Bài nói chuyện trong khuôn khổ Ngày Văn Hóa Thư Viện tổ chức tại Hội trường Giáo Xứ Paris ngày 08/04/2018
Sau Thánh lễ Vọng Phục sinh tại Giáo Xứ, nhân trao đổi về số người sẽ tham dự Ngày Thư Viện năm nay, LM Trần Anh Dũng nói với tôi: Quý hồ tinh bất quý hồ đa (貴乎精不貴乎多). Thực tế hôm nay được diễn tả bằng câu thơ Đỗ Phủ: Thành quách hưu qua thức giả hy (城郭休過識者稀): Có hai sinh hoạt cùng chiều Chúa Nhật, một ca nhạc, một điện ảnh; nhưng các bậc thức giả vẫn dành sự ưu ái cho sinh hoạt của Thư viện Giáo Xứ. Nhân có nhà văn Đỗ Mạnh Tri ở đây, tôi mạn phép hiệp vận ‘‘Tri’’, nối tiếp câu thơ vừa kể:
Thành quách hưu qua, thức giả hy
Thư Viện Giáo xứ, nhân sĩ tri.
城郭休過識者稀
書院敎處儿士知
Chiều nay, tại hội trường Giáo Xứ, có sự hiện diện của nhiều nhà văn hóa, nhiều nhà văn, nhà thơ, nói chung là các bậc thức giả, còn lại là những người mến mộ văn thơ, vẫn thường hưởng ứng mục vụ văn hóa của Thư viện Giáo xứ.
Kính thưa quý vị và quý bạn, LM Trần Anh Dũng vừa nói về Văn khố và Thư viện Hội Thừa sai Hải ngoại Paris. Đến lượt chúng tôi giới thiệu Thư mục Ấn phẩm Sách báo Công Giáo Việt Nam - 1651-1975: Quốc nội. 1975-2015: Hải ngoại. Phần trình bầy của chúng tôi gồm ba phần:
- Đôi Lời Giới Thiệu của Đức TGM Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam;
- Lược trình về phương pháp phân loại;
- Việc thành lập Đại học Công Giáo tại Việt Nam.
I - Đôi Lời Giới Thiệu:
Tác phẩm 744 trang của LM Trần Anh Dũng phân loại hơn tám ngàn tựa sách, được Đức TGM Nguyễn Chí Linh viết lời tựa. Tuy nói chỉ ‘‘đôi lời’’, bút ký 4 trang giấy của vị Chủ tịch HĐGM/VN vừa là nỗi ưu tư về văn học Công Giáo, đồng thời bầy tỏ lòng ưu ái đối với tác giả. Trước khi nhận trọng trách giám mục, Đức TGM Nguyễn Chí Linh đã trình luận án tiến sĩ triết học tại Đại Học Công Giáo Paris về đề tài ‘‘La refondation de l’ontologie chez Maurice Blondel’’. Thư mục ấn phẩm gắn liền với lịch sử Giáo hội nước nhà. Vì vậy, ngay phần mở đầu, ngài tóm lược lịch sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam như sau: Chưa đầy bốn trăm năm hình thành, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã phải trải qua gần ba trăm năm bách hại thời nhà Nguyễn. Thời cận đại, Việt Nam lại lâm vào một cuộc chến tranh ý thức hệ đầy phức tạp, gây khó khăn và thậm chí tước đoạt của Giáo hội những điều kiện tối thiểu để vun trồng và kiến tạo.
Sau đó, Đức TGM cho rằng ‘‘ngay từ thời kỳ sơ khai, cùng với những hạt giống Tin Mừng đầu tiên được gieo vào lòng đất Việt, sinh hoạt trí thức đã được các nhà thừa sai quan tâm cách đặc biệt với những công trình nghiên cứu mang ý nghĩa to lớn.’’ Hoa trái tri thức Công Giáo vào thời Giáo hội sơ khai đã đặt nền tảng vững vàng cho văn khố Công Giáo nước nhà, với nhiều công trình ngữ học của giáo sĩ Đắc Lộ, người được LM Trần Anh Dũng đặt tên cho công cuộc văn hóa của ngài. Tủ sách Đắc Lộ hoạt động đều đăn từ 1992 tới nay, với 38 tác phẩm. Hai cuốn chót là Thư mục Ấn phẩm Sách bao Công Giáo Việt Nam (2017) và Văn khố & Thư viện Hội Thừa sai Hải ngoại Paris (2018).
Nói đến sinh hoạt trí thức là nói đến vai trò của người trí thức Công Giáo. Đức TGM Nguyễn Chí Linh nhận định: đội ngũ trí thức Công Giáo Việt Nam đã tham gia các công trình biên soạn và khảo cứu ngay từ giai đoạn khai sinh Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Và từ đó, bất chấp mọi thứ bao vây cấm đoán của nhiều hệ thống chính trị kế tiếp nhau, hoạt động trí thức của Giáo hội, tuy không rầm rộ và công khai, nhưng vẫn không bao giờ bị gián đoạn. Ngay cả trong giai đoạn đầy thử thách như những thập niên 70 và 80, các chủng viện và các cơ sở đào tạo bị đóng cửa, giáo trình ‘‘thần học chui’’ vẫn được biên soạn và lưu hành cách kín đáo và kiên trì.
Tác phẩm của LM Trần Anh Dũng phân định hai không gian: quốc nội và hải ngoại; và hai thời gian: trước và sau 1975.
- Hướng về giai đoạn trước 1975, ‘‘Lời Giới Thiệu’’ có đoạn viết như sau: ‘‘Trước 1975, tại Miền Nam Việt Nam, trí thức vẫn là một hoạt động mang chiều kích ‘‘mũi nhọn’’ chiến lược với một số lượng lớn trường trung, tiểu học tư thục, đặc biệt là có cả Viện Đại học Công Giáo, Phân khoa Thần học và Triết học (Đà Lạt).’’
- Về giai đoạn sau năm 1975, Đức TGM Nguyễn Chí Linh cho rằng ‘‘biến cố tháng 04-1975 đã khép lại tất cả mọi hoạt động in ấn, đào tạo công khai của các tôn giáo. Một bộ phận không nhỏ của dân tộc và Giáo hội Việt Nam đã di tản đến nhiều nước trên thế giới, đem theo bao nhiêu nỗi buồn của thời thế thăng trầm đau thương, nhưng trong hành trang viễn xứ, vẫn không bao giờ thiếu lòng yêu mến Giáo hội quê hương. Đủ mọi hình thức ấn phẩm, tạp chí, tập san, nhất là gần đây, vô số những trang mạng Công Giáo đã thi nhau ra đời, không ngừng làm cho kho tàng tri thức của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam mỗi lúc một thêm phong phú.’’
Từ những nhánh sông chuyên chở trước tác của các nhà trí thức, trước và sau 1975, ở trong nước cũng như hải ngoại, đoạn cuối Đôi Lời Giới Thiệu đổ về hợp lưu, là Thư mục Ấn phẩm Sách báo Công Giáo Việt Nam với lời kết luận: ‘‘Đây là một đóng góp rất có ý nghĩa, vì từ trước tới nay, chưa có ai làm công việc này cách quy mô như thế. Hy vọng nó sẽ là một chất xúc tác cho nhiều khảo cứu tiếp theo.’’
Phần chính tác phẩm là Thư mục Ấn phẩm Sách báo Công Giáo, được chia thành 10 chương. Tác giả áp dụng việc phân loại chuyên biệt, khác với phương pháp thông thường.
II - Phương pháp phân loại :
Tác giả soạn ‘‘Thư Mục Ấn Phẩm’’ kết hợp giữa quy chuẩn ISO 690. Quy chuần này bao gồm nội dung (contenu) hình thức (forme), cơ cấu (structure). Tác giả phân loại theo tác phẩm (ouvrage), bài báo (article), hội nghị (congrès), văn bản (support). Quy chuẩn này được kết hợp với phương pháp thư tịch của Hội đồng Giám mục Pháp. Bản phân loại của HĐGM Pháp công bố ngày 24/07/2008 khác biệt so với phương pháp phân loại Dewey:
• Phân loại Dewey:
00: Tổng quát. 100: Triết học - Tâm lý học. 200: Tôn giáo. 300: Khoa học xã hội. 400: Ngôn ngữ. 500: Khoa học tự nhiên - Toán học. 600: Kỹ thuật. 700: Mỹ thuật. Nghệ thuật Trang trí. 800: Văn học. 900: Địa lý - Lịch sử.
Tác giả áp dụng phương pháp phân loại thập phân Dewey (classification décimale de Dewey), liên hệ đến chín bộ môn căn bản, được Hội đồng Giám mục Pháp điển hóa, ngoài ra là phân loại số 0: ấn phẩm tổng quát (généralités).
Chương 0: Ấn phẩm tổng quát
0A - Niên giám
0B - Tài liệu tham khảo
0C - Từ vựng. Từ điển
0C.1 -Từ vựng. Từ điển
0C.2 - Song ngữ Việt - Pháp - Latinh
0C.3 - Ngữ pháp tiếng Việt
0C.4 - Tủ sách Hán Nôm Công Giáo
0D - Kinh thánh
0D.1 - Bản dịch Kinh thánh
0D.2 - Chú giải - Suy niệm. Bài giảng Kinh thánh,
Chương 1: Giáo Hội Công Giáo
1A - Giáo hội hoàn vũ
1B - Giáo triều - Giáo hoàng - Công đồng - Thông điệp
1C - Giáo Hội Công Giáo Việt Nam - Lịch sử truyền giáo
1D - Hàng giáo phẩm - Giáo phận - Hội đồng Giám mục - Thư mục vụ
1E - Giáo sĩ - Nhân vật Công Giáo Việt Nam
1G - Giáo luật - Quy chế
1H- Hiến chương dòng tu nam nữ
Chương 2: Thần học
2A - Thần học tín lý - Thiên Chúa Cha - Đức Giêsu Kitô - Đức Chúa Thánh thần,
2B - Thần học luân lý
2C - Thần học Truyền giáo (Bản tin Hiệp thông, Thời sự Thần học, Hợp tuyển Thần học, Nhà Chúa, Hỏi Đáp Về Đạo, Tủ sách Tôi Biết Tôi Tin, dân Chúa Ngày Nay)
2D - Thánh mẫu học
Chương 3: Phụng vụ - Bí tích
3A - Thần học Phụng vụ Bí tích
3B - Cử hành Bí tích (Bí tích Thánh tẩy. Bí tích Thống hối (Giao hòa, Giải tội). Bí tích Thêm sức. Bí tích Thánh thể. Bí tích Truyền chức Thánh (Phó tế, Linh mục, Giám mục). Bí tích Hôn phối. Bí tích Xức dầu thánh. Mục vụ An táng, Phụng vụ các Giờ kinh)
3C - Mùa Phụng vụ - Thánh lễ
3D - Thánh nhạc
Chương 4: Giáo lý
4A - Sách Giáo lý Công Giáo
4B - Trung tâm Huấn giáo (Trung tâm Huấn giáo TGP Saigon, Trung tâm Giáo mục DCCT, Trung tâm Huấn giáo Dòng Phanxicô, Trung tâm Hồng ân Giáo phận Xuân Lộc, Giáo lý Giáo phận Đà Nẵng, Giáo lý Phổ thông GP Nha Trang, Trung tâm Giáo lý dân Chúa Mỹ Châu)
4C - Tài liệu minh họa (Huấn giáo. Truyện kể. Minh họa. Câu đố Giáo lý)
Chương 5: Đời sống Kitô hữu
5A - Đời sống Tu trì Tận hiến
5B - Đời sống Tín hữu Giáo dân
5C- Hạnh chư Thánh, Chư thánh Tử đạo Việt Nam
5D - Kinh nguyện dân Chúa. Cầu nguyện. Suy niệm.
5E - Hành hương
Chương 6: Các Tôn giáo
Chương 7-8: Chính trị. Xã hội. Kinh tế. Khoa học
7-8 A: Chuyên đề chính trị
7-8 B: Chuyên để xã hội
7-8 C: Chuyên đề Giáo dục
7-8 D: Kinh tế. Khoa học. Kỹ thuật
Chương 9: Triết học. Văn học. Khoa học Xã hội Nhân Văn
9A - Triết học Tây phương
9B- Triết học Đông phương
9C - Truyền thông Báo chí (Thông tin Mục vu, Nhật báo, Tuần báo, Nguyệt san, Đặc san, Kỷ yếu, Niên lịch Địa phận)
9D - Lịch sử - Địa lý Việt Nam
9E - Văn hóa, Văn học
9F – Thơ - Tuồng - Vè vãn
Chương 10: Tác phẩm không phân loại
10A - Tác phẩm không phân loại
10B - Tác phẩm viết về Công Giáo Việt Nam
Sau 10 chương sách, tác giả thiết lập danh mục tác giả gồm các tác giả Việt Nam và tác giả nước ngoài, sắp theo mẫu tự. Sau cùng là bảng mục lục (tr. 734 - 736).
Trong Lời Trần Tình, LM Trần Anh Dũng viết: ‘‘Ấn phẩm mới biên soạn chân tình trao tặng các đại chủng sinh, quý thầy, quý chị nữ tu thuộc các học viện, tu hội và cách riêng, hơn 50 000 giáo lý viên thuộc 26 giáo phận trên toàn quốc, trong chương trình đào tạo tu học, nghiên cứu chuyên sâu nhằm phát triển Tân Phúc Âm hóa để loan truyền Đức Tin Kitô giáo trên non sông đất nước Việt Nam trong Năm Đời sống Thánh hiến 2015.’’ Tác phẩm này ‘‘trong tầm tay có thể dễ dàng tìm được, một dụng cụ làm việc trợ giúp sinh viên; vì không phải sinh viên nào cũng hội được điều kiện, hoàn cảnh tiếp cận nghiên cứu tại các thư viện Đại chủng viện hay Học viện, Dòng tu, hoặc khả năng tham khảo tài liệu biên soạn bằng ngoại ngữ.’’ LM Trần Anh Dũng dành phần lớn bài viết để nói về việc ‘‘thành lập Học viện theo quy chế một Đại học của Giáo hội và Văn bằng Thần học được học viện cấp mang giá trị quốc tế’’ (tr.11).
Theo bản tin của hãng thông tấn Fides ngày 20/09/2016, Học viện Công Giáo Việt Nam đã chính thức khai giảng niên học 2016-2017. Đức Giám Mục Đinh Đức Đạo là viện trưởng. Học viện, có 23 sinh viên, đã được Tòa thánh chính thức công nhận. Học viện có thẩm quyền cấp phát văn bằng cử nhân thần học (STB: Sacrae Theologiae Baccalaureus: baccalauréat canonique en théologie), bằng cao học (licence canonique en théologie) và tiến sĩ (doctorat en théologie). Học viện giảng dạy các môn: thần học bí tích (théologie sacramentelle), thần học tín lý (théologie dogmatique), thần học luân lý (théologie morale), phụng vụ (liturgie), Kinh thánh (Études bibliques), linh đạo (spiritualité), truyền giáo học (missiologie), giáo luật (droit canonique) và triết học (philosophie).
LM Trần Anh Dũng trích thuật tài liệu của HĐGM Việt Nam ngày 07/08/2015, cho biết ‘‘Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã hiện diện từ năm 1533, đến nay trở thành một tôn giáo lớn với trên 6 800 000 giáo dân, gần 5 000 linh mục, 43 giám mục, có 4 giám mục đang phục vụ Giáo hội hoàn vũ, gần 60 000 giáo lý viên, trên 3 500 giáo xứ, với 8 đại chủng viện và hơn 100 dòng tu.’’
Với số giáo dân gần 7 triệu người mà Giáo hội vẫn gặp phải khó khăn trong việc thành lập một Đại học Công Giáo. Nếu so sánh số giáo dân với số liệu do bộ Giáo dục và Đạo tạo công bố ngày 11/08/2017, theo đó Việt Nam hiện có 235 trường đại học ở Việt Nam dành cho 1,76 triệu sinh viên, ta nhận thấy tình trạng kỳ thị tôn giáo vẫn còn nghiêm trọng.
Nhân tác giả Thư mục Ấn phẩm đặc biệt quan tâm đến việc thành lập Đại học Công Giáo, chúng tôi mạn phép nhắc lại một chuyện cũ, có liên hệ đến Giáo Xứ Paris.
- Trong văn thư ngày 20/10/2008, Đức TGM Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám mục Hà Nội, giao cho chúng tôi nghiên cứu khả năng thành lập một trường đại học Công Giáo tại Việt Nam. Ngày 13/05/2010, Tòa thánh chấp nhận đơn từ chức của Đức TGM Ngô Quang Kiệt.
- Nhân chuyến thăm mục vụ Paris để cử hành Năm Thánh, chúng tôi có vinh dự tháp tùng Đức TGM Nguyễn Văn Nhơn hội kiến với GS Pierre Cahné, Viện trưởng Học viện Công Giáo Paris (viết tắt: ICP) và LM Henri-Jérôme Gagey, Khoa trưởng Phân khoa Thần học, tại Văn phòng Viện trưởng. Sau khi thảo luận, GS Viện trưởng ICP đồng ý sẽ ký chung với HĐGM Việt Nam bản ghi nhớ hợp tác (mémorandum de collaboration) giữa ICP và HĐGM Việt Nam về việc thành lập Đại học Công Giáo tại Việt Nam. Cũng vào thời điểm nay, LM Jean-Baptiste Etcharren, Bề trên Tồng quyền Hội Thừa sai Hải ngoại Paris (MEP) hứa sẽ hậu thuẫn công cuộc giáo dục này. Tuy nhiên, mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên.
Sau khi giới thiệu công trình nghiên cứu quy mô về thư mục ấn phẩm (catalogue imprimé des livres et des périodiques) của linh mục Trần Anh Dũng, phối hợp giữa cách phân loại của Thư viện Quốc gia Pháp (BnF) và HĐGM Pháp, ta có thể cảm nhận lời đề tựa của Đức TGM Nguyễn Chí Linh: Trong hành trang viễn xứ, vẫn không bao giờ thiếu lòng yêu mến Giáo hội quê hương.
744 trang sách Thư mục Ấn phẩm Sách báo Công Giáo Việt Nam 1651-1975. Quốc nội Hải ngoại 1975-2015 càng khiến ta gần gũi với câu nói ‘‘vô tri bất mộ’’ (無 知 不 慕) quen thuộc trong văn học phương đông.
Chúng tôi xin kết thúc đôi lời giới thiệu mộc mạc bằng cách đề tặng LM Trần Anh Dũng bài Đường thi sau đây:
Thiên kinh vạn quyển kiếm đâu ra ?
Mở cuốn ‘‘Thư Mục Ấn Phẩm’’ tra
Giới thiệu đôi lời đầu cuốn sách
Tâm sự chủ chăn thật thiết tha
Trần thuật nhập đề của tác giả:
Đại Học Công Giáo vẫn quá xa !
Chúc mừng linh mục Trần Anh Dũng:
Công trình tích tiểu góp thành đa.
Giáo xứ Paris, ngày 08/04/2018
Lê Đình Thông
Sau Thánh lễ Vọng Phục sinh tại Giáo Xứ, nhân trao đổi về số người sẽ tham dự Ngày Thư Viện năm nay, LM Trần Anh Dũng nói với tôi: Quý hồ tinh bất quý hồ đa (貴乎精不貴乎多). Thực tế hôm nay được diễn tả bằng câu thơ Đỗ Phủ: Thành quách hưu qua thức giả hy (城郭休過識者稀): Có hai sinh hoạt cùng chiều Chúa Nhật, một ca nhạc, một điện ảnh; nhưng các bậc thức giả vẫn dành sự ưu ái cho sinh hoạt của Thư viện Giáo Xứ. Nhân có nhà văn Đỗ Mạnh Tri ở đây, tôi mạn phép hiệp vận ‘‘Tri’’, nối tiếp câu thơ vừa kể:
Thành quách hưu qua, thức giả hy
Thư Viện Giáo xứ, nhân sĩ tri.
城郭休過識者稀
書院敎處儿士知
Chiều nay, tại hội trường Giáo Xứ, có sự hiện diện của nhiều nhà văn hóa, nhiều nhà văn, nhà thơ, nói chung là các bậc thức giả, còn lại là những người mến mộ văn thơ, vẫn thường hưởng ứng mục vụ văn hóa của Thư viện Giáo xứ.
Kính thưa quý vị và quý bạn, LM Trần Anh Dũng vừa nói về Văn khố và Thư viện Hội Thừa sai Hải ngoại Paris. Đến lượt chúng tôi giới thiệu Thư mục Ấn phẩm Sách báo Công Giáo Việt Nam - 1651-1975: Quốc nội. 1975-2015: Hải ngoại. Phần trình bầy của chúng tôi gồm ba phần:
- Đôi Lời Giới Thiệu của Đức TGM Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam;
- Lược trình về phương pháp phân loại;
- Việc thành lập Đại học Công Giáo tại Việt Nam.
I - Đôi Lời Giới Thiệu:
Sau đó, Đức TGM cho rằng ‘‘ngay từ thời kỳ sơ khai, cùng với những hạt giống Tin Mừng đầu tiên được gieo vào lòng đất Việt, sinh hoạt trí thức đã được các nhà thừa sai quan tâm cách đặc biệt với những công trình nghiên cứu mang ý nghĩa to lớn.’’ Hoa trái tri thức Công Giáo vào thời Giáo hội sơ khai đã đặt nền tảng vững vàng cho văn khố Công Giáo nước nhà, với nhiều công trình ngữ học của giáo sĩ Đắc Lộ, người được LM Trần Anh Dũng đặt tên cho công cuộc văn hóa của ngài. Tủ sách Đắc Lộ hoạt động đều đăn từ 1992 tới nay, với 38 tác phẩm. Hai cuốn chót là Thư mục Ấn phẩm Sách bao Công Giáo Việt Nam (2017) và Văn khố & Thư viện Hội Thừa sai Hải ngoại Paris (2018).
Nói đến sinh hoạt trí thức là nói đến vai trò của người trí thức Công Giáo. Đức TGM Nguyễn Chí Linh nhận định: đội ngũ trí thức Công Giáo Việt Nam đã tham gia các công trình biên soạn và khảo cứu ngay từ giai đoạn khai sinh Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Và từ đó, bất chấp mọi thứ bao vây cấm đoán của nhiều hệ thống chính trị kế tiếp nhau, hoạt động trí thức của Giáo hội, tuy không rầm rộ và công khai, nhưng vẫn không bao giờ bị gián đoạn. Ngay cả trong giai đoạn đầy thử thách như những thập niên 70 và 80, các chủng viện và các cơ sở đào tạo bị đóng cửa, giáo trình ‘‘thần học chui’’ vẫn được biên soạn và lưu hành cách kín đáo và kiên trì.
Tác phẩm của LM Trần Anh Dũng phân định hai không gian: quốc nội và hải ngoại; và hai thời gian: trước và sau 1975.
- Hướng về giai đoạn trước 1975, ‘‘Lời Giới Thiệu’’ có đoạn viết như sau: ‘‘Trước 1975, tại Miền Nam Việt Nam, trí thức vẫn là một hoạt động mang chiều kích ‘‘mũi nhọn’’ chiến lược với một số lượng lớn trường trung, tiểu học tư thục, đặc biệt là có cả Viện Đại học Công Giáo, Phân khoa Thần học và Triết học (Đà Lạt).’’
- Về giai đoạn sau năm 1975, Đức TGM Nguyễn Chí Linh cho rằng ‘‘biến cố tháng 04-1975 đã khép lại tất cả mọi hoạt động in ấn, đào tạo công khai của các tôn giáo. Một bộ phận không nhỏ của dân tộc và Giáo hội Việt Nam đã di tản đến nhiều nước trên thế giới, đem theo bao nhiêu nỗi buồn của thời thế thăng trầm đau thương, nhưng trong hành trang viễn xứ, vẫn không bao giờ thiếu lòng yêu mến Giáo hội quê hương. Đủ mọi hình thức ấn phẩm, tạp chí, tập san, nhất là gần đây, vô số những trang mạng Công Giáo đã thi nhau ra đời, không ngừng làm cho kho tàng tri thức của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam mỗi lúc một thêm phong phú.’’
Từ những nhánh sông chuyên chở trước tác của các nhà trí thức, trước và sau 1975, ở trong nước cũng như hải ngoại, đoạn cuối Đôi Lời Giới Thiệu đổ về hợp lưu, là Thư mục Ấn phẩm Sách báo Công Giáo Việt Nam với lời kết luận: ‘‘Đây là một đóng góp rất có ý nghĩa, vì từ trước tới nay, chưa có ai làm công việc này cách quy mô như thế. Hy vọng nó sẽ là một chất xúc tác cho nhiều khảo cứu tiếp theo.’’
Phần chính tác phẩm là Thư mục Ấn phẩm Sách báo Công Giáo, được chia thành 10 chương. Tác giả áp dụng việc phân loại chuyên biệt, khác với phương pháp thông thường.
II - Phương pháp phân loại :
Tác giả soạn ‘‘Thư Mục Ấn Phẩm’’ kết hợp giữa quy chuẩn ISO 690. Quy chuần này bao gồm nội dung (contenu) hình thức (forme), cơ cấu (structure). Tác giả phân loại theo tác phẩm (ouvrage), bài báo (article), hội nghị (congrès), văn bản (support). Quy chuẩn này được kết hợp với phương pháp thư tịch của Hội đồng Giám mục Pháp. Bản phân loại của HĐGM Pháp công bố ngày 24/07/2008 khác biệt so với phương pháp phân loại Dewey:
• Phân loại Dewey:
00: Tổng quát. 100: Triết học - Tâm lý học. 200: Tôn giáo. 300: Khoa học xã hội. 400: Ngôn ngữ. 500: Khoa học tự nhiên - Toán học. 600: Kỹ thuật. 700: Mỹ thuật. Nghệ thuật Trang trí. 800: Văn học. 900: Địa lý - Lịch sử.
Tác giả áp dụng phương pháp phân loại thập phân Dewey (classification décimale de Dewey), liên hệ đến chín bộ môn căn bản, được Hội đồng Giám mục Pháp điển hóa, ngoài ra là phân loại số 0: ấn phẩm tổng quát (généralités).
Chương 0: Ấn phẩm tổng quát
0A - Niên giám
0B - Tài liệu tham khảo
0C - Từ vựng. Từ điển
0C.1 -Từ vựng. Từ điển
0C.2 - Song ngữ Việt - Pháp - Latinh
0C.3 - Ngữ pháp tiếng Việt
0C.4 - Tủ sách Hán Nôm Công Giáo
0D - Kinh thánh
0D.1 - Bản dịch Kinh thánh
0D.2 - Chú giải - Suy niệm. Bài giảng Kinh thánh,
Chương 1: Giáo Hội Công Giáo
1A - Giáo hội hoàn vũ
1B - Giáo triều - Giáo hoàng - Công đồng - Thông điệp
1C - Giáo Hội Công Giáo Việt Nam - Lịch sử truyền giáo
1D - Hàng giáo phẩm - Giáo phận - Hội đồng Giám mục - Thư mục vụ
1E - Giáo sĩ - Nhân vật Công Giáo Việt Nam
1G - Giáo luật - Quy chế
1H- Hiến chương dòng tu nam nữ
Chương 2: Thần học
2A - Thần học tín lý - Thiên Chúa Cha - Đức Giêsu Kitô - Đức Chúa Thánh thần,
2B - Thần học luân lý
2C - Thần học Truyền giáo (Bản tin Hiệp thông, Thời sự Thần học, Hợp tuyển Thần học, Nhà Chúa, Hỏi Đáp Về Đạo, Tủ sách Tôi Biết Tôi Tin, dân Chúa Ngày Nay)
2D - Thánh mẫu học
Chương 3: Phụng vụ - Bí tích
3A - Thần học Phụng vụ Bí tích
3B - Cử hành Bí tích (Bí tích Thánh tẩy. Bí tích Thống hối (Giao hòa, Giải tội). Bí tích Thêm sức. Bí tích Thánh thể. Bí tích Truyền chức Thánh (Phó tế, Linh mục, Giám mục). Bí tích Hôn phối. Bí tích Xức dầu thánh. Mục vụ An táng, Phụng vụ các Giờ kinh)
3C - Mùa Phụng vụ - Thánh lễ
3D - Thánh nhạc
Chương 4: Giáo lý
4A - Sách Giáo lý Công Giáo
4B - Trung tâm Huấn giáo (Trung tâm Huấn giáo TGP Saigon, Trung tâm Giáo mục DCCT, Trung tâm Huấn giáo Dòng Phanxicô, Trung tâm Hồng ân Giáo phận Xuân Lộc, Giáo lý Giáo phận Đà Nẵng, Giáo lý Phổ thông GP Nha Trang, Trung tâm Giáo lý dân Chúa Mỹ Châu)
4C - Tài liệu minh họa (Huấn giáo. Truyện kể. Minh họa. Câu đố Giáo lý)
Chương 5: Đời sống Kitô hữu
5A - Đời sống Tu trì Tận hiến
5B - Đời sống Tín hữu Giáo dân
5C- Hạnh chư Thánh, Chư thánh Tử đạo Việt Nam
5D - Kinh nguyện dân Chúa. Cầu nguyện. Suy niệm.
5E - Hành hương
Chương 6: Các Tôn giáo
Chương 7-8: Chính trị. Xã hội. Kinh tế. Khoa học
7-8 A: Chuyên đề chính trị
7-8 B: Chuyên để xã hội
7-8 C: Chuyên đề Giáo dục
7-8 D: Kinh tế. Khoa học. Kỹ thuật
Chương 9: Triết học. Văn học. Khoa học Xã hội Nhân Văn
9A - Triết học Tây phương
9B- Triết học Đông phương
9C - Truyền thông Báo chí (Thông tin Mục vu, Nhật báo, Tuần báo, Nguyệt san, Đặc san, Kỷ yếu, Niên lịch Địa phận)
9D - Lịch sử - Địa lý Việt Nam
9E - Văn hóa, Văn học
9F – Thơ - Tuồng - Vè vãn
Chương 10: Tác phẩm không phân loại
10A - Tác phẩm không phân loại
10B - Tác phẩm viết về Công Giáo Việt Nam
Sau 10 chương sách, tác giả thiết lập danh mục tác giả gồm các tác giả Việt Nam và tác giả nước ngoài, sắp theo mẫu tự. Sau cùng là bảng mục lục (tr. 734 - 736).
Trong Lời Trần Tình, LM Trần Anh Dũng viết: ‘‘Ấn phẩm mới biên soạn chân tình trao tặng các đại chủng sinh, quý thầy, quý chị nữ tu thuộc các học viện, tu hội và cách riêng, hơn 50 000 giáo lý viên thuộc 26 giáo phận trên toàn quốc, trong chương trình đào tạo tu học, nghiên cứu chuyên sâu nhằm phát triển Tân Phúc Âm hóa để loan truyền Đức Tin Kitô giáo trên non sông đất nước Việt Nam trong Năm Đời sống Thánh hiến 2015.’’ Tác phẩm này ‘‘trong tầm tay có thể dễ dàng tìm được, một dụng cụ làm việc trợ giúp sinh viên; vì không phải sinh viên nào cũng hội được điều kiện, hoàn cảnh tiếp cận nghiên cứu tại các thư viện Đại chủng viện hay Học viện, Dòng tu, hoặc khả năng tham khảo tài liệu biên soạn bằng ngoại ngữ.’’ LM Trần Anh Dũng dành phần lớn bài viết để nói về việc ‘‘thành lập Học viện theo quy chế một Đại học của Giáo hội và Văn bằng Thần học được học viện cấp mang giá trị quốc tế’’ (tr.11).
Theo bản tin của hãng thông tấn Fides ngày 20/09/2016, Học viện Công Giáo Việt Nam đã chính thức khai giảng niên học 2016-2017. Đức Giám Mục Đinh Đức Đạo là viện trưởng. Học viện, có 23 sinh viên, đã được Tòa thánh chính thức công nhận. Học viện có thẩm quyền cấp phát văn bằng cử nhân thần học (STB: Sacrae Theologiae Baccalaureus: baccalauréat canonique en théologie), bằng cao học (licence canonique en théologie) và tiến sĩ (doctorat en théologie). Học viện giảng dạy các môn: thần học bí tích (théologie sacramentelle), thần học tín lý (théologie dogmatique), thần học luân lý (théologie morale), phụng vụ (liturgie), Kinh thánh (Études bibliques), linh đạo (spiritualité), truyền giáo học (missiologie), giáo luật (droit canonique) và triết học (philosophie).
LM Trần Anh Dũng trích thuật tài liệu của HĐGM Việt Nam ngày 07/08/2015, cho biết ‘‘Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã hiện diện từ năm 1533, đến nay trở thành một tôn giáo lớn với trên 6 800 000 giáo dân, gần 5 000 linh mục, 43 giám mục, có 4 giám mục đang phục vụ Giáo hội hoàn vũ, gần 60 000 giáo lý viên, trên 3 500 giáo xứ, với 8 đại chủng viện và hơn 100 dòng tu.’’
Với số giáo dân gần 7 triệu người mà Giáo hội vẫn gặp phải khó khăn trong việc thành lập một Đại học Công Giáo. Nếu so sánh số giáo dân với số liệu do bộ Giáo dục và Đạo tạo công bố ngày 11/08/2017, theo đó Việt Nam hiện có 235 trường đại học ở Việt Nam dành cho 1,76 triệu sinh viên, ta nhận thấy tình trạng kỳ thị tôn giáo vẫn còn nghiêm trọng.
Nhân tác giả Thư mục Ấn phẩm đặc biệt quan tâm đến việc thành lập Đại học Công Giáo, chúng tôi mạn phép nhắc lại một chuyện cũ, có liên hệ đến Giáo Xứ Paris.
- Trong văn thư ngày 20/10/2008, Đức TGM Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám mục Hà Nội, giao cho chúng tôi nghiên cứu khả năng thành lập một trường đại học Công Giáo tại Việt Nam. Ngày 13/05/2010, Tòa thánh chấp nhận đơn từ chức của Đức TGM Ngô Quang Kiệt.
Sau khi giới thiệu công trình nghiên cứu quy mô về thư mục ấn phẩm (catalogue imprimé des livres et des périodiques) của linh mục Trần Anh Dũng, phối hợp giữa cách phân loại của Thư viện Quốc gia Pháp (BnF) và HĐGM Pháp, ta có thể cảm nhận lời đề tựa của Đức TGM Nguyễn Chí Linh: Trong hành trang viễn xứ, vẫn không bao giờ thiếu lòng yêu mến Giáo hội quê hương.
744 trang sách Thư mục Ấn phẩm Sách báo Công Giáo Việt Nam 1651-1975. Quốc nội Hải ngoại 1975-2015 càng khiến ta gần gũi với câu nói ‘‘vô tri bất mộ’’ (無 知 不 慕) quen thuộc trong văn học phương đông.
Chúng tôi xin kết thúc đôi lời giới thiệu mộc mạc bằng cách đề tặng LM Trần Anh Dũng bài Đường thi sau đây:
Thiên kinh vạn quyển kiếm đâu ra ?
Mở cuốn ‘‘Thư Mục Ấn Phẩm’’ tra
Giới thiệu đôi lời đầu cuốn sách
Tâm sự chủ chăn thật thiết tha
Trần thuật nhập đề của tác giả:
Đại Học Công Giáo vẫn quá xa !
Chúc mừng linh mục Trần Anh Dũng:
Công trình tích tiểu góp thành đa.
Giáo xứ Paris, ngày 08/04/2018
Lê Đình Thông