Sự tha thứ sau biến cố 9/11 (Phần 2)
Lược trích bài phỏng vấn với vị linh mục tuyên úy qua việc ngài cố vấn cho các bà con, thân nhân của các nạn nhân
ROME (Zenit.org).- Sự kiện khủng bố tấn công vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, và những hệ quả của bi kịch đó đã cho thấy được những điều tốt cũng như xấu nơi con người, đó là lời nhận xét của vị linh mục cố vấn cho các thân nhân của những nạn nhân.
Cha Alfonso Aguilar thuộc Liên Đoàn Chúa Kitô (Legionary of Christ), hiện cũng đang là Giáo Sư Triết Học tại trường Đại Học Giáo Hoàng Regina Apostolorum, là một trong những vị linh mục tuyên uý hổ trợ cho các thân nhân của những nạn nhân sau những cuộc tấn công tại New York.
Cha đã chia sẽ về những ấn tượng của ngài trong những ngày đó cho hãng tin Zenit.
Hỏi (H): Tất cả chúng ta, ai nấy cũng đều nhớ, một làn sóng kết đoàn và yêu nước rất ấn tượng mà người dân Mỹ cùng phản ứng lại sau vụ khủng bố tấn công, hàng ngàn các thỉnh nguyện viên, các đồ cứu tế và các lá cờ quốc gia tung bay phơi phới. Liệu không khí đó đã là một bằng chứng hùng hồn trong một hoàn cảnh đau buồn như thế chăng?
Cha Aguilar (T): Thưa, đúng thế, sự kiện đó đã được thế giới biết đến. Trước tiên là, những thân nhân của các nạn nhân. Phần lớn trong số họ xếp dàng dài để bước vào trung tâm tưởng niệm; tuy nhiên, chẳng có một lời than phiền hay kêu van nào được ghi nhận lại, ngoài sự lặng lẽ và trầm lắng.
Rất nhiều hình ảnh của các nạn nhân được gắn trên các bức tường, trên các thân cây, và các đèn giao thông, với đầy đủ các chi tiết để họ có thể được nhận ra, và thường đi kèm với những tấm ảnh đó là những lời cầu nguyện, hay một cành hoa, hoặc một ngọn nến. Tất cả chúng giống như những ngôi đền thờ nhỏ của tình yêu, và tiềm ẩn một tính siêu việt thay thế cho sự hận thù và tuyệt vọng.
Kế đến, là các nhân viên cảnh sát và các viên chức của Hội Hồng Thập Tự, đã tận tình nhiệt tâm, tử tế và chú ý đến mọi người. Hơn nữa, cũng có một số thỉnh nguyện viên phân phát các chai nước uống và thức ăn cho các thân nhân của những nạn nhân. Họ liên tục đi vòng quanh tòa nhà, nhưng rất ít thân nhân nhận lấy nước uống hay thức ăn, vì lẽ, nỗi khổ sầu và tiếc thương của họ đã khiến họ không cảm thấy đói và khát nữa.
Và sau cùng, chính là tình đoàn kết của hàng trăm ngàn người từ những hàng rào hướng nhìn về những thân nhân của các nạn nhân: một số cầu nguyện, số khác thì trao thức ăn hay những thẻ cầu nguyện cho cảnh sát để cảnh sát phân phát lại cho những thân nhân; số khác thì nhẹ nhàng vẫy lá cờ quốc gia, như cách để biểu thị lòng kính trọng của họ đối với các thân nhân của những nạn nhân.
Cái nhìn của họ hiện thể một sự mong muốn, một sự cảm thông sâu lắng, hòng muốn giúp đỡ hay làm được một điều gì đó cho những thân nhân của các nạn nhân. Sự hiện diện của họ là để an ủi và động viên, và dường như họ có vẽ muốn nói với những thân nhân, đang phải khóc thương rằng: “Bi kịch của bạn cũng là bi kịch của chúng tôi. Chúng tôi cùng hiệp ý và ở cùng bạn.”
Những cử chỉ về tình đoàn kết được gia tăng lên gấp nhiều lần tại Ground Zero (Mảnh Đất Thiêu Rụi), là nơi mà tôi thấy hàng ngàn bức thông điệp rất cảm động, những bông hoa và những con búp bê nhỏ trong những đền thờ nhỏ. Kế bên cạnh đó chính là một nguyện đường Công Giáo, thuộc Nhà Thờ Thánh Giuse, dành cho các cảnh sát viên và những người tình nguyện, những người đang phải phục vụ đám đông dân chúng. Trên các bức tường, họ treo hàng tá các bức tranh của các em từ những trường học khác nhau tại rất nhiều tiểu bang trong cả nước với những dòng chữ hiện thể tình đoàn kết, hiệp thông với những nạn nhân và các vị anh hùng của các em: những người cảnh sát và những người lính cứu hỏa.
(H): Thưa Cha, về mặt tình cảm, thì điều đó có ý nghĩa gì với Cha khi Cha gặp rất nhiều người, đang phải gánh chịu việc mất đi những người thân yêu nhất của họ?
(T): Thưa, có một điều đó là lúc tôi nhìn thấy tháp đôi sụp đổ từ đằng xa hoặc qua truyền hình; và nhìn thấy những gương mặt của các nạn nhân qua các bức ảnh và các thân nhân của họ. Thật khó mà có thể tỏ bày rất nhiều những tình cảm trái ngược nhau do tấn bi kịch đó gây ra. Trước tiên, là những cảm giác về một nổi mất mát tột đỉnh, về lòng trắc ẩn, về sự mù mờ và bất lực chiếm trọn lấy tâm cang.
Kế đến là việc tức giận với những hành động bất công và tội lỗi. Nổi đau càng trở nên tê tái hơn là việc khám phá ra rằng có biết bao nhiêu cuộc sống tốt đẹp và tràn đầy hứa hẹn đã bị dập tắt đi khi họ vẫn còn tràn đầy nhựa sống, để lại những vết thương lòng nơi những người thân nhân vô tội; những người vợ trẻ mới cưới; hay những người yêu sắp đám cưới cùng nhau; những em bé và những đứa trẻ không thể nào hiểu được điều gì đang xảy ra; các bậc làm cha mẹ; các anh chị em và bạn hữu mà họ sẽ vĩnh viễn không còn gặp lại được nữa…..
Tôi nhớ có một lần sau khi đã ở cùng với những thân nhân của các nạn nhân trong vòng 3 tiếng đồng hồ liền, tôi hoàn toàn mõi mệt cả về thể lý lẫn tâm lý, giống thể như các xương trong cơ thể tôi bổng dưng trở nên quá nặng nề để tôi có thể gánh lấy; hay việc tôi không thể nào yên giấc trong nhiều ngày liền. Liền sau đó, lần đầu tiên tôi mới nghiệm ra được những gì mà Thánh Luca đã nói với các tông đồ tại Gethsemane rằng: “Chúa Giêsu tìm thấy họ đang ngủ vì buồn phiền.” Thì đúng thật, nổi buồn phiền có thể làm suy yếu đi một con người.
(H): Thưa Cha, con tưởng tượng được rằng việc tiếp cận với một thực trạng đầy bi kịch như vậy gợi lên trong Cha rất nhiều sự suy nghĩ. Thì đâu là những bài học mà Cha có thể rút ra được từ những cảm nghiệm đó?
(T): Thưa, rất nhiều. Tấn thảm kịch của ngày 11 tháng 9, đối với tôi, nó đã trở nên một biểu tượng phi thường và một cuộc vật lộn lâu dài giữa cái thiện và cái ác; giữa ma quỷ (diabolic) và những kẻ tội lỗi điên cuồng nhằm giết chết và hủy hoại một cách vô nghĩa, điên rồ hay ngu dại; và điều thiện, tự bản chất của nó được bộc lộ ra trên cơ sở của tình yêu, của lòng vị tha, của lòng trắc ẩn, và của tình đoàn kết.
Từ đó, chúng ta có thể thấy được điều tốt và xấu mà con người có khả năng làm và cảm nhận, và chúng ta đã chứng kiến được rằng cái thiện đã chiến thắng được cái ác.
Bài học thứ hai mà tôi muốn nhấn mạnh đến chính là sự ngẫu nhiên (contingency) của đời sống con người và những phương cách bí hiểm của Tạo Hóa.
Một Cô bé người Mỹ đã nói với tôi rằng Cô đã mất đi, một người đứng đầu công ty của Cô là Anh Kraus, 30 tuổi, đến từ Đức Quốc. Anh bay từ Đức Quốc đến New York vào thứ Hai, ngày 10 tháng 9 để điều khiển một cuộc họp vào sáng thứ Ba, ngay vào giờ xảy ra những cuộc tấn công.
Cô bé người Mỹ đó, đáng lẽ ra, phải tham dự cuộc họp, nhưng vào ngày hôm đó, Cô bị trễ chuyến phà từ New Jersey đến Manhattan. Khi Cô đang đón chuyến phà thứ hai, thì tháp đôi đang sụp đổ. Tại sao một người thanh niên trẻ tuổi từ Đức Quốc đến Hoa Kỳ để chết và tại sao một Cô gái người Mỹ trể cuộc họp, chứ không thì Cô cũng sẽ thiệt mạng luôn? Thì điều đó, chỉ có mỗi mình Thiên Chúa mới biết được mà thôi.
Bài học thứ ba, chính là, tôi rất là khâm phục khi thấy được là làm sao một người lại có thể chấp nhận một tấn thảm kịch với một sự cam chịu phi thường và biết chấp nhận ý chỉ của Thiên Chúa.
Tôi sẽ không bao giờ quên đi Patty, người thiếu phụ với hai đứa con nhỏ, người mà chồng của bà đã gọi điện thoại về nhà từ tầng 103 tại một trong những tháp đôi để nói với bà rằng: “Em yêu, Anh yêu Em nhiều lắm. Em hãy chăm sóc các con nhé!”
Patty kể cho tôi nghe được điều này trong những tiếng nấc nghẹn ngào: “Chồng của con đã nói với con một cách chậm chậm, với sự bình thản, và cân nhắc từng chữ một.”
Tôi liền tự hỏi chính mình tôi rằng: Giả nếu lúc tôi đang phải diện đối với một cái chết rất chắc chắn như vậy, thì liệu tôi còn có sự bình tĩnh như là người chồng trẻ tuổi đó và là người cha của một gia đình không?
Bài học sau cùng chính là, biến cố 11 tháng 9 đã cho chúng ta thấy được tình yêu có thể hoán chuyển mọi khổ đau, dẫu có phải chia ly về thể lý, đối với một cuộc tấn công hết sức tàn bạo.
Trong số hàng trăm ngàn bức thông điệp mà những thân nhân của các nạn nhân viết trên thềm gổ được dựng tạm bợ nơi Ground Zero (Mãnh Đất Hoang Vắng), có một thông điệp nguệch ngoạc không đúng với văn phạm tiếng Anh, nhưng rất là cảm động, được viết ra bởi một cô bé nhỏ.
Bức thông điệp được viết ra rằng:
“Cha yêu mến, Con nhớ Cha rất nhiều, và sẽ rất là khó khăn khi không có Cha ở bên cạnh con. Con biết rằng tất cả những người anh hùng giờ đây đang ở trên Nước Thiêng Đàng. Đó là lý do tại sao con đã mất đi một người anh hùng của con, một trái tim của con, một người Cha của con. Con yêu Cha nhiều lắm! Mãi yêu Cha, người con gái bé nhỏ của Cha!”
Lược trích bài phỏng vấn với vị linh mục tuyên úy qua việc ngài cố vấn cho các bà con, thân nhân của các nạn nhân
ROME (Zenit.org).- Sự kiện khủng bố tấn công vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, và những hệ quả của bi kịch đó đã cho thấy được những điều tốt cũng như xấu nơi con người, đó là lời nhận xét của vị linh mục cố vấn cho các thân nhân của những nạn nhân.
Cha Alfonso Aguilar thuộc Liên Đoàn Chúa Kitô (Legionary of Christ), hiện cũng đang là Giáo Sư Triết Học tại trường Đại Học Giáo Hoàng Regina Apostolorum, là một trong những vị linh mục tuyên uý hổ trợ cho các thân nhân của những nạn nhân sau những cuộc tấn công tại New York.
Cha đã chia sẽ về những ấn tượng của ngài trong những ngày đó cho hãng tin Zenit.
Hỏi (H): Tất cả chúng ta, ai nấy cũng đều nhớ, một làn sóng kết đoàn và yêu nước rất ấn tượng mà người dân Mỹ cùng phản ứng lại sau vụ khủng bố tấn công, hàng ngàn các thỉnh nguyện viên, các đồ cứu tế và các lá cờ quốc gia tung bay phơi phới. Liệu không khí đó đã là một bằng chứng hùng hồn trong một hoàn cảnh đau buồn như thế chăng?
Cha Aguilar (T): Thưa, đúng thế, sự kiện đó đã được thế giới biết đến. Trước tiên là, những thân nhân của các nạn nhân. Phần lớn trong số họ xếp dàng dài để bước vào trung tâm tưởng niệm; tuy nhiên, chẳng có một lời than phiền hay kêu van nào được ghi nhận lại, ngoài sự lặng lẽ và trầm lắng.
Rất nhiều hình ảnh của các nạn nhân được gắn trên các bức tường, trên các thân cây, và các đèn giao thông, với đầy đủ các chi tiết để họ có thể được nhận ra, và thường đi kèm với những tấm ảnh đó là những lời cầu nguyện, hay một cành hoa, hoặc một ngọn nến. Tất cả chúng giống như những ngôi đền thờ nhỏ của tình yêu, và tiềm ẩn một tính siêu việt thay thế cho sự hận thù và tuyệt vọng.
Kế đến, là các nhân viên cảnh sát và các viên chức của Hội Hồng Thập Tự, đã tận tình nhiệt tâm, tử tế và chú ý đến mọi người. Hơn nữa, cũng có một số thỉnh nguyện viên phân phát các chai nước uống và thức ăn cho các thân nhân của những nạn nhân. Họ liên tục đi vòng quanh tòa nhà, nhưng rất ít thân nhân nhận lấy nước uống hay thức ăn, vì lẽ, nỗi khổ sầu và tiếc thương của họ đã khiến họ không cảm thấy đói và khát nữa.
Và sau cùng, chính là tình đoàn kết của hàng trăm ngàn người từ những hàng rào hướng nhìn về những thân nhân của các nạn nhân: một số cầu nguyện, số khác thì trao thức ăn hay những thẻ cầu nguyện cho cảnh sát để cảnh sát phân phát lại cho những thân nhân; số khác thì nhẹ nhàng vẫy lá cờ quốc gia, như cách để biểu thị lòng kính trọng của họ đối với các thân nhân của những nạn nhân.
Cái nhìn của họ hiện thể một sự mong muốn, một sự cảm thông sâu lắng, hòng muốn giúp đỡ hay làm được một điều gì đó cho những thân nhân của các nạn nhân. Sự hiện diện của họ là để an ủi và động viên, và dường như họ có vẽ muốn nói với những thân nhân, đang phải khóc thương rằng: “Bi kịch của bạn cũng là bi kịch của chúng tôi. Chúng tôi cùng hiệp ý và ở cùng bạn.”
Những cử chỉ về tình đoàn kết được gia tăng lên gấp nhiều lần tại Ground Zero (Mảnh Đất Thiêu Rụi), là nơi mà tôi thấy hàng ngàn bức thông điệp rất cảm động, những bông hoa và những con búp bê nhỏ trong những đền thờ nhỏ. Kế bên cạnh đó chính là một nguyện đường Công Giáo, thuộc Nhà Thờ Thánh Giuse, dành cho các cảnh sát viên và những người tình nguyện, những người đang phải phục vụ đám đông dân chúng. Trên các bức tường, họ treo hàng tá các bức tranh của các em từ những trường học khác nhau tại rất nhiều tiểu bang trong cả nước với những dòng chữ hiện thể tình đoàn kết, hiệp thông với những nạn nhân và các vị anh hùng của các em: những người cảnh sát và những người lính cứu hỏa.
(H): Thưa Cha, về mặt tình cảm, thì điều đó có ý nghĩa gì với Cha khi Cha gặp rất nhiều người, đang phải gánh chịu việc mất đi những người thân yêu nhất của họ?
(T): Thưa, có một điều đó là lúc tôi nhìn thấy tháp đôi sụp đổ từ đằng xa hoặc qua truyền hình; và nhìn thấy những gương mặt của các nạn nhân qua các bức ảnh và các thân nhân của họ. Thật khó mà có thể tỏ bày rất nhiều những tình cảm trái ngược nhau do tấn bi kịch đó gây ra. Trước tiên, là những cảm giác về một nổi mất mát tột đỉnh, về lòng trắc ẩn, về sự mù mờ và bất lực chiếm trọn lấy tâm cang.
Kế đến là việc tức giận với những hành động bất công và tội lỗi. Nổi đau càng trở nên tê tái hơn là việc khám phá ra rằng có biết bao nhiêu cuộc sống tốt đẹp và tràn đầy hứa hẹn đã bị dập tắt đi khi họ vẫn còn tràn đầy nhựa sống, để lại những vết thương lòng nơi những người thân nhân vô tội; những người vợ trẻ mới cưới; hay những người yêu sắp đám cưới cùng nhau; những em bé và những đứa trẻ không thể nào hiểu được điều gì đang xảy ra; các bậc làm cha mẹ; các anh chị em và bạn hữu mà họ sẽ vĩnh viễn không còn gặp lại được nữa…..
Tôi nhớ có một lần sau khi đã ở cùng với những thân nhân của các nạn nhân trong vòng 3 tiếng đồng hồ liền, tôi hoàn toàn mõi mệt cả về thể lý lẫn tâm lý, giống thể như các xương trong cơ thể tôi bổng dưng trở nên quá nặng nề để tôi có thể gánh lấy; hay việc tôi không thể nào yên giấc trong nhiều ngày liền. Liền sau đó, lần đầu tiên tôi mới nghiệm ra được những gì mà Thánh Luca đã nói với các tông đồ tại Gethsemane rằng: “Chúa Giêsu tìm thấy họ đang ngủ vì buồn phiền.” Thì đúng thật, nổi buồn phiền có thể làm suy yếu đi một con người.
(H): Thưa Cha, con tưởng tượng được rằng việc tiếp cận với một thực trạng đầy bi kịch như vậy gợi lên trong Cha rất nhiều sự suy nghĩ. Thì đâu là những bài học mà Cha có thể rút ra được từ những cảm nghiệm đó?
(T): Thưa, rất nhiều. Tấn thảm kịch của ngày 11 tháng 9, đối với tôi, nó đã trở nên một biểu tượng phi thường và một cuộc vật lộn lâu dài giữa cái thiện và cái ác; giữa ma quỷ (diabolic) và những kẻ tội lỗi điên cuồng nhằm giết chết và hủy hoại một cách vô nghĩa, điên rồ hay ngu dại; và điều thiện, tự bản chất của nó được bộc lộ ra trên cơ sở của tình yêu, của lòng vị tha, của lòng trắc ẩn, và của tình đoàn kết.
Từ đó, chúng ta có thể thấy được điều tốt và xấu mà con người có khả năng làm và cảm nhận, và chúng ta đã chứng kiến được rằng cái thiện đã chiến thắng được cái ác.
Bài học thứ hai mà tôi muốn nhấn mạnh đến chính là sự ngẫu nhiên (contingency) của đời sống con người và những phương cách bí hiểm của Tạo Hóa.
Một Cô bé người Mỹ đã nói với tôi rằng Cô đã mất đi, một người đứng đầu công ty của Cô là Anh Kraus, 30 tuổi, đến từ Đức Quốc. Anh bay từ Đức Quốc đến New York vào thứ Hai, ngày 10 tháng 9 để điều khiển một cuộc họp vào sáng thứ Ba, ngay vào giờ xảy ra những cuộc tấn công.
Cô bé người Mỹ đó, đáng lẽ ra, phải tham dự cuộc họp, nhưng vào ngày hôm đó, Cô bị trễ chuyến phà từ New Jersey đến Manhattan. Khi Cô đang đón chuyến phà thứ hai, thì tháp đôi đang sụp đổ. Tại sao một người thanh niên trẻ tuổi từ Đức Quốc đến Hoa Kỳ để chết và tại sao một Cô gái người Mỹ trể cuộc họp, chứ không thì Cô cũng sẽ thiệt mạng luôn? Thì điều đó, chỉ có mỗi mình Thiên Chúa mới biết được mà thôi.
Bài học thứ ba, chính là, tôi rất là khâm phục khi thấy được là làm sao một người lại có thể chấp nhận một tấn thảm kịch với một sự cam chịu phi thường và biết chấp nhận ý chỉ của Thiên Chúa.
Tôi sẽ không bao giờ quên đi Patty, người thiếu phụ với hai đứa con nhỏ, người mà chồng của bà đã gọi điện thoại về nhà từ tầng 103 tại một trong những tháp đôi để nói với bà rằng: “Em yêu, Anh yêu Em nhiều lắm. Em hãy chăm sóc các con nhé!”
Patty kể cho tôi nghe được điều này trong những tiếng nấc nghẹn ngào: “Chồng của con đã nói với con một cách chậm chậm, với sự bình thản, và cân nhắc từng chữ một.”
Tôi liền tự hỏi chính mình tôi rằng: Giả nếu lúc tôi đang phải diện đối với một cái chết rất chắc chắn như vậy, thì liệu tôi còn có sự bình tĩnh như là người chồng trẻ tuổi đó và là người cha của một gia đình không?
Bài học sau cùng chính là, biến cố 11 tháng 9 đã cho chúng ta thấy được tình yêu có thể hoán chuyển mọi khổ đau, dẫu có phải chia ly về thể lý, đối với một cuộc tấn công hết sức tàn bạo.
Trong số hàng trăm ngàn bức thông điệp mà những thân nhân của các nạn nhân viết trên thềm gổ được dựng tạm bợ nơi Ground Zero (Mãnh Đất Hoang Vắng), có một thông điệp nguệch ngoạc không đúng với văn phạm tiếng Anh, nhưng rất là cảm động, được viết ra bởi một cô bé nhỏ.
Bức thông điệp được viết ra rằng:
“Cha yêu mến, Con nhớ Cha rất nhiều, và sẽ rất là khó khăn khi không có Cha ở bên cạnh con. Con biết rằng tất cả những người anh hùng giờ đây đang ở trên Nước Thiêng Đàng. Đó là lý do tại sao con đã mất đi một người anh hùng của con, một trái tim của con, một người Cha của con. Con yêu Cha nhiều lắm! Mãi yêu Cha, người con gái bé nhỏ của Cha!”