Theo Nicole Russell của tạp chí The Federalist, một cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy phần lớn người ta không lưu ý đến việc hẹn hò những người chuyển phái tính (transgender).
Thực vậy, một cuộc nghiên cứu của Journal of Social and Personal Relationships (Tạp Chí Các Mối Tương Quan Xã Hội và Bản Thân) mới đây tìm thấy gần 90% những người trả lời cho biết họ không thích hẹn hò những người chuyển phái tính. Trong một bài báo của tờ Psychology Today(Tâm Lý Học Ngày Nay), đồng tác giả Karen Blair cho rằng những điều mới tìm ra chứng tỏ có sự kỳ thị đáng kể, hoặc ít nhất, có sự không sẵn lòng bao gồm những người này vào chuyện hẹn hò.
Tuy nhiên, thay vì vạch ra sự thật hiển nhiên này: các tín hiệu sinh học làm nền cho sự lôi cuốn tình dục và lãng mạn, thì tác giả của nó lại khổ công bày tỏ thiện cảm đối với việc loại bỏ những người chuyển phái tính ra khỏi lãnh vực hẹn hò như thể đây chỉ là vấn đề công bằng xã hội. Đây lại là một ngả đường nữa được phe cấp tiến sử dụng để khuyến khích người khác bác bỏ thực tại sinh học và bình thường hóa các tác phong bất bình thường.
Blair giải thích rằng cô và một đồng nghiệp hỏi 1,000 người tham dự cuộc nghiên cứu câu hỏi sau đây “Bạn có coi như đối tác hẹn hò có thể có (có thể chọn tất cả những người bạn đồng ý):
• Một phụ nữ cisgender [1 người sống theo giới tính tự nhiên (1)]
• Một đàn ông cisgender [1 người sống theo giới tính tự nhiên (1)]
• Một phụ nữ chuyển phái [1 đàn ông cố gắng trông giống đàn bà]
• Một đàn ông chuyển phái [1 phụ nữ cố gắng trông giống đàn ông]
• Một người với bản sắc phái tính bất nhị phân (non-binary= 1 người cố gắng trông không phải nam cũng không phải nữ]
Kết quả cho thấy “87.5% người tham gia được hỏi câu hỏi trên chỉ chọn các trường hợp ‘cisgender’ và loại bỏ các trường hợp chuyển phái và bất nhị phân khỏi nhóm được họ chọn hẹn hò”.
Blair giải thích việc tìm được tình yêu quan trọng như thế nào đối với hạnh phúc. Ít ai có thể không đồng ý với cô về điều này. Nhưng rồi cô viết tiếp “nếu quá ít người sẵn lòng hẽn hò người chuyển phái, điều này có nghĩa gì đối với sức khỏe và phúc lợi của họ? Nếu người chuyển phái và bất nhị phân không tiếp cận được với một trong những nguồn nâng đỡ xã hội vững ổn nhất, điều này có thể giải thích một số chênh lệch hiện nay về sức khỏe trong các cộng đồng chuyển phái”.
Thay vì phân tích lý do tại sao có thể như thế, hoặc nó có thể nói gì về phong trào chuyển phái, ngay sau đó, Blair cho rằng người chuyển phái đang bị loại trừ một cách tích cực, thậm chí bị kỳ thị. Luận lý của cô hiển nhiên cho rằng gần 900 người đã sai lầm.
Blair cũng thấy rằng “chỉ một thiểu số nhỏ người ‘cisgender’, các cá nhân dị tính luyến ái (3.1%) sẵn lòng hẹn hò một người chuyển phái, một phần trăm lớn hơn nhiều những người tự nhận mình lưỡng ái hay ‘queer’ đưa ra các trả lời bao gồm (55%)”. Tuy nhiên, Blair xem ra vẫn lấy làm lạ trước các câu trả lời cho thấy “các cá nhân ít xác suất nhất trong việc bày tỏ ý thích hẹn hò người chuyển phái, cho dù bản sắc tính dục của họ cho thấy họ lưu ý đến đàn bà (nghĩa là những người đàn ông 'thẳng' (‘straight’), những người đàn bà đồng tính, hay các cá nhân 'queer'/lưỡng ái)”.
Blair không hỏi tại sao các người trả lời cảm thấy không có xu hướng hẹn hò người chuyển phái, có lẽ vì cô không bao giờ có ý định ngoại suy các dự kiện này, nhưng theo Russell điều quan trọng là phải đặt câu hỏi ấy. Dữ kiện về hẹn hò này có thể cung cấp nhiều chỉ dẫn về lý do tại sao quá nhiều người đang lận đận trong việc bênh vực phong trào chuyển phái.
Đáng tiếc thay: Lôi cuốn là vì giới tính (sex)
Blair vẫn cứ tránh không cho biết tại sao cô lại đi tìm những kết quả như cô đã thấy và thay vào đó chỉ giả thiết rằng người chuyển giới là nạn nhân của thiên kiến không hơn không kém. Đây là cách đọc các kết quả này theo óc phe phái, đến nỗi các kết luận của cô gần như làm ngơ khoa học hoàn toàn. Jesse Singal, người từng viết một bài đáng lưu ý trên tờ The Atlantic mùa thu vừa qua về các trẻ em chuyển phái, đã gửi tweet sau đây về bài báo của Blair:
“điển hình đáng lưu ý về điều xẩy ra khi, vì các lý do ý thức hệ, cô đã quyết định cho rằng giới tính sinh học không phải là điều hiện hữu nhưng được nung rất sâu vào điều chúng ta là. Tất cả chỉ là các cố gắng quấn quít lấy nhau để giải thích điều này mà không nại đến giới tính...”
Ông cũng đã “tweeted”: “Trọng điểm là khuôn mẫu lôi cuốn của người ta, ở tận gốc rễ, phần lớn có liên hệ với các tín hiệu giới tính sinh học. Bạn không thể dùng ý thức hệ để làm ngơ điều đó”.
Sau cùng, ông “tweeted”: “2/ (và đúng tôi nhận ra chuyển phái là chiếc dù lớn che cho mọi điều từ không chuyển tới người không thể phân biệt với người ‘cis’, nhưng trọng điểm là khuôn mẫu lôi cuốn của người ta, ở tận gốc rễ, phần lớn có liên hệ với các tín hiệu giới tính sinh học. Bạn không thể dùng ý thức hệ để làm ngơ điều đó”.
....
Singal đưa ra một lập trường rõ ràng: từ bản chất, người ta bị lôi cuốn bởi người khác dựa trên các tín hiệu giới tính hiển nhiên. Khái niệm này dễ dàng quan sát thấy nơi các khung cảnh xã hội, nơi truyền hình và phim ảnh, và đã từng được nghiên cứu đến chán chường (ad nauseum) trong cộng đồng khoa học. Khi những tín hiệu bẩm sinh này bị xoá bỏ nhường chỗ cho những vụ “đảo ngược” phái tính hay những dáng vẻ ái nam ái nữ hoặc bất nhị phân, thì những nhân tố lôi cuốn tự nhiên một là biến mất hai là bị bôi lọ.
Nếu tôi là một người đàn ông, tại sao tôi lại bị lôi cuốn bởi một ai đó muốn trông giống chẳng phải đàn ông cũng chẳng phải đàn bà? Nếu tôi là một người đàn bà, tại sao bất thình lình tôi lại bị lôi cuốn bởi một ai đó tự nhận là đàn bà nhưng vẫn giữ nhiều nét đàn ông? Điều này gây mơ hồ hỗn độn và chống lại tự nhiên. Việc Blair không chịu thừa nhận các khả thể này thực sự gây hại cho cả những người có phái tính tự nhiên lẫn những người chuyển phái tính.
Blair còn so sánh lời yêu cầu phải bao gồm người chuyển phái vào nhóm có thể được hẹn hò với việc hẹn hò giữa những người khác sắc tộc mấy thập niên trước đây. Và hy vọng rằng công luận cuối cùng đã chấp nhận việc hẹn hò liên sắc tộc thế nào thì cũng sẽ chấp nhận việc hẹn hò với những người chuyển phái như thế. Nhưng cô quên rằng không có cơ sở nào biện minh cho sự so sánh này. Là người da đen đâu giống như việc quyết định vận đồ “bất nhị phân” và bác bỏ thực tại.
Tóm lại các ngoại suy của cuộc nghiên cứu này khá hiển nhiên: Kết quả cho thấy những người khẳng định sinh học không để mình bị lôi cuốn, cả theo nghĩa tính dục lẫn lãng mạn, bởi những người tự chọn sống bên ngoài các qui phạm sinh học. Điều này không chỉ lành mạnh về phương diện ý thức hệ mà còn bình thường và lành mạnh về phương diện sinh học. Vì thế, nhiều người vẫn sẽ tiếp tục đi tìm tình yêu, và cả sinh sản nữa.
_________________________________________________________________________________________________________
(1) “Cisgender” chỉ người có cảm thức về bản sắc và phái tính bản thân mình tương ứng với giới tính lúc sinh. Ta biết tiếp đầu ngữ “trans” (trong transgender) có nghĩa là “qua bên kia”, trong khi tiếp đầu ngữ “cis” có nghĩa là “ở bên này”. “Cisgender” là một kiểu nói xuất hiện trong các bài báo học thuật thập niên 1990. Nó bắt đầu được nhiều người sử dụng từ năm 2007 khi lý thuyết gia chuyển phái tính Julia Serano thảo luận về nó trong cuốn sách của bà tựa là Whipping Girl. Nó được đưa vào Oxford English Dictionary năm 2015.
Thực vậy, một cuộc nghiên cứu của Journal of Social and Personal Relationships (Tạp Chí Các Mối Tương Quan Xã Hội và Bản Thân) mới đây tìm thấy gần 90% những người trả lời cho biết họ không thích hẹn hò những người chuyển phái tính. Trong một bài báo của tờ Psychology Today(Tâm Lý Học Ngày Nay), đồng tác giả Karen Blair cho rằng những điều mới tìm ra chứng tỏ có sự kỳ thị đáng kể, hoặc ít nhất, có sự không sẵn lòng bao gồm những người này vào chuyện hẹn hò.
Tuy nhiên, thay vì vạch ra sự thật hiển nhiên này: các tín hiệu sinh học làm nền cho sự lôi cuốn tình dục và lãng mạn, thì tác giả của nó lại khổ công bày tỏ thiện cảm đối với việc loại bỏ những người chuyển phái tính ra khỏi lãnh vực hẹn hò như thể đây chỉ là vấn đề công bằng xã hội. Đây lại là một ngả đường nữa được phe cấp tiến sử dụng để khuyến khích người khác bác bỏ thực tại sinh học và bình thường hóa các tác phong bất bình thường.
Blair giải thích rằng cô và một đồng nghiệp hỏi 1,000 người tham dự cuộc nghiên cứu câu hỏi sau đây “Bạn có coi như đối tác hẹn hò có thể có (có thể chọn tất cả những người bạn đồng ý):
• Một phụ nữ cisgender [1 người sống theo giới tính tự nhiên (1)]
• Một đàn ông cisgender [1 người sống theo giới tính tự nhiên (1)]
• Một phụ nữ chuyển phái [1 đàn ông cố gắng trông giống đàn bà]
• Một đàn ông chuyển phái [1 phụ nữ cố gắng trông giống đàn ông]
• Một người với bản sắc phái tính bất nhị phân (non-binary= 1 người cố gắng trông không phải nam cũng không phải nữ]
Kết quả cho thấy “87.5% người tham gia được hỏi câu hỏi trên chỉ chọn các trường hợp ‘cisgender’ và loại bỏ các trường hợp chuyển phái và bất nhị phân khỏi nhóm được họ chọn hẹn hò”.
Blair giải thích việc tìm được tình yêu quan trọng như thế nào đối với hạnh phúc. Ít ai có thể không đồng ý với cô về điều này. Nhưng rồi cô viết tiếp “nếu quá ít người sẵn lòng hẽn hò người chuyển phái, điều này có nghĩa gì đối với sức khỏe và phúc lợi của họ? Nếu người chuyển phái và bất nhị phân không tiếp cận được với một trong những nguồn nâng đỡ xã hội vững ổn nhất, điều này có thể giải thích một số chênh lệch hiện nay về sức khỏe trong các cộng đồng chuyển phái”.
Thay vì phân tích lý do tại sao có thể như thế, hoặc nó có thể nói gì về phong trào chuyển phái, ngay sau đó, Blair cho rằng người chuyển phái đang bị loại trừ một cách tích cực, thậm chí bị kỳ thị. Luận lý của cô hiển nhiên cho rằng gần 900 người đã sai lầm.
Blair cũng thấy rằng “chỉ một thiểu số nhỏ người ‘cisgender’, các cá nhân dị tính luyến ái (3.1%) sẵn lòng hẹn hò một người chuyển phái, một phần trăm lớn hơn nhiều những người tự nhận mình lưỡng ái hay ‘queer’ đưa ra các trả lời bao gồm (55%)”. Tuy nhiên, Blair xem ra vẫn lấy làm lạ trước các câu trả lời cho thấy “các cá nhân ít xác suất nhất trong việc bày tỏ ý thích hẹn hò người chuyển phái, cho dù bản sắc tính dục của họ cho thấy họ lưu ý đến đàn bà (nghĩa là những người đàn ông 'thẳng' (‘straight’), những người đàn bà đồng tính, hay các cá nhân 'queer'/lưỡng ái)”.
Blair không hỏi tại sao các người trả lời cảm thấy không có xu hướng hẹn hò người chuyển phái, có lẽ vì cô không bao giờ có ý định ngoại suy các dự kiện này, nhưng theo Russell điều quan trọng là phải đặt câu hỏi ấy. Dữ kiện về hẹn hò này có thể cung cấp nhiều chỉ dẫn về lý do tại sao quá nhiều người đang lận đận trong việc bênh vực phong trào chuyển phái.
Đáng tiếc thay: Lôi cuốn là vì giới tính (sex)
Blair vẫn cứ tránh không cho biết tại sao cô lại đi tìm những kết quả như cô đã thấy và thay vào đó chỉ giả thiết rằng người chuyển giới là nạn nhân của thiên kiến không hơn không kém. Đây là cách đọc các kết quả này theo óc phe phái, đến nỗi các kết luận của cô gần như làm ngơ khoa học hoàn toàn. Jesse Singal, người từng viết một bài đáng lưu ý trên tờ The Atlantic mùa thu vừa qua về các trẻ em chuyển phái, đã gửi tweet sau đây về bài báo của Blair:
“điển hình đáng lưu ý về điều xẩy ra khi, vì các lý do ý thức hệ, cô đã quyết định cho rằng giới tính sinh học không phải là điều hiện hữu nhưng được nung rất sâu vào điều chúng ta là. Tất cả chỉ là các cố gắng quấn quít lấy nhau để giải thích điều này mà không nại đến giới tính...”
Ông cũng đã “tweeted”: “Trọng điểm là khuôn mẫu lôi cuốn của người ta, ở tận gốc rễ, phần lớn có liên hệ với các tín hiệu giới tính sinh học. Bạn không thể dùng ý thức hệ để làm ngơ điều đó”.
Sau cùng, ông “tweeted”: “2/ (và đúng tôi nhận ra chuyển phái là chiếc dù lớn che cho mọi điều từ không chuyển tới người không thể phân biệt với người ‘cis’, nhưng trọng điểm là khuôn mẫu lôi cuốn của người ta, ở tận gốc rễ, phần lớn có liên hệ với các tín hiệu giới tính sinh học. Bạn không thể dùng ý thức hệ để làm ngơ điều đó”.
....
Singal đưa ra một lập trường rõ ràng: từ bản chất, người ta bị lôi cuốn bởi người khác dựa trên các tín hiệu giới tính hiển nhiên. Khái niệm này dễ dàng quan sát thấy nơi các khung cảnh xã hội, nơi truyền hình và phim ảnh, và đã từng được nghiên cứu đến chán chường (ad nauseum) trong cộng đồng khoa học. Khi những tín hiệu bẩm sinh này bị xoá bỏ nhường chỗ cho những vụ “đảo ngược” phái tính hay những dáng vẻ ái nam ái nữ hoặc bất nhị phân, thì những nhân tố lôi cuốn tự nhiên một là biến mất hai là bị bôi lọ.
Nếu tôi là một người đàn ông, tại sao tôi lại bị lôi cuốn bởi một ai đó muốn trông giống chẳng phải đàn ông cũng chẳng phải đàn bà? Nếu tôi là một người đàn bà, tại sao bất thình lình tôi lại bị lôi cuốn bởi một ai đó tự nhận là đàn bà nhưng vẫn giữ nhiều nét đàn ông? Điều này gây mơ hồ hỗn độn và chống lại tự nhiên. Việc Blair không chịu thừa nhận các khả thể này thực sự gây hại cho cả những người có phái tính tự nhiên lẫn những người chuyển phái tính.
Blair còn so sánh lời yêu cầu phải bao gồm người chuyển phái vào nhóm có thể được hẹn hò với việc hẹn hò giữa những người khác sắc tộc mấy thập niên trước đây. Và hy vọng rằng công luận cuối cùng đã chấp nhận việc hẹn hò liên sắc tộc thế nào thì cũng sẽ chấp nhận việc hẹn hò với những người chuyển phái như thế. Nhưng cô quên rằng không có cơ sở nào biện minh cho sự so sánh này. Là người da đen đâu giống như việc quyết định vận đồ “bất nhị phân” và bác bỏ thực tại.
Tóm lại các ngoại suy của cuộc nghiên cứu này khá hiển nhiên: Kết quả cho thấy những người khẳng định sinh học không để mình bị lôi cuốn, cả theo nghĩa tính dục lẫn lãng mạn, bởi những người tự chọn sống bên ngoài các qui phạm sinh học. Điều này không chỉ lành mạnh về phương diện ý thức hệ mà còn bình thường và lành mạnh về phương diện sinh học. Vì thế, nhiều người vẫn sẽ tiếp tục đi tìm tình yêu, và cả sinh sản nữa.
_________________________________________________________________________________________________________
(1) “Cisgender” chỉ người có cảm thức về bản sắc và phái tính bản thân mình tương ứng với giới tính lúc sinh. Ta biết tiếp đầu ngữ “trans” (trong transgender) có nghĩa là “qua bên kia”, trong khi tiếp đầu ngữ “cis” có nghĩa là “ở bên này”. “Cisgender” là một kiểu nói xuất hiện trong các bài báo học thuật thập niên 1990. Nó bắt đầu được nhiều người sử dụng từ năm 2007 khi lý thuyết gia chuyển phái tính Julia Serano thảo luận về nó trong cuốn sách của bà tựa là Whipping Girl. Nó được đưa vào Oxford English Dictionary năm 2015.