CHÚA NHẬT III MÙA THƯỜNG NIÊN
Gn 3,1-5,10; 1 Cr 7,29-31; Mc 1,14-20
HÃY SÁM HỐI VÀ TIN VÀO TIN MỪNG
Sau khi Gioan bị bắt, Chúa Giêsu đến miền Galilê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa, Người nói: “Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,14-15).
1. Hoán cải theo Cựu Ước
Trước hết, chúng ta cần loại bỏ hai định kiến: định kiến thứ nhất, sám hối thường được hiểu là lời kêu gọi chỉ dành cho những người không tin, hay chỉ cho những “tín hữu khô khan và tội lỗi” nào đó; thực ra tất cả chúng đều cần phải sám hối. Định kiến thứ hai: sám hối, hiểu theo nghĩa thực của Tin Mừng, không đồng nghĩa với sự cam chịu, với những cố gắng và buồn phiền, nhưng đồng nghĩa với tự do và niềm vui; nó không phải là sự thụt lùi nhưng là sự tiến bộ, một bước tiến về phía trước, tới niềm vui, sự hoàn hảo.
Trước khi Chúa Giêsu đến, khái niệm hoán cải luôn có nghĩa là “trở về” (tiếng Do Thái là “shur,” có nghĩa là đổi hướng đi, quay trở về). Nó cho thấy hành động của một người mà tại một thời điểm nào đó trong đời, họ nhận ra con đường họ đã không theo đuổi; rồi sau đó, họ dừng lại, xem xét lại, rồi quyết định thay đổi thái độ và quay trở về với việc tuân giữ lề luật và Giao Ước với Thiên Chúa.
Họ thực hiện một sự thay đổi thực sự về hướng đi, một “sự quay lại 180 độ.” Trong trường hợp này, hoán cải mang ý nghĩa luân lý; nó bao gồm một sự thay đổi thói quen và điều chỉnh lại đời sống luân lý của mình.
Tất cả những điều này được minh họa qua bài đọc I. Tiên tri Giôna được Thiên Chúa sai đến với thành phố Ninivê và công bố: “Còn bốn mươi ngày nữa, Nivinê sẽ bị phá đổ.” Dân thành Ninivê tin vào Thiên Chúa, họ ăn chay và mặc áo vải thô, từ người lớn đến trẻ nhỏ. Thiên Chúa thấy việc họ làm, thấy họ bỏ đường gian ác, mà trở lại. Người hối tiếc và đã không giáng tai họa xuống nữa (x. Gn 3,1-5.10).
2. Hoán cải theo Chúa Giêsu
Nhưng khi Chúa Giêsu đến, qua lời rao giảng, Người đã thay đổi ý nghĩa của việc hoán cải. Theo đó, hoán cải không còn có nghĩa là quay trở về với Giao Ước cũ và với việc tuân giữ lề luật xưa nữa; nhưng đúng hơn, hoán cải có nghĩa là thực hiện một bước nhảy vĩ đại tiến về phía trước và tiến vào Nước Thiên Chúa, để đạt được ơn cứu độ mà Thiên Chúa ban cho loài người một cách nhưng không, nhờ vào sáng kiến tự do và quyền năng của Người.
Trong chiều hướng đó, sám hối và ơn cứu độ đắp đổi cho nhau. đây tiến trình không còn như trước đây nữa, nghĩa là trước hết con người phải sám hối, rồi sau đó Thiên Chúa sẽ ban ơn cứu độ cho họ như là một phần thưởng; nhưng ở đây, có gì đó mới mẻ trong lời rao giảng của Chúa Giêsu, đó là: ơn cứu độ đến trước, được Thiên Chúa ban một cách quảng đại như là quà tặng nhưng không cho con người, và từ đó, con người được mời gọi hoán cải như là một sự đáp trả tự do trước hồng ân của Thiên Chúa. Theo nghĩa này, hoán cải là “tin mừng, tin vui,” hoán cải có đặc tính vui tươi, vui mừng. Ở đây, Thiên Chúa không chờ đợi con người đi bước trước để thay đổi đời sống, để thực hiện những việc lành phúc đức, rồi từ đó Người sẽ ban ơn cứu độ cho họ như là phần thưởng vì những cố gắng của họ. Không! Ân sủng đi trước, đó là sáng kiến và là sự khởi đầu của Thiên Chúa. Vì thế, Kitô giáo phân biệt với các tôn giáo khác ở điểm này: Kitô giáo không bắt đầu với bổn phận rao giảng, nhưng với ân sủng; Kitô giáo cũng không bắt đầu với lề luật, nhưng với hồng ân nhưng không của Thiên Chúa. Bởi lẽ, tự bản chất, Thiên Chúa là Đấng đi bước trước, để cứu độ chúng ta, và mời gọi chúng ta đáp trả tình yêu của Người. Cụ thể, Đức Giêsu đã đến, nhập thể, chết và phục sinh để cứu độ chúng ta trong khi chúng ta còn là tội nhân. Đó là Tin Mừng Nước Thiên Chúa đã đến và hiện diện ở giữa chúng ta. Nên chúng ta đừng hững hờ, đừng làm ngơ không biết. Lời mời gọi của thánh Phaolô trong bài đọc II cho các tín hữu ở Côrintô cũng là lời mời gọi cho chúng ta hôm nay: “Bộ mặt thế gian này đang biến đi.” Mua vui cũng được một vài trống canh. Thiên Chúa mới là vĩnh cửu. Chúng ta đừng để mất Người!
3. Hoán cải và tin, hai mặt của một chọn lựa
Như thế, lời mời gọi của Chúa Giêsu “hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” không có nghĩa là hai hành vi khác nhau và kế tiếp nhau, nhưng chính là một hành động nền tảng: hoán cải có nghĩa là tin! Và nhờ tin để hoán cải đời sống. Đức tin là cửa nhờ đó mà một người có thể bước vào Nước Thiên Chúa. Nếu có ai đó định nghĩa: cửa vào là sự trong sạch, là việc tuân giữ cẩn thận tất cả các giới răn, cửa vào là sự kiên nhẫn, sự tinh tuyền… Nếu vậy, chúng ta phải trả lời: điều đó không thuộc về tôi; tôi không trong sạch, tôi thiếu điều này, hay thiếu nhân đức kia… Nhưng như chúng ta đã nói: cửa vào Nước Trời chính là đức tin. Đây không phải là điều bất khả thi đối với hết mọi người, vì bất cứ ai cũng có thể tin. Bởi Thiên Chúa đã tạo dựng chúng ta có tự do, lý trí để có thể tin vào Thiên Chúa, đó là điều có thể đối với mọi người. Nên chúng ta hãy sám hối và tin vào Chúa Giêsu.
Nói tóm lại, hoán cải không phải là một sự đe dọa, một điều gì làm cho chúng ta phải buồn phiền, và buộc chúng ta phải cúi đầu xuống chịu lụy để được khoan hồng. Trái lại, hoán cải là sự hiến ban diệu kỳ của Thiên Chúa, là một lời mời gọi của Người tới tự do và niềm vui. Đó chính là gắn bó với Chúa Giêsu, là Tin Mừng cho con người mọi thời.
Cũng cần thêm rằng: một chân lý được minh chứng cách hiển nhiên qua mọi thời: những ai tin và yêu mến Chúa Giêsu thì cũng đồng nghĩa với việc họ được thay đổi hoàn toàn và tận căn đời sống mình. Bài Tin Mừng hôm nay là một minh chứng hùng hồn cho điều đó. Sau lời rao giảng, Chúa Giêsu thấy ông Simôn, Anrê và Giacôbê, Người mời gọi họ: “Hãy theo tôi.” Tức thì họ bỏ chài lưới, cha mẹ mà theo Chúa. Họ thực hiện một bước nhảy, tin vào Chúa và bước theo Chúa. Họ hoàn toàn thay đổi cách nghĩ, lối sống và sứ vụ của mình.
Những ai tin vào Chúa cũng có những kinh nghiệm tương tự như thế. Bản thân tôi cũng trải qua kinh nghiệm này. Khi lớn lên, tôi khắc khoải tìm kiếm cho mình một lý tưởng dâng hiến để theo đuổi. Hình ảnh linh mục luôn thu hút tôi. Bỗng một ngày nọ, tôi lắng nghe được tiếng gọi nào đó từ bên trong thúc đẩy và quyết định đi tu để làm linh mục. Tôi phải từ bỏ nghề nghiệp đang làm, từ bỏ nhóm bạn là những người không muốn tôi đi tu. Tôi nói với mẹ tôi về quyết định này. Mẹ tôi không cản, nhưng nước mắt mẹ chảy ra đầm đìa. Tôi hiểu tại sao mẹ tôi lại khóc, bởi vì tôi là con trai đầu trong gia đình 8 người con, trong đó có 6 người con gái. Tôi đã lớn và có thể đi làm để kiếm tiền nuôi sống gia đình. Tôi hiểu tại sao mẹ khóc, khi tôi theo Chúa. Đó là một hy sinh đối với mẹ tôi. Ơn gọi thật huyền nhiệm và thu hút tôi phải từ bỏ và vượt trên tất cả để theo Chúa. Đến nay tôi đã là linh mục. Chúa đã kêu gọi và biến đổi tôi. Tất cả là nhờ ơn Chúa. Tất cả là hồng ân. Tạ ơn Chúa. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Gn 3,1-5,10; 1 Cr 7,29-31; Mc 1,14-20
HÃY SÁM HỐI VÀ TIN VÀO TIN MỪNG
Sau khi Gioan bị bắt, Chúa Giêsu đến miền Galilê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa, Người nói: “Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,14-15).
1. Hoán cải theo Cựu Ước
Trước hết, chúng ta cần loại bỏ hai định kiến: định kiến thứ nhất, sám hối thường được hiểu là lời kêu gọi chỉ dành cho những người không tin, hay chỉ cho những “tín hữu khô khan và tội lỗi” nào đó; thực ra tất cả chúng đều cần phải sám hối. Định kiến thứ hai: sám hối, hiểu theo nghĩa thực của Tin Mừng, không đồng nghĩa với sự cam chịu, với những cố gắng và buồn phiền, nhưng đồng nghĩa với tự do và niềm vui; nó không phải là sự thụt lùi nhưng là sự tiến bộ, một bước tiến về phía trước, tới niềm vui, sự hoàn hảo.
Trước khi Chúa Giêsu đến, khái niệm hoán cải luôn có nghĩa là “trở về” (tiếng Do Thái là “shur,” có nghĩa là đổi hướng đi, quay trở về). Nó cho thấy hành động của một người mà tại một thời điểm nào đó trong đời, họ nhận ra con đường họ đã không theo đuổi; rồi sau đó, họ dừng lại, xem xét lại, rồi quyết định thay đổi thái độ và quay trở về với việc tuân giữ lề luật và Giao Ước với Thiên Chúa.
Họ thực hiện một sự thay đổi thực sự về hướng đi, một “sự quay lại 180 độ.” Trong trường hợp này, hoán cải mang ý nghĩa luân lý; nó bao gồm một sự thay đổi thói quen và điều chỉnh lại đời sống luân lý của mình.
Tất cả những điều này được minh họa qua bài đọc I. Tiên tri Giôna được Thiên Chúa sai đến với thành phố Ninivê và công bố: “Còn bốn mươi ngày nữa, Nivinê sẽ bị phá đổ.” Dân thành Ninivê tin vào Thiên Chúa, họ ăn chay và mặc áo vải thô, từ người lớn đến trẻ nhỏ. Thiên Chúa thấy việc họ làm, thấy họ bỏ đường gian ác, mà trở lại. Người hối tiếc và đã không giáng tai họa xuống nữa (x. Gn 3,1-5.10).
2. Hoán cải theo Chúa Giêsu
Nhưng khi Chúa Giêsu đến, qua lời rao giảng, Người đã thay đổi ý nghĩa của việc hoán cải. Theo đó, hoán cải không còn có nghĩa là quay trở về với Giao Ước cũ và với việc tuân giữ lề luật xưa nữa; nhưng đúng hơn, hoán cải có nghĩa là thực hiện một bước nhảy vĩ đại tiến về phía trước và tiến vào Nước Thiên Chúa, để đạt được ơn cứu độ mà Thiên Chúa ban cho loài người một cách nhưng không, nhờ vào sáng kiến tự do và quyền năng của Người.
Trong chiều hướng đó, sám hối và ơn cứu độ đắp đổi cho nhau. đây tiến trình không còn như trước đây nữa, nghĩa là trước hết con người phải sám hối, rồi sau đó Thiên Chúa sẽ ban ơn cứu độ cho họ như là một phần thưởng; nhưng ở đây, có gì đó mới mẻ trong lời rao giảng của Chúa Giêsu, đó là: ơn cứu độ đến trước, được Thiên Chúa ban một cách quảng đại như là quà tặng nhưng không cho con người, và từ đó, con người được mời gọi hoán cải như là một sự đáp trả tự do trước hồng ân của Thiên Chúa. Theo nghĩa này, hoán cải là “tin mừng, tin vui,” hoán cải có đặc tính vui tươi, vui mừng. Ở đây, Thiên Chúa không chờ đợi con người đi bước trước để thay đổi đời sống, để thực hiện những việc lành phúc đức, rồi từ đó Người sẽ ban ơn cứu độ cho họ như là phần thưởng vì những cố gắng của họ. Không! Ân sủng đi trước, đó là sáng kiến và là sự khởi đầu của Thiên Chúa. Vì thế, Kitô giáo phân biệt với các tôn giáo khác ở điểm này: Kitô giáo không bắt đầu với bổn phận rao giảng, nhưng với ân sủng; Kitô giáo cũng không bắt đầu với lề luật, nhưng với hồng ân nhưng không của Thiên Chúa. Bởi lẽ, tự bản chất, Thiên Chúa là Đấng đi bước trước, để cứu độ chúng ta, và mời gọi chúng ta đáp trả tình yêu của Người. Cụ thể, Đức Giêsu đã đến, nhập thể, chết và phục sinh để cứu độ chúng ta trong khi chúng ta còn là tội nhân. Đó là Tin Mừng Nước Thiên Chúa đã đến và hiện diện ở giữa chúng ta. Nên chúng ta đừng hững hờ, đừng làm ngơ không biết. Lời mời gọi của thánh Phaolô trong bài đọc II cho các tín hữu ở Côrintô cũng là lời mời gọi cho chúng ta hôm nay: “Bộ mặt thế gian này đang biến đi.” Mua vui cũng được một vài trống canh. Thiên Chúa mới là vĩnh cửu. Chúng ta đừng để mất Người!
3. Hoán cải và tin, hai mặt của một chọn lựa
Như thế, lời mời gọi của Chúa Giêsu “hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” không có nghĩa là hai hành vi khác nhau và kế tiếp nhau, nhưng chính là một hành động nền tảng: hoán cải có nghĩa là tin! Và nhờ tin để hoán cải đời sống. Đức tin là cửa nhờ đó mà một người có thể bước vào Nước Thiên Chúa. Nếu có ai đó định nghĩa: cửa vào là sự trong sạch, là việc tuân giữ cẩn thận tất cả các giới răn, cửa vào là sự kiên nhẫn, sự tinh tuyền… Nếu vậy, chúng ta phải trả lời: điều đó không thuộc về tôi; tôi không trong sạch, tôi thiếu điều này, hay thiếu nhân đức kia… Nhưng như chúng ta đã nói: cửa vào Nước Trời chính là đức tin. Đây không phải là điều bất khả thi đối với hết mọi người, vì bất cứ ai cũng có thể tin. Bởi Thiên Chúa đã tạo dựng chúng ta có tự do, lý trí để có thể tin vào Thiên Chúa, đó là điều có thể đối với mọi người. Nên chúng ta hãy sám hối và tin vào Chúa Giêsu.
Nói tóm lại, hoán cải không phải là một sự đe dọa, một điều gì làm cho chúng ta phải buồn phiền, và buộc chúng ta phải cúi đầu xuống chịu lụy để được khoan hồng. Trái lại, hoán cải là sự hiến ban diệu kỳ của Thiên Chúa, là một lời mời gọi của Người tới tự do và niềm vui. Đó chính là gắn bó với Chúa Giêsu, là Tin Mừng cho con người mọi thời.
Cũng cần thêm rằng: một chân lý được minh chứng cách hiển nhiên qua mọi thời: những ai tin và yêu mến Chúa Giêsu thì cũng đồng nghĩa với việc họ được thay đổi hoàn toàn và tận căn đời sống mình. Bài Tin Mừng hôm nay là một minh chứng hùng hồn cho điều đó. Sau lời rao giảng, Chúa Giêsu thấy ông Simôn, Anrê và Giacôbê, Người mời gọi họ: “Hãy theo tôi.” Tức thì họ bỏ chài lưới, cha mẹ mà theo Chúa. Họ thực hiện một bước nhảy, tin vào Chúa và bước theo Chúa. Họ hoàn toàn thay đổi cách nghĩ, lối sống và sứ vụ của mình.
Những ai tin vào Chúa cũng có những kinh nghiệm tương tự như thế. Bản thân tôi cũng trải qua kinh nghiệm này. Khi lớn lên, tôi khắc khoải tìm kiếm cho mình một lý tưởng dâng hiến để theo đuổi. Hình ảnh linh mục luôn thu hút tôi. Bỗng một ngày nọ, tôi lắng nghe được tiếng gọi nào đó từ bên trong thúc đẩy và quyết định đi tu để làm linh mục. Tôi phải từ bỏ nghề nghiệp đang làm, từ bỏ nhóm bạn là những người không muốn tôi đi tu. Tôi nói với mẹ tôi về quyết định này. Mẹ tôi không cản, nhưng nước mắt mẹ chảy ra đầm đìa. Tôi hiểu tại sao mẹ tôi lại khóc, bởi vì tôi là con trai đầu trong gia đình 8 người con, trong đó có 6 người con gái. Tôi đã lớn và có thể đi làm để kiếm tiền nuôi sống gia đình. Tôi hiểu tại sao mẹ khóc, khi tôi theo Chúa. Đó là một hy sinh đối với mẹ tôi. Ơn gọi thật huyền nhiệm và thu hút tôi phải từ bỏ và vượt trên tất cả để theo Chúa. Đến nay tôi đã là linh mục. Chúa đã kêu gọi và biến đổi tôi. Tất cả là nhờ ơn Chúa. Tất cả là hồng ân. Tạ ơn Chúa. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/