Chúa Nhật 4 Thường Niên B
“Lời Chúa Là Đèn Soi Cho Con Bước”
Sau khi tuyển chọn các môn đệ, Chúa Giêsu đã bắt đầu sứ mạng cứu thế. Ngài giảng dạy trong hội đường ở Capharnaum vào ngày Sabat khiến “thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người ”. Hành động trừ quỷ làm cho “mọi người kinh ngạc”. Chúa Giêsu là Thiên Chúa, Ngài có quyền năng và có sức mạnh chữa lành bệnh tật, xua đuổi ma quỷ và tẩy trừ tội lỗi để cứu chuộc loài người. Ngài tha tội và chữa lành thương tích trong tâm hồn con người. Dân chúng ngưỡng mộ, sửng sốt, kinh ngạc, thán phục và tuôn đến với Ngài.
1. Sửng sốt về lời giảng dạy
Chúa Giêsu vào hội đường ngày Sabat. Vì là thành phần của dân giao ước nên mọi người trong hội đường đều có quyền đọc và bình giảng một đoạn sách Thánh nào đó. Chúa Giêsu đọc sách và giảng dạy dân chúng. Thánh Maccô không cho biết Chúa đọc đoạn sách nào, cũng không nhắc đến nội dung giảng dạy hôm ấy. Maccô chỉ kể “Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có uy quyền, chứ không như các kinh sư”. Thiên hạ ngạc nhiên trước một kinh sư trẻ tuổi, phong thái giảng dạy như một Đấng có uy quyền khác với các kinh sư luật sĩ. Các kinh sư, là những người chuyên học hỏi Luật Môsê và dạy dỗ dân chúng, khi giảng dạy luôn dựa vào lời các bậc thầy nổi tiếng, càng ngược lên tới gần Môsê thì càng có giá trị. Còn Chúa Giêsu thì giảng dạy như Đấng có uy quyền: các người đã nghe…còn Tôi, Tôi bảo các ngươi…
Thiên hạ kinh ngạc vì chính quyền năng mà Chúa Giêsu dùng trong lời giảng dạy. Ngài giảng bằng năng quyền. Trong khi đó, các kinh sư thường dựa vào những lời trích dẫn từ các thầy thông luật vĩ đại trong quá khứ để hỗ trợ cho câu nói của mình. Điều này cho thấy có sự phân biệt giữa quyền năng và ảnh hưởng, giữa sức mạnh và sự kiểm soát. Một số người có quyền năng về mặt luân lý, nhưng lại không hề có sức mạnh; có người gây ảnh hưởng nhất, nhưng lại không cần phải kiểm soát những người mà họ gây ảnh hưởng. Một người có thể có tất cả quyền năng trên trần gian, lại vẫn thất bại trong vai trò của một người giảng dạy.
Thiên hạ còn kinh ngạc về giáo lý của Người. Giáo lý vừa đi vào nội tâm, vừa có một nội dung ưu việt hơn những bài học luân lý Cựu ước. Họ sửng sốt kinh ngạc là phải, bởi lẽ Chúa Giêsu không giải thích truyền thống của cha ông nhưng là giáo huấn của Chúa Cha. Người không công bố lề luật nhưng công bố Nước Thiên Chúa đã đến gần. Người xuất hiện như Đấng mang lấy thẩm quyền của chính Thiên Chúa tối cao và là Đấng ban lề luật mới là Tin Mừng và là Thần Khí.
2. Kinh ngạc vì uy quyền trong hành động
Chúa Giêsu giảng dạy và thiết lập Nước Thiên Chúa bằng hành động thực hiện nội dung lời rao giảng. Trong hội đường hôm ấy, có một người bị thần ô uế ám. Thấy Chúa Giêsu, satan run sợ. Đối diện với Đấng quyền năng, satan sợ hãi: “Ông đến để tiêu diệt chúng tôi chăng?”. Nó tuyên xưng “Tôi biết ông là ai. Ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa”. Chúa bắt nó phải im ngay và Ngài dùng quyền năng trục xuất nó ra khỏi nạn nhân. Satan bị án phạt đời đời vì tội kiêu căng, tội gieo nọc độc cho Nguyên Tổ trong vườn địa đàng. Thiên Chúa không cho satan có quyền hành gì trên con người, trừ khi con người tự nguyện trở thành nô lệ.
Chúa Giêsu có quyền xoá bỏ tội lỗi cho con người. Ngài có quyền trên quỷ ô uế và thần dữ, bắt chúng vâng phục. Ngài ra lệnh cho chúng và chúng sợ hãi la lớn tiếng. Một uy quyền khác cũng cho biết Ngài có toàn quyền trên thế giới thiên nhiên khi thuyền chìm giữa biển vì sóng to gió lớn, các tông đồ sợ hãi kêu cầu và Ngài truyền lệnh cho sóng gió ngưng lại.
Chúa Giêsu là Đấng đầy uy quyền trong lời nói và nhiều hiệu năng trong hành động. Ngài đã giải thoát nhân loại khỏi ách thống trị của sự dữ. Con người được giải thoát khỏi ách nô lệ của bản năng và của sự ác để sống trong tự do của con cái Thiên Chúa. Đấng Thánh của Thiên Chúa, Đấng trong sạch vẹn tuyền đã đẩy lui và tiêu diệt sức mạnh satan.
Ma quỉ là một quyền lực cụ thể đang hoành hành trên thế giới. Người ta có thể gọi tên quyền lực này là Belzebuth, Lucifer, Belial, là con rắn xưa, là tên dối trá, tên cám dỗ… Tất cả đều chỉ thực tại duy nhất muốn phá vỡ kế hoạch Thiên Chúa và đưa con người vào nô lệ.
Nhìn vào thế giới hôm nay, chúng ta thấy biết bao hình thái nô lệ, biết bao xiềng xích của ác thần đang trói buộc con người. Điều kinh khủng là người ta không nhận ra mình đang bị nô lệ. Nô lệ cho quyền lực như Hitler, Pônpôt... Nô lệ cho tình dục, nô lệ cho ma túy, nô lệ cho cờ bạc rượu chè. Nô lệ cho mọi thứ chủ nghĩa cực đoan, mọi thứ cuồng tín tôn giáo. Nô lệ là thứ tự do giả hiệu mà ma quỷ luôn quảng cáo và muốn mời mọc con người. Ma quỷ thường được vẽ như con vật xấu xí đáng sợ, nếu thế thì con người dễ nhận ra nó và nó khó cám dỗ được. Nhưng thực tế, ma quỉ mang dáng dấp xinh đẹp, hấp dẫn, sang trọng. Nó tấn công bằng những thủ đoạn tinh tế ngọt ngào. Nó nắm rõ yếu điểm từng cá nhân từng tập thể để tấn công và mong hạ gục. Người ta tin vào những ngôi sao số mệnh, cầu cơ, bói toán, lá số tử vi. Tin vào những cái vô tri dẫn đến mê tín dị đoan sẽ làm nô lệ cho ma quỷ. Ngày nay nhiều người không còn tin vào sự hiện hữu của ma quỉ, đó là thành công lớn của ma quỉ.
Sứ mạng của Chúa Giêsu là giải thoát con người khỏi mọi hình thức vong thân và tha hóa. Cuộc đời Kitô hữu là một cuộc chiến chống lại cám dỗ và loại trừ sự dữ. Sống theo Chúa Giêsu, con người sẽ không bao giờ nô lệ cho bản năng và ma quỉ.
3. Lời Chúa là đèn soi cho con bước
Tin mừng hôm nay cho thấy hiệu lực phi thường của Lời Chúa. Lời Chúa giảng dạy làm mọi người sửng sốt thán phục. Lời Chúa uy quyền phán ra khiến thần ô uế phải tuân phục; Lời Chúa khiến thần ô uế phải tuyên xưng Chúa là Đấng Thánh của Thiên Chúa.
Là Kitô hữu, chúng ta phải đem Lời Chúa vào tâm hồn mình và làm cho nó trổ sinh hoa trái tốt. Là Kitô hữu, chúng ta cần học hỏi, suy niệm và sống Lời Chúa, để khám phá ra sự mới mẻ của Lời Người, đồng thời nhận ra quyền năng Chúa tỏ bày trong vũ trụ. Courtois khẳng định: “Nếu chúng ta khiêm nhu sống Lời Chúa trong môi trường của mỗi người, chúng ta sẽ âm thầm trở nên “muối, men” cho cả nhân loại vì “ánh sáng” của những người sống Lời Chúa chiếu tỏ xa hơn người ta tưởng rất nhiều”.
Sống Lời Chúa chính là soi mình vào tấm gương Chúa Giêsu để tìm cho mình một phong cách đẹp nhất, vì:“Lời Chúa là đèn soi cho con bước, là ánh áng chỉ đường cho con đi” (Tv 118, 105).
“Là Kitô hữu, chúng ta phải luôn dựa vào giáo huấn của Chúa Giêsu qua huấn quyền của Hội Thánh; Chúa Giêsu bảo đảm, chân lý của Ngài được nói qua Hội Thánh. Do đó, Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, cuộc đời các thánh và sự khôn ngoan của Đức Thánh Cha và các Giám Mục phải luôn luôn được sử dụng làm nền tảng cho tất cả những gì chúng ta thụ huấn. Thứ đến, trong mọi đấng bậc, chúng ta là những người rao giảng; chúng ta chịu trách nhiệm về điều mình rao giảng. Lời rao giảng của chúng ta phải đặt nền tảng trên thẩm quyền của Hội Thánh, cụ thể là đấng bản quyền; nội dung chúng ta rao giảng là Chúa Giêsu, Lời Ngài và Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo. Nhờ hiệp thông với Hội Thánh và cầu nguyện, những gì chúng ta rao giảng phải được phân định và chiếu soi bởi Thánh Thần…” (Lm Minh Anh).
Đức cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi khuyên các linh mục: “Các con nhận thánh chức linh mục để thi hành chính sứ vụ cứu độ mà Đức Kitô đã thực hiện và ủy thác cho Hội Thánh. Sứ vụ ấy bao gồm ba nhiệm vụ chính, đó là giáo huấn với tư cách là thầy, thánh hóa với tư cách là tư tế và cai quản với tư cách là mục tử và thủ lãnh.Để thi hành nhiệm vụ giáo huấn trong Đức Kitô là Thầy, các con hãy siêng năng đón nhận Lời Chúa bằng việc lắng nghe và suy niệm trong lòng, rồi đem phân phát cho dân Chúa bằng lời giảng dạy. Hãy chuẩn bị bài giảng thánh lễ mỗi ngày thật chu đáo, để có thể làm cho Lời Chúa trở nên lương thực hàng ngày cho dân Chúa. Bài giảng thánh lễ phải ưu tiên tập trung vào Lời Chúa và giáo huấn của Hội Thánh. Không được tục hóa bài giảng bằng những nội dung và lời lẽ không phù hợp với sự thánh thiêng của phụng vụ Lời Chúa. Càng không được dùng tòa giảng để làm nơi phê bình chỉ trích cá nhân. Để cho lời giảng dạy có sức đánh động lòng người, các con cần có gương sáng đời sống thánh thiện đi kèm, vì người ta thích nhìn thấy bài giảng hơn là chỉ nghe bài giảng”.(x.Bài giảng lễ Truyền Chức Linh Mục, ngày 07.01.2021, tại Gp Quy Nhơn).
Chúng ta hãy cầu xin cho các mục tử biết noi gương Chúa Giêsu, vị Tôn sư khả kính đã giảng dạy như một Đấng có uy quyền, uy quyền của tình yêu và sự chữa lành.
Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới năm 2008 mời gọi: “Hãy để Lời Chúa vang lên lúc khởi đầu ngày sống, ngõ hầu Chúa là người nói đầu hết. Hãy để Lời Chúa vang vọng trong anh chị em vào buổi tối, để Chúa là người nói cuối cùng”. Chúng ta hãy ghi nhận và thực hiện lời mời gọi này để mỗi người, gia đình và cộng đoàn được Lời Chúa hướng dẫn mỗi ngày.
Xin Chúa cho chúng con sống tâm niệm lời Thánh Vịnh: “Hôm nay, ước gì anh em nghe tiếng Chúa. Người phán: Anh em đừng cứng lòng nữa”.
“Lời Chúa Là Đèn Soi Cho Con Bước”
Sau khi tuyển chọn các môn đệ, Chúa Giêsu đã bắt đầu sứ mạng cứu thế. Ngài giảng dạy trong hội đường ở Capharnaum vào ngày Sabat khiến “thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người ”. Hành động trừ quỷ làm cho “mọi người kinh ngạc”. Chúa Giêsu là Thiên Chúa, Ngài có quyền năng và có sức mạnh chữa lành bệnh tật, xua đuổi ma quỷ và tẩy trừ tội lỗi để cứu chuộc loài người. Ngài tha tội và chữa lành thương tích trong tâm hồn con người. Dân chúng ngưỡng mộ, sửng sốt, kinh ngạc, thán phục và tuôn đến với Ngài.
1. Sửng sốt về lời giảng dạy
Chúa Giêsu vào hội đường ngày Sabat. Vì là thành phần của dân giao ước nên mọi người trong hội đường đều có quyền đọc và bình giảng một đoạn sách Thánh nào đó. Chúa Giêsu đọc sách và giảng dạy dân chúng. Thánh Maccô không cho biết Chúa đọc đoạn sách nào, cũng không nhắc đến nội dung giảng dạy hôm ấy. Maccô chỉ kể “Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có uy quyền, chứ không như các kinh sư”. Thiên hạ ngạc nhiên trước một kinh sư trẻ tuổi, phong thái giảng dạy như một Đấng có uy quyền khác với các kinh sư luật sĩ. Các kinh sư, là những người chuyên học hỏi Luật Môsê và dạy dỗ dân chúng, khi giảng dạy luôn dựa vào lời các bậc thầy nổi tiếng, càng ngược lên tới gần Môsê thì càng có giá trị. Còn Chúa Giêsu thì giảng dạy như Đấng có uy quyền: các người đã nghe…còn Tôi, Tôi bảo các ngươi…
Thiên hạ kinh ngạc vì chính quyền năng mà Chúa Giêsu dùng trong lời giảng dạy. Ngài giảng bằng năng quyền. Trong khi đó, các kinh sư thường dựa vào những lời trích dẫn từ các thầy thông luật vĩ đại trong quá khứ để hỗ trợ cho câu nói của mình. Điều này cho thấy có sự phân biệt giữa quyền năng và ảnh hưởng, giữa sức mạnh và sự kiểm soát. Một số người có quyền năng về mặt luân lý, nhưng lại không hề có sức mạnh; có người gây ảnh hưởng nhất, nhưng lại không cần phải kiểm soát những người mà họ gây ảnh hưởng. Một người có thể có tất cả quyền năng trên trần gian, lại vẫn thất bại trong vai trò của một người giảng dạy.
Thiên hạ còn kinh ngạc về giáo lý của Người. Giáo lý vừa đi vào nội tâm, vừa có một nội dung ưu việt hơn những bài học luân lý Cựu ước. Họ sửng sốt kinh ngạc là phải, bởi lẽ Chúa Giêsu không giải thích truyền thống của cha ông nhưng là giáo huấn của Chúa Cha. Người không công bố lề luật nhưng công bố Nước Thiên Chúa đã đến gần. Người xuất hiện như Đấng mang lấy thẩm quyền của chính Thiên Chúa tối cao và là Đấng ban lề luật mới là Tin Mừng và là Thần Khí.
2. Kinh ngạc vì uy quyền trong hành động
Chúa Giêsu giảng dạy và thiết lập Nước Thiên Chúa bằng hành động thực hiện nội dung lời rao giảng. Trong hội đường hôm ấy, có một người bị thần ô uế ám. Thấy Chúa Giêsu, satan run sợ. Đối diện với Đấng quyền năng, satan sợ hãi: “Ông đến để tiêu diệt chúng tôi chăng?”. Nó tuyên xưng “Tôi biết ông là ai. Ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa”. Chúa bắt nó phải im ngay và Ngài dùng quyền năng trục xuất nó ra khỏi nạn nhân. Satan bị án phạt đời đời vì tội kiêu căng, tội gieo nọc độc cho Nguyên Tổ trong vườn địa đàng. Thiên Chúa không cho satan có quyền hành gì trên con người, trừ khi con người tự nguyện trở thành nô lệ.
Chúa Giêsu có quyền xoá bỏ tội lỗi cho con người. Ngài có quyền trên quỷ ô uế và thần dữ, bắt chúng vâng phục. Ngài ra lệnh cho chúng và chúng sợ hãi la lớn tiếng. Một uy quyền khác cũng cho biết Ngài có toàn quyền trên thế giới thiên nhiên khi thuyền chìm giữa biển vì sóng to gió lớn, các tông đồ sợ hãi kêu cầu và Ngài truyền lệnh cho sóng gió ngưng lại.
Chúa Giêsu là Đấng đầy uy quyền trong lời nói và nhiều hiệu năng trong hành động. Ngài đã giải thoát nhân loại khỏi ách thống trị của sự dữ. Con người được giải thoát khỏi ách nô lệ của bản năng và của sự ác để sống trong tự do của con cái Thiên Chúa. Đấng Thánh của Thiên Chúa, Đấng trong sạch vẹn tuyền đã đẩy lui và tiêu diệt sức mạnh satan.
Ma quỉ là một quyền lực cụ thể đang hoành hành trên thế giới. Người ta có thể gọi tên quyền lực này là Belzebuth, Lucifer, Belial, là con rắn xưa, là tên dối trá, tên cám dỗ… Tất cả đều chỉ thực tại duy nhất muốn phá vỡ kế hoạch Thiên Chúa và đưa con người vào nô lệ.
Nhìn vào thế giới hôm nay, chúng ta thấy biết bao hình thái nô lệ, biết bao xiềng xích của ác thần đang trói buộc con người. Điều kinh khủng là người ta không nhận ra mình đang bị nô lệ. Nô lệ cho quyền lực như Hitler, Pônpôt... Nô lệ cho tình dục, nô lệ cho ma túy, nô lệ cho cờ bạc rượu chè. Nô lệ cho mọi thứ chủ nghĩa cực đoan, mọi thứ cuồng tín tôn giáo. Nô lệ là thứ tự do giả hiệu mà ma quỷ luôn quảng cáo và muốn mời mọc con người. Ma quỷ thường được vẽ như con vật xấu xí đáng sợ, nếu thế thì con người dễ nhận ra nó và nó khó cám dỗ được. Nhưng thực tế, ma quỉ mang dáng dấp xinh đẹp, hấp dẫn, sang trọng. Nó tấn công bằng những thủ đoạn tinh tế ngọt ngào. Nó nắm rõ yếu điểm từng cá nhân từng tập thể để tấn công và mong hạ gục. Người ta tin vào những ngôi sao số mệnh, cầu cơ, bói toán, lá số tử vi. Tin vào những cái vô tri dẫn đến mê tín dị đoan sẽ làm nô lệ cho ma quỷ. Ngày nay nhiều người không còn tin vào sự hiện hữu của ma quỉ, đó là thành công lớn của ma quỉ.
Sứ mạng của Chúa Giêsu là giải thoát con người khỏi mọi hình thức vong thân và tha hóa. Cuộc đời Kitô hữu là một cuộc chiến chống lại cám dỗ và loại trừ sự dữ. Sống theo Chúa Giêsu, con người sẽ không bao giờ nô lệ cho bản năng và ma quỉ.
3. Lời Chúa là đèn soi cho con bước
Tin mừng hôm nay cho thấy hiệu lực phi thường của Lời Chúa. Lời Chúa giảng dạy làm mọi người sửng sốt thán phục. Lời Chúa uy quyền phán ra khiến thần ô uế phải tuân phục; Lời Chúa khiến thần ô uế phải tuyên xưng Chúa là Đấng Thánh của Thiên Chúa.
Là Kitô hữu, chúng ta phải đem Lời Chúa vào tâm hồn mình và làm cho nó trổ sinh hoa trái tốt. Là Kitô hữu, chúng ta cần học hỏi, suy niệm và sống Lời Chúa, để khám phá ra sự mới mẻ của Lời Người, đồng thời nhận ra quyền năng Chúa tỏ bày trong vũ trụ. Courtois khẳng định: “Nếu chúng ta khiêm nhu sống Lời Chúa trong môi trường của mỗi người, chúng ta sẽ âm thầm trở nên “muối, men” cho cả nhân loại vì “ánh sáng” của những người sống Lời Chúa chiếu tỏ xa hơn người ta tưởng rất nhiều”.
Sống Lời Chúa chính là soi mình vào tấm gương Chúa Giêsu để tìm cho mình một phong cách đẹp nhất, vì:“Lời Chúa là đèn soi cho con bước, là ánh áng chỉ đường cho con đi” (Tv 118, 105).
“Là Kitô hữu, chúng ta phải luôn dựa vào giáo huấn của Chúa Giêsu qua huấn quyền của Hội Thánh; Chúa Giêsu bảo đảm, chân lý của Ngài được nói qua Hội Thánh. Do đó, Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, cuộc đời các thánh và sự khôn ngoan của Đức Thánh Cha và các Giám Mục phải luôn luôn được sử dụng làm nền tảng cho tất cả những gì chúng ta thụ huấn. Thứ đến, trong mọi đấng bậc, chúng ta là những người rao giảng; chúng ta chịu trách nhiệm về điều mình rao giảng. Lời rao giảng của chúng ta phải đặt nền tảng trên thẩm quyền của Hội Thánh, cụ thể là đấng bản quyền; nội dung chúng ta rao giảng là Chúa Giêsu, Lời Ngài và Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo. Nhờ hiệp thông với Hội Thánh và cầu nguyện, những gì chúng ta rao giảng phải được phân định và chiếu soi bởi Thánh Thần…” (Lm Minh Anh).
Đức cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi khuyên các linh mục: “Các con nhận thánh chức linh mục để thi hành chính sứ vụ cứu độ mà Đức Kitô đã thực hiện và ủy thác cho Hội Thánh. Sứ vụ ấy bao gồm ba nhiệm vụ chính, đó là giáo huấn với tư cách là thầy, thánh hóa với tư cách là tư tế và cai quản với tư cách là mục tử và thủ lãnh.Để thi hành nhiệm vụ giáo huấn trong Đức Kitô là Thầy, các con hãy siêng năng đón nhận Lời Chúa bằng việc lắng nghe và suy niệm trong lòng, rồi đem phân phát cho dân Chúa bằng lời giảng dạy. Hãy chuẩn bị bài giảng thánh lễ mỗi ngày thật chu đáo, để có thể làm cho Lời Chúa trở nên lương thực hàng ngày cho dân Chúa. Bài giảng thánh lễ phải ưu tiên tập trung vào Lời Chúa và giáo huấn của Hội Thánh. Không được tục hóa bài giảng bằng những nội dung và lời lẽ không phù hợp với sự thánh thiêng của phụng vụ Lời Chúa. Càng không được dùng tòa giảng để làm nơi phê bình chỉ trích cá nhân. Để cho lời giảng dạy có sức đánh động lòng người, các con cần có gương sáng đời sống thánh thiện đi kèm, vì người ta thích nhìn thấy bài giảng hơn là chỉ nghe bài giảng”.(x.Bài giảng lễ Truyền Chức Linh Mục, ngày 07.01.2021, tại Gp Quy Nhơn).
Chúng ta hãy cầu xin cho các mục tử biết noi gương Chúa Giêsu, vị Tôn sư khả kính đã giảng dạy như một Đấng có uy quyền, uy quyền của tình yêu và sự chữa lành.
Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới năm 2008 mời gọi: “Hãy để Lời Chúa vang lên lúc khởi đầu ngày sống, ngõ hầu Chúa là người nói đầu hết. Hãy để Lời Chúa vang vọng trong anh chị em vào buổi tối, để Chúa là người nói cuối cùng”. Chúng ta hãy ghi nhận và thực hiện lời mời gọi này để mỗi người, gia đình và cộng đoàn được Lời Chúa hướng dẫn mỗi ngày.
Xin Chúa cho chúng con sống tâm niệm lời Thánh Vịnh: “Hôm nay, ước gì anh em nghe tiếng Chúa. Người phán: Anh em đừng cứng lòng nữa”.