LÊN NÚI
“Chúa Giêsu lên núi và gọi những kẻ Ngài muốn gọi”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Chúa Giêsu lên núi”, chi tiết này mang một giá trị biểu tượng tuyệt vời đến bất ngờ; Marcô đã mở đầu Tin Mừng hôm nay như thế. Trên núi đó, Ngài đã đem theo “những kẻ Ngài muốn gọi, để họ ở với Ngài”, trao cho họ sứ vụ rao giảng và trừ quỷ; sau đó, Ngài gọi tên họ. Thế nhưng, việc trao sứ vụ và việc gọi tên chỉ được thực hiện sau khi Thầy và trò ‘lên núi’. Vậy tại sao Chúa Giêsu chỉ làm điều đó khi các môn đệ đã ở bên Ngài trên núi? Một câu hỏi thật thú vị!
Trong cuộc đời Chúa Giêsu, mọi việc Ngài làm đều mang một ý nghĩa; vì thế, hành động đem môn đệ ‘lên núi’ cũng mang một ý nghĩa sâu sắc. Ngọn núi là biểu tượng cho cuộc hành trình của người môn đệ tiến về phía Thiên Chúa, điểm đến của đời họ; đó là một dấu hiệu cho thấy người môn đệ đang mỗi ngày tiến về phía Người; và núi cũng tiết lộ rằng, người môn đệ chỉ được gọi tên, được trang bị để lên đường thi hành sứ vụ chỉ sau khi lần đầu tiên họ ‘lên núi’ gặp Người.
‘Ngọn núi’ người môn đệ được mời gọi đi lên trước hết là cầu nguyện. Hàng ngày, họ phải ‘lên núi’ để gặp Thiên Chúa của mình trong cầu nguyện; họ tìm kiếm Người cách bền bỉ, mật thiết và thâm sâu. Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta đến với chính Ngài, đến nơi mà Ngài đang chờ đợi để mỗi người được ở một mình với Ngài, cùng Ngài đắm chìm trong sự hiện diện vinh quang của Chúa Cha. Trừ khi chúng ta ‘lên núi’ với Chúa, chúng ta sẽ không bao giờ trang bị đủ cho mình để hoàn thành sứ vụ; chúng ta sẽ không chuẩn bị đầy đủ để có thể mang tình yêu và lòng thương xót của Ngài đến với một thế giới đang cần. ‘Lên núi’ không chỉ với thân xác, lời cầu, nhưng còn phải ‘lên núi’ cả trong tư tưởng và tâm hồn; Người môn đệ Chúa phải luôn hướng thượng, nghĩ cao hơn và hành động vượt trội chứ không chỉ tầm thường và bé nhỏ.
Tiếp đến, Tin Mừng hôm nay nói đến tên mười hai tông đồ. Không ai biết điều này có liên quan đến việc Thầy trò ‘lên núi’ hay không, nhưng một điều thú vị là, ngay sau trình thuật ‘lên núi’, Marcô liệt kê danh tánh của mười hai vị; điều này cũng mang một ý nghĩa đặc biệt. Trong mọi đấng bậc, ‘Chúa Giêsu gọi tôi’; Ngài gọi mỗi người bằng tên; không phải ngẫu nhiên mà Ngài chọn tôi cộng tác với Ngài. Ngài biết tôi; Ngài hiểu tôi hơn tôi biết bản thân mình; và vì tình yêu, Ngài mời gọi tôi, để tôi ở bên Ngài. Khi gọi tôi bằng tên, Chúa Giêsu đã chạm đến nơi sâu thẳm của trái tim tôi, tâm hồn tôi; Ngài đào sâu vào những vực thẳm linh hồn tôi, Ngài biết tôi là ai, tôi thế nào; và không lạ lẫm gì với tâm tưởng và con người tôi. Khi gọi tôi bằng tên, Ngài gọi tôi chỉ vì xót thương, bất chấp tôi bất xứng đến mức nào, kể cả đến mức ‘Giuđa Iscariot’; bởi lẽ, Ngài luôn hy vọng, vì Ngài là một Thiên Chúa nhân từ và xót thương; thư Do Thái hôm nay thổ lộ, “Ta dung thứ các điều gian ác của chúng, và không còn nhớ đến tội lỗi của chúng nữa”.
Napoléon Bonaparte, vị tướng tài của thế giới, từng tiến hành nhiều cuộc viễn chinh quân sự bằng đường biển. Lần tiến quân chinh phục Ai Cập, sau nhiều tuần vượt biển, đoàn quân của ông đã đổ bộ tại một chân núi; lập tức, ông buộc mọi người tiến lên đỉnh. Một buổi sáng, từ trên núi, ông cho họ nhìn xuống các xà lan, tàu thuyền lớn nhỏ của mình bên dưới; đó cũng là lúc ông đã ra lệnh đốt cháy tất cả chúng trước sự chứng kiến của họ. Thông điệp ông muốn gửi đến cho đoàn quân là phải quyết thắng, không còn con đường nào khác. Đoạn, ông gọi tên các vị chỉ huy và một số binh lính, từng người một; bằng cách này, ông đã truyền cảm hứng cho họ khi ông hỏi han gia đình, gốc gác, chiến tích mà người ấy đã có được; bởi lẽ, ông đã nghiên cứu về lý lịch của từng người trước đó. Ông đã chiến thắng! Napoléon quả là một thiên tài quân sự bẩm sinh.
Anh Chị em,
Không như Napoléon với khôn ngoan thế gian của một nhà chiến lược, Chúa Giêsu mời chúng ta ‘lên núi’ trong yêu thương để gặp gỡ Chúa Cha mỗi ngày; Ngài không cưỡng bức nhưng ‘làm gương’, vì Ngài biết việc ‘lên núi’ là sống còn của hồn tông đồ. Ngài gọi tên mỗi người mà không cần hỏi ai trước; Ngài gọi tôi với tất cả những gì tôi là; Ngài không đòi hỏi, cũng không đợi tôi tốt hơn. Không! Ngài gọi tên tôi từng ngày để tôi liên kết với Ngài, ở với Ngài; từ đó, truyền cho tôi tình yêu, sinh lực và sức sống, ngõ hầu tôi ra đi làm chứng cho ngài cách tự do và tự nguyện.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con tạ ơn Chúa đã tín nhiệm con; đã gọi con ‘lên núi’ từng ngày, từng giây phút dù con bất xứng yếu hèn để con được ở với Ngài. Xin cho con không ngừng ‘lên núi’ để múc lấy sức sống thần linh từ Ngài, hầu con sẵn sàng ‘xuống núi’ làm chứng cho Tin Mừng”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Chúa Giêsu lên núi và gọi những kẻ Ngài muốn gọi”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Chúa Giêsu lên núi”, chi tiết này mang một giá trị biểu tượng tuyệt vời đến bất ngờ; Marcô đã mở đầu Tin Mừng hôm nay như thế. Trên núi đó, Ngài đã đem theo “những kẻ Ngài muốn gọi, để họ ở với Ngài”, trao cho họ sứ vụ rao giảng và trừ quỷ; sau đó, Ngài gọi tên họ. Thế nhưng, việc trao sứ vụ và việc gọi tên chỉ được thực hiện sau khi Thầy và trò ‘lên núi’. Vậy tại sao Chúa Giêsu chỉ làm điều đó khi các môn đệ đã ở bên Ngài trên núi? Một câu hỏi thật thú vị!
Trong cuộc đời Chúa Giêsu, mọi việc Ngài làm đều mang một ý nghĩa; vì thế, hành động đem môn đệ ‘lên núi’ cũng mang một ý nghĩa sâu sắc. Ngọn núi là biểu tượng cho cuộc hành trình của người môn đệ tiến về phía Thiên Chúa, điểm đến của đời họ; đó là một dấu hiệu cho thấy người môn đệ đang mỗi ngày tiến về phía Người; và núi cũng tiết lộ rằng, người môn đệ chỉ được gọi tên, được trang bị để lên đường thi hành sứ vụ chỉ sau khi lần đầu tiên họ ‘lên núi’ gặp Người.
‘Ngọn núi’ người môn đệ được mời gọi đi lên trước hết là cầu nguyện. Hàng ngày, họ phải ‘lên núi’ để gặp Thiên Chúa của mình trong cầu nguyện; họ tìm kiếm Người cách bền bỉ, mật thiết và thâm sâu. Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta đến với chính Ngài, đến nơi mà Ngài đang chờ đợi để mỗi người được ở một mình với Ngài, cùng Ngài đắm chìm trong sự hiện diện vinh quang của Chúa Cha. Trừ khi chúng ta ‘lên núi’ với Chúa, chúng ta sẽ không bao giờ trang bị đủ cho mình để hoàn thành sứ vụ; chúng ta sẽ không chuẩn bị đầy đủ để có thể mang tình yêu và lòng thương xót của Ngài đến với một thế giới đang cần. ‘Lên núi’ không chỉ với thân xác, lời cầu, nhưng còn phải ‘lên núi’ cả trong tư tưởng và tâm hồn; Người môn đệ Chúa phải luôn hướng thượng, nghĩ cao hơn và hành động vượt trội chứ không chỉ tầm thường và bé nhỏ.
Napoléon Bonaparte, vị tướng tài của thế giới, từng tiến hành nhiều cuộc viễn chinh quân sự bằng đường biển. Lần tiến quân chinh phục Ai Cập, sau nhiều tuần vượt biển, đoàn quân của ông đã đổ bộ tại một chân núi; lập tức, ông buộc mọi người tiến lên đỉnh. Một buổi sáng, từ trên núi, ông cho họ nhìn xuống các xà lan, tàu thuyền lớn nhỏ của mình bên dưới; đó cũng là lúc ông đã ra lệnh đốt cháy tất cả chúng trước sự chứng kiến của họ. Thông điệp ông muốn gửi đến cho đoàn quân là phải quyết thắng, không còn con đường nào khác. Đoạn, ông gọi tên các vị chỉ huy và một số binh lính, từng người một; bằng cách này, ông đã truyền cảm hứng cho họ khi ông hỏi han gia đình, gốc gác, chiến tích mà người ấy đã có được; bởi lẽ, ông đã nghiên cứu về lý lịch của từng người trước đó. Ông đã chiến thắng! Napoléon quả là một thiên tài quân sự bẩm sinh.
Anh Chị em,
Không như Napoléon với khôn ngoan thế gian của một nhà chiến lược, Chúa Giêsu mời chúng ta ‘lên núi’ trong yêu thương để gặp gỡ Chúa Cha mỗi ngày; Ngài không cưỡng bức nhưng ‘làm gương’, vì Ngài biết việc ‘lên núi’ là sống còn của hồn tông đồ. Ngài gọi tên mỗi người mà không cần hỏi ai trước; Ngài gọi tôi với tất cả những gì tôi là; Ngài không đòi hỏi, cũng không đợi tôi tốt hơn. Không! Ngài gọi tên tôi từng ngày để tôi liên kết với Ngài, ở với Ngài; từ đó, truyền cho tôi tình yêu, sinh lực và sức sống, ngõ hầu tôi ra đi làm chứng cho ngài cách tự do và tự nguyện.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con tạ ơn Chúa đã tín nhiệm con; đã gọi con ‘lên núi’ từng ngày, từng giây phút dù con bất xứng yếu hèn để con được ở với Ngài. Xin cho con không ngừng ‘lên núi’ để múc lấy sức sống thần linh từ Ngài, hầu con sẵn sàng ‘xuống núi’ làm chứng cho Tin Mừng”, Amen.
(Tgp. Huế)