
Thì ra cũng có thể tôi vừa mù lại vừa điếc. Có mắt mà không thấy, có tai mà không nghe, hoặc là chỉ nhìn thấy những méo mó lệch lạc theo kiểu nói chơi là "lạc quan."
Cũng vì vậy mà hôm đi xem triển lãm đặc biệt tranh Degas ở New Orleans, tôi mua ngay một cái tách uống cà-phê có in hình Estelle, một cô gái mù đang cắm hoa. Từ đó, mỗi buổi sáng pha cà-phê "cái nồi ngồi trên cái cốc" tôi đều lôi cái "cốc" này ra mà tập thiền, mà linh thao, là nhìn cho kỹ để thấy mình có đôi mắt còn nhìn được, mình đang đón nhận biết bao quà tặng Trời ban mỗi phút giây: còn cử động được, còn hít thở được, còn được sống, còn được hiện hữu. Mừng quá. Ơn phúc quá. Thật là biết ơn Trời.
Có lần tôi đã mò sang tận Arles nắng vàng miền Nam nước Pháp nơi họa sĩ Vincent van Gogh đã vẽ những bức tranh mà một trăm năm sau được bán với giá cả mấy chục triệu Mỹ kim. Đến Arles, mắt tôi cũng bị mù chẳng thấy gì. Mấy bông hoa hướng dương hay hoa cầu vồng kia ai chả vẽ được, có gì mà bày đặt đua nhau trả giá cao thành một hiện tượng! Đang khi đó thì trời nắng vàng mùa hè vùng Provence chẳng cõng theo vàng, mà nóng quá chịu hết nổi! Mọi sự từ đồ ăn đến cách xếp đặt đều khác lạ khiến cho ngột ngạt đến thất vọng.
Sau khi ghé phòng du lịch hỏi bản đồ và hướng dẫn, tôi vất túi đeo vai vào thùng xe như thói quen ở Mỹ, khóa xe lại rồi qua bên đường kiếm gì bỏ bụng cho đỡ đói. Chỉ khoảng hai chục phút trở lại, thì thấy cửa xe bị cậy. Đẩy thùng xe lên thì cái túi đeo vai đã cao chạy xa bay. Thôi, chết tôi rồi! Mất gì cũng được, như bộ máy chụp với ống kính và tiền bạc mang theo, nhưng không thể mất giấy thông hành. Phen này rắc rối to! Tôi đang đứng ngơ ngác chưa biết phải làm gì thì một ông già phía bên kia chạy qua múa tiếng Pháp bằng tay. Liếc nhìn theo phía tay chỉ, thấy cái túi Samsonite màu xanh đang nằm bên quày hàng, tôi bèn nghĩ chắc ông già này thổ phỉ đòi tôi chuộc tiền. Tôi hỏi ông muốn bao nhiêu thì ông càng múa tay nhiều hơn nữa. Vận động tất cả vốn liếng tiếng Pháp ăn đong của tôi mới hiểu ra rằng ngay sau khi tôi vừa quay lưng đi khỏi mấy phút thì có một bọn choai choai căn sẵn phá xe lấy túi đồ của tôi. Ông già bên này đường nhào sang đuổi theo bám sát tụi nó, vật nhau với chúng. Không sao được nữa, chúng liền vất túi đồ lại bỏ chạy.
Tôi mừng quá, muốn tặng ông chút tiền thì ông xua tay bảo đừng làm vậy: "Tại mấy đứa con nhà thợ khách đến đây làm mang tiếng xấu, xin ông giữ lại kỷ niệm đẹp về thành phố của họa sĩ Vincent van Gogh có những người như tôi."
Mà tôi giữ một hình ảnh đẹp thật, về thành phố Arles và về một ông già tốt bụng với dáng vẻ hiền lành chất phác. Tôi bèn quyết định chẳng cần đi xem gì nữa. Tâm trí tôi bỗng mở ra, hiểu được tại sao những bức tranh của Vincent van Gogh mắc tiền. Tất cả đều chỉ có ý bảo: bạn phải giầu từ lâu rồi chứ; hãy chạy mau về vườn sau, về nhà mình mà khám phá ra kho tàng đã chôn sẵn ở đó, mà thưởng thức điệu sáo do thần sáo đang thổi: mỗi cành lá, mỗi bông hoa, mỗi nụ cười, mỗi cử chỉ tạo tình người như ông già ở Arles, đều mắc tới nhiều triệu Mỹ kim, đều trở thành vô giá; chụp bắt được khoảnh khắc đó là chộp được cái dây thừng nối vào vĩnh cửu, là lên ngôi được với thiên thu.
TIN VUI GỬI NGƯỜI MẮT LẠC
Thomas Merton đã để lại một cuốn sách ảnh hưởng mạnh tới tu đức Công Giáo cả mấy chục năm qua. Đó là cuốn "Hạt Giống Chiêm Niệm Mới" (New Seeds of Contemplation), đã được dịch ra mấy chục thứ tiếng khác nhau, kể cả tiếng Việt. "Mỗi phút giây, mỗi chuyện xẩy ra trong đời người trên mặt đất đều gieo vào lòng một cái gì. Như gió mang theo cả ngàn hạt cây mọc cánh, mỗi phút giây cũng mang theo những mầm sống tâm linh gieo vào tâm ý con người. Vô số hạt mầm này bị thui chột mất đi, vì con người không sẵn sàng đón nhận." (trang 14).
Đúng như Tin Vui trong Kinh Thánh: "Có bác thợ gieo đi gieo giống. Khi gieo có hạt rơi xuống vệ đường, bị chim trời ăn mất. Có hạt rơi vào chỗ nhiều sỏi đá; không có bao nhiêu đất, và vì đất thiếu bề sâu cho nên mầm đâm lên, khi mặt trời mọc, mầm gặp nắng héo ngay lập tức, vì không có rễ. Lại có hạt rơi vào bụi gai, gai mọc làm cho hạt bị kẹt. Sau cùng có hạt rơi trúng đất tốt, và sinh sản: hạt thì gấp trăm, hạt thì gấp sáu mươi, hạt thì gấp ba mươi. Ai có tai hãy lắng mà nghe." (Mt 13:4-9).
Lời Chúa là hạt giống, không phải là những chữ chết, mà là cuốn sách mở ra trước mặt trong cuộc sống mỗi phút giây, trong đời thường hằng ngày, ở ngay trong nhà, ở ngay vườn sau. Chúa vẫn hiện diện, vẫn tiếp tục nói, vẫn "giải nghĩa yêu" như Hàn Mặc Tử cảm nghiệm, vẫn trao quà qua mọi sự, mọi biến cố. Kho vàng kho bạc thì vốn sẵn đó mà có người nhận được nhiều, có người chẳng nhận được gì, vì "lắng tai mà chẳng hiểu, trố mắt nhìn mà chẳng thấy" (Mt 13:14). Như vậy, điều cốt yếu không phải là tối mặt kiếm thêm điều này, chạy tìm chổ khác, mà là mở mắt nhận ra nguồn phú túc đã sẵn đây rồi. Giầu hay nghèo là tùy ở con mắt nhìn, ở thái độ sống. Có người nhiều tiền mà khổ sở nghèo nàn một cách bần tiện. Có người ít tiền mà sống giầu có thảnh thơi.
PHÚT GIÂY BỖNG MỞ MẮT
Thiên Chúa đúng là một nhà nghệ sĩ thượng thặng, đã sáng tác một nghệ phẩm tuyệt vời là thửa vườn vũ trụ. Khi tạo dựng xong Vườn Địa Đàng và đặt con người vào trong đó, Ngài thích thú và say mê thưởng thức tác phẩm của mình, nên thường "đi dạo mỗi buổi chiều có gió thổi hiu hiu" (Khởi Nguyên 3:8). Tác phẩm đẹp đến nỗi Chúa cũng muốn trở thành chính tác phẩm đó. Vì thế Thiên Chúa đã làm người và dựng lều ở giữa chúng ta. Ngài đang mang theo một cây sáo vừa thổi vừa vũ một vũ khúc uyển chuyển qua lũng qua đồi như Kinh Thánh Diệu Ca diễn tả:
Người yêu tôi trông kìa đang đến,
Nhảy qua đồi vượt suối băng ngàn.
Sao mình không biết mở con mắt của tâm ra mà nhìn kỹ vào Vườn Địa Đàng đang được triển lãm ngay trước mặt đây, ngay trong vườn sau, ngay trong phòng này, mà hưởng được niềm sung sướng và sự giầu có được sinh ra hiện hữu trên mặt đất và được làm con của Chúa Trời? Bao nhiêu tác phẩm tuyệt diệu như hạt mầm đã gieo xuống đời mình mà sao tay mình cứ còn vơi, và tim mình cứ mãi kiếm tìm khắc khoải?!
Điệu Sáo Bằng Lăng
Lm. Trần Cao Tường
Chưa bao giờ tôi thấy vườn sau nhà tươi tắn rạng rỡ, trẻ đẹp mơn mởn như hôm nay. Có gì đâu, vẫn những cây tầm thường mọi khi, mà sao bây giờ bỗng dưng quí lạ quá, chung quanh như toát ra một lực ánh sáng diễm ảo mà con mắt trước đây không thấy. Cây nào cây nấy xúng xính và e lệ với những bộ áo mới, vừa nhún nhẩy vừa hát vang bài ca vũ trụ và trổi lên khúc sáo tiềm ẩn của đất trời mà lâu nay chẳng để ý nghe. Nhà nghệ sĩ nào tài tình quá đã sửa soạn từ lâu đến suốt đêm vừa qua cho cuộc trình diễn và triển lãm ngoạn mục này khi nắng mai vừa thức giấc nhoẻn miệng cười.
Tôi yêu cây và thích trồng cây trong vườn. Mà vườn sau nhà tôi thì chẳng giống ai. Cây không bị bắt xếp hàng thẳng băng một cách tội nghiệp như nhiều công viên Âu Mỹ, nhưng được đứng ngồi thoải mái tùy tiện ăn trông nồi ngồi hướng. Có thế thì cây mới là cây. Tôi cũng không thích trồng bồn cỏ rồi phải cắt tỉa mày râu nhẵn nhụi cho tốn sức "cần lao nhân vị." Loại cây có dáng thi nhân nhất là trúc vàng lóng dài với những đường chỉ dọc màu xanh. Loại này mà làm sáo thổi thì tuyệt. Nó có vẻ khiêm nhường một cách kênh kiệu. Nó rỗng trống chẳng có gì mà lại đẹp kiêu sa mới kỳ. Ngoài những cây mai chiếu thủy, cây ngọc lan, cây quỳnh, cây dao, mấy vồng trầu không v.v. thì toàn những loại cây có thể ăn gỏi cá được. Nào là cây sung, cây riềng, cây xoài, cây ổi, cây chanh, cây ớt, tía tô, lá mơ, lá húng, lá diếp cá... Ở Mỹ mà cũng trồng được sung mới trác tuyệt chứ. Khi nghèo lá sung thì ngắt đỡ đọt xoài non ăn với gỏi cá cũng bắt lắm, coi cái món sushi của Nhật nhạt thếch chẳng ra cái thá gì. Lá chanh thì chuyên trị gà luộc, mà gà phải mua từ nông trại ưa chạy bộ ăn mới ấm chân răng. Còn củ riềng thì còn phải chờ khóc đứng khóc ngồi cái đã....
THỜI ĐIỂM MÙA HOA BẰNG LĂNG
Ấy cũng tại mắt tôi bị bệnh viễn thị, trông xa thì rõ mà trông gần thì y như mù. Đứng núi nọ trông núi kia cao, thấy bờ cỏ bên kia xanh hơn bên này. Chả vậy mà cứ được mấy ngày nghỉ là tôi tìm cách chạy đi xa. Phải sang mãi bắc Cali mà hút hồn ngắm cảnh thác đổ ở vùng Yosemite. Phải vào sâu trong sa mạc Arizona vùng Tucson mà lân la chuyện trò với những cây xương rồng loại saguaro cứ 75 năm mới vươn được một cánh tay. Phải lên tận Smoky Mountains ở Tennessee mà mê mẩn chụp hình hoa dogwood màu trắng ngà và hoa red-bud nụ đỏ tím nở rộ vào đầu xuân trên những sườn dốc thơ mộng.
Có ai tưởng tượng được đâu! Sống ở New Orleans đã trên một phần tư thế kỷ mà năm nay tôi mới chợt nhận ra mùa hoa bằng lăng ở đây đẹp quá. Cứ vào tháng sáu và tháng bảy đầu mùa hè, thì hoa crape myrtles, một loại hoa bằng lăng, nở bung dọc các con đường, nhiều chỗ thành như một rừng hoa. Loại hoa này có bốn màu chính: đỏ, tím, trắng, hồng; mọc thành chùm xúm xít quấn quít lấy nhau, cùng rung lên đồng loạt một điệu sáo na ná như tiếng ve sầu. Trời càng nóng và ẩm thì hoa bằng lăng càng tươi tắn mới lạ; càng nắng gắt bao nhiêu thì hoa bằng lăng càng cười rực rỡ bấy nhiêu. Mà tôi thấy hoa bằng lăng cười thật, nụ cười diễm lệ gấp triệu lần Mona Lisa của Leonardo da Vinci hay bông hướng dương của Vincent van Gogh. Hoa bằng lăng tươi lâu cả tháng rồi mới rụng đầy xuống gốc trải rộng như một thảm hoa, làm tôi nhớ cái cảnh "hoa phượng rơi đón mùa thu tới" ở sân trường thuở nào quá chừng.
THIỀN UỐNG CÀ-PHÊ
Thì ra cũng có thể tôi vừa mù lại vừa điếc. Có mắt mà không thấy, có tai mà không nghe, hoặc là chỉ nhìn thấy những méo mó lệch lạc theo kiểu nói chơi là "lạc quan."
Cũng vì vậy mà hôm đi xem triển lãm đặc biệt tranh Degas ở New Orleans, tôi mua ngay một cái tách uống cà-phê có in hình Estelle, một cô gái mù đang cắm hoa. Từ đó, mỗi buổi sáng pha cà-phê "cái nồi ngồi trên cái cốc" tôi đều lôi cái "cốc" này ra mà tập thiền, mà linh thao, là nhìn cho kỹ để thấy mình có đôi mắt còn nhìn được, mình đang đón nhận biết bao quà tặng Trời ban mỗi phút giây: còn cử động được, còn hít thở được, còn được sống, còn được hiện hữu. Mừng quá. Ơn phúc quá. Thật là biết ơn Trời.
Có lần tôi đã mò sang tận Arles nắng vàng miền Nam nước Pháp nơi họa sĩ Vincent van Gogh đã vẽ những bức tranh mà một trăm năm sau được bán với giá cả mấy chục triệu Mỹ kim. Đến Arles, mắt tôi cũng bị mù chẳng thấy gì. Mấy bông hoa hướng dương hay hoa cầu vồng kia ai chả vẽ được, có gì mà bày đặt đua nhau trả giá cao thành một hiện tượng! Đang khi đó thì trời nắng vàng mùa hè vùng Provence chẳng cõng theo vàng, mà nóng quá chịu hết nổi! Mọi sự từ đồ ăn đến cách xếp đặt đều khác lạ khiến cho ngột ngạt đến thất vọng.
Sau khi ghé phòng du lịch hỏi bản đồ và hướng dẫn, tôi vất túi đeo vai vào thùng xe như thói quen ở Mỹ, khóa xe lại rồi qua bên đường kiếm gì bỏ bụng cho đỡ đói. Chỉ khoảng hai chục phút trở lại, thì thấy cửa xe bị cậy. Đẩy thùng xe lên thì cái túi đeo vai đã cao chạy xa bay. Thôi, chết tôi rồi! Mất gì cũng được, như bộ máy chụp với ống kính và tiền bạc mang theo, nhưng không thể mất giấy thông hành. Phen này rắc rối to! Tôi đang đứng ngơ ngác chưa biết phải làm gì thì một ông già phía bên kia chạy qua múa tiếng Pháp bằng tay. Liếc nhìn theo phía tay chỉ, thấy cái túi Samsonite màu xanh đang nằm bên quày hàng, tôi bèn nghĩ chắc ông già này thổ phỉ đòi tôi chuộc tiền. Tôi hỏi ông muốn bao nhiêu thì ông càng múa tay nhiều hơn nữa. Vận động tất cả vốn liếng tiếng Pháp ăn đong của tôi mới hiểu ra rằng ngay sau khi tôi vừa quay lưng đi khỏi mấy phút thì có một bọn choai choai căn sẵn phá xe lấy túi đồ của tôi. Ông già bên này đường nhào sang đuổi theo bám sát tụi nó, vật nhau với chúng. Không sao được nữa, chúng liền vất túi đồ lại bỏ chạy.
Tôi mừng quá, muốn tặng ông chút tiền thì ông xua tay bảo đừng làm vậy: "Tại mấy đứa con nhà thợ khách đến đây làm mang tiếng xấu, xin ông giữ lại kỷ niệm đẹp về thành phố của họa sĩ Vincent van Gogh có những người như tôi."
Mà tôi giữ một hình ảnh đẹp thật, về thành phố Arles và về một ông già tốt bụng với dáng vẻ hiền lành chất phác. Tôi bèn quyết định chẳng cần đi xem gì nữa. Tâm trí tôi bỗng mở ra, hiểu được tại sao những bức tranh của Vincent van Gogh mắc tiền. Tất cả đều chỉ có ý bảo: bạn phải giầu từ lâu rồi chứ; hãy chạy mau về vườn sau, về nhà mình mà khám phá ra kho tàng đã chôn sẵn ở đó, mà thưởng thức điệu sáo do thần sáo đang thổi: mỗi cành lá, mỗi bông hoa, mỗi nụ cười, mỗi cử chỉ tạo tình người như ông già ở Arles, đều mắc tới nhiều triệu Mỹ kim, đều trở thành vô giá; chụp bắt được khoảnh khắc đó là chộp được cái dây thừng nối vào vĩnh cửu, là lên ngôi được với thiên thu.
TIN VUI GỬI NGƯỜI MẮT LẠC
Thomas Merton đã để lại một cuốn sách ảnh hưởng mạnh tới tu đức Công Giáo cả mấy chục năm qua. Đó là cuốn "Hạt Giống Chiêm Niệm Mới" (New Seeds of Contemplation), đã được dịch ra mấy chục thứ tiếng khác nhau, kể cả tiếng Việt. "Mỗi phút giây, mỗi chuyện xẩy ra trong đời người trên mặt đất đều gieo vào lòng một cái gì. Như gió mang theo cả ngàn hạt cây mọc cánh, mỗi phút giây cũng mang theo những mầm sống tâm linh gieo vào tâm ý con người. Vô số hạt mầm này bị thui chột mất đi, vì con người không sẵn sàng đón nhận." (trang 14).
Đúng như Tin Vui trong Kinh Thánh: "Có bác thợ gieo đi gieo giống. Khi gieo có hạt rơi xuống vệ đường, bị chim trời ăn mất. Có hạt rơi vào chỗ nhiều sỏi đá; không có bao nhiêu đất, và vì đất thiếu bề sâu cho nên mầm đâm lên, khi mặt trời mọc, mầm gặp nắng héo ngay lập tức, vì không có rễ. Lại có hạt rơi vào bụi gai, gai mọc làm cho hạt bị kẹt. Sau cùng có hạt rơi trúng đất tốt, và sinh sản: hạt thì gấp trăm, hạt thì gấp sáu mươi, hạt thì gấp ba mươi. Ai có tai hãy lắng mà nghe." (Mt 13:4-9).
Lời Chúa là hạt giống, không phải là những chữ chết, mà là cuốn sách mở ra trước mặt trong cuộc sống mỗi phút giây, trong đời thường hằng ngày, ở ngay trong nhà, ở ngay vườn sau. Chúa vẫn hiện diện, vẫn tiếp tục nói, vẫn "giải nghĩa yêu" như Hàn Mặc Tử cảm nghiệm, vẫn trao quà qua mọi sự, mọi biến cố. Kho vàng kho bạc thì vốn sẵn đó mà có người nhận được nhiều, có người chẳng nhận được gì, vì "lắng tai mà chẳng hiểu, trố mắt nhìn mà chẳng thấy" (Mt 13:14). Như vậy, điều cốt yếu không phải là tối mặt kiếm thêm điều này, chạy tìm chổ khác, mà là mở mắt nhận ra nguồn phú túc đã sẵn đây rồi. Giầu hay nghèo là tùy ở con mắt nhìn, ở thái độ sống. Có người nhiều tiền mà khổ sở nghèo nàn một cách bần tiện. Có người ít tiền mà sống giầu có thảnh thơi.
PHÚT GIÂY BỖNG MỞ MẮT
Thiên Chúa đúng là một nhà nghệ sĩ thượng thặng, đã sáng tác một nghệ phẩm tuyệt vời là thửa vườn vũ trụ. Khi tạo dựng xong Vườn Địa Đàng và đặt con người vào trong đó, Ngài thích thú và say mê thưởng thức tác phẩm của mình, nên thường "đi dạo mỗi buổi chiều có gió thổi hiu hiu" (Khởi Nguyên 3:8). Tác phẩm đẹp đến nỗi Chúa cũng muốn trở thành chính tác phẩm đó. Vì thế Thiên Chúa đã làm người và dựng lều ở giữa chúng ta. Ngài đang mang theo một cây sáo vừa thổi vừa vũ một vũ khúc uyển chuyển qua lũng qua đồi như Kinh Thánh Diệu Ca diễn tả:
Người yêu tôi trông kìa đang đến,
Nhảy qua đồi vượt suối băng ngàn.
Sao mình không biết mở con mắt của tâm ra mà nhìn kỹ vào Vườn Địa Đàng đang được triển lãm ngay trước mặt đây, ngay trong vườn sau, ngay trong phòng này, mà hưởng được niềm sung sướng và sự giầu có được sinh ra hiện hữu trên mặt đất và được làm con của Chúa Trời? Bao nhiêu tác phẩm tuyệt diệu như hạt mầm đã gieo xuống đời mình mà sao tay mình cứ còn vơi, và tim mình cứ mãi kiếm tìm khắc khoải?!