Nhân kỷ niệm 40 năm ngày Sài Gòn thất thủ, Báo Chí Hoa Kỳ “trăm hoa đua nở” đủ thứ chuyện về biến cố này. Tờ The Seatle Times, chẳng hạn, ca tụng cựu thống đốc Dan Evans về chính sách chào đón người tị nạn Việt Nam tới tiểu bang Washington. Lúc đó là hàng ngàn, nay là gần 70,000 người Việt tại đây. Điều đáng lưu ý là: Evans nổi giận khi nghe thống đốc Jerry Brown của California không muốn nhận người tỵ nạn Việt Nam, ông gửi Ralph Munro, phụ tá đặc biệt của ông, tới Camp Pendleton gần San Diego, nơi những người Việt Nam đầu tiên được chào đón trong các “đô thị” bằng lều. Ông khuyến khích các cơ quan chính phủ tiểu bang đáp ứng lời kêu gọi của Tổng Thống Ford đón tiếp người tỵ nạn Việt Nam. Chính ông đón tiếp 500 người tỵ nạn đầu tiên tới tiểu bang Washington…
Tờ USA Today thì cho hay: 40 năm sau ngày thất thủ, “lá cờ của Sài Gòn” vẫn là một vấn đề. Tờ này cho rằng lễ tưởng niệm biến cố này dự tính được tổ chức tại Căn Cứ Thủy Quân Lục Chiến Pendleton đã bị hủy bỏ, vì lý do chính phủ Hoa Kỳ không cho phép trương lá cờ vàng đỏ của Nam Việt Nam trước đây tại căn cứ này.
Việc hủy bỏ trên gây phẫn nộ nơi cộng đồng người Việt. Và có người phát động một chiến dịch trên change.org yêu cầu tiếp tục tổ chức lễ mà không có lá cờ. Dĩ nhiên, điều này không được cộng đồng Việt hưởng ứng, vì nếu thế thì việc tưởng niệm mất hết ý nghĩa.
Các nhà tổ chức người Việt đã tổ chức biến cố tại nhiều nơi khác, như tại sân túc cầu của Trung Học Garden Grove, nơi Cờ Vàng sẽ tung bay và bài quốc ca cũ sẽ vang lên. Nhưng việc này bị các thế hệ người Việt cao tuổi hơn chỉ trích, cho là một nhượng bộ các tình cảm phản chống cộng và lỡ một dịp để cám ơn Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.
Tờ này cho rằng lá cờ Vàng, tuy bị hầu hết các quốc gia trên thế giới quên bỏ, nhưng vẫn là một di sản hết sức sống động và là một biểu hiệu chống cộng mạnh mẽ của người Việt tỵ nạn. California và ít nhất hơn 10 tiểu bang khác đã nhìn nhận lá cờ này như là biểu tượng của Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Việt.
Nhiều học giả về Việt Nam cũng cho hay người ta không ngạc nhiên khi lá cờ vẫn còn gây xúc động mạnh mẽ nơi cộng đồng tỵ nạn từng mất quê hương trong chiến tranh. Nguyễn Tú Uyên, phụ tá giáo sư trong Chương Trình Nghiên Cứu Mỹ Á tại Đại Học Tiểu Bang California ở Fullerton cho hay: “Nhiều người thuộc thế hệ cao niên, nhất là những người kinh qua cuộc chiến, đã phải chịu nhiều tàn bạo và nhiều biến cố thương đau trong tay chính phủ Cộng Sản. Thành thử nối kết với biểu tượng của điều đã mất là một cách đối phó đối với họ”.
Bùi Chúc Quyên Di, 68 tuổi, một giảng viên tiếng Việt tại Đại Học UCLA nói rằng lá cờ hợp nhất cộng đồng Việt Nam hải ngoại khắp thế giới như là biểu tượng văn hóa, lịch sử, mất mát và biết ơn chung. “Khi cho giương cao lá cờ, chúng tôi cũng muốn giương cao linh hồn các chiến sĩ của chúng tôi” .
Ký giả Chris Leadbeater, nhân chuyến thăm Việt Nam 40 năm sau khi Sài Gòn thất thủ, nhận định rằng cuộc sống vẫn diễn tiến, nhưng chia rẽ vẫn còn thấy rõ. Nhìn cảnh thành phố sinh hoạt nhộn nhịp, ông tự hỏi phải chăng nơi đây từng diễn ra cảnh tranh chấp đầy chấn động của ý thức hệ lệch lạc, của bất nhân và gần 4 triệu người chết? Vào một ngày nắng đẹp như thế này trên đường Đồng Khởi (Tự Do cũ), tại một thành phố đã bước vào thế kỷ 21, hình như cuộc tranh chấp trên chỉ còn là cơn ác mộng phai mờ.
Tuy thế, theo ông, vẫn dễ tìm thấy những vang dội của nó, trong Dinh Độc Lập, tại Viện Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh, một thứ góp nhặt “một mắt” về 20 năm tranh chấp.
Ra Hà Nội, dù có “đổi mới”, ông vẫn thấy Hồ Chí Minh, con ngựa chiến già, vẫn chiếm vị trí trọng yếu tại Quảng Trường Ba Đình. Huế cũng thế, du khách vẫn còn được dẫn tới thăm “đường vào hỏa ngục” nơi vẫn còn hàng ngàn mìn bẫy chưa nổ. Nội Thành vẫn còn loang lở những vết đạn của Tết Mậu Thân.
Ký giả Chriss W. Street cho chạy hàng tít: “Thất thủ Sàigòn 40 năm sau: cựu chiến binh và người Mỹ gốc Việt tưởng niệm”. Ông cho hay: Cờ Sao Sọc của Hoa Kỳ và Cờ Vàng Đỏ của Cộng Hòa Nam Việt Nam sẽ tung bay khắp California vào tuần này khi 2.7 triệu cựu chiến binh Hoa Kỳ cùng với 1.7 triệu người Mỹ gốc Việt tưởng niệm 40 năm ngày Sài Gòn thất thủ.
Tại San Diego, 2 bó hoa sẽ được liệng xuống Thái Bình Dương từ hàng không mẫu hạm Midway đã thải hồi. Một bó tôn vinh các chiến binh Hoa Kỳ hy sinh trong chiến tranh Việt Nam, một bó tôn vinh người Nam Việt Nam đã bỏ mình trong suốt 25 năm chiến tranh. Khi Sài Gòn rơi vào tay quân đội Bắc Việt, hàng không mẫu hạm Midway đã mở chiến dịch Frequent Wind di tản các người Mỹ cuối cùng và 125,000 người Việt.
Có ký giả nhắc lại bầu khí mờ mờ nhân ảnh của mấy tuần sau ngày sau Sài Gòn thất thủ. Người ta kháo nhau: “Pháp sẽ trở lại với hai sư đoàn”, “Mỹ sẽ bỏ bom”, “sẽ có chính phủ liên hiệp”, “dù sao mình vẫn là người Việt”, một phát biểu nói lên cả hy vọng lẫn nhẫn nhục… Còn bộ đội miền Bắc? Phần lớn họ nghĩ người ngoại quốc ở Sài Gòn đều là người Nga. Một số trố mắt nhìn sự thịnh vượng của Sài Gòn, nhất là say mê ngắm nghía mấy chiếc đồng hồ, mà ở Miền Bắc chỉ những sĩ quan cấp tá mới có, đặc biệt là các đồng hồ có chỉ ngày, được họ gọi là “đồng hồ có cửa sổ”. Nếu đi đôi, họ thường nắm tay nhau, một cảnh tượng kỳ quặc. Nhưng họ tỏ ra được huấn luyện thuần thục. Khi một ít người kháng cự đến cùng nổ súng vào bộ đội Miền Bắc ở công viên giữa Nhà Thờ Đức Bà và dinh tổng thống, các nhà báo thấy họ lập tức tái bố trí rất nhanh gần như được biên đạo múa balê. Điều ấy nhắc cho người ta nhớ: thời của những du kích quân trang bị thấp kém chống lại các lực lượng quy ước, cỡ lớn, đã qua đi từ lâu lắm rồi. Khi vào Sài Gòn, quân Miền Bắc có đủ những gì một quân đội hiện đại muốn có. Họ có dư thừa xe bọc thép và pháo binh, mọi sự, ngoại trừ không lực. Nhưng đến lúc đó, Nam Việt Nam đâu còn không lực nào!
Có ký giả nhấn mạnh tới sự kiện: Nam Việt Nam là một xứ sở dài mà lại mỏng, thường xuyên bị hở cạnh sườn. Họ phải tự bảo vệ ở mọi nơi, nên không thể làm thế nếu không có tính lưu động và hỏa lực do Hoa Kỳ cung cấp. “Nhưng vòi cung cấp sự trợ giúp ấy đã bị khóa lại… Nền kinh tế miền Nam tan rã, (Tổng Thống Thiệu) mất luôn sự ủng hộ của Công Giáo mà thông thường vẫn có, và người Phật Giáo càng ngày càng ra xa lạ, cũng như các người ôn hòa và trung lập trong cái gọi là ‘Lực Lượng Thứ Ba’”…
Ký giả này cho rằng Miền Bắc cũng có những lo lắng và khó khăn của họ sau Hiệp Định Paris, đến nỗi George J Veith trong “Black April” cho rằng: Hà Nội cảm thấy họ chỉ có ít hy vọng thành công, may lắm họ cũng vẫn cần cả hai năm mới thành công. Không ngờ động thái mở màn ở trung nguyên thành công đến nỗi họ quyết định rút ngắn thời gian và chỉ trong hai tháng, Sài Gòn thất thủ. Lỗi lầm dĩ nhiên do tài lãnh đạo của Ông Thiệu và các tướng lãnh Miền Nam, nhưng chủ yếu vẫn là thiếu trừ bị và hoả lực.
Tâm tư các nhà báo ngoại quốc còn ở lại là: tuy không phải tù nhân, nhưng họ cũng không là những đại diện tự do. Đến việc ở lại hay rời Việt Nam họ cũng không được quyền chọn, “họ” quyết định việc này. “Chúng tôi ngưỡng mộ họ và kỷ luật của họ, nhưng có một điều gì đó về thái độ không mềm dẻo của họ khiến người ta nản lòng. Xem ra không thể có chuyện hòa giải quốc gia dựa trên việc có rất ít thỏa hiệp. Nhà báo Ý Tiziano Terzani nói rất đúng: anh cảm thấy “cả một lòng ngưỡng mộ sâu xa lẫn một nỗi sợ sệt tinh tế” rằng cuộc cách mạng này rất gần với ‘biên giới bất nhân’”.
Peter Arnett, giải thưởng Pulitzer, phóng viên chiến tranh của AP và sau này cộng tác với CNN, vừa viết cuốn sách mới “Saigon Has Fallen” thuật lại hơn 10 năm tường thuật về Việt Nam. Theo ông, Đại Sứ Graham Martin không tin phi trường Tân Sơn Nhất hết sử dụng, ông muốn đích thân đi thị sát, vì mục tiêu của ông là phải cứu càng nhiều người Việt Nam càng hay. Thấy quả đúng như thế, ông điện thọai cho Kissinger xin triển khai Phương Án Bốn ngay lập tức và dùng trực thăng di tản những người Mỹ còn lại và càng nhiều người Việt Nam càng hay.
Phương Án Bốn là mã số của Cuộc Hành Quân Gió Thường Xuyên (Frequent Wind), đại qui mô di tản người tới các tầu của Hải Quân Mỹ đậu ngoài khơi. Phần lớn các hành khách của cuộc di tản bằng trực thăng cuối cùng đã được chọn trước, được căn dặn phải lắng nghe dấu hiệu cuối cùng trên Đài Phát Thanh Quân Lực. Mười ba bãi đáp trực thăng đã được chọn khắp Sài Gòn, sử dụng trực thăng nhỏ UH-1 Huey trên nóc các cao ốc và các trực thăng lớn hơn gọi là CH-53 Sea Knights cho các cao ốc Quốc Phòng Mỹ tại phi trường và sân tòa đại sứ.
Nhưng khi các trực thăng bắt đầu xuất hiện trên bầu trời xám xịt để đón những người đã chọn thì hỗn loạn cũng bắt đầu. Ước lượng có đến 10,000 người Việt đổ xô tới tòa đại sứ… Một số bãi đáp đã chọn không hề có một trực thăng nào xuất hiện…
Đại Sứ Martin từ khước không chịu rời tòa đại sứ cho tới người cuối cùng ông thấy có trách nhiệm phải cứu được di tản, chỉ tới khi nhận được chỉ thị của ổng thống Ford, ông mới lên trực thăng ra đi.
Arnett thuật lại việc đồng nghiệp của anh là Esper chứng kiến cảnh trung tá cảnh sát Nguyễn Văn Long, sau khi Dương Văn Minh đọc lời đầu hàng, đã rút súng lục ra, nghiêm chỉnh chào bức tượng người lính Việt Nam Cộng Hòa tại Công Trường Lam Sơn, rồi nổ súng tự sát.
Chiều lại, Arnett đã đánh cho AP bản tường trình sau: “Trong 13 năm tường thuật Chiến Tranh Việt Nam, tôi chưa bao giờ mơ nó sẽ chấm dứt như vào lúc trưa nay. Tôi nghĩ nó sẽ chấm dứt bằng một thương lượng chính trị như ở Lào. Thậm chí một trận đánh kiểu Armageddon biến thành phố thành đống tro tàn. Trái lại là một cuộc đầu hàng hoàn toàn và trong hai giờ sau đó là cuộc gặp gỡ thân tình tại văn phòng AP ở Sài Gòn với một sĩ quan Bắc Việt mang súng và áo trận cùng người phụ tá của ông ta, trong đó chỉ có chai coca ấm áp và chiếc bánh ngọt tầm thường? Chiến Tranh Việt Nam đã kết thúc đối với tôi như thế vào ngày hôm nay”. Sau đó, đường dây liên lạc bị cắt.
Tờ The Guardian có bài khá dài về 40 năm sau ngày thất thủ Siagòn của ký giả Nick Davies. Ký giả này đào sâu một khía cạnh hết sức thời sự ở Việt Nam hiện nay: cuộc chiến thắng của cộng sản chủ nghĩa đã nhường bước cho nạn tham nhũng của tư bản chủ nghĩa.
Ngay khi thua cuộc chiến ở Việt Nam, Mỹ áp đặt một cuộc cấm vận, cắt đứt quốc gia tan hoang vì chiến tranh này không những khỏi xuất nhập cảng của Mỹ mà còn khỏi nhiều quốc gia khác vốn chịu ảnh hưởng của Mỹ. Ngoài ra, Mỹ còn vận động các bộ phận đa quốc như IMF, Ngân Hàng Thế Giói và cả UNESCO từ khước không trợ giúp Việt Nam…
Kết quả, dự án xã hội chủ nghĩa của Việt Nam phải sụp đổ. Từ đầu thập niên 1980, các nhà lãnh đạo buộc phải cho phép nông dân được bán nông phẩm thặng dư và thế là chủ nghĩa tư bản bắt đầu trở lại. Cuối thập niên 1980, đảng chính thức chấp nhận ý niệm “kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Thay đổi rõ rệt diễn ra trong thập niên 1990: các nhà đầu tư ngoại quốc được phép vào nước và các cơ sở buôn bán tư nhân được khuyến khích: tự do buôn bán, thị trường tự do, lời cho người này, lương cho người nọ. Sau lưng, chính phủ gửi tín hiệu muốn thỏa hiệp với Washington. Họ không còn đòi 3.5 tỷ mỹ kim viện trợ tái thiết hay bồi thường Độc Tố Da Cam và tội ác chiến tranh nữa. Thậm chí còn đồng ý trả ngân khoản 146 triệu mỹ kim do chính phủ cũ nợ của Hoa Kỳ. Qua năm 1994, Hoa Kỳ an lòng đã bỏ cấm vận từng xiết cổ Việt Nam gần 20 năm. Ngân Hàng Thế Giới, Qũy Tiền Tệ Quốc Tế và các cơ sở khác bắt đầu đến trợ giúp. Nền kinh tế bắt đầu tăng 8.4% một năm, và Việt Nam mau chóng trở thành quốc gia xuất cảng gạo hạng nhất thế giới.
Khi chiến tranh chấm dứt, 70% người dân Việt Nam sống dưới mức nghèo đói. Qua năm 1992, giảm xuống cò 58% và tới năm 2000 chỉ còn 32%... Ba thập niên sau “ngày cộng sản chiến thắng”, Việt Nam trở thành thành phần của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hoàn cầu. Tây Phương xét cho cùng đã thắng.
Từ năm 2000, nhịp thay đổi còn gia tốc hơn nhiều và thế cân bằng chính trị cũng thay đổi. Việt Nam chịu bán các công ty do nhà nước sở hữu. Nó cũng ký thoả ước buôn bán với Mỹ, và cuối cùng được gia nhập Tổ Chức Giao Thương Thế Giới (WTO), nhận được nhiều đầu tư và giúp đỡ của ngoại quốc hơn. Ba thập niên sau khi người cộng sản trồi lên như kẻ thắng trận, họ đã trở thành thành viên hoàn toàn hội nhập vào nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hoàn cầu. Xét cho cùng, Tây Phương mới là người thắng cuộc.
Ấy thế nhưng, người nghèo vẫn nghèo, người giầu cứ giầu thêm. Nguyễn Công Khê, cựu chủ bút tờ Thanh Niên, bị thất sủng, vì dám “mò giái ngựa”, nên mất chức. Bây giờ, ngồi “gãi háng” với một trang mạng tin tức tư, vừa nhờ New York Times kêu gọi chính phủ cho phép tự do báo chí, vừa lớn tiếng tố cáo Đảng Cộng Sản Việt Nam phản bội chính nghĩa của họ.
Khê, từng tham gia “cách mạng”, tin rằng thoạt đầu những người làm cách mạng vô sản đã thiết lập một chính phủ với dụng ý tốt là phát triển đất nước và trở nên giầu có một cách công bình, nhưng sự việc trục trặc đâu đó. Nên những kẻ tham gia cách mạng thề sẽ trong sáng, nhưng cuối cùng đã phản bội cam kết và ý thức hệ của mình”. Khê bảo rằng những người này sử dụng các khí cụ tư bản chủ nghĩa để khởi động nền kinh tế, nhưng ông thấy mặt tối của đồng tiền tân tự do: tham nhũng và bất bình đẳng.
Người ta thấy rõ điều đó ngay trên đường phố. Bất kể quá khứ đen tối của nó, Sài Gòn đã phát triển thành một đô thị kinh thương, nhưng dấu hiệu nghèo đói vẫn còn nhan nhản. Ở Đường Đồng Khởi, giai cấp ưu tú mới dám mua một áo thung hiệu Hermes giá 500 mỹ kim, một đồng hồ Versace giá 15,000 mỹ kim, hay một bàn ăn trị giá lên đến 65,000 mỹ kim. Góc đàng kia, trong Khách Sạn Continental, một bữa cơm bằng lương tuần của công nhân, trong một tiệm ăn với cái tên đúng là vả vào mặt Hồ Chí Minh: Le Bourgeois (trưởng giả).
Khê cho rằng cứ 10 mỹ kim gán cho bất cứ dự án công nào thì hết 7 mỹ kim rơi vào túi một ai đó. Thật không? Như thế chả hóa 70% ngân sách Việt Nam bị ăn cắp sao? Quả là thứ ăn cắp đại quy mô đến chóng mặt. Ông ta gật đầu “đâu đó từ 50 tới 70%”.
Tờ USA Today thì cho hay: 40 năm sau ngày thất thủ, “lá cờ của Sài Gòn” vẫn là một vấn đề. Tờ này cho rằng lễ tưởng niệm biến cố này dự tính được tổ chức tại Căn Cứ Thủy Quân Lục Chiến Pendleton đã bị hủy bỏ, vì lý do chính phủ Hoa Kỳ không cho phép trương lá cờ vàng đỏ của Nam Việt Nam trước đây tại căn cứ này.
Việc hủy bỏ trên gây phẫn nộ nơi cộng đồng người Việt. Và có người phát động một chiến dịch trên change.org yêu cầu tiếp tục tổ chức lễ mà không có lá cờ. Dĩ nhiên, điều này không được cộng đồng Việt hưởng ứng, vì nếu thế thì việc tưởng niệm mất hết ý nghĩa.
Các nhà tổ chức người Việt đã tổ chức biến cố tại nhiều nơi khác, như tại sân túc cầu của Trung Học Garden Grove, nơi Cờ Vàng sẽ tung bay và bài quốc ca cũ sẽ vang lên. Nhưng việc này bị các thế hệ người Việt cao tuổi hơn chỉ trích, cho là một nhượng bộ các tình cảm phản chống cộng và lỡ một dịp để cám ơn Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.
Tờ này cho rằng lá cờ Vàng, tuy bị hầu hết các quốc gia trên thế giới quên bỏ, nhưng vẫn là một di sản hết sức sống động và là một biểu hiệu chống cộng mạnh mẽ của người Việt tỵ nạn. California và ít nhất hơn 10 tiểu bang khác đã nhìn nhận lá cờ này như là biểu tượng của Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Việt.
Nhiều học giả về Việt Nam cũng cho hay người ta không ngạc nhiên khi lá cờ vẫn còn gây xúc động mạnh mẽ nơi cộng đồng tỵ nạn từng mất quê hương trong chiến tranh. Nguyễn Tú Uyên, phụ tá giáo sư trong Chương Trình Nghiên Cứu Mỹ Á tại Đại Học Tiểu Bang California ở Fullerton cho hay: “Nhiều người thuộc thế hệ cao niên, nhất là những người kinh qua cuộc chiến, đã phải chịu nhiều tàn bạo và nhiều biến cố thương đau trong tay chính phủ Cộng Sản. Thành thử nối kết với biểu tượng của điều đã mất là một cách đối phó đối với họ”.
Bùi Chúc Quyên Di, 68 tuổi, một giảng viên tiếng Việt tại Đại Học UCLA nói rằng lá cờ hợp nhất cộng đồng Việt Nam hải ngoại khắp thế giới như là biểu tượng văn hóa, lịch sử, mất mát và biết ơn chung. “Khi cho giương cao lá cờ, chúng tôi cũng muốn giương cao linh hồn các chiến sĩ của chúng tôi” .
Ký giả Chris Leadbeater, nhân chuyến thăm Việt Nam 40 năm sau khi Sài Gòn thất thủ, nhận định rằng cuộc sống vẫn diễn tiến, nhưng chia rẽ vẫn còn thấy rõ. Nhìn cảnh thành phố sinh hoạt nhộn nhịp, ông tự hỏi phải chăng nơi đây từng diễn ra cảnh tranh chấp đầy chấn động của ý thức hệ lệch lạc, của bất nhân và gần 4 triệu người chết? Vào một ngày nắng đẹp như thế này trên đường Đồng Khởi (Tự Do cũ), tại một thành phố đã bước vào thế kỷ 21, hình như cuộc tranh chấp trên chỉ còn là cơn ác mộng phai mờ.
Tuy thế, theo ông, vẫn dễ tìm thấy những vang dội của nó, trong Dinh Độc Lập, tại Viện Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh, một thứ góp nhặt “một mắt” về 20 năm tranh chấp.
Ra Hà Nội, dù có “đổi mới”, ông vẫn thấy Hồ Chí Minh, con ngựa chiến già, vẫn chiếm vị trí trọng yếu tại Quảng Trường Ba Đình. Huế cũng thế, du khách vẫn còn được dẫn tới thăm “đường vào hỏa ngục” nơi vẫn còn hàng ngàn mìn bẫy chưa nổ. Nội Thành vẫn còn loang lở những vết đạn của Tết Mậu Thân.
Ký giả Chriss W. Street cho chạy hàng tít: “Thất thủ Sàigòn 40 năm sau: cựu chiến binh và người Mỹ gốc Việt tưởng niệm”. Ông cho hay: Cờ Sao Sọc của Hoa Kỳ và Cờ Vàng Đỏ của Cộng Hòa Nam Việt Nam sẽ tung bay khắp California vào tuần này khi 2.7 triệu cựu chiến binh Hoa Kỳ cùng với 1.7 triệu người Mỹ gốc Việt tưởng niệm 40 năm ngày Sài Gòn thất thủ.
Tại San Diego, 2 bó hoa sẽ được liệng xuống Thái Bình Dương từ hàng không mẫu hạm Midway đã thải hồi. Một bó tôn vinh các chiến binh Hoa Kỳ hy sinh trong chiến tranh Việt Nam, một bó tôn vinh người Nam Việt Nam đã bỏ mình trong suốt 25 năm chiến tranh. Khi Sài Gòn rơi vào tay quân đội Bắc Việt, hàng không mẫu hạm Midway đã mở chiến dịch Frequent Wind di tản các người Mỹ cuối cùng và 125,000 người Việt.
Có ký giả nhắc lại bầu khí mờ mờ nhân ảnh của mấy tuần sau ngày sau Sài Gòn thất thủ. Người ta kháo nhau: “Pháp sẽ trở lại với hai sư đoàn”, “Mỹ sẽ bỏ bom”, “sẽ có chính phủ liên hiệp”, “dù sao mình vẫn là người Việt”, một phát biểu nói lên cả hy vọng lẫn nhẫn nhục… Còn bộ đội miền Bắc? Phần lớn họ nghĩ người ngoại quốc ở Sài Gòn đều là người Nga. Một số trố mắt nhìn sự thịnh vượng của Sài Gòn, nhất là say mê ngắm nghía mấy chiếc đồng hồ, mà ở Miền Bắc chỉ những sĩ quan cấp tá mới có, đặc biệt là các đồng hồ có chỉ ngày, được họ gọi là “đồng hồ có cửa sổ”. Nếu đi đôi, họ thường nắm tay nhau, một cảnh tượng kỳ quặc. Nhưng họ tỏ ra được huấn luyện thuần thục. Khi một ít người kháng cự đến cùng nổ súng vào bộ đội Miền Bắc ở công viên giữa Nhà Thờ Đức Bà và dinh tổng thống, các nhà báo thấy họ lập tức tái bố trí rất nhanh gần như được biên đạo múa balê. Điều ấy nhắc cho người ta nhớ: thời của những du kích quân trang bị thấp kém chống lại các lực lượng quy ước, cỡ lớn, đã qua đi từ lâu lắm rồi. Khi vào Sài Gòn, quân Miền Bắc có đủ những gì một quân đội hiện đại muốn có. Họ có dư thừa xe bọc thép và pháo binh, mọi sự, ngoại trừ không lực. Nhưng đến lúc đó, Nam Việt Nam đâu còn không lực nào!
Có ký giả nhấn mạnh tới sự kiện: Nam Việt Nam là một xứ sở dài mà lại mỏng, thường xuyên bị hở cạnh sườn. Họ phải tự bảo vệ ở mọi nơi, nên không thể làm thế nếu không có tính lưu động và hỏa lực do Hoa Kỳ cung cấp. “Nhưng vòi cung cấp sự trợ giúp ấy đã bị khóa lại… Nền kinh tế miền Nam tan rã, (Tổng Thống Thiệu) mất luôn sự ủng hộ của Công Giáo mà thông thường vẫn có, và người Phật Giáo càng ngày càng ra xa lạ, cũng như các người ôn hòa và trung lập trong cái gọi là ‘Lực Lượng Thứ Ba’”…
Ký giả này cho rằng Miền Bắc cũng có những lo lắng và khó khăn của họ sau Hiệp Định Paris, đến nỗi George J Veith trong “Black April” cho rằng: Hà Nội cảm thấy họ chỉ có ít hy vọng thành công, may lắm họ cũng vẫn cần cả hai năm mới thành công. Không ngờ động thái mở màn ở trung nguyên thành công đến nỗi họ quyết định rút ngắn thời gian và chỉ trong hai tháng, Sài Gòn thất thủ. Lỗi lầm dĩ nhiên do tài lãnh đạo của Ông Thiệu và các tướng lãnh Miền Nam, nhưng chủ yếu vẫn là thiếu trừ bị và hoả lực.
Tâm tư các nhà báo ngoại quốc còn ở lại là: tuy không phải tù nhân, nhưng họ cũng không là những đại diện tự do. Đến việc ở lại hay rời Việt Nam họ cũng không được quyền chọn, “họ” quyết định việc này. “Chúng tôi ngưỡng mộ họ và kỷ luật của họ, nhưng có một điều gì đó về thái độ không mềm dẻo của họ khiến người ta nản lòng. Xem ra không thể có chuyện hòa giải quốc gia dựa trên việc có rất ít thỏa hiệp. Nhà báo Ý Tiziano Terzani nói rất đúng: anh cảm thấy “cả một lòng ngưỡng mộ sâu xa lẫn một nỗi sợ sệt tinh tế” rằng cuộc cách mạng này rất gần với ‘biên giới bất nhân’”.
Peter Arnett, giải thưởng Pulitzer, phóng viên chiến tranh của AP và sau này cộng tác với CNN, vừa viết cuốn sách mới “Saigon Has Fallen” thuật lại hơn 10 năm tường thuật về Việt Nam. Theo ông, Đại Sứ Graham Martin không tin phi trường Tân Sơn Nhất hết sử dụng, ông muốn đích thân đi thị sát, vì mục tiêu của ông là phải cứu càng nhiều người Việt Nam càng hay. Thấy quả đúng như thế, ông điện thọai cho Kissinger xin triển khai Phương Án Bốn ngay lập tức và dùng trực thăng di tản những người Mỹ còn lại và càng nhiều người Việt Nam càng hay.
Phương Án Bốn là mã số của Cuộc Hành Quân Gió Thường Xuyên (Frequent Wind), đại qui mô di tản người tới các tầu của Hải Quân Mỹ đậu ngoài khơi. Phần lớn các hành khách của cuộc di tản bằng trực thăng cuối cùng đã được chọn trước, được căn dặn phải lắng nghe dấu hiệu cuối cùng trên Đài Phát Thanh Quân Lực. Mười ba bãi đáp trực thăng đã được chọn khắp Sài Gòn, sử dụng trực thăng nhỏ UH-1 Huey trên nóc các cao ốc và các trực thăng lớn hơn gọi là CH-53 Sea Knights cho các cao ốc Quốc Phòng Mỹ tại phi trường và sân tòa đại sứ.
Nhưng khi các trực thăng bắt đầu xuất hiện trên bầu trời xám xịt để đón những người đã chọn thì hỗn loạn cũng bắt đầu. Ước lượng có đến 10,000 người Việt đổ xô tới tòa đại sứ… Một số bãi đáp đã chọn không hề có một trực thăng nào xuất hiện…
Đại Sứ Martin từ khước không chịu rời tòa đại sứ cho tới người cuối cùng ông thấy có trách nhiệm phải cứu được di tản, chỉ tới khi nhận được chỉ thị của ổng thống Ford, ông mới lên trực thăng ra đi.
Arnett thuật lại việc đồng nghiệp của anh là Esper chứng kiến cảnh trung tá cảnh sát Nguyễn Văn Long, sau khi Dương Văn Minh đọc lời đầu hàng, đã rút súng lục ra, nghiêm chỉnh chào bức tượng người lính Việt Nam Cộng Hòa tại Công Trường Lam Sơn, rồi nổ súng tự sát.
Chiều lại, Arnett đã đánh cho AP bản tường trình sau: “Trong 13 năm tường thuật Chiến Tranh Việt Nam, tôi chưa bao giờ mơ nó sẽ chấm dứt như vào lúc trưa nay. Tôi nghĩ nó sẽ chấm dứt bằng một thương lượng chính trị như ở Lào. Thậm chí một trận đánh kiểu Armageddon biến thành phố thành đống tro tàn. Trái lại là một cuộc đầu hàng hoàn toàn và trong hai giờ sau đó là cuộc gặp gỡ thân tình tại văn phòng AP ở Sài Gòn với một sĩ quan Bắc Việt mang súng và áo trận cùng người phụ tá của ông ta, trong đó chỉ có chai coca ấm áp và chiếc bánh ngọt tầm thường? Chiến Tranh Việt Nam đã kết thúc đối với tôi như thế vào ngày hôm nay”. Sau đó, đường dây liên lạc bị cắt.
Tờ The Guardian có bài khá dài về 40 năm sau ngày thất thủ Siagòn của ký giả Nick Davies. Ký giả này đào sâu một khía cạnh hết sức thời sự ở Việt Nam hiện nay: cuộc chiến thắng của cộng sản chủ nghĩa đã nhường bước cho nạn tham nhũng của tư bản chủ nghĩa.
Ngay khi thua cuộc chiến ở Việt Nam, Mỹ áp đặt một cuộc cấm vận, cắt đứt quốc gia tan hoang vì chiến tranh này không những khỏi xuất nhập cảng của Mỹ mà còn khỏi nhiều quốc gia khác vốn chịu ảnh hưởng của Mỹ. Ngoài ra, Mỹ còn vận động các bộ phận đa quốc như IMF, Ngân Hàng Thế Giói và cả UNESCO từ khước không trợ giúp Việt Nam…
Kết quả, dự án xã hội chủ nghĩa của Việt Nam phải sụp đổ. Từ đầu thập niên 1980, các nhà lãnh đạo buộc phải cho phép nông dân được bán nông phẩm thặng dư và thế là chủ nghĩa tư bản bắt đầu trở lại. Cuối thập niên 1980, đảng chính thức chấp nhận ý niệm “kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Thay đổi rõ rệt diễn ra trong thập niên 1990: các nhà đầu tư ngoại quốc được phép vào nước và các cơ sở buôn bán tư nhân được khuyến khích: tự do buôn bán, thị trường tự do, lời cho người này, lương cho người nọ. Sau lưng, chính phủ gửi tín hiệu muốn thỏa hiệp với Washington. Họ không còn đòi 3.5 tỷ mỹ kim viện trợ tái thiết hay bồi thường Độc Tố Da Cam và tội ác chiến tranh nữa. Thậm chí còn đồng ý trả ngân khoản 146 triệu mỹ kim do chính phủ cũ nợ của Hoa Kỳ. Qua năm 1994, Hoa Kỳ an lòng đã bỏ cấm vận từng xiết cổ Việt Nam gần 20 năm. Ngân Hàng Thế Giới, Qũy Tiền Tệ Quốc Tế và các cơ sở khác bắt đầu đến trợ giúp. Nền kinh tế bắt đầu tăng 8.4% một năm, và Việt Nam mau chóng trở thành quốc gia xuất cảng gạo hạng nhất thế giới.
Khi chiến tranh chấm dứt, 70% người dân Việt Nam sống dưới mức nghèo đói. Qua năm 1992, giảm xuống cò 58% và tới năm 2000 chỉ còn 32%... Ba thập niên sau “ngày cộng sản chiến thắng”, Việt Nam trở thành thành phần của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hoàn cầu. Tây Phương xét cho cùng đã thắng.
Từ năm 2000, nhịp thay đổi còn gia tốc hơn nhiều và thế cân bằng chính trị cũng thay đổi. Việt Nam chịu bán các công ty do nhà nước sở hữu. Nó cũng ký thoả ước buôn bán với Mỹ, và cuối cùng được gia nhập Tổ Chức Giao Thương Thế Giới (WTO), nhận được nhiều đầu tư và giúp đỡ của ngoại quốc hơn. Ba thập niên sau khi người cộng sản trồi lên như kẻ thắng trận, họ đã trở thành thành viên hoàn toàn hội nhập vào nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hoàn cầu. Xét cho cùng, Tây Phương mới là người thắng cuộc.
Ấy thế nhưng, người nghèo vẫn nghèo, người giầu cứ giầu thêm. Nguyễn Công Khê, cựu chủ bút tờ Thanh Niên, bị thất sủng, vì dám “mò giái ngựa”, nên mất chức. Bây giờ, ngồi “gãi háng” với một trang mạng tin tức tư, vừa nhờ New York Times kêu gọi chính phủ cho phép tự do báo chí, vừa lớn tiếng tố cáo Đảng Cộng Sản Việt Nam phản bội chính nghĩa của họ.
Khê, từng tham gia “cách mạng”, tin rằng thoạt đầu những người làm cách mạng vô sản đã thiết lập một chính phủ với dụng ý tốt là phát triển đất nước và trở nên giầu có một cách công bình, nhưng sự việc trục trặc đâu đó. Nên những kẻ tham gia cách mạng thề sẽ trong sáng, nhưng cuối cùng đã phản bội cam kết và ý thức hệ của mình”. Khê bảo rằng những người này sử dụng các khí cụ tư bản chủ nghĩa để khởi động nền kinh tế, nhưng ông thấy mặt tối của đồng tiền tân tự do: tham nhũng và bất bình đẳng.
Người ta thấy rõ điều đó ngay trên đường phố. Bất kể quá khứ đen tối của nó, Sài Gòn đã phát triển thành một đô thị kinh thương, nhưng dấu hiệu nghèo đói vẫn còn nhan nhản. Ở Đường Đồng Khởi, giai cấp ưu tú mới dám mua một áo thung hiệu Hermes giá 500 mỹ kim, một đồng hồ Versace giá 15,000 mỹ kim, hay một bàn ăn trị giá lên đến 65,000 mỹ kim. Góc đàng kia, trong Khách Sạn Continental, một bữa cơm bằng lương tuần của công nhân, trong một tiệm ăn với cái tên đúng là vả vào mặt Hồ Chí Minh: Le Bourgeois (trưởng giả).
Khê cho rằng cứ 10 mỹ kim gán cho bất cứ dự án công nào thì hết 7 mỹ kim rơi vào túi một ai đó. Thật không? Như thế chả hóa 70% ngân sách Việt Nam bị ăn cắp sao? Quả là thứ ăn cắp đại quy mô đến chóng mặt. Ông ta gật đầu “đâu đó từ 50 tới 70%”.