(phỏng theo Kevin J. Jones, CNA)

Cha Brian Jordan, OFM (dòng Phanxicô), người tự nhận là vị bảo hộ cho một cây sắt từng là sườn nhà của Trung Tâm Thương Mại Thế giới tuyên bố: " Cây Thánh Giá của TTTM TG vẫn là nguốn an ủi cho nhiều nạn nhân"

Vào ngày 13 tháng 9 năm 2001, khi đám bụi mù vừa tan đủ để tóan công nhân đầu tiên có thể đi vào quan sát cảnh đổ nát sau cuộc khủng bố 9 /11, anh Frank Silecchia đã tìm thấy một cây sắt hình thập giá cao 20 ft (6 m) nhô lên gần như thẳng đứng trên đỉnh đống gạch vụn của tòa nhà.

Linh mục Brian Jordan đã được mời tới làm phép cho 'cây thập giá' đó vào ngày 4 tháng 10 và ngài hứa là sẽ bảo vệ di vật này.

Cây sắt sau đó được đặt tên là World Trade Center cross (Cây thánh giá của TTTM TG).

10 năm sau, vị linh mục lại một lần nữa cử hành một nghi thức ban phép lành vào ngày 23 tháng 7 trước khi người ta di dời kỷ vật này vào khu kỷ niệm và bảo tàng.

"Đó là nguồn an ủi cho các gia đình nạn nhân," Cha. Jordan nói, "Đối với người chết, cây thánh giá tượng trưng cho cái chết của Chúa Giêsu Kitô. Với người sống, cây thánh giá tượng trưng cho sự hy vọng và an ủi, đặc biệt nhất là cho những nhân viên cứu hộ, y tá, cứu hỏa, cảnh sát, công nhân khai quật và những người khác. "

Vị linh mục dòng Phanxicô, cư trú tại giáo xứ Holy Name (Tên Cực Trọng) của thành phố New York, đã đóng góp công sức rất nhiều vào việc cứu trợ trong biến cố 9/11, ngài ban bí tích cho nhân viên cứu trợ, an ủi các gia đình nạn nhân, khuyến dụ giới quân nhân và làm phép xác cho rất nhiều "thi thể, nhiều khi chỉ còn là dấu tích của một cơ phận."



"Tôi đã chứng kiến sự Dữ trong tình trạng tồi tệ nhất của nó, nhưng đồng thời cũng chứng kiến sự Thiện trong trạng thái tốt đẹp nhất," Cha. Jordan cho biết. "Sự tốt lành là người Mỹ đã đến với nhau trong những tuần ấy. Thành phố New York đã đến với nhau trong những tuần ấy. Mọi người không kể sắc tộc, tôn giáo hoặc giàu nghèo cũng đã đến với nhau. Tôi rất tự hào về điều đó. "

Trong những tháng sau đó, cây thập giá đã ảnh hưởng "đáng kể" đến nhiều người, dù là có đạo hay không.

Ngài đặc biệt nhớ lại dịp lễ các bà Mẹ vào năm 2002, khi nhiều bà mẹ đã mất chồng con tập trung dưới cây thánh giá

Bất ngờ có hai nhóm lực lượng đặc biệt của quân đội Mỹ cũng đến tham dự mà không báo trước.

Một nhóm vừa trở về từ chiến trường Afghanistan, còn nhóm khác thì đang chuẩn bị lên đường.

"Khi chúc lành, nhìn cảnh các bà mẹ ôm hôn những người trai trẻ, những người vừa về hoặc sắp đi ra chiến địa, thì không ai có thể cầm được nước mắt," Cha. Jordan cho biết. "Tôi nghĩ dù bạn là một người có chí khí sắt đá như nhân vật cao bồi John Wayne, nhưng nếu bạn hoặc bất cứ ai còn có một chút cảm xúc trong tim, thì sẽ phải khóc khi nhìn thấy những bà mẹ đã mất chồng con ôm hôn những người lính sắp đi chinh chiến."

"Những người lính trẻ ấy đã nhìn lên cây thập giá, và họ biết rằng họ đang ở giữa những người Công giáo."

Ngài lưu ý rằng khi mọi người gọi cây sắt đó là "thập giá" (cross), đơn giản họ chỉ có ý mô tả hình dạng chữ T của nó. Nhưng ngay cả trường hợp như vậy, ngài giải thích, hình dạng ấy mang một ý nghĩa sâu xa cho người Kitô hữu.

Vì Chúa Giêsu vừa là "nạn nhân và cũng vừa là người chiến thắng thập giá." Dù cho cái chết của Ngài có tàn khốc đến thế nào, Chúa Giêsu vẫn là vị chiến thắng Phục Sinh, là cuộc chiến thắng của sự sống trên sự chết.

"Cây thập giá này, đối với chúng tôi, là tất cả các nạn nhân của ngày 9 / 11. Chúng tôi sẽ chiến thắng ", ngài nói. "Nước Mỹ và thế giới tự do sẽ đánh ngã khủng bố và sẽ biểu dương tình yêu vô bờ của Thiên Chúa dành cho mọi người."

Ông Joe Daniels, chủ tịch Đài tưởng niệm 9 / 11, nói rằng cây thập giá sẽ là một phần quan trọng của đài tưởng niệm, chắc chắn nó "sẽ là một di tích vô giá nhắc lại lịch sử của ngày 9 / 11 theo một cách mà không có vật nào khác có thể làm được".

Nhưng hội vô thần Mỹ đã đệ đơn kiện để ngăn chặn sự phô trương các hình ảnh thánh giá, với lý do đây là một "cơ sở của chính quyền" vì vậy cần phải có "sự tách biệt giữa tôn giáo và nhà nước."

Cha Jordan đã không thể thông cảm với lời tuyên bố này của họ.

"Họ đâu có tin vào việc cầu nguyện nào đâu. Đấy chỉ là một cách nói nhảm nhí, " Ngài lưu ý rằng viện Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan cũng có rất nhiều biểu tượng tôn giáo, rồi cả viện Bảo tàng Holocaust nữa, đều là công sở cả.

Danh xưng thập giá chỉ là "một cách giải thích," ngài lặp đi lặp lại.

"Làm sao họ có thể xét đóan dựa vào một cách 'giải thích' như vậy? Nếu theo họ thì phải dỡ bỏ tất cả các cột điện thoại của thành phố New York, bởi vì chúng đều trông giống như một cây thánh giá", ngài nói thêm.

"Họ chỉ muốn tìm sự nổi danh 15 phút. Họ khai thác biến cố 9 / 11 cho lòng ích kỷ của họ và họ cần phải biết xấu hổ vì các vụ kiện cáo vô ích như thế. "

Sau cùng Cha Jordan khuyên mọi người hãy đọc bản tuyên bố 10 giới răn hòa bình của hội nghị Assisi (Decalogue of Assisi*,) là một bản văn được các nhà lãnh đạo tôn giáo thế giới ký kết năm 2002 kêu gọi thế giới từ chối bạo lực, ủng hộ hòa bình và đối thoại tôn giáo.

"Xin Chúa chúc lành cho nước Mỹ", ngài nói.

*Assisi Decalogue for Peace

1. We commit ourselves to proclaiming our firm conviction that violence and terrorism are incompatible with the authentic Spirit of religion, and, as we condemn every recourse to violence and war in the name of God or religion, we commit ourselves to doing everything possible to eliminate the root causes of terrorism.

2. We commit ourselves to educating people to mutual respect and esteem, in order to help bring about a peaceful and fraternal coexistence between people of different ethnic groups, cultures, and religions.

3. We commit ourselves to fostering the culture of dialogue, so that there will be an increase of understanding and mutual trust between individuals and among peoples, for these are the premises of authentic peace.

4. We commit ourselves to defending the right of everyone to live a decent life in accordance with their own cultural identity, and to form freely a family of their own.

5. We commit ourselves to frank and patient dialogue, refusing to consider our differences as an insurmountable barrier, but recognizing instead that to encounter the diversity of others can become an opportunity for greater reciprocal understanding.

6. We commit ourselves to forgiving one another for past and present errors and prejudices, and to supporting one another in a common effort both to overcome selfishness and arrogance, hatred and violence, and to learn from the past that peace without justice is no true peace.

7. We commit ourselves to taking the side of the poor and the helpless, to speaking out for those who have no voice and to working effectively to change these situations, out of the conviction that no one can be happy alone.

8. We commit ourselves to taking up the cry of those who refuse to be resigned to violence and evil, and we desire to make every effort possible to offer the men and women of our time real hope for justice and peace.

9. We commit ourselves to encouraging all efforts to promote friendship between peoples, for we are convinced that, in the absence of solidarity and understanding between peoples, technological progress exposes the word to a growing risk of destruction and death.

10. We commit ourselves to urging the leaders of nations to make every effort to create and consolidate, on the national and international levels, a world of solidarity and peace based on justice.