Giáo Hội Dạy Gì Khi Sự Ác Tấn Công Con Người nhân kỉ niệm 9/11
Quý Vị Độc Giả VietCatholic Thân Mến!
Nhân dịp đất nước chúng ta kỷ niệm 5 năm Ngày Khủng Bố Tấn Công, từ một nơi xa lắm ở vùng Trung Đông, xin được phép chia sẽ cùng Quý Vị vài dòng tâm tư ngắn ngũi….
Thế Nào Là Cách Đáp Trả Sự Khủng Bố Theo Đúng Với Tinh Thần Công Giáo?
Hiện Thực Của Tội Lổi và Lời Đáp Trả Của Đức Tin
Khi bi kịch xảy đến, khi những nổi hãi hùng như các hành động khủng bố chẳng hạn, do chính con người giáng xuống và đè ập lên chính con người đồng loại, thì tự chính tiềm thức ẩn sâu của chúng ta lúc ấy cũng bị rung động va lung lay theo. Các lề luật cùng với những lễ nghi hướng dẩn chúng ta trong đời sống hằng ngày cũng tạm thời bị đảo lộn hoặc vở tan theo, và khi đó chúng ta hoàn toàn cảm thấy mất phương hướng, cảm thấy tính mỏng dòn, và phần nào trở nên côi đơn, độc quả.
Điều này hoàn toàn đúng khi chúng ta diện đối với ma quỷ hay sự ác. Thành thực mà nói, con người hiện đại của chúng ta thời nay thường hay có khuynh hướng chối bỏ hiện thực của tội lỗi, hay cố tình giải thích nó theo những thuật ngữ riêng về mặt tâm lý hay xã hội học gì đó. Thế nhưng, thực chất đã minh chứng cho thấy, đúng là tội lỗi và sự ác vẫn hãy còn hiện diện, và khi chúng ta trực tiếp thấy được nó, nó có thể khiến cho chúng ta tuyệt vọng và chao đảo.
Rằng làm sao mà con người có thể gây ra những hành động khủng bố kinh khủng và man rợ đến như vậy cho con người, và chỉ có mổi sự việc đó thôi cũng đủ để có thể làm chao đảo và làm lung lay đi nền tảng đức tin của chúng ta. Đó là lý do tại sao mà chiến thắng thật sự của tội lổi không chỉ đơn giản là chính hành động man rợ của nó, mà chính là sự tuyệt vọng, và sợ hãi triền miên mà hành động man rợ ấy gây ra và có thể làm hủy hoại đến hàng loạt những người khác.
Khủng bố có nghĩa là kêu gợi lên sự sợ hãi và tuyệt vọng, và chỉ có mỗi đức tin Công Giáo của chúng ta mới có thể xua đuổi đi sự sợ hãi và niềm thất vọng đó. Như các câu trong Sách Thánh Vịnh có nói: “Mặc dầu tôi bước đi trong thung lũng tăm tối của sự chết, thế nhưng lòng tôi không hề sợ hãi hay nao núng vì có Chúa luôn ở với tôi.” Trong đức tin, chúng ta cùng quy hướng về một Đấng mà Đấng ấy cao cả hơn gấp triệu lần so với ma quỷ và sự ác. Chúng ta quy hướng về Thiên Chúa, Đấng đã yêu thương chúng ta quá đỗi để thí chính Con Một của Người để chết thay và để cứu rổi cho tất cả chúng ta. Chúng ta luôn biết nhớ lại những lời hứa thệ vững chắc rằng Ngài sẽ luôn ở cùng với chúng ta mãi mãi cho đến tận thế, và rằng sự chết không phải là hết, mà nó chỉ mới là một sự khởi đầu mới mẽ mà thôi.
Chúng ta quy hướng về Giáo Hội mà chính Thiên Chúa đã thành lập nên nơi trần gian, và chúng ta cùng quây quần bên những người bạn đồng hữu khác trong cộng đồng của chúng ta để cho đức tin của chúng ta được đào sâu và trưởng thành mạnh mẽ hơn, như Chúa Giêsu đã từng nói với chúng ta rằng: “Các con đừng sợ!” Bằng việc trực diện với cái ác, và với ma quỷ, chúng ta cần phải nhận chìm chính chúng ta trong cái thiện hảo, vì rằng trong cái xấu, lúc nào cũng có một khía cạnh thiện hảo. Chúng ta cần phải lắng nghe sự thật rằng Thiên Chúa cao trọng hơn bất kỳ mọi sự ác hay tội lỗi nào, chỉ khi nào chúng ta biết hướng về Thiên Chúa và kêu gọi Danh Thánh Ngài mà thôi.
Thế Nhưng Thiên Chúa Ở Đâu Khi Sự Ác Tấn Công?
Liệu những nạn nhân của các hành động khủng bố có xứng đáng để chết đi không? Có phải chăng đây chính là một phần trong kế hoạch của Thiên Chúa không? Thưa, chắc chắn là không phải rồi!
Vì rằng Thiên Chúa không bao giờ hoạch định ra tội lổi hay sự ác. Thiên Chúa không muốn cho con người phải đau khổ. Thế nhưng Thiên Chúa đã tạo dựng ra con người, và cho con người được tự do để làm theo ý của riêng mình. Chính từ giây phút mà Ông Adong và Bà Evà chọn theo cách sống của riêng mình, và coi thường Thiên Chúa, thì những hệ quả của tội nguyên tổ cứ thế mà lan truyền mãi xuống đến cho biết bao nhiêu thế hệ. Tội lỗi là có thật, và tất cả chúng ta đều là những người tội lỗi. Tất cả chúng ta, ai nấy cũng đều lạm dụng sự tự do mà Thiên Chúa đã trao ban cho chúng ta bằng cách này hay cách khác. Đó là lý do tại sao mà chúng ta cần đến lòng thương xót và sự tha thứ của Thiên Chúa. Tuy nhiên, đối với một số người, thì lòng họ vẫn còn chai đá, và có lẽ, chính là vì sự giận hờn, căm phẫn, hoặc là trên cả sự tuyệt vọng, họ luôn tìm mọi cách để quay mặt và lánh xa Thiên Chúa, và do đó, họ có đủ khả năng để gây ra những hành động khủng bố và hủy diệt lớn đến cho nhân loại.
Thế thì Thiên Chúa ở đâu?
Thưa, Thiên Chúa luôn lúc nào cũng hiện diện, và có mặt ở khắp mọi nơi. Ngài hiện diện và có mặt không phải là để chỉ huy hay điều khiển mọi ý chí tự do của chúng ta, mà Ngài có mặt cùng với sức mạnh, niềm hy vọng và tình yêu thương dành cho chúng ta. Thiên Chúa luôn ở cùng với những nạn nhân vào chính giây phút mà bi kịch xảy đến cho họ. Thiên Chúa hiện diện và có mặt cùng với những người còn sống sót. Thiên Chúa hiện diện và có mặt cùng với những người đến cứu mạng những người khác. Thiên Chúa hiện diện và có mặt nơi từng người, nơi những ai gọi kêu đến Thánh Danh Ngài.
Khi những hành động tày trời và dã man trông có vẽ như quá sức tàn bạo và không thể tưởng tượng nổi, trong tư cách là những người Công Giáo, chúng ta thừa biết rằng cái chết không phải là hết, và rằng Thiên Chúa đợi chờ tất cả những ai phải bỏ mình, ra đi. Thế nhưng, Thiên Chúa cũng hiện diện sau khi tấn thảm kịch đã xảy ra – qua những bàn tay giúp đỡ của những kẻ lạ mặt, qua những người Samarita nhân hậu, những người đã bỏ công sức lao động, những người đã bỏ máu đào, hay của tiền, và thậm chí cả những người âm thầm lặng lẽ cầu nguyện từ xa khi trái tim họ cùng đau thương và tê tái với nhân loại chúng sinh cùng khổ.
Trên cây Thập Tự Giá, Chúa Giêsu đã kêu gào lớn tiếng: “Lạy Chúa con thờ, muôn lạy Chúa, Ngài nỡ lòng ruồng bỏ con sao?” Chúng ta hãy dành thời gian để cùng gẫm suy Thánh Vịnh 22, nói về Sự Khổ Nạn và Cái Chết của Chúa Giêsu đi trong ngày kỷ niệm đau buồn này. Chính câu Thánh Vịnh này đã trở nên một lời cầu nguyện của một đức tin kiên vững rằng chúng ta có thể tín thác và trọn niềm tín thác vào Thiên Chúa ngay cả trong những phút giây khổ đau và tuyệt vọng nhất của cuộc đời. Chúa Cha đã không bỏ từ Chúa Giêsu trên Cây Thập Giá, lẫn Ngài bỏ từ chúng ta. Như Chúa Giêsu đã phải đau khổ khốn cùng trên Cây Thập Giá, thì chính Chúa Cha cũng khổ đau với chúng ta. Ngài cũng còn hiện diện nơi cách mà chúng ta đáp trả cho tấn thảm kịch tuôn đổ xuống, đó chính là: sự can đảm của chúng ta, ý chí sắt đá sẳn sàng hy sinh và hiến trọn thân xác mình cho những người khác, và lời chứng tá của chúng ta cho lời kêu gọi của Chúa Giêsu rằng: hãy yêu thương nhau, hãy yêu thương tất cả mọi người, ngay cả với những kẻ thù không đội trời chung của chúng ta.
Khía Cạnh Chính Đáng Của Sự Giận Dữ, Sự Nguy Hiểm và Khía Cạnh Vô Ích Của Sự Trả Thù
Sau khi một hành động khủng bố hay một hành động tội ác tày trời xảy ra, chúng ta có thể cảm thấy rất là giận dữ, và một số người trong chúng ta khóc thốt lên và thề rằng sẽ tìm cách trả thù. Thế nhưng, trong tư cách là những người Công Giáo, chúng ta biết rằng quả thật là chúng ta không thể chối từ mọi xúc cảm của chúng ta lẫn chúng ta không thể nào có thể đầu hàng cho sự thù hận.
Trước biến cố đau buồn của việc khủng bố tấn công vào Tòa Nhà Thương Mại Thế Giới và Ngũ Giác Đài vào đúng ngày hôm nay, 5 năm về trước, có rất nhiều lời nguyện cầu, mà riêng tôi lời nguyện cầu mà tôi lấy làm cho riêng mình chính là lời nguyện cầu của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, mà nguyên bản tiếng Anh của nó như sau:
“May (the Virgin Mary) help all not to give in to the temptation of hate and violence, but to commit themselves to the service of justice and peace.”
“Nguyện xin Đức Nữ Trinh Maria hãy giúp đỡ cho tất cả chúng con đừng rơi vào khuynh hướng thù ghét và bạo động, mà tự biết cam kết để phục vụ cho công lý và hòa bình.”
Như Đức Giám Mục Walter Sullivan của Giáo Phận Richmond thuộc tiểu bang Virginia đã từng nói: “Thật là điều tự nhiên để sự rung động bất ngờ của chúng ta biến thành sự giận dữ. Chúng ta phải cẩn thận rằng sự giận dữ đó không được trở thành sự căm phẫn, uất ức.”
Sự giận dữ là cách đáp trả hoàn toàn đúng đắn đến cho tấn thảm kịch. Sự giận dữ có thể thật sự trở nên thánh thiện. Nó có thể kích thích và dấy lên trong chúng ta một nổi niềm huyết nhiệt để hành động cho công lý, cho sự gian trá, và cho những nạn nhân. Sự giận dữ phấn khích và luồng vào trong chúng ta ý chí quyết tâm bảo vệ sự sống, và biết cách đáp trả đến cho những đe dọa. Thế nhưng, sự giận dữ, cho dẫu có chính đáng đến đâu đi chăng nữa, nó có thể dễ dàng biến chúng ta quay theo một chiều hướng ác độc khôn lường, khi nó bị kích thích bởi sự báo thù và hành động trả miếng không dung thứ đến cho nhân loại.
Quả đúng là phải hành động để mang những kẻ tội lỗi và ác độc ra ánh sáng của công lý. Những kẻ chịu trách nhiệm cho những hành động tội lỗi và man rợ ấy, phải bị quy trách nhiệm. Cũng tương tự như thế, chẳng có gì là sai trái để chúng ta tự bảo vệ chính chúng ta khỏi những hiểm nguy lớn khác nữa sẽ đến với chúng ta.
Thế nhưng cần phải có những biện pháp đề phòng cẩn mật lớn hơn để bảo vệ cho sự an nguy của mọi người dân và mọi nổ lực nhằm đem tội lỗi ra ánh sáng công lý mà không phải trả giá bằng bất kỳ cái chết nào của những người dân vô tội. Vì rằng hành động khủng bố, tự bản chất của nó, chính là một hành động bất luân lý và nó cũng có thể dẫn đến sự trả thù càng ngày càng lớn hơn, hòng kết án chính chúng ta, con cái của chúng ta, và các thế hệ sau nữa vào một cuộc suy thoái hận thù và bạo lực không thể nào nguôi.
Do đó, điều cần thiết là chúng ta đừng vội chụp mũ cho sự ác và đừng vội vơ đủa cả nắm. Chúng ta phải nên tránh để cho những người vô tội phải chịu trách nhiệm cho những gì gian ác đã xảy ra do một số người hay một nhóm người gây ra, vốn chẳng may có cùng tôn giáo, cùng chủng tộc, và cùng nguồn gốc nhân thân của những kẻ đã hung hãn gây ra tội ác cho nhân loại.
Cũng là một điều sai trái để thực hiện những cuộc tấn công quân sự nhắm vào các thường dân và những người vô tội khác của hành động tội lỗi đã gây ra. Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo dạy rằng hành động quân sự chỉ có thể được chấp nhận hay lý giải được một khi trách nhiệm của hành động đó được suy quyết bởi sự chắc chắn tuyệt đối của luân lý đạo đức lành mạnh, qua việc sử dụng vũ lực một cách đúng đắn và nghiêm ngặt. Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo cũng còn nhắc nhở cho chúng ta biết rằng: “Việc sử dụng vũ lực không phải là để gây ra tội lỗi, cái ác hay sự bất ổn lớn, mà là để cho tội lỗi hoặc cái ác bị tiêu diệt hẳn đi. Sức mạnh của các phương tiện hủy diệt hiện đại cần phải được cân nhắc hết sức kỹ lưỡng và thấu đáo” (Số 2309).
Suy cho cùng, thách đố ở đây chính là việc đem sự giận dữ và ý chí kiên quyết của chúng ta, để biến và quy hướng chúng tới việc xây dựng nên Vương Quốc của Thiên Chúa, chính là nơi mà tất cả chúng ta đều được bảo vệ và tất cả chúng ta đều có thể cùng chung sống với nhau trong hòa bình.
Nói Chuyện Và Chia Sẽ Trong Gia Đình
Các bậc làm cha-mẹ có một trách nhiệm đặc biệt để giúp cho các con cái của chúng ta biết cách đáp trả cho những tấn thảm kịch như vậy theo một đường lối lành mạnh. Các trẻ em sẽ bắt chước những cảm nghĩ của cha mẹ chúng, do đó, cần phải khôn khéo điều khiển những cảm xúc của riêng mình khi chúng ta chăm sóc cho con cái của chúng ta. Chính đức tin của các bậc làm cha-mẹ sẽ là nguồn ủi an cho con cái của chúng ta, cũng giống như những nổi sợ hãi của chúng ta, vốn sẽ khiến cho các con cái của chúng ta cũng trở nên bất an tâm hơn.
Điều quan trọng chính là hãy cam đoan một lần nữa với con cái của chúng ta rằng những cảm xúc của chúng là chuyện bình thường thôi, và rằng chúng không phải lẽ loi trong những xúc cảm đó. Vẫn còn có rất nhiều người lớn để chăm sóc cho chúng và đang làm việc để giữ cho chúng ngày đêm được an bình, trên mọi phương diện và trên mọi miền của đất nước và thế giới. Vẫn còn đó một Thiên Chúa, Đấng hằng yêu mến chúng và sẽ không bao giờ bỏ từ chúng!
Hãy cùng nguyện cầu với con cái. Hãy cầu cho những nạn nhân. Khẩn cầu Thiên Chúa thêm sức mạnh và lòng can đảm. Ngợi ca Thiên Chúa vì những điều tốt đẹp được tìm thấy trong tấn bi kịch thảm khốc đó. Hãy cùng lần hạt Mân Côi trong gia đình, và cầu nguyện trước Cây Thập Tự Giá, hay trước hình ảnh của Gia Đình Thánh Linh. Hãy dùng những biểu tượng của đức tin chúng ta để nhắc nhở cho con cái của chúng ta về sự hiện diện của Thiên Chúa và tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng! Hãy mang con trẻ đến cùng nguyện cầu với cộng đồng và hãy biết tín thác vào Ngài luôn mãi, mọi lúc và mọi nơi!
Nguyện cho ngày kỷ niệm này sẽ là thời gian có ý nghĩa để tri ân và cảm tạ Thiên Chúa vì tất cả, vì sự tự do, vì sự thanh bình, và vì niềm hạnh phúc mà chúng ta đang có, trong khi hãy còn rất nhiều người hằng ngày đang phải trả giá cho những thử thách, đang phải chiến đấu sống còn cho một chính nghĩa, mà tưởng chừng như đã mất hẳn nơi lòng tin con người!
(Từ Một Nơi Xa Lắm… Anthony Lê)