Kỷ niệm Tháng Tư Đen: Người trong cuộc lên tiếng
Mỗi lần 30 tháng 4 đến, người Việt hải ngoại thường nhớ lại những ngày kinh hoàng năm xưa. Nhưng cho đến nay, nhiều người vẫn chưa hiểu được tại sao năm 1975, Quân Lực VNCH với trên 1.200.000 quân, có đủ súng lớn súng nhỏ, xe tăng tàu bò trong tay... thế mà chỉ trong vòng 50 ngày, đã tan ra như mây khói! Tại sao?
Đa số cho rằng ta thua là tại vì Mỹ bỏ. Một số khác ngây ngô hơn, cho rằng quân ta thua vì đài BBC. Đài này cứ loan tin nơi này nơi kia quân ta bỏ chạy, nên những nơi khác chạy theo!
Nếu chúng ta biết được những người được Hoa Kỳ đưa ra lãnh đạo miền Nam Việt Nam lúc đó đã suy nghĩ và hành động như thế nào, chúng ta không bao giờ suy nghĩ một cách đơn giản như thế. Chỉ nhìn vào Tướng Nguyễn Văn Thiệu, người lãnh đạo quốc gia, chúng ta cũng có thể thấy ngay:
(1) Có rất ít kinh nghiệm về cả chính trị lẫn quân sự nên không hiểu rõ Đồng Minh và cũng không hiểu rõ địch.
(2) Làm việc thiếu khoa học: suy nghĩ và hành động theo cảm tính, gióng hệt các chính khứa chạy rong và phường bát nháo ngày nay.
(3) Rất độc đoán: tham khảo ý kiến của các cố vấn hay các chuyên viên chỉ là hình thức, cuối cùng vẫn quyết định theo ý riêng của mình.
(4) Khi ra lệnh thường sợ trách nhiệm, nên không dứt khoát và rõ ràng, không cần biết lệnh đó có thi hành được hay không... Tất cả để cấp dưới tùy nghi hành động. Nếu thành công thì tự nhận lấy, nếu thất bại thì quy trách nhiệm cho cấp dưới.
Với lối suy nghĩ và hành động như thế nên Tướng Thiệu đã phạm hết sai lầm này đến sai lầm khác, làm mất miền Nam.
Mới đây, Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân Đoàn I, một nhân chứng và là một nạn nhân của Tướng Thiệu, đã cho chúng ta thấy rõ hơn những đặc tính nguy hại đó của Tướng Thiệu.
NHỮNG SỰ KIỆN ĐƯỢC TIẾT LỘ
Từ trước đến nay, Tướng Ngô Quang Trưởng thường không chịu lên tiếng khi được phỏng vấn về lý do tại sao Quân Đoàn I đã bị tan rã một cách nhanh chóng vào cuối tháng 3 năm 1975. Năm nay, có lẽ sau khi Tướng Nguyễn Văn Thiệu qua đời, không còn bị “lấn cấn” với cấp trên nữa, Tướng Trưởng đã chịu nói lên một số sự thật? Những điều Tướng Trưởng tiết lộ đã được Lê Bá Chư ghi lại trong một bài dài hơn 3 trang dưới đầu đề: “Vì Sao Tôi Bỏ Quân Đoàn I?”.
Vì đây không phải là một bài do chính Tướng Trưởng viết và công bố mà do ông kể rồi Lê Bá Chư ghi lại, nên không biết sự chính xác đến mức độ nào. Dầu sao, xin đọc giả đọc nguyên văn bài này trước khi đưa ra những nhận xét (những chữ in đậm là do chúng tôi muốn nhấn mạnh):
“Ngày 13 tháng 3 năm 1975, được lệnh vào Sài Gòn họp, tôi vào tới Sài Gòn nhưng với sự ngạc nhiên là chỉ có mình tôi vào gặp Tổng thống và Thủ tướng (Trần Thiện Khiêm) mà thôi. Ngoài tôi ra không có ai khác. Thường lệ khi được lệnh về Sài Gòn họp thì đều có đầy đủ mặt các vị Tư lệnh Quân đoàn và Tư lệnh các quân binh chủng khác. Lần nầy thì chỉ có một mình tôi. Tôi thắc mắc lo lắng.
“Nhưng khi Tổng thống Thiệu cho biết ý định của ông ta là phải rút bỏ Quân đoàn I ngay hôm nay thì tôi mới vỡ lẽ, cay đắng, và uất ức vì lệnh ra quá đột ngột ngoài sức tưởng tượng và ngoài ước muốn của tôi. Thật ra, lúc đó tình hình tại Huế, Quảng Ngãi và Đà Nẵng tuy có hơi nặng nề vì địch tấn công liên tiếp, tuy nhiên tôi đủ sức chống giữ và sẽ tăng cường Sư đoàn Dù cùng với Thuỷ Quân Lục Chiến ra những vùng đó để lấy lại ưu thế. Tôi trình bày cặn kẽ những ý kiến của tôi lên Tổng thống và Thủ tướng nhưng không được chấp thuận.
“Lệnh bất dịch di là: Phải rút khỏi Quân đoàn I càng sớm càng hay. Trở ra Quân đoàn I, tôi cho triệu tập tất cả các Tư Lệnh Sư đoàn để họp. Thái độ khác thường của tôi làm các Sĩ quan trong buổi họp hôm đó có vẻ nghi ngờ, thắc mắc. Nhưng rốt cuộc tôi chỉ hỏi sơ qua tình hình và nói vu vơ quanh quẩn. Chứ làm sao tôi ra lịnh thẳng khi chỉ với một mình tôi là Tư lệnh Quân đoàn mà thôi. Vì vậy, cuộc họp hôm đó chẳng mang lại một kết quả nào mà tôi mong muốn. Lệnh của Tổng thống Thiệu yêu cầu tôi rút khỏi Quân đoàn I vào ngày 13 tháng 3. Ông Thiệu cho biết là rút hết về Phú Yên, lấy Quốc lộ 22 làm ranh giới Việt Nam thu gọn sẽ chạy dài từ Phú Yên đến Hà Tiên.
“Cái lẩm cẩm của trung ương là không cho các thuộc cấp biết ý định của mình. Nghĩa là các Tư lệnh các quân binh chủng, Tổng Bộ trưởng, Tư lệnh Sư đoàn, v.v... đã không biết gì về lệnh rút quân của Quân đoàn I và II cả. Lệnh nầy chỉ có Tổng thống và Thủ tướng, Đại tướng Cao Văn Viên, tôi (Tư lệnh Quân đoàn I) và Tư lệnh Quân đoàn II (Tướng Phạm Văn Phú) biết mà thôi. Do đó thiếu sự phối họp chặt chẽ giữa tham mưu và các cấp, không có kế hoạch rút quân đàng hoàng, lệnh đột ngột không có đủ thì giờ để xếp đặt kế hoạch, gây hoang mang cho binh sĩ, nhất là khi gia đình họ cũng không được bảo vệ đúng mức thì làm sao tránh khỏi hoang mang? Ai cũng lắng nghe tin tức thân nhân ở bên ngoài doanh trại. Thêm vào đó, tin tức Ban Mê Thuột, Pleiku, Kontum bị chiếm, Huế bỏ ngỏ, dân chúng Huế chạy vào Đà Nẵng ngày một đông gây cảnh xáo trộn kinh hoàng cho dân Đà Nẵng. Rồi sau đó là Chu Lai bị áp lực nặng.
“Tôi ra lệnh cho Tướng Trần Văn Nhựt rút Sư đoàn 2 từ Chu Lai ra trấn tại Ly Sơn (Cù Lao Ré) để kiểm soát đường bể, sợ địch ra chiếm đóng đường biển thì sẽ khó khăn. Trong khi đó, cảnh hỗn loạn đã xảy ra phần lớn do dân chúng hốt hoảng từ chỗ nầy sang chỗ khác làm cho binh sĩ nao núng và chạy cùng theo thân nhân. Mở miệng ra lệnh cho họ rút quân, trong khi mới hôm qua với lòng sắt đá và giọng nói cứng rắn hằng ngày buộc anh em phải giữ không để mất 1 cục sỏi ở Vùng I.
“Sau đó tôi suy nghĩ kỹ hơn. Tôi quyết định gọi Đai tướng Cao Văn Viên nhờ xin Tổng thống cho tôi được dùng mọi cách để giữ Huế và Vùng I. Làm sao tôi bỏ Huế và Vùng I được? Làm sao tôi bỏ được vùng đất sỏi đá nầy mà bao nhiêu chiến hữu của tôi đã đổ máu để gìn giữ, nhất là trong vụ Mậu Thân?
“Tổng thống Thiệu rung động, chấp thuận cho tôi giữ Huế. Sáng 18 tháng 3 năm 1975, tôi ra Huế gặp Tướng Lâm Quang Thi (Tư lệnh phó Quân đoàn) chỉ huy tại Huế. Tôi ra lệnh: Giữ Huế cho thật vững. Chiều hôm đó về đến Đà Nẵng, tôi nhận được một lệnh do Đại tướng Cao Văn Viên, thừa lệnh Tổng thống yêu cầu tôi bỏ Huế. Thật làm tôi chết lặng người. Vì mới buổi sáng nay ở Huế tôi ra lệnh cho Tướng Thi giữ Huế. Bây giờ đột nhiên được lệnh bỏ thì tôi biết nói làm sao với Tướng Thi và anh em binh sĩ.
“Nhưng vẫn phải đành thi hành theo lệnh trên. Tôi gọi điện thoại thông báo lệnh bỏ Huế cho tướng Thi. Tướng Thi trả lời ngay: "Ở Huế bây giờ xã ấp phường khóm tốt quá, đâu đâu tình hình cũng tốt cả mà tại sao anh bảo tôi bỏ là bỏ làm sao? Tôi buồn bã trả lời: "Tôi biết rồi, nhưng xin anh bỏ Huế giùm tôi. Đó là lệnh trên, không bỏ là không được". Kết quả là Tướng Thi thi hành lệnh, bỏ Huế, và dồn quân đến cửa Thuận An để được tàu Hải quân rút về Đà Nẵng.
“Trong khoảng thời gian từ 13 đến 18 tháng 3, hàng đêm tôi gọi điện thoại cho Thủ tướng Khiêm và báo cáo mọi biến chuyển từ công việc hành chánh đến quân sự. Tình hình khó khăn, địch tấn công, mà lại thêm cái lệnh phải rút càng sớm càng tốt, lan truyền rỉ rả cho nên binh sĩ và công chức hết sức xôn xao. Tôi báo cáo mọi việc và xin Thủ tướng ra quan sát tình hình. Sáng 19 tháng 3, 1975, Thủ tướng Khiêm đến, tôi cho họp tất cả vị Tư lệnh Sư đoàn, Tỉnh trưởng, Thị trưởng, Bộ tham mưu, và các Trưởng phòng sở của hành chánh để Thủ tướng nói chuyện.
“Trước khi Thủ tướng đến, tôi đã nói chuyện với anh em có mặt tại hôm đó rằng tình hình khẩn trương, anh em phải nói lên sự thật đang xảy ra trong thực tế tại nơi nầy để Thủ tướng biết rõ tình hình và giải quyết cấp thời, chứ đừng có giữ thái độ "trình thưa dạ bẩm" trong lúc nầy nữa. Phải thẳng thắn mà nói lên sự thật. Nhưng sau khi Thủ tướng nói chuyện xong, đến phần thắc mắc thì cũng chẳng có ai nói gì cả. Tôi rất buồn vì anh em không chịu nghe lời tôi để nói cho Thủ tướng biết những sự thật về tình hình hiện nay. Duy chỉ có một mình Đại tá Kỳ, tỉnh trưởng tỉnh Quảng Trị, có hỏi một câu: "Thưa Thủ tướng, trong mấy ngày vừa qua, có một số công chức đã tự ý rời bỏ nhiệm sở không đến làm việc, thưa Thủ tướng, phải dùng biện pháp gì để trừng phạt những người đó? Câu hỏi thật hay, nhưng Thủ tướng không trả lời và lảng sang chuyện khác. Vì Thủ tướng làm sao nói được khi lệnh trên đã muốn giải tán Quân đoàn I và Quân khu I càng sớm càng tốt".
“Đúng ngày 22 tháng 3 năm 1975, tôi được lệnh rút Sư đoàn Dù và Sư đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến về giữ Nha Trang. Ngày 29 tháng 3, cộng quân tràn vào Đà Nẵng với những trận giao tranh nhỏ. Tôi được chiến hạm HQ404 đưa về Sài Gòn. Trên tàu cũng có một Lữ đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến. Khi tàu chạy ngoài khơi, Tổng thống Thiệu liên lạc yêu cầu tôi ra tái chiếm lại Đà Nẵng. Tôi trả lời ngay là bây giờ tôi lấy ai để theo chân tôi tái chiếm Đà Nẵng? Lính tráng đã phân tán mỗi người một nơi. Cấp chỉ huy thì mạnh ai nấy thoát. Làm sao tôi có thể làm chuyện đó (tái chiếm Đà Nẵng) được? Sau đó tôi được lệnh cho Hạm trưởng ghé tàu vào Cam Ranh, bỏ hết Thuỷ Quân Lục Chiến xuống, rồi chỉ chở một mình tôi về Sài Gòn. Tôi không chịu mặc dù lúc đó tàu đã cập bến Cam Ranh rồi.
“Tôi nhờ Hạm trưởng gọi về Bộ Tổng tham mưu xin cho anh em Thuỷ Quân Lục Chiến được về Sài Gòn tĩnh dưỡng nghỉ ngơi cùng tôi. Còn nếu không thì tôi sẽ ở lại Cam Ranh và đi theo anh em Thuỷ Quân Lục Chiến và cùng nhau chiến đấu. Sau đó, Sài Gòn bằng lòng cho tàu chở tất cả về Sài Gòn.
“Về đến Sài Gòn tôi được bổ nhiệm vào Bộ Tư lệnh Hành quân lưu động ở Bộ Tổng tham mưu. Khi vào đây, tôi gặp Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại (Tư lệnh Hải quân Vùng I Duyên Hải) và Chuẩn tướng Nguyễn Văn Khánh (Tư lệnh Sư đoàn 1 Không quân) đang ngồi viết bản tự khai, và Trung tướng Thi thì bị phạt quản thúc về tội bỏ Huế. Tôi không hiểu vì sao lại có chuyện kỳ lạ như vậy. Họ đâu có tội gì. Họ chỉ thi hành theo đúng lệnh mà lại bị phạt thì quả thật bất công.
“Tướng Thi thực sự là người chống lại việc bỏ Huế. Lúc trước, khi nghe tôi cho biết là Tổng thống đã ra lệnh bỏ Huế thì Tướng Thi đã trả lời thẳng với tôi rằng: "Xã ấp tốt quá mà bỏ làm sao?". Vậy mà bây giờ ông lại bị phạt giam quản thúc. Những vị tướng nầy bị phạt quá oan uổng vì họ xứng đáng gấp mấy trăm lần những ông Tướng phè phỡn tại Sài Gòn.
“Hôm sau, trong buổi họp tại Bộ Tổng tham mưu, tôi có nói rằng: "Việc phạt Tướng Thi và hai Tướng Thoại và Khánh là không đúng. Họ chỉ là thuộc cấp của tôi. Họ chỉ làm theo chỉ thị của tôi mà thôi. Họ không có tội gì cả. Nếu có phạt thì xin hãy phạt tôi đây nàỵ". Phòng họp lặng ngắt. Đại tướng Viên nhìn qua Trung tướng Trần Văn Đôn. Tướng Đôn mới đi Pháp về, mới đảm nhận chức Tổng trưởng Quốc phòng. Có thể vì vậy mà Tướng Đôn mới không biết là Tổng thống Thiệu đã trực tiếp ra lệnh cho tôi bỏ Huế, nên Tướng Đôn làm đề nghị phạt Tướng Thi vì đã bỏ Huế mà rút lui. Mà Tổng thống Thiệu lại không dám nói sự thật với Tướng Đôn, và chỉ ký lệnh phạt. Sau đó, Tướng Lê Nguyên Khang, với giọng giận giữ đã buột miệng nói: "Anh em chúng tôi không có tội tình mẹ gì cả!".
“Tiện đây, tôi cũng xin nói về trường hợp ra đi của Tướng Thoại và Tướng Khánh. Là vị Tư lệnh trong tay có đến hàng ngàn lính, hàng trăm chiến hạm lớn nhỏ, nhưng tội nghiệp thay, sau khi hỗn loạn, Tướng Thoại đã bị bỏ quên không ai chở đi khỏi Bộ Tư lệnh ở Tiên Sa, và ông đã phải đi bộ qua dãy núi phía sau bờ biển. May nhờ có một chiếc tàu nhỏ của hải quân mà anh em trên tàu lúc đó cũng còn giữ kỷ luật, thấy Đề đốc Thoại ở đó, họ ghé vào chở Tướng Thoại đi chứ nếu không lại cũng chẳng biết sau này sẽ ra sao. Còn Tướng Khánh, Tư lệnh Sư đoàn 1 Không quân đã không đủ nhiên liệu để bay xa mà phải đáp trực thăng tại một bãi cát ở Sơn Trà rồi lội ra tàu. Cũng may lúc đó gặp tàu HQ404 và đã cùng tôi về Sài Gòn.”
ĐÂU LÀ SỰ THẬT?
Những điều Tướng Ngô Quang Trưởng thuật lại có nhiều điểm gióng và cũng có một số điểm không gióng với những điều chúng tôi ghi nhận được khi phỏng vấn các nhân chứng ở trong tù hay khi so sánh với các tài liệu chúng tôi đã tham khảo.
1.- Tình hình ở Vùng I đầu năm 1975: Trong những tháng đầu năm 1975, tình hình Cộng quân và Việt Nam Cộng Hòa ở Vùng I như sau:
Vế phía Cộng Quân: Sư Đoàn 325 ở phía tây Đông Hà (Quảng Trị), Sư Đoàn 324B ở phía tây Huế, Sư Đoàn 304 ở phía tây Đà Nẵng (giữ Thường Đức), Sư Đoàn 710 và Lữ Đoàn 52 ở Quảng Tín và Quảng Ngãi. Trong 4 Sư Đoàn này chỉ có Sư Đoàn 304 là thiện chiến, nhưng không sư đoàn nào có đủ quân số. Hai Sư Đoàn 324B và 325 đã bị rút mất mỗi sư đoàn một trung đoàn để tăng cường cho Sư Đoàn 304 ở Đà Nẵng và Sư Đoàn 316 đi đánh Ban Mê Thuột. Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa lầm tưởng Sư Đoàn 308, còn hoạt động ở một nơi nào đó tại Quân Khu I, nhưng trong thực tế sư đoàn này đã bị xóa tên trong trận Quảng Trị năm 1972. Về sau, khi Quân Khu II đã bị mất, tình hình miền Nam rối loạn, Cộng quân mới chuyển thêm Sư Đoàn 341, một sư đoàn trừ bị mới lập ở Quảng Bình, vào tiếp ứng để dứt điểm.
Về phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa: Quân Đoàn I đã có sẵn 3 sư đoàn bộ binh là Sư Đoàn 1, Sư Đoàn 2 và Sư Đoàn 3, và 5 Liên Đoàn Biệt Động Quân, lại được tăng cường thêm Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến và hai Lữ Đoàn Dù. Lực lượng trên được phối trí như sau:
2.- “Chiến lược đầu bé đít to”: Cuối năm 1974, ở Sài Gòn có tin đồn sẽ nhượng phần đất phía bắc Khánh Hòa trở ra cho Mặt Trận Giải Phóng, nhưng không ai biết là thực hay hư. Không ngờ đó là một ý nghĩ điên rồ của riêng Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Ông nghĩ rằng bây giờ viện trợ giảm dần, cần thu nhỏ lãnh thổ lại mới giữ được và gọi đó là “Chiến lược đầu bé đít to”. Tuy có ý nghĩ như thế, ông không hề cho nghiên cứu xem nếu phải rút quân từ các tỉnh bắc miền Trung và Cao Nguyên về Khánh Hòa thì phải rút cách nào. Sau khi rút xong, muốn giữ từ Khánh Hòa trở vào phải phòng thủ như thế nào. Vụ mất Ban Mê Thuột là cơ hội để ông thi hành “chiến lược” điên rồ đó!
Các nhà phân tích cho rằng “Chiến lược đầu bé đít to” của Tổng Thống Thiệu thực ra chỉ là một trò tháo cáy nhằm gây xúc động trong dư luận Mỹ, buộc chính phủ Hoa Kỳ phải can thiệp bằng quân sự trở lại! Đây là một suy nghĩ hoàn toàn theo cảm tính. Mỹ đã không trở lại!
Riêng về Vùng I, theo một số nhân chứng kể lại, sau khi Ban Mê Thuột bị mất ngày 10.3.1975, hôm 13.3.1975 một số tướng được gọi về Sài Gòn họp để bàn kế hoạch đối phó. Về Quân Khu I, các tướng đồng ý rằng Vùng I tuy chỉ là “diện” nhưng vì tiếp giáp với giới tuyến, địch dễ biến thành “điểm”, nên phải coi chừng. Tổng Thống Thiệu ra lệnh lấy Đà Nẵng làm khu phòng thủ chính với hai ngọn: Bắc là Quảng Trị và Nam là Quảng Ngãi, nhưng bỏ đi những nơi khó giữ như Sơn Hà, Trà Bồng... ở tây Quảng Ngãi. Không ai biết được Tổng Thống Thiệu đã ra lệnh cho Tướng Trưởng bỏ Vùng I.
Tuy nhiên, khi Tổng Thống Thiệu ra lệnh rút Lữ Đoàn 3 Dù về Khánh Dương để giải phóng Ban Mê Thuột và yêu cầu Tướng Trưởng phối trí lại lực lượng, Tướng Trưởng đã phản kháng rất quyết liệt. Ông điều động Liên Đoàn 14 Biệt Động Quân ở Quảng Nam ra thay thế Lữ Đoàn 3 Dù, và đưa hai Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến 147 và 258 về Quảng Nam, chỉ để lại Quảng Trị Lữ Đoàn 369. Thấy Quân Lực VNCH đang chuyển quân, địch bắt đầu mở cuộc tấn công ở mặt trận Quảng Trị. Các đơn vị Địa Phương Quân bị mất liên lạc.
Tài liệu cho biết ngày 18.3.1975, Tướng Trưởng đã vào Sài Gòn gặp Tổng Thống Thiệu trình bày kế hoạch giữ ba “đầu cầu” (enclaves) là Huế, Đà Nẵng và Chu Lai (bỏ Quảng Trị). Tổng Thống Thiệu chấp thuận. Tướng Trưởng còn nói đền những khó khăn do dân từ khắp nơi đổ về Đà Nẵng trên nửa triệu.
Từ Sài Gòn trở về, ông ra ngay Thừa Thiên, họp với các đơn vị trưởng ở Hương Điền, quyết định phối trí lại lực lượng như sau để bảo vệ Huế:
Dọc theo sông Mỹ Chánh ngăn giữa Quảng Trị và Huế:
Tối 20.3.1975, Tổng Thống Thiệu lại ra lệnh rút thêm Lữ Đoàn 2 Dù về Saigon. Thấy bị mất hai Lữ Đoàn Dù, Tướng Trưởng la lối om sòm rằng Bắc Việt có 4 Sư Đoàn trừ bị đang dàn hàng ngang ở vĩ tuyến 17 để đòi giữ Lữ Đoàn 2 Dù lại, nhưng thật sự không có. Sau đó, Tướng Trưởng đánh cho Tổng Thống Thiệu một công điện xin từ chức vì “thấy đuối sức và bối rối”. Bộ Tổng Tham Mưu phải cho Lữ Đoàn 468 Thủy Quân Lục Chiến, một Lữ Đoàn thứ tư mới thành lập, đang hành quân tại Long An ra thay. Nhưng khi cả hai Lữ Đoàn Dù đi rồi thì Tướng Trưởng hoàn toàn mất tự tin, ông uống rượu suốt ngày và có lần định tự tử. Tình hình Quân Đoàn I hoàn toàn rối loạn.
Ngày 21.3.1975, Cộng Quân dùng xe tăng tấn công, cắt quốc lộ 1 ở Truồi, giữa Huế và Đà Nẵng, và đóng chốt ở đèo Phú Gia. Đường giao thông trên bộ giữa Huế và Đà Nẵng bị cắt đứt. Vì không còn vận chuyển đường bộ được, ngày 25.3.1975 Tướng Tưởng quyết định cho Thủy Quân Lục Chiến rút ra cửa Thuận An, còn Sư Đoàn 1, Biệt Động Quân và Địa Phương Quân rút xuống cửa Tư Hiền rồi từ đó men theo bờ biển vào Đà Nẵng. Đoàn quân đã tan rã, chỉ còn khoảng 1/3 về tới Đà Nẵng.
Ngày 27.3.1975 tình hình Đà Nẵng trở nên nghiêm trọng. Cộng quân pháo kích vào Đà Nẵng, dân chúng và binh sĩ từ Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Tín và Quảng Ngãi đổ về đây quá đông, an ninh trật tự không còn kiểm soát được. Tổng Thống Thiệu không có một quyết định dứt khoát nào về việc giữ hay rút khỏi Đà Nẵng mà để cho Tướng Trưởng tùy nghi quyết định.
Ngày 28.3.1975, khi tình hình Đà Nẵng không còn kiểm soát được, Bộ Tổng Tham Mưu cho tàu Hải Quân đến Đà Nẵng đón Thủy Quân Lục Chiến đưa vào Nha Trang, Cam Ranh và Vũng Tàu. Các đơn vị khác và dân chúng phải tìm cách tự lo liệu lấy.
Ngày 29.3.1975 Quân Khu 1 hoàn toàn bị thất thủ.
MỘT VÀI THẮC MẮC
Sau khi trình bày quan điểm của Tướng Trưởng về việc rút khỏi Vùng I và những tin tức mà chúng tôi thu thập được, chúng tôi mong rằng Tướng Ngô Quang Trưởng cho biết thêm những điểm sau đây để lịch sử được sáng tỏ hơn:
1) Vấn đề Thường Đức và con đường 14 qua Vùng I: Con đường 14 thường được gọi là đường Đông Trường Sơn, chạy từ Quảng Bình vào Phước Long, đi qua Vùng I khá dài. Tài liệu của Cộng quân cho biết nếu đi từ Nghệ An vào Kontum bằng đường Tây Trường Sơn (qua Lào) phải mất 6 tháng. Trong khi đó, đi đường Đông Trường Sơn chỉ mất có một tháng. Câu hỏi sau đây được đặt ra: Trung Tướng có nhận ra Cộng quân làm con đường Đông Trường Sơn để đưa quân vào chiếm miền Nam hay không? Nếu biết, tại sao Trung Tướng không có kế hoạch giữ Thường Đức, cắt con đường này của địch? Một phi công nói với tôi rằng có lần anh lỡ oanh tạc đoàn xe của Cộng quân trên đường 14 liền bị Trung Tướng ra lệnh phạt trọng cấm. Phải chăng Trung Tướng muốn cho địch dồn vào phía trong để áp lực ở Vùng I nhẹ đi?
2) Vấn đề cột chân hai Sư Đoàn cơ động: Quân Lực VNCH chỉ có hai đơn vị cơ động chính là Sư Đoàn Dù và Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, thế mà Trung Tướng đã cột chân hai sư đoàn này ở Vùng I, bắt họ đóng đồn giữ đất như các sư đoàn bộ binh. Khi Trung Ương muốn rút để yểm trợ cho các vùng khác, Trung Tướng la ầm lên, làm lẩy. Như vậy khi cần yểm trợ cho các vùng khác Trung Ương lấy lực lượng cơ động ở đâu?
3) Vấn đề khả năng cầm quân: Đại Tướng Norman Schwarzkopf của Mỹ ca tụng Tướng Trưởng điều quân rất giỏi. Nhưng các nhà phân tích Mỹ nói rằng các tướng Việt Nam điều quân từ cấp Trung Đoàn trở xuống rất giỏi, nhưng họ không có khả năng điều khiển trận địa chiến, vì trước đó các tướng Pháp và tướng Mỹ đã làm thay cho họ nên họ không có kinh nghiệm. Do đó, khi Cộng quân đánh bằng trận địa chiến, họ không chống nổi. Trung Tướng nghĩ sao?
Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy Tổng Thống Thiệu đã lãnh đạo miền Nam theo cảm tính nên miền Nam đã mất. Trong gần 30 năm qua, “người Việt chống cộng” ở hải ngoại cũng đã chống cộng theo cảm tính, nên thua dài dài. Với kinh nghiệm đó, nếu “người Việt chống cộng” không hành động có phương pháp hơn, sẽ còn tiếp tục thua nữa.
Mỗi lần 30 tháng 4 đến, người Việt hải ngoại thường nhớ lại những ngày kinh hoàng năm xưa. Nhưng cho đến nay, nhiều người vẫn chưa hiểu được tại sao năm 1975, Quân Lực VNCH với trên 1.200.000 quân, có đủ súng lớn súng nhỏ, xe tăng tàu bò trong tay... thế mà chỉ trong vòng 50 ngày, đã tan ra như mây khói! Tại sao?
Đa số cho rằng ta thua là tại vì Mỹ bỏ. Một số khác ngây ngô hơn, cho rằng quân ta thua vì đài BBC. Đài này cứ loan tin nơi này nơi kia quân ta bỏ chạy, nên những nơi khác chạy theo!
Nếu chúng ta biết được những người được Hoa Kỳ đưa ra lãnh đạo miền Nam Việt Nam lúc đó đã suy nghĩ và hành động như thế nào, chúng ta không bao giờ suy nghĩ một cách đơn giản như thế. Chỉ nhìn vào Tướng Nguyễn Văn Thiệu, người lãnh đạo quốc gia, chúng ta cũng có thể thấy ngay:
(1) Có rất ít kinh nghiệm về cả chính trị lẫn quân sự nên không hiểu rõ Đồng Minh và cũng không hiểu rõ địch.
(2) Làm việc thiếu khoa học: suy nghĩ và hành động theo cảm tính, gióng hệt các chính khứa chạy rong và phường bát nháo ngày nay.
(3) Rất độc đoán: tham khảo ý kiến của các cố vấn hay các chuyên viên chỉ là hình thức, cuối cùng vẫn quyết định theo ý riêng của mình.
(4) Khi ra lệnh thường sợ trách nhiệm, nên không dứt khoát và rõ ràng, không cần biết lệnh đó có thi hành được hay không... Tất cả để cấp dưới tùy nghi hành động. Nếu thành công thì tự nhận lấy, nếu thất bại thì quy trách nhiệm cho cấp dưới.
Với lối suy nghĩ và hành động như thế nên Tướng Thiệu đã phạm hết sai lầm này đến sai lầm khác, làm mất miền Nam.
Mới đây, Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân Đoàn I, một nhân chứng và là một nạn nhân của Tướng Thiệu, đã cho chúng ta thấy rõ hơn những đặc tính nguy hại đó của Tướng Thiệu.
NHỮNG SỰ KIỆN ĐƯỢC TIẾT LỘ
Từ trước đến nay, Tướng Ngô Quang Trưởng thường không chịu lên tiếng khi được phỏng vấn về lý do tại sao Quân Đoàn I đã bị tan rã một cách nhanh chóng vào cuối tháng 3 năm 1975. Năm nay, có lẽ sau khi Tướng Nguyễn Văn Thiệu qua đời, không còn bị “lấn cấn” với cấp trên nữa, Tướng Trưởng đã chịu nói lên một số sự thật? Những điều Tướng Trưởng tiết lộ đã được Lê Bá Chư ghi lại trong một bài dài hơn 3 trang dưới đầu đề: “Vì Sao Tôi Bỏ Quân Đoàn I?”.
Vì đây không phải là một bài do chính Tướng Trưởng viết và công bố mà do ông kể rồi Lê Bá Chư ghi lại, nên không biết sự chính xác đến mức độ nào. Dầu sao, xin đọc giả đọc nguyên văn bài này trước khi đưa ra những nhận xét (những chữ in đậm là do chúng tôi muốn nhấn mạnh):
“Ngày 13 tháng 3 năm 1975, được lệnh vào Sài Gòn họp, tôi vào tới Sài Gòn nhưng với sự ngạc nhiên là chỉ có mình tôi vào gặp Tổng thống và Thủ tướng (Trần Thiện Khiêm) mà thôi. Ngoài tôi ra không có ai khác. Thường lệ khi được lệnh về Sài Gòn họp thì đều có đầy đủ mặt các vị Tư lệnh Quân đoàn và Tư lệnh các quân binh chủng khác. Lần nầy thì chỉ có một mình tôi. Tôi thắc mắc lo lắng.
“Nhưng khi Tổng thống Thiệu cho biết ý định của ông ta là phải rút bỏ Quân đoàn I ngay hôm nay thì tôi mới vỡ lẽ, cay đắng, và uất ức vì lệnh ra quá đột ngột ngoài sức tưởng tượng và ngoài ước muốn của tôi. Thật ra, lúc đó tình hình tại Huế, Quảng Ngãi và Đà Nẵng tuy có hơi nặng nề vì địch tấn công liên tiếp, tuy nhiên tôi đủ sức chống giữ và sẽ tăng cường Sư đoàn Dù cùng với Thuỷ Quân Lục Chiến ra những vùng đó để lấy lại ưu thế. Tôi trình bày cặn kẽ những ý kiến của tôi lên Tổng thống và Thủ tướng nhưng không được chấp thuận.
“Lệnh bất dịch di là: Phải rút khỏi Quân đoàn I càng sớm càng hay. Trở ra Quân đoàn I, tôi cho triệu tập tất cả các Tư Lệnh Sư đoàn để họp. Thái độ khác thường của tôi làm các Sĩ quan trong buổi họp hôm đó có vẻ nghi ngờ, thắc mắc. Nhưng rốt cuộc tôi chỉ hỏi sơ qua tình hình và nói vu vơ quanh quẩn. Chứ làm sao tôi ra lịnh thẳng khi chỉ với một mình tôi là Tư lệnh Quân đoàn mà thôi. Vì vậy, cuộc họp hôm đó chẳng mang lại một kết quả nào mà tôi mong muốn. Lệnh của Tổng thống Thiệu yêu cầu tôi rút khỏi Quân đoàn I vào ngày 13 tháng 3. Ông Thiệu cho biết là rút hết về Phú Yên, lấy Quốc lộ 22 làm ranh giới Việt Nam thu gọn sẽ chạy dài từ Phú Yên đến Hà Tiên.
“Cái lẩm cẩm của trung ương là không cho các thuộc cấp biết ý định của mình. Nghĩa là các Tư lệnh các quân binh chủng, Tổng Bộ trưởng, Tư lệnh Sư đoàn, v.v... đã không biết gì về lệnh rút quân của Quân đoàn I và II cả. Lệnh nầy chỉ có Tổng thống và Thủ tướng, Đại tướng Cao Văn Viên, tôi (Tư lệnh Quân đoàn I) và Tư lệnh Quân đoàn II (Tướng Phạm Văn Phú) biết mà thôi. Do đó thiếu sự phối họp chặt chẽ giữa tham mưu và các cấp, không có kế hoạch rút quân đàng hoàng, lệnh đột ngột không có đủ thì giờ để xếp đặt kế hoạch, gây hoang mang cho binh sĩ, nhất là khi gia đình họ cũng không được bảo vệ đúng mức thì làm sao tránh khỏi hoang mang? Ai cũng lắng nghe tin tức thân nhân ở bên ngoài doanh trại. Thêm vào đó, tin tức Ban Mê Thuột, Pleiku, Kontum bị chiếm, Huế bỏ ngỏ, dân chúng Huế chạy vào Đà Nẵng ngày một đông gây cảnh xáo trộn kinh hoàng cho dân Đà Nẵng. Rồi sau đó là Chu Lai bị áp lực nặng.
“Tôi ra lệnh cho Tướng Trần Văn Nhựt rút Sư đoàn 2 từ Chu Lai ra trấn tại Ly Sơn (Cù Lao Ré) để kiểm soát đường bể, sợ địch ra chiếm đóng đường biển thì sẽ khó khăn. Trong khi đó, cảnh hỗn loạn đã xảy ra phần lớn do dân chúng hốt hoảng từ chỗ nầy sang chỗ khác làm cho binh sĩ nao núng và chạy cùng theo thân nhân. Mở miệng ra lệnh cho họ rút quân, trong khi mới hôm qua với lòng sắt đá và giọng nói cứng rắn hằng ngày buộc anh em phải giữ không để mất 1 cục sỏi ở Vùng I.
“Sau đó tôi suy nghĩ kỹ hơn. Tôi quyết định gọi Đai tướng Cao Văn Viên nhờ xin Tổng thống cho tôi được dùng mọi cách để giữ Huế và Vùng I. Làm sao tôi bỏ Huế và Vùng I được? Làm sao tôi bỏ được vùng đất sỏi đá nầy mà bao nhiêu chiến hữu của tôi đã đổ máu để gìn giữ, nhất là trong vụ Mậu Thân?
“Tổng thống Thiệu rung động, chấp thuận cho tôi giữ Huế. Sáng 18 tháng 3 năm 1975, tôi ra Huế gặp Tướng Lâm Quang Thi (Tư lệnh phó Quân đoàn) chỉ huy tại Huế. Tôi ra lệnh: Giữ Huế cho thật vững. Chiều hôm đó về đến Đà Nẵng, tôi nhận được một lệnh do Đại tướng Cao Văn Viên, thừa lệnh Tổng thống yêu cầu tôi bỏ Huế. Thật làm tôi chết lặng người. Vì mới buổi sáng nay ở Huế tôi ra lệnh cho Tướng Thi giữ Huế. Bây giờ đột nhiên được lệnh bỏ thì tôi biết nói làm sao với Tướng Thi và anh em binh sĩ.
“Nhưng vẫn phải đành thi hành theo lệnh trên. Tôi gọi điện thoại thông báo lệnh bỏ Huế cho tướng Thi. Tướng Thi trả lời ngay: "Ở Huế bây giờ xã ấp phường khóm tốt quá, đâu đâu tình hình cũng tốt cả mà tại sao anh bảo tôi bỏ là bỏ làm sao? Tôi buồn bã trả lời: "Tôi biết rồi, nhưng xin anh bỏ Huế giùm tôi. Đó là lệnh trên, không bỏ là không được". Kết quả là Tướng Thi thi hành lệnh, bỏ Huế, và dồn quân đến cửa Thuận An để được tàu Hải quân rút về Đà Nẵng.
“Trong khoảng thời gian từ 13 đến 18 tháng 3, hàng đêm tôi gọi điện thoại cho Thủ tướng Khiêm và báo cáo mọi biến chuyển từ công việc hành chánh đến quân sự. Tình hình khó khăn, địch tấn công, mà lại thêm cái lệnh phải rút càng sớm càng tốt, lan truyền rỉ rả cho nên binh sĩ và công chức hết sức xôn xao. Tôi báo cáo mọi việc và xin Thủ tướng ra quan sát tình hình. Sáng 19 tháng 3, 1975, Thủ tướng Khiêm đến, tôi cho họp tất cả vị Tư lệnh Sư đoàn, Tỉnh trưởng, Thị trưởng, Bộ tham mưu, và các Trưởng phòng sở của hành chánh để Thủ tướng nói chuyện.
“Trước khi Thủ tướng đến, tôi đã nói chuyện với anh em có mặt tại hôm đó rằng tình hình khẩn trương, anh em phải nói lên sự thật đang xảy ra trong thực tế tại nơi nầy để Thủ tướng biết rõ tình hình và giải quyết cấp thời, chứ đừng có giữ thái độ "trình thưa dạ bẩm" trong lúc nầy nữa. Phải thẳng thắn mà nói lên sự thật. Nhưng sau khi Thủ tướng nói chuyện xong, đến phần thắc mắc thì cũng chẳng có ai nói gì cả. Tôi rất buồn vì anh em không chịu nghe lời tôi để nói cho Thủ tướng biết những sự thật về tình hình hiện nay. Duy chỉ có một mình Đại tá Kỳ, tỉnh trưởng tỉnh Quảng Trị, có hỏi một câu: "Thưa Thủ tướng, trong mấy ngày vừa qua, có một số công chức đã tự ý rời bỏ nhiệm sở không đến làm việc, thưa Thủ tướng, phải dùng biện pháp gì để trừng phạt những người đó? Câu hỏi thật hay, nhưng Thủ tướng không trả lời và lảng sang chuyện khác. Vì Thủ tướng làm sao nói được khi lệnh trên đã muốn giải tán Quân đoàn I và Quân khu I càng sớm càng tốt".
“Đúng ngày 22 tháng 3 năm 1975, tôi được lệnh rút Sư đoàn Dù và Sư đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến về giữ Nha Trang. Ngày 29 tháng 3, cộng quân tràn vào Đà Nẵng với những trận giao tranh nhỏ. Tôi được chiến hạm HQ404 đưa về Sài Gòn. Trên tàu cũng có một Lữ đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến. Khi tàu chạy ngoài khơi, Tổng thống Thiệu liên lạc yêu cầu tôi ra tái chiếm lại Đà Nẵng. Tôi trả lời ngay là bây giờ tôi lấy ai để theo chân tôi tái chiếm Đà Nẵng? Lính tráng đã phân tán mỗi người một nơi. Cấp chỉ huy thì mạnh ai nấy thoát. Làm sao tôi có thể làm chuyện đó (tái chiếm Đà Nẵng) được? Sau đó tôi được lệnh cho Hạm trưởng ghé tàu vào Cam Ranh, bỏ hết Thuỷ Quân Lục Chiến xuống, rồi chỉ chở một mình tôi về Sài Gòn. Tôi không chịu mặc dù lúc đó tàu đã cập bến Cam Ranh rồi.
“Tôi nhờ Hạm trưởng gọi về Bộ Tổng tham mưu xin cho anh em Thuỷ Quân Lục Chiến được về Sài Gòn tĩnh dưỡng nghỉ ngơi cùng tôi. Còn nếu không thì tôi sẽ ở lại Cam Ranh và đi theo anh em Thuỷ Quân Lục Chiến và cùng nhau chiến đấu. Sau đó, Sài Gòn bằng lòng cho tàu chở tất cả về Sài Gòn.
“Về đến Sài Gòn tôi được bổ nhiệm vào Bộ Tư lệnh Hành quân lưu động ở Bộ Tổng tham mưu. Khi vào đây, tôi gặp Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại (Tư lệnh Hải quân Vùng I Duyên Hải) và Chuẩn tướng Nguyễn Văn Khánh (Tư lệnh Sư đoàn 1 Không quân) đang ngồi viết bản tự khai, và Trung tướng Thi thì bị phạt quản thúc về tội bỏ Huế. Tôi không hiểu vì sao lại có chuyện kỳ lạ như vậy. Họ đâu có tội gì. Họ chỉ thi hành theo đúng lệnh mà lại bị phạt thì quả thật bất công.
“Tướng Thi thực sự là người chống lại việc bỏ Huế. Lúc trước, khi nghe tôi cho biết là Tổng thống đã ra lệnh bỏ Huế thì Tướng Thi đã trả lời thẳng với tôi rằng: "Xã ấp tốt quá mà bỏ làm sao?". Vậy mà bây giờ ông lại bị phạt giam quản thúc. Những vị tướng nầy bị phạt quá oan uổng vì họ xứng đáng gấp mấy trăm lần những ông Tướng phè phỡn tại Sài Gòn.
“Hôm sau, trong buổi họp tại Bộ Tổng tham mưu, tôi có nói rằng: "Việc phạt Tướng Thi và hai Tướng Thoại và Khánh là không đúng. Họ chỉ là thuộc cấp của tôi. Họ chỉ làm theo chỉ thị của tôi mà thôi. Họ không có tội gì cả. Nếu có phạt thì xin hãy phạt tôi đây nàỵ". Phòng họp lặng ngắt. Đại tướng Viên nhìn qua Trung tướng Trần Văn Đôn. Tướng Đôn mới đi Pháp về, mới đảm nhận chức Tổng trưởng Quốc phòng. Có thể vì vậy mà Tướng Đôn mới không biết là Tổng thống Thiệu đã trực tiếp ra lệnh cho tôi bỏ Huế, nên Tướng Đôn làm đề nghị phạt Tướng Thi vì đã bỏ Huế mà rút lui. Mà Tổng thống Thiệu lại không dám nói sự thật với Tướng Đôn, và chỉ ký lệnh phạt. Sau đó, Tướng Lê Nguyên Khang, với giọng giận giữ đã buột miệng nói: "Anh em chúng tôi không có tội tình mẹ gì cả!".
“Tiện đây, tôi cũng xin nói về trường hợp ra đi của Tướng Thoại và Tướng Khánh. Là vị Tư lệnh trong tay có đến hàng ngàn lính, hàng trăm chiến hạm lớn nhỏ, nhưng tội nghiệp thay, sau khi hỗn loạn, Tướng Thoại đã bị bỏ quên không ai chở đi khỏi Bộ Tư lệnh ở Tiên Sa, và ông đã phải đi bộ qua dãy núi phía sau bờ biển. May nhờ có một chiếc tàu nhỏ của hải quân mà anh em trên tàu lúc đó cũng còn giữ kỷ luật, thấy Đề đốc Thoại ở đó, họ ghé vào chở Tướng Thoại đi chứ nếu không lại cũng chẳng biết sau này sẽ ra sao. Còn Tướng Khánh, Tư lệnh Sư đoàn 1 Không quân đã không đủ nhiên liệu để bay xa mà phải đáp trực thăng tại một bãi cát ở Sơn Trà rồi lội ra tàu. Cũng may lúc đó gặp tàu HQ404 và đã cùng tôi về Sài Gòn.”
ĐÂU LÀ SỰ THẬT?
Những điều Tướng Ngô Quang Trưởng thuật lại có nhiều điểm gióng và cũng có một số điểm không gióng với những điều chúng tôi ghi nhận được khi phỏng vấn các nhân chứng ở trong tù hay khi so sánh với các tài liệu chúng tôi đã tham khảo.
1.- Tình hình ở Vùng I đầu năm 1975: Trong những tháng đầu năm 1975, tình hình Cộng quân và Việt Nam Cộng Hòa ở Vùng I như sau:
Vế phía Cộng Quân: Sư Đoàn 325 ở phía tây Đông Hà (Quảng Trị), Sư Đoàn 324B ở phía tây Huế, Sư Đoàn 304 ở phía tây Đà Nẵng (giữ Thường Đức), Sư Đoàn 710 và Lữ Đoàn 52 ở Quảng Tín và Quảng Ngãi. Trong 4 Sư Đoàn này chỉ có Sư Đoàn 304 là thiện chiến, nhưng không sư đoàn nào có đủ quân số. Hai Sư Đoàn 324B và 325 đã bị rút mất mỗi sư đoàn một trung đoàn để tăng cường cho Sư Đoàn 304 ở Đà Nẵng và Sư Đoàn 316 đi đánh Ban Mê Thuột. Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa lầm tưởng Sư Đoàn 308, còn hoạt động ở một nơi nào đó tại Quân Khu I, nhưng trong thực tế sư đoàn này đã bị xóa tên trong trận Quảng Trị năm 1972. Về sau, khi Quân Khu II đã bị mất, tình hình miền Nam rối loạn, Cộng quân mới chuyển thêm Sư Đoàn 341, một sư đoàn trừ bị mới lập ở Quảng Bình, vào tiếp ứng để dứt điểm.
Về phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa: Quân Đoàn I đã có sẵn 3 sư đoàn bộ binh là Sư Đoàn 1, Sư Đoàn 2 và Sư Đoàn 3, và 5 Liên Đoàn Biệt Động Quân, lại được tăng cường thêm Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến và hai Lữ Đoàn Dù. Lực lượng trên được phối trí như sau:
- - Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, Lữ Đoàn 2 Dù và Lữ Đoàn 1 Kỵ Binh đóng ở Quảng Trị.
- - Sư Đoàn 1 (4 trung đoàn) và Liên Đoàn 15 Biệt Động Quân đóng ở Thừa Thiên.
- - Sư Đoàn 3, Lữ Đoàn 2 Dù và Liên Đoàn 14 Biệt Động Quân đóng ở Quảng Nam – Đà Nẵng.
- - Sư Đoàn 2 và Liên Đoàn 12 Biệt Động Quân đóng ở Quảng Tín. Liên Đoàn 11 Biệt Động Quân đóng tại Quảng Ngãi.
- Ngoài ra, Quân Đoàn I còn có Hải Quân và Không Quân. Như vậy lực lượng của Quân Lực VNCH mạnh hơn lực lượng của Cộng quân nhiều.
2.- “Chiến lược đầu bé đít to”: Cuối năm 1974, ở Sài Gòn có tin đồn sẽ nhượng phần đất phía bắc Khánh Hòa trở ra cho Mặt Trận Giải Phóng, nhưng không ai biết là thực hay hư. Không ngờ đó là một ý nghĩ điên rồ của riêng Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Ông nghĩ rằng bây giờ viện trợ giảm dần, cần thu nhỏ lãnh thổ lại mới giữ được và gọi đó là “Chiến lược đầu bé đít to”. Tuy có ý nghĩ như thế, ông không hề cho nghiên cứu xem nếu phải rút quân từ các tỉnh bắc miền Trung và Cao Nguyên về Khánh Hòa thì phải rút cách nào. Sau khi rút xong, muốn giữ từ Khánh Hòa trở vào phải phòng thủ như thế nào. Vụ mất Ban Mê Thuột là cơ hội để ông thi hành “chiến lược” điên rồ đó!
Các nhà phân tích cho rằng “Chiến lược đầu bé đít to” của Tổng Thống Thiệu thực ra chỉ là một trò tháo cáy nhằm gây xúc động trong dư luận Mỹ, buộc chính phủ Hoa Kỳ phải can thiệp bằng quân sự trở lại! Đây là một suy nghĩ hoàn toàn theo cảm tính. Mỹ đã không trở lại!
Riêng về Vùng I, theo một số nhân chứng kể lại, sau khi Ban Mê Thuột bị mất ngày 10.3.1975, hôm 13.3.1975 một số tướng được gọi về Sài Gòn họp để bàn kế hoạch đối phó. Về Quân Khu I, các tướng đồng ý rằng Vùng I tuy chỉ là “diện” nhưng vì tiếp giáp với giới tuyến, địch dễ biến thành “điểm”, nên phải coi chừng. Tổng Thống Thiệu ra lệnh lấy Đà Nẵng làm khu phòng thủ chính với hai ngọn: Bắc là Quảng Trị và Nam là Quảng Ngãi, nhưng bỏ đi những nơi khó giữ như Sơn Hà, Trà Bồng... ở tây Quảng Ngãi. Không ai biết được Tổng Thống Thiệu đã ra lệnh cho Tướng Trưởng bỏ Vùng I.
Tuy nhiên, khi Tổng Thống Thiệu ra lệnh rút Lữ Đoàn 3 Dù về Khánh Dương để giải phóng Ban Mê Thuột và yêu cầu Tướng Trưởng phối trí lại lực lượng, Tướng Trưởng đã phản kháng rất quyết liệt. Ông điều động Liên Đoàn 14 Biệt Động Quân ở Quảng Nam ra thay thế Lữ Đoàn 3 Dù, và đưa hai Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến 147 và 258 về Quảng Nam, chỉ để lại Quảng Trị Lữ Đoàn 369. Thấy Quân Lực VNCH đang chuyển quân, địch bắt đầu mở cuộc tấn công ở mặt trận Quảng Trị. Các đơn vị Địa Phương Quân bị mất liên lạc.
Tài liệu cho biết ngày 18.3.1975, Tướng Trưởng đã vào Sài Gòn gặp Tổng Thống Thiệu trình bày kế hoạch giữ ba “đầu cầu” (enclaves) là Huế, Đà Nẵng và Chu Lai (bỏ Quảng Trị). Tổng Thống Thiệu chấp thuận. Tướng Trưởng còn nói đền những khó khăn do dân từ khắp nơi đổ về Đà Nẵng trên nửa triệu.
Từ Sài Gòn trở về, ông ra ngay Thừa Thiên, họp với các đơn vị trưởng ở Hương Điền, quyết định phối trí lại lực lượng như sau để bảo vệ Huế:
Dọc theo sông Mỹ Chánh ngăn giữa Quảng Trị và Huế:
- - Lữ Đoàn 147 TQLC phòng thủ tuyến An Lỗ.
- - Liên Đoàn 15 BĐQ đóng giữ ở Hương Điền.
- - Sư Đoàn 1 bảo vệ 4 vị trí quan trọng khác: Trung Đoàn 5 ở Hòn Vượn, Trung Đoàn 3 ở Hải Các, Trung Đoàn 54 ở Gia Lệ và Trung Đoàn 1 ở Phú Bài.
Tối 20.3.1975, Tổng Thống Thiệu lại ra lệnh rút thêm Lữ Đoàn 2 Dù về Saigon. Thấy bị mất hai Lữ Đoàn Dù, Tướng Trưởng la lối om sòm rằng Bắc Việt có 4 Sư Đoàn trừ bị đang dàn hàng ngang ở vĩ tuyến 17 để đòi giữ Lữ Đoàn 2 Dù lại, nhưng thật sự không có. Sau đó, Tướng Trưởng đánh cho Tổng Thống Thiệu một công điện xin từ chức vì “thấy đuối sức và bối rối”. Bộ Tổng Tham Mưu phải cho Lữ Đoàn 468 Thủy Quân Lục Chiến, một Lữ Đoàn thứ tư mới thành lập, đang hành quân tại Long An ra thay. Nhưng khi cả hai Lữ Đoàn Dù đi rồi thì Tướng Trưởng hoàn toàn mất tự tin, ông uống rượu suốt ngày và có lần định tự tử. Tình hình Quân Đoàn I hoàn toàn rối loạn.
Ngày 21.3.1975, Cộng Quân dùng xe tăng tấn công, cắt quốc lộ 1 ở Truồi, giữa Huế và Đà Nẵng, và đóng chốt ở đèo Phú Gia. Đường giao thông trên bộ giữa Huế và Đà Nẵng bị cắt đứt. Vì không còn vận chuyển đường bộ được, ngày 25.3.1975 Tướng Tưởng quyết định cho Thủy Quân Lục Chiến rút ra cửa Thuận An, còn Sư Đoàn 1, Biệt Động Quân và Địa Phương Quân rút xuống cửa Tư Hiền rồi từ đó men theo bờ biển vào Đà Nẵng. Đoàn quân đã tan rã, chỉ còn khoảng 1/3 về tới Đà Nẵng.
Ngày 27.3.1975 tình hình Đà Nẵng trở nên nghiêm trọng. Cộng quân pháo kích vào Đà Nẵng, dân chúng và binh sĩ từ Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Tín và Quảng Ngãi đổ về đây quá đông, an ninh trật tự không còn kiểm soát được. Tổng Thống Thiệu không có một quyết định dứt khoát nào về việc giữ hay rút khỏi Đà Nẵng mà để cho Tướng Trưởng tùy nghi quyết định.
Ngày 28.3.1975, khi tình hình Đà Nẵng không còn kiểm soát được, Bộ Tổng Tham Mưu cho tàu Hải Quân đến Đà Nẵng đón Thủy Quân Lục Chiến đưa vào Nha Trang, Cam Ranh và Vũng Tàu. Các đơn vị khác và dân chúng phải tìm cách tự lo liệu lấy.
Ngày 29.3.1975 Quân Khu 1 hoàn toàn bị thất thủ.
MỘT VÀI THẮC MẮC
Sau khi trình bày quan điểm của Tướng Trưởng về việc rút khỏi Vùng I và những tin tức mà chúng tôi thu thập được, chúng tôi mong rằng Tướng Ngô Quang Trưởng cho biết thêm những điểm sau đây để lịch sử được sáng tỏ hơn:
1) Vấn đề Thường Đức và con đường 14 qua Vùng I: Con đường 14 thường được gọi là đường Đông Trường Sơn, chạy từ Quảng Bình vào Phước Long, đi qua Vùng I khá dài. Tài liệu của Cộng quân cho biết nếu đi từ Nghệ An vào Kontum bằng đường Tây Trường Sơn (qua Lào) phải mất 6 tháng. Trong khi đó, đi đường Đông Trường Sơn chỉ mất có một tháng. Câu hỏi sau đây được đặt ra: Trung Tướng có nhận ra Cộng quân làm con đường Đông Trường Sơn để đưa quân vào chiếm miền Nam hay không? Nếu biết, tại sao Trung Tướng không có kế hoạch giữ Thường Đức, cắt con đường này của địch? Một phi công nói với tôi rằng có lần anh lỡ oanh tạc đoàn xe của Cộng quân trên đường 14 liền bị Trung Tướng ra lệnh phạt trọng cấm. Phải chăng Trung Tướng muốn cho địch dồn vào phía trong để áp lực ở Vùng I nhẹ đi?
2) Vấn đề cột chân hai Sư Đoàn cơ động: Quân Lực VNCH chỉ có hai đơn vị cơ động chính là Sư Đoàn Dù và Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, thế mà Trung Tướng đã cột chân hai sư đoàn này ở Vùng I, bắt họ đóng đồn giữ đất như các sư đoàn bộ binh. Khi Trung Ương muốn rút để yểm trợ cho các vùng khác, Trung Tướng la ầm lên, làm lẩy. Như vậy khi cần yểm trợ cho các vùng khác Trung Ương lấy lực lượng cơ động ở đâu?
3) Vấn đề khả năng cầm quân: Đại Tướng Norman Schwarzkopf của Mỹ ca tụng Tướng Trưởng điều quân rất giỏi. Nhưng các nhà phân tích Mỹ nói rằng các tướng Việt Nam điều quân từ cấp Trung Đoàn trở xuống rất giỏi, nhưng họ không có khả năng điều khiển trận địa chiến, vì trước đó các tướng Pháp và tướng Mỹ đã làm thay cho họ nên họ không có kinh nghiệm. Do đó, khi Cộng quân đánh bằng trận địa chiến, họ không chống nổi. Trung Tướng nghĩ sao?
Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy Tổng Thống Thiệu đã lãnh đạo miền Nam theo cảm tính nên miền Nam đã mất. Trong gần 30 năm qua, “người Việt chống cộng” ở hải ngoại cũng đã chống cộng theo cảm tính, nên thua dài dài. Với kinh nghiệm đó, nếu “người Việt chống cộng” không hành động có phương pháp hơn, sẽ còn tiếp tục thua nữa.