Tôi vừa giúp các Nữ Tu Dòng Đaminh Tam Hiệp tuần tĩnh tâm tại Foyer de Charite Phú Dòng, Phú cường, Định quán, Đồng nai.
Hình ảnh
Tháng Năm là tháng Hoa và cũng là khởi đầu mùa hè. Riêng đối với các Nữ Tu thì đây là tháng của hồng ân. Xếp lại những công việc mục vụ, về bên nhau, sát kề bên Chúa, từ đó múc lấy nguồn sức sống sau một năm miệt mài dấn thân phục vụ tại các cộng đoàn sứ vụ.
Năm nay kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima. Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự lễ phong hiển thánh cho hai chân phước thiếu nhi Phanxicô và Giacinta vào ngày 13 tháng 5 tại Fatima, cho nên chủ đề của kỳ tĩnh tâm là “Hành trình ơn gọi theo gương Mẹ Fatima”.
Tĩnh tâm nhằm giúp mỗi người đi vào chiều sâu nội tâm để lắng nghe tiếng Chúa, hầu nhận ra thực trạng của đời mình. Từ đó, ngưới Tu sĩ biết lấy Lời Chúa chiếu soi, thanh luyện tâm hồn và kín múc sức mạnh từ nơi Chúa để biến đổi đời sống trong ơn gọi và trong sứ vụ của đời thánh hiến sao cho phù hợp thánh ý Chúa.
Để biết được con người thực của mình và nghe được tiếng Chúa nói với lòng mình, điều kiện tiên quyết là phải biết đi vào thinh lặng.Thinh lặng bề ngoài để kiến tạo thinh lặng nội tâm. Hai yếu tố tâm linh quyết định để kỳ tĩnh tâm đem lại kết quả, làm mới cuộc đời là lắng nghe và sẵn sàng vâng phục. Hai yếu tố này lại cần có hai yếu tố khác chuẩn bị là thinh lặng và tự do nội tâm, thanh thoát với tất cả những gì không phải là Chúa. Không gian của Cộng đoàn Bác ái Phú Dòng thật rộng thoáng, thanh vắng, êm đềm, thật thích hợp cho những ngày cấm phòng.
Tĩnh tâm là sinh hoạt thường xuyên của Giáo Hội dành cho tín hữu, có thời gian nghỉ ngơi, khôi phục, củng cố đời sống tâm linh và định hướng cho cuộc sống. Đối với các Tu sĩ, tĩnh tâm trở thành một chương trình sống bắt buộc được ghi vào khoản lề luật Dòng. Tôn chỉ Hội Dòng Đaminh là “Chia sẻ cho tha nhân những gì mình đã chiêm niệm”. Mỗi Tu sĩ xác quyết: Cầu nguyện là yếu tố làm nên đời tu, là sự sống còn của đời tu. Những ngày tĩnh tâm là “lên núi” với Chúa để rồi mỗi Tu sĩ “xuống núi” với thật nhiều niềm vui và quyết tâm.
Một tuần lễ sống ở đây đã cho tôi rất nhiều cảm nghiệm và niềm vui làm khỏe mạnh tâm hồn trong bầu khí tĩnh lặng, nghiêm trang và thánh thiện của đời sống tu sĩ.
Cộng Đoàn Bác Ái Phú Dòng là một trong ba Foyers De Charite tại Việt Nam (Bình Triệu, Cao Thái). Từ Dầu Giây theo quốc lộ 20 đi 16km là đến Trung tâm hành hương Đức Mẹ Núi Cúi, thêm 1km rồi rẽ phải vào 300m là đến nơi.
Cộng Đoàn Bác Ái là một Hiệp hội giáo dân, được thành lập tại Pháp từ năm 1936 và được Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách giáo dân chính thức công nhận ngày 8.12.1999. Đến năm 2017, trên thế giới có 80 Cộng Đoàn Bác Ái hoạt động trong 45 quốc gia. Mỗi cộng đoàn luôn có một Linh mục mệnh danh là Linh phụ hiện diện sống với các thành viên và tiếp đón mọi người đến tĩnh tâm, học hỏi Lời Chúa, giáo lý và các giáo huấn của Giáo Hội. Hoạt động của các Cộng Đoàn Bác Ái “là truyền giáo bằng việc cầu nguyện và tiếp đón mọi người đến tĩnh tâm: nửa ngày, một ngày, năm ngày, tuần lễ, để họ có điều kiện và cơ hội gặp Chúa, tin yêu Chúa, hiểu biết kế hoạch yêu thương cứu độ của Chúa và làm tông đồ trong môi trường sống của mỗi người”.
Khuôn viên nơi này được bao quanh bởi tường cao kín cổng. Đây vốn là quả đồi nên Nhà thờ (cung hiến năm 2012) nằm ở vị trí trung tâm trên cao, tầng trên làm nhà nguyện cử hành các bí tích, tầng dưới là hội trường sinh hoạt học hành. Phía trước Nhà thờ, hai cây si già rợp bóng mát. Khu vực cộng đoàn tách biệt gồm nguyện đường nhỏ và những nhà ở nhà sinh hoạt của cha linh phụ Antôn Trần văn Bài và các tu sĩ nam nữ.
Thuộc vùng Dốc Mơ - Gia Kiệm nên đất đai màu mỡ, cây cối xanh tươi. Bên trái có khu vườn tĩnh lặng rợp bóng cây, nhiều lối đi và ghế đá để ngồi chiêm niệm. Phía sau và bên phải là dãy nhà tĩnh tâm dành riêng cho các linh mục tu sĩ và các hội đoàn từ khắp nơi đến cấm phòng. Ngôi nhà này khánh thành năm 2011, bao gồm hai dãy tương đối khang trang, rộng và thoáng mát. Có 53 phòng (phòng đôi, có thể đáp ứng được hơn 100 người cùng lúc), riêng 2 phòng sát bên phòng thánh dành cho quý cha hướng dẫn tĩnh tâm.
Hơn 2 mẫu đất làm công viên tĩnh dưỡng toàn là cây cao tỏa bóng mát và những thảm cỏ xanh mướt giữa vườn cây ăn trái đang mùa ra hoa thơm ngát. Lối đi chính giữa Nhà thờ và nhà tĩnh tâm rực rỡ hoa lá đủ màu sắc tươi mát. Từ cổng vào, có đài Đức Mẹ, nước chảy róc rách nhiều cá bơi lội tung tang, dẫn đến các lối đi nhỏ rẽ vào các căn chòi rợp bóng mát tĩnh lặng thích hợp để họp nhóm chia sẻ hay một mình cầu nguyện.
Không gian thật thoáng đãng và bình yên. Không khí trong lành hòa trong thiên nhiên.Chiều và tối thỉnh thoảng có những cơn mưa rã rích, tắm gội vườn tược cây cỏ. Sáng sớm, tiếng chim hót rộn vang, những tia nắng sớm xuyên qua cành lá rọi xuống lối đi, tiếng chuông đầu ngày mới ngân nga, những bóng dáng của các Tu sĩ trong áo dòng trắng thấp thoáng thầm lặng đi đến nhà nguyện cầu kinh dâng lễ. Một ngày mới thật nhẹ nhàng, bình an và thanh thản.
Trong suốt ngày sống, từ sáng sớm đến khi đêm về, tiếng chuông thỉnh thoảng ngân lên, các Tu sĩ tĩnh tâm đều đặn đến nhà thờ. Cử hành Phụng Vụ thờ phượng Thiên Chúa, bao gồm giờ kinh Phụng Vụ, Kinh Sáng, Thánh Lễ, Kinh Chiều, Chầu Thánh Thể, Kinh Tối.
Ngoài các giờ Phụng Vụ thờ phượng, các Tu sĩ còn có giờ nghe giảng, suy ngẫm xét mình, lần chuỗi Mân Côi, đọc sách thiêng liêng. Có thể nói toàn thời gian một ngày sống, Tu sĩ dành cho việc cầu nguyện và thờ phượng Chúa.
Sứ mạng của Tu sĩ là cầu nguyện cho mọi người, cho Hội Thánh, cho toàn thế giới. Sự tĩnh lặng làm cho các Tu sĩ ý thức về cuộc chiến trường kỳ giữa những sức mạnh của sự thiện và sự dữ mà họ nhận thấy ngay trong lòng mình, họ sẽ nhạy cảm với mọi nỗi khốn khổ mà nhân loại đang phải gánh chịu và đưa vào lời cầu nguyện. Những giờ Kinh Nguyện, các Tu sĩ hát với cung điệu du dương trầm bổng hòa trong tiếng pianô thanh thoát, nghe êm ái làm sao, kinh nhạc như đôi cánh nâng tâm hồn lên tới Chúa.
Những ngày sống nơi đây, tôi cũng nhận thấy có sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với Thiên Chúa. Môi trường sống thể chất và tâm linh thật trong lành. Từ cha linh phụ đến các tu sĩ nam nữ đều tận tụy phục vụ tĩnh tâm. Các ngài sống đặc sủng là một gia đình Thiên Chúa theo kiểu mẫu: các Kitô hữu đầu tiên, Gia đình Nazareth, Ba Ngôi Thiên Chúa. Nơi đây như một đan viện, nơi lý tưởng để tổ chức các ngày tĩnh tâm.
Cuộc sống tu trì chiêm niệm của các Tu sĩ là đi tìm kiếm sự hiệp nhất với Thiên Chúa. Tất cả sự trọn lành hệ tại đức mến, yếu tố làm tăng trưởng lòng mến là khiêm nhường. Gặp gỡ trò chuyện, tôi thấy các Tu sĩ thật hiền lành và khiêm nhường. Đời sống phục vụ là một dấu hiệu về Nước Thiên Chúa. Đời sống của các Tu sĩ như phác hoạ ra trước mắt người đời cảnh sống trong Nước Thiên Chúa, ở đó vang lên những lời ngợi khen, một nếp sống bình an thánh thiện, không bị giằng co toan tính sự đời. Ai đến đây cũng nhìn thấy cảnh sống và hít thở bầu không khí an bình thanh thoát.
Thật ngưỡng mộ đời sống chiêm niệm có lịch sử lâu đời và những giá trị huyền bí thanh cao, bất biến, một sự sống luôn trẻ trung, trào tràn và lưu chuyển trong lòng mẹ Giáo Hội. Đời dâng hiến đi liền với chiều kích chiêm niệm của nếp sống tu trì. Các Tu sĩ làm chứng về mối tương quan giữa sự từ bỏ và niềm vui, giữa hy sinh và sự triển nở con tim, giữa kỷ luật và tự do thiêng liêng. Các vị Giáo Hoàng gần đây, từ thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đến Đức Bênêđíctô XVI và đương kim Giáo Hoàng Phanxicô đều luôn đề cao, cổ xuý và ca ngợi đời sống Thánh Hiến Đan Tu là kho tàng quý báu và là sức sống của Giáo Hội. Thánh Gioan Phaolô II khẳng định:“Các Hội Dòng hoàn toàn chuyên lo chiêm niệm, là một niềm vinh dự và là nguồn mạch muôn vàn ơn thiêng cho Giáo Hội. Bằng chính đời sống và sứ mệnh của mình, những thành viên của các Hội Dòng này, noi gương Chúa Kitô cầu nguyện trên núi; các vị chứng tỏ quyền tối thượng của Thiên Chúa trên dòng lịch sử và tham dự trước vinh quang mai hậu. Trong cô tịch và thinh lặng, bằng việc lắng nghe Lời Chúa, phụng thờ Thiên Chúa, khổ chế bản thân, đọc kinh cầu nguyện, hãm mình và chia sẻ tình huynh đệ, các vị quy hướng trọn vẹn đời sống và mọi sinh hoạt của mình về sự chiêm ngắm Thiên Chúa. Như vậy, các vị cung hiến cho cộng đoàn Giáo Hội chứng tá duy nhất về tình yêu của Giáo Hội dành cho Chúa của mình, cũng như góp phần vào việc làm tăng trưởng Dân Chúa, bằng một việc tông đồ âm thầm mà phong phú” (Tông huấn “Đời sống thánh hiến” – Vita consecrate, số 8).
Thánh Gioan Phaolô II đã viết một huấn thị dành cho các Tu sĩ với tên gọi “Xuất Phát Lại Từ Đức Kitô”, có thể tóm kết trong ba chữ S.
Say mê Đức Kitô. Mỗi Kitô hữu tự bản chất thuộc về Đức Kitô nhờ Phép Rửa, cách riêng các Tu sĩ còn thuộc về Đức Kitô cách đặc biệt hơn nhờ Lời Khấn Dòng. Từ đó, Tu sĩ say mê Đức Kitô trong ý nghĩ, trong việc làm, trong tình cảm, để rồi uốn nắn và điều chỉnh mọi bước đi trong đời sống của mình. Tu sĩ là người say mê Đức Kitô.
Sống hiệp thông. Hiệp thông trước hết là với Chúa theo chiều cao. Hiệp thông theo chiều ngang đối với Bề trên với anh em. Sống hiệp thông với Chúa cách tròn đầy thì mới mong có được hiệp thông đối với anh chị em chung quanh mình trong nhiệm vụ một cách có hiệu quả.
Sẵn sàng lên đường. Chữ Sẵn sàng lên đường hợp với chữ Sứ vụ. Tu sĩ ở đây hôm nay, nhưng Nhà Dòng cần mình đến chỗ khác thì sẵn sàng, không phải quyến luyến nữa.
Say mê Đức Kitô nhằm cho đời sống tâm linh, sống hiệp thông nhằm đến tình huynh đệ và nhờ đó sẵn sàng lên đường cho sứ vụ.
Nhờ năng “Xuất Phát Lại Từ Đức Kitô” qua mỗi kỳ tĩnh tâm, người Tu sĩ được bồi bổ tâm linh để luôn say mê Đức Kitô, sống hiệp thông và nhiệt thành trong sứ vụ. “Đời sống tâm linh phải được đặt lên hàng đầu trong chương trình của mọi gia đình tận hiến, ngõ hầu mọi tu hội và mọi cộng đoàn trở thành những trường học về linh đạo Phúc Âm chân chính… Chính phẩm chất thiêng liêng của đời thánh hiến mới lay chuyển được những con người thời đại này đang khao khát những giá trị tuyệt đối và trở thành một lời chứng hấp dẫn” (Tông huấn “Đời sống thánh hiến” – Vita consecrate, số 93).
Tạ ơn Chúa đã cho con cùng các Tu sĩ sống những ngày an bình trong cộng đoàn bác ái này. Nhịp sống nơi bình yên thanh thoát đã giúp chúng con gặp được nét tươi trẻ an vui trong cuộc sống tận hiến cho Chúa. Amen.
Hình ảnh
Tháng Năm là tháng Hoa và cũng là khởi đầu mùa hè. Riêng đối với các Nữ Tu thì đây là tháng của hồng ân. Xếp lại những công việc mục vụ, về bên nhau, sát kề bên Chúa, từ đó múc lấy nguồn sức sống sau một năm miệt mài dấn thân phục vụ tại các cộng đoàn sứ vụ.
Năm nay kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima. Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự lễ phong hiển thánh cho hai chân phước thiếu nhi Phanxicô và Giacinta vào ngày 13 tháng 5 tại Fatima, cho nên chủ đề của kỳ tĩnh tâm là “Hành trình ơn gọi theo gương Mẹ Fatima”.
Tĩnh tâm nhằm giúp mỗi người đi vào chiều sâu nội tâm để lắng nghe tiếng Chúa, hầu nhận ra thực trạng của đời mình. Từ đó, ngưới Tu sĩ biết lấy Lời Chúa chiếu soi, thanh luyện tâm hồn và kín múc sức mạnh từ nơi Chúa để biến đổi đời sống trong ơn gọi và trong sứ vụ của đời thánh hiến sao cho phù hợp thánh ý Chúa.
Để biết được con người thực của mình và nghe được tiếng Chúa nói với lòng mình, điều kiện tiên quyết là phải biết đi vào thinh lặng.Thinh lặng bề ngoài để kiến tạo thinh lặng nội tâm. Hai yếu tố tâm linh quyết định để kỳ tĩnh tâm đem lại kết quả, làm mới cuộc đời là lắng nghe và sẵn sàng vâng phục. Hai yếu tố này lại cần có hai yếu tố khác chuẩn bị là thinh lặng và tự do nội tâm, thanh thoát với tất cả những gì không phải là Chúa. Không gian của Cộng đoàn Bác ái Phú Dòng thật rộng thoáng, thanh vắng, êm đềm, thật thích hợp cho những ngày cấm phòng.
Tĩnh tâm là sinh hoạt thường xuyên của Giáo Hội dành cho tín hữu, có thời gian nghỉ ngơi, khôi phục, củng cố đời sống tâm linh và định hướng cho cuộc sống. Đối với các Tu sĩ, tĩnh tâm trở thành một chương trình sống bắt buộc được ghi vào khoản lề luật Dòng. Tôn chỉ Hội Dòng Đaminh là “Chia sẻ cho tha nhân những gì mình đã chiêm niệm”. Mỗi Tu sĩ xác quyết: Cầu nguyện là yếu tố làm nên đời tu, là sự sống còn của đời tu. Những ngày tĩnh tâm là “lên núi” với Chúa để rồi mỗi Tu sĩ “xuống núi” với thật nhiều niềm vui và quyết tâm.
Một tuần lễ sống ở đây đã cho tôi rất nhiều cảm nghiệm và niềm vui làm khỏe mạnh tâm hồn trong bầu khí tĩnh lặng, nghiêm trang và thánh thiện của đời sống tu sĩ.
Cộng Đoàn Bác Ái Phú Dòng là một trong ba Foyers De Charite tại Việt Nam (Bình Triệu, Cao Thái). Từ Dầu Giây theo quốc lộ 20 đi 16km là đến Trung tâm hành hương Đức Mẹ Núi Cúi, thêm 1km rồi rẽ phải vào 300m là đến nơi.
Cộng Đoàn Bác Ái là một Hiệp hội giáo dân, được thành lập tại Pháp từ năm 1936 và được Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách giáo dân chính thức công nhận ngày 8.12.1999. Đến năm 2017, trên thế giới có 80 Cộng Đoàn Bác Ái hoạt động trong 45 quốc gia. Mỗi cộng đoàn luôn có một Linh mục mệnh danh là Linh phụ hiện diện sống với các thành viên và tiếp đón mọi người đến tĩnh tâm, học hỏi Lời Chúa, giáo lý và các giáo huấn của Giáo Hội. Hoạt động của các Cộng Đoàn Bác Ái “là truyền giáo bằng việc cầu nguyện và tiếp đón mọi người đến tĩnh tâm: nửa ngày, một ngày, năm ngày, tuần lễ, để họ có điều kiện và cơ hội gặp Chúa, tin yêu Chúa, hiểu biết kế hoạch yêu thương cứu độ của Chúa và làm tông đồ trong môi trường sống của mỗi người”.
Khuôn viên nơi này được bao quanh bởi tường cao kín cổng. Đây vốn là quả đồi nên Nhà thờ (cung hiến năm 2012) nằm ở vị trí trung tâm trên cao, tầng trên làm nhà nguyện cử hành các bí tích, tầng dưới là hội trường sinh hoạt học hành. Phía trước Nhà thờ, hai cây si già rợp bóng mát. Khu vực cộng đoàn tách biệt gồm nguyện đường nhỏ và những nhà ở nhà sinh hoạt của cha linh phụ Antôn Trần văn Bài và các tu sĩ nam nữ.
Thuộc vùng Dốc Mơ - Gia Kiệm nên đất đai màu mỡ, cây cối xanh tươi. Bên trái có khu vườn tĩnh lặng rợp bóng cây, nhiều lối đi và ghế đá để ngồi chiêm niệm. Phía sau và bên phải là dãy nhà tĩnh tâm dành riêng cho các linh mục tu sĩ và các hội đoàn từ khắp nơi đến cấm phòng. Ngôi nhà này khánh thành năm 2011, bao gồm hai dãy tương đối khang trang, rộng và thoáng mát. Có 53 phòng (phòng đôi, có thể đáp ứng được hơn 100 người cùng lúc), riêng 2 phòng sát bên phòng thánh dành cho quý cha hướng dẫn tĩnh tâm.
Hơn 2 mẫu đất làm công viên tĩnh dưỡng toàn là cây cao tỏa bóng mát và những thảm cỏ xanh mướt giữa vườn cây ăn trái đang mùa ra hoa thơm ngát. Lối đi chính giữa Nhà thờ và nhà tĩnh tâm rực rỡ hoa lá đủ màu sắc tươi mát. Từ cổng vào, có đài Đức Mẹ, nước chảy róc rách nhiều cá bơi lội tung tang, dẫn đến các lối đi nhỏ rẽ vào các căn chòi rợp bóng mát tĩnh lặng thích hợp để họp nhóm chia sẻ hay một mình cầu nguyện.
Không gian thật thoáng đãng và bình yên. Không khí trong lành hòa trong thiên nhiên.Chiều và tối thỉnh thoảng có những cơn mưa rã rích, tắm gội vườn tược cây cỏ. Sáng sớm, tiếng chim hót rộn vang, những tia nắng sớm xuyên qua cành lá rọi xuống lối đi, tiếng chuông đầu ngày mới ngân nga, những bóng dáng của các Tu sĩ trong áo dòng trắng thấp thoáng thầm lặng đi đến nhà nguyện cầu kinh dâng lễ. Một ngày mới thật nhẹ nhàng, bình an và thanh thản.
Trong suốt ngày sống, từ sáng sớm đến khi đêm về, tiếng chuông thỉnh thoảng ngân lên, các Tu sĩ tĩnh tâm đều đặn đến nhà thờ. Cử hành Phụng Vụ thờ phượng Thiên Chúa, bao gồm giờ kinh Phụng Vụ, Kinh Sáng, Thánh Lễ, Kinh Chiều, Chầu Thánh Thể, Kinh Tối.
Ngoài các giờ Phụng Vụ thờ phượng, các Tu sĩ còn có giờ nghe giảng, suy ngẫm xét mình, lần chuỗi Mân Côi, đọc sách thiêng liêng. Có thể nói toàn thời gian một ngày sống, Tu sĩ dành cho việc cầu nguyện và thờ phượng Chúa.
Sứ mạng của Tu sĩ là cầu nguyện cho mọi người, cho Hội Thánh, cho toàn thế giới. Sự tĩnh lặng làm cho các Tu sĩ ý thức về cuộc chiến trường kỳ giữa những sức mạnh của sự thiện và sự dữ mà họ nhận thấy ngay trong lòng mình, họ sẽ nhạy cảm với mọi nỗi khốn khổ mà nhân loại đang phải gánh chịu và đưa vào lời cầu nguyện. Những giờ Kinh Nguyện, các Tu sĩ hát với cung điệu du dương trầm bổng hòa trong tiếng pianô thanh thoát, nghe êm ái làm sao, kinh nhạc như đôi cánh nâng tâm hồn lên tới Chúa.
Những ngày sống nơi đây, tôi cũng nhận thấy có sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với Thiên Chúa. Môi trường sống thể chất và tâm linh thật trong lành. Từ cha linh phụ đến các tu sĩ nam nữ đều tận tụy phục vụ tĩnh tâm. Các ngài sống đặc sủng là một gia đình Thiên Chúa theo kiểu mẫu: các Kitô hữu đầu tiên, Gia đình Nazareth, Ba Ngôi Thiên Chúa. Nơi đây như một đan viện, nơi lý tưởng để tổ chức các ngày tĩnh tâm.
Cuộc sống tu trì chiêm niệm của các Tu sĩ là đi tìm kiếm sự hiệp nhất với Thiên Chúa. Tất cả sự trọn lành hệ tại đức mến, yếu tố làm tăng trưởng lòng mến là khiêm nhường. Gặp gỡ trò chuyện, tôi thấy các Tu sĩ thật hiền lành và khiêm nhường. Đời sống phục vụ là một dấu hiệu về Nước Thiên Chúa. Đời sống của các Tu sĩ như phác hoạ ra trước mắt người đời cảnh sống trong Nước Thiên Chúa, ở đó vang lên những lời ngợi khen, một nếp sống bình an thánh thiện, không bị giằng co toan tính sự đời. Ai đến đây cũng nhìn thấy cảnh sống và hít thở bầu không khí an bình thanh thoát.
Thật ngưỡng mộ đời sống chiêm niệm có lịch sử lâu đời và những giá trị huyền bí thanh cao, bất biến, một sự sống luôn trẻ trung, trào tràn và lưu chuyển trong lòng mẹ Giáo Hội. Đời dâng hiến đi liền với chiều kích chiêm niệm của nếp sống tu trì. Các Tu sĩ làm chứng về mối tương quan giữa sự từ bỏ và niềm vui, giữa hy sinh và sự triển nở con tim, giữa kỷ luật và tự do thiêng liêng. Các vị Giáo Hoàng gần đây, từ thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đến Đức Bênêđíctô XVI và đương kim Giáo Hoàng Phanxicô đều luôn đề cao, cổ xuý và ca ngợi đời sống Thánh Hiến Đan Tu là kho tàng quý báu và là sức sống của Giáo Hội. Thánh Gioan Phaolô II khẳng định:“Các Hội Dòng hoàn toàn chuyên lo chiêm niệm, là một niềm vinh dự và là nguồn mạch muôn vàn ơn thiêng cho Giáo Hội. Bằng chính đời sống và sứ mệnh của mình, những thành viên của các Hội Dòng này, noi gương Chúa Kitô cầu nguyện trên núi; các vị chứng tỏ quyền tối thượng của Thiên Chúa trên dòng lịch sử và tham dự trước vinh quang mai hậu. Trong cô tịch và thinh lặng, bằng việc lắng nghe Lời Chúa, phụng thờ Thiên Chúa, khổ chế bản thân, đọc kinh cầu nguyện, hãm mình và chia sẻ tình huynh đệ, các vị quy hướng trọn vẹn đời sống và mọi sinh hoạt của mình về sự chiêm ngắm Thiên Chúa. Như vậy, các vị cung hiến cho cộng đoàn Giáo Hội chứng tá duy nhất về tình yêu của Giáo Hội dành cho Chúa của mình, cũng như góp phần vào việc làm tăng trưởng Dân Chúa, bằng một việc tông đồ âm thầm mà phong phú” (Tông huấn “Đời sống thánh hiến” – Vita consecrate, số 8).
Thánh Gioan Phaolô II đã viết một huấn thị dành cho các Tu sĩ với tên gọi “Xuất Phát Lại Từ Đức Kitô”, có thể tóm kết trong ba chữ S.
Say mê Đức Kitô. Mỗi Kitô hữu tự bản chất thuộc về Đức Kitô nhờ Phép Rửa, cách riêng các Tu sĩ còn thuộc về Đức Kitô cách đặc biệt hơn nhờ Lời Khấn Dòng. Từ đó, Tu sĩ say mê Đức Kitô trong ý nghĩ, trong việc làm, trong tình cảm, để rồi uốn nắn và điều chỉnh mọi bước đi trong đời sống của mình. Tu sĩ là người say mê Đức Kitô.
Sống hiệp thông. Hiệp thông trước hết là với Chúa theo chiều cao. Hiệp thông theo chiều ngang đối với Bề trên với anh em. Sống hiệp thông với Chúa cách tròn đầy thì mới mong có được hiệp thông đối với anh chị em chung quanh mình trong nhiệm vụ một cách có hiệu quả.
Sẵn sàng lên đường. Chữ Sẵn sàng lên đường hợp với chữ Sứ vụ. Tu sĩ ở đây hôm nay, nhưng Nhà Dòng cần mình đến chỗ khác thì sẵn sàng, không phải quyến luyến nữa.
Say mê Đức Kitô nhằm cho đời sống tâm linh, sống hiệp thông nhằm đến tình huynh đệ và nhờ đó sẵn sàng lên đường cho sứ vụ.
Nhờ năng “Xuất Phát Lại Từ Đức Kitô” qua mỗi kỳ tĩnh tâm, người Tu sĩ được bồi bổ tâm linh để luôn say mê Đức Kitô, sống hiệp thông và nhiệt thành trong sứ vụ. “Đời sống tâm linh phải được đặt lên hàng đầu trong chương trình của mọi gia đình tận hiến, ngõ hầu mọi tu hội và mọi cộng đoàn trở thành những trường học về linh đạo Phúc Âm chân chính… Chính phẩm chất thiêng liêng của đời thánh hiến mới lay chuyển được những con người thời đại này đang khao khát những giá trị tuyệt đối và trở thành một lời chứng hấp dẫn” (Tông huấn “Đời sống thánh hiến” – Vita consecrate, số 93).
Tạ ơn Chúa đã cho con cùng các Tu sĩ sống những ngày an bình trong cộng đoàn bác ái này. Nhịp sống nơi bình yên thanh thoát đã giúp chúng con gặp được nét tươi trẻ an vui trong cuộc sống tận hiến cho Chúa. Amen.