Tâm lý tái khám phá ra sức mạnh của sự tha thứ (Phần 1)
Lược trích bài phỏng vấn với Tiến Sĩ Robert Enright về ý nghĩa của việc chữa lành
MADISON, Wisconsin (Zenit.org).- Sự tha thứ chính là một thông điệp chính của Phúc Âm. Nó cũng là nền tảng chính của Học Viện Tâm Lý.
Tiến Sĩ Robert Enright, một nhà tâm lý học, đã bắt đầu Học Viện Tha Thứ Quốc Tế (International Forgiveness Institute) vào năm 1994 như là cách để đem ra áp dụng những năm dài nghiên cứu về cách thức thực hiện sự tha thứ. Ông cũng là đồng tác giả của cuốn sách có nhan đề “Giúp Các Khách Hàng Biết Tha Thứ: Một Hướng Dẫn Thực Nghiệm về việc Giải Tỏa Nổi Bực Tức và Hồi Phục Lại Niềm Hy Vọng” (Helping Clients Forgive: An Empirical Guide for Resolving Anger and Restoring Hope). Sách do Hiệp Hội Tâm Lý Hoa Kỳ xuất bản vào năm 2000.
Tiến Sĩ đã chia sẽ với hãng tin Zenit nghiên cứu và kinh nghiệm của Ông về tính hiệu quả của việc tha thứ để giúp chữa lành cá nhân và duy trì nền hòa bình trên thế giới.
Hỏi (H): Thưa Tiến Sĩ, tại sao tâm lý lại chuyển sang việc chú trọng đến sự tha thứ?
Tiến Sĩ Enright (T): Thưa, nguồn gốc của tâm lý chữa bệnh (hay tâm lý trị liệu - therapeutic psychology) chú trọng vào việc làm hóa giãi những nổi đau về tinh thần. Như tất cả chúng ta đều biết, con người chỉ có thể tìm được sự an bình thông qua Thiên Chúa, các phép bí tích và Giáo Hội của Ngài ở trần gian. Những ai tìm kiếm tâm lý trị liệu, thường không có hay biết chi cả về những điều vừa kể trên, và trong một số trường hợp, họ thẳng thừng từ chối về những điều đó.
Chính vì thế, theo truyền thống, tâm lý thường đi theo một khuynh hướng mà không hề chú trọng gì đến ơn huệ của Thiên Chúa. Mặc dầu, khuynh hướng này vẫn chưa hề được thay đổi, thế nhưng, chính nhận thức mà con người có thể và nên bám vúi vào những gì là điều thiện và tích cực, đã làm thay đổi. Các nhà triết học và các nhà thần học không chỉ ngạc nhiên vì sự thay đổi này, mà họ còn sẽ tìm cách nói với chúng ta rằng những ý tưởng đó chẳng có gì là mới mẽ cả, vẫn chỉ là một sự xưa cổ mà thôi.
Riêng đối với các nhà tâm lý, thì đó chính là một sự khải hoàn. Một phần của việc “khám phá mới mẽ” của điều thiện này chính là sự tha thứ.
(H): Thưa Tiến Sĩ, vậy sự tha thứ đã có hiệu quả như thế nào trong việc trị liệu?
(T): Thưa, hiệu quả của nó thì rất đa dạng Một số nhóm nghiên cứu tìm thấy được những kết quả khoa học lý thú gắn kết với sự tha thứ như là một hình thức trị liệu, còn một số khác thì lại không.
Như Bác Sĩ Richard Fitzgibbons và tôi cùng tranh cãi trong cuốn sách của chúng tôi có nhan đề: “Giúp Các Khách Hàng Biết Tha Thứ,” một lý do dẫn đến sự thành công đa dạng chính là thời gian và sự chăm sóc mà nhà trị liệu dành cho khách hàng của họ.
Việc tha thứ cho người khác vì những bất công sâu sa mà họ đã gây ra đòi hỏi thời gian. Các trung tâm chăm sóc thường hay thực hiện việc trị liệu “hấp tấp,” để không cho khách hàng có đủ thời gian để bước qua khỏi sự đau đớn và việc trị liệu của sự tha thứ.
Một trong những dự án nghiên cứu của chúng tôi với Giáo Sư Suzanne Freedman tại trường Đại Học Bắc Iowa, là với những người sống sót vì tội loạn luân (incest). Hầu hết những người phụ nữ can đảm này, phải mất gần khoảng một năm, để họ có thể tha thứ cho những kẻ đã gây ra điều loạn luân đó đối với họ. Thì đó là một nổ lực có kết quả.
Khi chúng tôi so sánh với nhóm thử nghiệm, tức họ đã từng được chúng tôi dùng sự tha thứ như là một phương thức trị liệu, cùng với một nhóm khác (tức nhóm điều khiển) mà không hề biết gì về phương pháp trên, thì nhóm đầu đã giảm đi một cách đáng kể về sự lo âu cũng như sự suy nhược. Sau khi dùng sự tha thứ, như là phương cách trị liệu cho nhóm điều khiển, thì chính họ cũng đã có được những cải thiện đáng kể có liên quan đến những hiện tượng về sự lo âu và suy nhược.
Mặc dầu một năm trông có vẽ là thời gian dài, thế nhưng chúng ta nên phải nhìn nhận ra rằng một số người phụ nữ đã phải vật lộn với sự ức chế về tình cảm trong suốt hơn 20 hoặc 30 năm trước khi họ có thể tha thứ.
Chúng tôi cũng tìm ra được những kết quả tương tự với những nhóm dân số khác như: với những người đàn ông và đàn bà trong các trung tâm phục hồi vì việc sử dụng ma tuý; những bệnh nhân ung thư đang ở giai đoạn cuối; những cặp hôn nhân đang trên bờ vực sắp phải ly dị; những thanh niên bị bỏ tù; những bệnh nhân về tim mạch; và những người khác.
(H): Thưa Tiến Sĩ, đâu là những bước, mà một người tìm kiếm sự chữa lành thông qua phương cách trị liệu bằng sự tha thứ, phải thông qua?
(T): Thưa, việc theo đúng phương cách trị liệu bằng việc dùng sự tha thứ là điều quan trọng. Như Bác Sĩ Fitzgibbons và tôi đã trình bày ra một nền tảng khoa học dùng việc tha thứ như là một hình thức trị liệu được đề cập đến trong sách. Cách thức này được mô tả thêm một cách chi tiết hơn trong cuốn sách của tôi có nhan đề “Tha Thứ Là Một Sự Chọn Lựa,” để dành cho tất cả mọi dạng độc giả.
Lý do chính của phương thức này chính là: trước tiên, con người cần nhìn nhận rằng họ đã bị đối xử một cách bất công; khiêm tốn nhìn nhận rằng, họ đã bị thương tổn về mặt tình cảm bởi sự đối xử bất công đó; và rằng họ thật sự giận dữ về điều này.
Kế đến, nếu họ muốn bắt đầu việc trị liệu bằng sự tha thứ, họ cần khám phá ra tha thứ chính là gì, và đâu không phải là sự tha thứ. Chẳng hạn, khi con người tha thứ cho nhau, họ không bỏ qua, kết tội hay phải quên đi những sai trái chống lại họ. Thì họ có thể là hòa giải hay không hòa giải.
Tha thứ chính là làm giảm đi sự oán giận (resentment) và làm tăng lên lòng nhân từ (benevolence) và tình yêu thương dành cho người đã đối xử bất công với mình. Đây là một sự chọn lựa cá nhân, là một hành động của ý chí. Hòa giải chính là việc hai người cùng quay trở lại với nhau trong sự tin tưởng về nhau. Điều này đòi hỏi sự hợp tác của cả hai bên. Một người có thể tha thứ kẻ bắt nạt mình, và rồi tìm cách bảo vệ người đó, và ngược lại.
Kế đến, chúng tôi đề nghị họ vào giai đoạn mà Bác Sĩ Fitzgibbons gọi là “việc nhận thức của sự tha thứ” (cognitive forgiveness). Thì đây chính là những ý tưởng và lời tuyên ngôn về sự tha thứ dành cho người đã đối xử bất công với mình. Vào thời điểm này, người đó không cần phải tiếp xúc người đã phạm tội, nhưng là việc thực hiện về sự nhận thức của lòng tha thứ tự trong chính bản thân của họ.
Một phần của việc nhận thức về sự tha thứ chính là nghĩ đến người đã phạm tội với mình như là một con người trọn vẹn, mà không cần phải kết án họ vì những hành động tội lỗi của riêng họ. Tất cả chúng ta có ý nghĩa hơn là những hành động của chúng ta. Chúng ta là những người dễ bị tổn thương. Chúng ta là con cái của Thiên Chúa.
Theo sau việc nhận thức về sự tha thứ chính là việc tha thứ về tình cảm, tức việc tự cởi mở chính mình ra vì lòng trắc ẩn và vì tình yêu mà người con của Thiên Chúa đã xúc phạm đến mình. Đây là một tiến trình đầy khó khăn và đòi hỏi thời gian. Một số người trong giai đoạn trị liệu này có thể chưa sẳn sàng cho việc này, do đó, chúng ta cần phải tôn trọng họ.
Vẫn còn là một điều bí mật đối với chúng ta, là làm thế nào mà lòng trắc ẩn tiến triển lên trong trái tim con người, để giúp người đó biết tha thứ cho người đã đối xử một cách bất công đối với mình. Thì rõ ràng là ơn huệ của Thiên Chúa đang hoạt động tại đây, nhưng đối với chúng ta, những nhà khoa học, thì không có ngôn ngữ nào để hoàn toàn diễn tả hết về điều này. Khoa học bị giới hạn cũng giống như là mọi nổ lực của con người hòng cố tìm hiểu ra được bí mật này.
Ngoài việc tha thứ về tình cảm, chính là việc phải “gánh lấy nổi đau” của những gì đã xảy ra. Người tha thứ không thể vặn ngược lại đồng hồ, và hoãn việc gây hại cho người khác, nhưng là người đó giờ đây phải đưa ra một quyết định can đảm là biết chấp nhận nổi đau và trở thành một sợi dây liên kết thiện hảo với người đã xúc phạm mình.
Đối với một người Kitô hữu, nổi đau này cũng gần giống như việc Chúa Kitô phải gánh chịu mọi khổ đau vì tội lỗi của chúng ta. Ngài đã gánh lấy nổi đau đó cho chúng ta. Thì chúng ta cũng phải biết làm điều tương tự đối với những người khác, để tất cả cùng nhận được sự tha thứ.
(Còn tiếp….)
Lược trích bài phỏng vấn với Tiến Sĩ Robert Enright về ý nghĩa của việc chữa lành
MADISON, Wisconsin (Zenit.org).- Sự tha thứ chính là một thông điệp chính của Phúc Âm. Nó cũng là nền tảng chính của Học Viện Tâm Lý.
Giáo Sư Tiến Sĩ Enright - Trường Đại Học Wisconsin |
Tiến Sĩ đã chia sẽ với hãng tin Zenit nghiên cứu và kinh nghiệm của Ông về tính hiệu quả của việc tha thứ để giúp chữa lành cá nhân và duy trì nền hòa bình trên thế giới.
Hỏi (H): Thưa Tiến Sĩ, tại sao tâm lý lại chuyển sang việc chú trọng đến sự tha thứ?
Tiến Sĩ Enright (T): Thưa, nguồn gốc của tâm lý chữa bệnh (hay tâm lý trị liệu - therapeutic psychology) chú trọng vào việc làm hóa giãi những nổi đau về tinh thần. Như tất cả chúng ta đều biết, con người chỉ có thể tìm được sự an bình thông qua Thiên Chúa, các phép bí tích và Giáo Hội của Ngài ở trần gian. Những ai tìm kiếm tâm lý trị liệu, thường không có hay biết chi cả về những điều vừa kể trên, và trong một số trường hợp, họ thẳng thừng từ chối về những điều đó.
Chính vì thế, theo truyền thống, tâm lý thường đi theo một khuynh hướng mà không hề chú trọng gì đến ơn huệ của Thiên Chúa. Mặc dầu, khuynh hướng này vẫn chưa hề được thay đổi, thế nhưng, chính nhận thức mà con người có thể và nên bám vúi vào những gì là điều thiện và tích cực, đã làm thay đổi. Các nhà triết học và các nhà thần học không chỉ ngạc nhiên vì sự thay đổi này, mà họ còn sẽ tìm cách nói với chúng ta rằng những ý tưởng đó chẳng có gì là mới mẽ cả, vẫn chỉ là một sự xưa cổ mà thôi.
Riêng đối với các nhà tâm lý, thì đó chính là một sự khải hoàn. Một phần của việc “khám phá mới mẽ” của điều thiện này chính là sự tha thứ.
(H): Thưa Tiến Sĩ, vậy sự tha thứ đã có hiệu quả như thế nào trong việc trị liệu?
(T): Thưa, hiệu quả của nó thì rất đa dạng Một số nhóm nghiên cứu tìm thấy được những kết quả khoa học lý thú gắn kết với sự tha thứ như là một hình thức trị liệu, còn một số khác thì lại không.
Như Bác Sĩ Richard Fitzgibbons và tôi cùng tranh cãi trong cuốn sách của chúng tôi có nhan đề: “Giúp Các Khách Hàng Biết Tha Thứ,” một lý do dẫn đến sự thành công đa dạng chính là thời gian và sự chăm sóc mà nhà trị liệu dành cho khách hàng của họ.
Việc tha thứ cho người khác vì những bất công sâu sa mà họ đã gây ra đòi hỏi thời gian. Các trung tâm chăm sóc thường hay thực hiện việc trị liệu “hấp tấp,” để không cho khách hàng có đủ thời gian để bước qua khỏi sự đau đớn và việc trị liệu của sự tha thứ.
Một trong những dự án nghiên cứu của chúng tôi với Giáo Sư Suzanne Freedman tại trường Đại Học Bắc Iowa, là với những người sống sót vì tội loạn luân (incest). Hầu hết những người phụ nữ can đảm này, phải mất gần khoảng một năm, để họ có thể tha thứ cho những kẻ đã gây ra điều loạn luân đó đối với họ. Thì đó là một nổ lực có kết quả.
Khi chúng tôi so sánh với nhóm thử nghiệm, tức họ đã từng được chúng tôi dùng sự tha thứ như là một phương thức trị liệu, cùng với một nhóm khác (tức nhóm điều khiển) mà không hề biết gì về phương pháp trên, thì nhóm đầu đã giảm đi một cách đáng kể về sự lo âu cũng như sự suy nhược. Sau khi dùng sự tha thứ, như là phương cách trị liệu cho nhóm điều khiển, thì chính họ cũng đã có được những cải thiện đáng kể có liên quan đến những hiện tượng về sự lo âu và suy nhược.
Mặc dầu một năm trông có vẽ là thời gian dài, thế nhưng chúng ta nên phải nhìn nhận ra rằng một số người phụ nữ đã phải vật lộn với sự ức chế về tình cảm trong suốt hơn 20 hoặc 30 năm trước khi họ có thể tha thứ.
Chúng tôi cũng tìm ra được những kết quả tương tự với những nhóm dân số khác như: với những người đàn ông và đàn bà trong các trung tâm phục hồi vì việc sử dụng ma tuý; những bệnh nhân ung thư đang ở giai đoạn cuối; những cặp hôn nhân đang trên bờ vực sắp phải ly dị; những thanh niên bị bỏ tù; những bệnh nhân về tim mạch; và những người khác.
(H): Thưa Tiến Sĩ, đâu là những bước, mà một người tìm kiếm sự chữa lành thông qua phương cách trị liệu bằng sự tha thứ, phải thông qua?
(T): Thưa, việc theo đúng phương cách trị liệu bằng việc dùng sự tha thứ là điều quan trọng. Như Bác Sĩ Fitzgibbons và tôi đã trình bày ra một nền tảng khoa học dùng việc tha thứ như là một hình thức trị liệu được đề cập đến trong sách. Cách thức này được mô tả thêm một cách chi tiết hơn trong cuốn sách của tôi có nhan đề “Tha Thứ Là Một Sự Chọn Lựa,” để dành cho tất cả mọi dạng độc giả.
Lý do chính của phương thức này chính là: trước tiên, con người cần nhìn nhận rằng họ đã bị đối xử một cách bất công; khiêm tốn nhìn nhận rằng, họ đã bị thương tổn về mặt tình cảm bởi sự đối xử bất công đó; và rằng họ thật sự giận dữ về điều này.
Kế đến, nếu họ muốn bắt đầu việc trị liệu bằng sự tha thứ, họ cần khám phá ra tha thứ chính là gì, và đâu không phải là sự tha thứ. Chẳng hạn, khi con người tha thứ cho nhau, họ không bỏ qua, kết tội hay phải quên đi những sai trái chống lại họ. Thì họ có thể là hòa giải hay không hòa giải.
Tha thứ chính là làm giảm đi sự oán giận (resentment) và làm tăng lên lòng nhân từ (benevolence) và tình yêu thương dành cho người đã đối xử bất công với mình. Đây là một sự chọn lựa cá nhân, là một hành động của ý chí. Hòa giải chính là việc hai người cùng quay trở lại với nhau trong sự tin tưởng về nhau. Điều này đòi hỏi sự hợp tác của cả hai bên. Một người có thể tha thứ kẻ bắt nạt mình, và rồi tìm cách bảo vệ người đó, và ngược lại.
Kế đến, chúng tôi đề nghị họ vào giai đoạn mà Bác Sĩ Fitzgibbons gọi là “việc nhận thức của sự tha thứ” (cognitive forgiveness). Thì đây chính là những ý tưởng và lời tuyên ngôn về sự tha thứ dành cho người đã đối xử bất công với mình. Vào thời điểm này, người đó không cần phải tiếp xúc người đã phạm tội, nhưng là việc thực hiện về sự nhận thức của lòng tha thứ tự trong chính bản thân của họ.
Một phần của việc nhận thức về sự tha thứ chính là nghĩ đến người đã phạm tội với mình như là một con người trọn vẹn, mà không cần phải kết án họ vì những hành động tội lỗi của riêng họ. Tất cả chúng ta có ý nghĩa hơn là những hành động của chúng ta. Chúng ta là những người dễ bị tổn thương. Chúng ta là con cái của Thiên Chúa.
Theo sau việc nhận thức về sự tha thứ chính là việc tha thứ về tình cảm, tức việc tự cởi mở chính mình ra vì lòng trắc ẩn và vì tình yêu mà người con của Thiên Chúa đã xúc phạm đến mình. Đây là một tiến trình đầy khó khăn và đòi hỏi thời gian. Một số người trong giai đoạn trị liệu này có thể chưa sẳn sàng cho việc này, do đó, chúng ta cần phải tôn trọng họ.
Vẫn còn là một điều bí mật đối với chúng ta, là làm thế nào mà lòng trắc ẩn tiến triển lên trong trái tim con người, để giúp người đó biết tha thứ cho người đã đối xử một cách bất công đối với mình. Thì rõ ràng là ơn huệ của Thiên Chúa đang hoạt động tại đây, nhưng đối với chúng ta, những nhà khoa học, thì không có ngôn ngữ nào để hoàn toàn diễn tả hết về điều này. Khoa học bị giới hạn cũng giống như là mọi nổ lực của con người hòng cố tìm hiểu ra được bí mật này.
Ngoài việc tha thứ về tình cảm, chính là việc phải “gánh lấy nổi đau” của những gì đã xảy ra. Người tha thứ không thể vặn ngược lại đồng hồ, và hoãn việc gây hại cho người khác, nhưng là người đó giờ đây phải đưa ra một quyết định can đảm là biết chấp nhận nổi đau và trở thành một sợi dây liên kết thiện hảo với người đã xúc phạm mình.
Đối với một người Kitô hữu, nổi đau này cũng gần giống như việc Chúa Kitô phải gánh chịu mọi khổ đau vì tội lỗi của chúng ta. Ngài đã gánh lấy nổi đau đó cho chúng ta. Thì chúng ta cũng phải biết làm điều tương tự đối với những người khác, để tất cả cùng nhận được sự tha thứ.
(Còn tiếp….)