SANTA CRUZ. Trong cuộc gặp gỡ hàng ngàn đại biểu thuộc các Phong trào dân chúng nhóm tại Santa Cruz, Bolivia, chiều ngày 9-7-2015, ĐTC Phanxicô mạnh mẽ chống lại các hình thức thực dân mới và đưa ra nhiều đề nghị ”cách mạng” cải tiến nền kinh tế thế giới.
ĐTC đã đến khu vực Hội chợ triển làm Expo Feria ở thành phố Santa Cruz khoảng 5 giờ rưỡi chiều để gặp gỡ các tham dự viên Cuộc gặp gỡ thế giới kỳ 2 của các Phong trào nhân dân. Trung tâm này có diện tích 5 ngàn mét vuông và có hội trường Gaurayo có thể chứa được 3 ngàn người.
Tại đây trong những ngày từ 7 đến 9-7-2015 đã diễn ra cuộc gặp gỡ lần thứ 2 các Phong trào dân chúng, được tổ chức với sự cộng tác của Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa Bình, Hàn lâm viện Tòa Thánh về các khoa xã hội. Tham dự sinh hoạt này có các đại biểu của các phong trào dân chúng đến từ các nước trên thế giới như giới lao động bấp bênh, và giới kinh tế không chính thức, đại diện các tầng lớp nông dân không ruộng đất, những người dân tại các khu phố nghèo, các thổ dân, và di dân. Ngoài ra cũng có một đoàn đại diện những người dấu tranh thuộc các phong trào xã hội.
Trong số các tham dự viên từ phía Tòa Thánh có ĐHY Peter Turkson, người Ghana, Chủ tịch Hội đồng Công lý và Hòa bình; Đức GM Marcelo Sanchez Sorondo, người Argentina, Chưởng Ấn Hàm lâm viện Tòa Thánh về các khoa xã hội. Cuộc gặp gỡ đầu tiên của các phong trào dân chúng này đã được tổ chức tại Vatican hồi tháng 10 năm ngoái, và trong số các tham dự viên cũng có tổng thống Evo Morales của Bolivia.
Khi ĐTC đến nơi vào lúc quá 5 giờ rưỡi chiều, ngài đã được 6 tham dự viên, 3 nam 3 nữ, trao tặng Văn kiện chung kết của Hội nghị và cũng được trình bày tổng quát nội dung văn kiện. Cả tổng thống Evo Morales cũng lên tiếng trong dịp này và ông đã phát biểu 30 phút, trước khi ĐTC trình bày lập trường của ngài.
Diễn văn của Đức Thánh Cha
Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nhắc lại cuộc gặp gỡ đầu tiên của Phong trào này hồi tháng 10 năm ngoái (2014) tại Vatican trong một bầu không khí huynh đệ, quyết định, dấn thân, khao khát công lý. Và bây giờ cuộc gặp gỡ thứ hai này nhắm tạo cơ hội để thảo luận về những cách thức tốt đẹp hơn để vượt thắng những tình trạng bất công trầm trọng đang làm cho bao nhiêu người bị gạt bỏ trên thế giới phải chịu đau khổ.
Thực trạng cần thay đổi
1. Trước tiên ĐTC nhận xét rằng chúng ta đang cần một sự thay đổi.
Đây là những vấn đề chung cho mọi nước Mỹ châu la tinh và toàn thể nhân loại. Các vấn đề có tính chất hoàn cầu và không một nước nào một mình có thể giải quyết được:
- Chúng ta có biết nhìn nhận rằng tình trạng hiện nay không tốt trong một thế giới có bao nhiêu nông dân không có ruộng đất, bao nhiêu gia đình không có nhà ở, bao nhiêu công nhân viên không có quyền lợi, nhiều người bị thương tổn trong phẩm giá của họ hay không?
- Chúng ta có nhận ra rằng tình trạng hiện nay không tốt vì bao nhiêu cuộc chiến tranh điên rồ bùng nổ và bạo lực huynh đệ tương tàn gia tăng trong các khu phố của chúng ta hay không? Vì đất đai, nước, không khí và tất cả những sinh vật trong thiên nhiên đang liên tục bị đe dọa hay không?
Những thực tại tàn phá ấy tương ứng với một chế độ đang trở thành hoàn vũ, một chế độ áp đặt tiêu chuẩn lợi lộc bằng bất kỳ giá nào, không nghĩ đến sự gạt ra ngoài lề xã hội hoặc phá hủy thiên nhiên. Ngày nay sự lệ thuộc lẫn nhau trên trái đất đòi phải có những câu trả lời hoàn cầu cho các vấn đề địa phương. Sự hoàn cầu hóa niềm hy vọng, nảy sinh từ các dân tộc và gia tăng giữa người nghèo, phải thay thế sự hoàn cầu hóa tình trạng gạt ra ngoài lề và sự dửng dưng!
ĐTC nhận xét rằng ngay cả nơi những nhóm thiểu số đang thu hẹp, tưởng rằng mình được hưởng lợi nhờ chế độ ấy, nhưng thực tế họ cũng đang cảm thấy bất mãn và nhất là buồn sầu. Nhiều người đang chờ đợi một sự thay đổi giải thoát họ khỏi sự sầu muộn cá nhân chủ nghĩa ấy khiến họ trở thành nô lệ. Có lẽ nó đang gây thiệt hại không thể chữa lành cho hệ thống kinh tế. Sự ham hố vô độ đối với tiền bạc đang thống trị. Việc phục vụ công ích bị loại xuống hàng thứ yếu. Khi tư bản trở thành thần tượng và điều khiển những chọn lựa của con người, khi sự tham lam tiền bạc kiểm soát toàn bộ chế độ kinh tế đã hội, làm hư hỏng xã hội, phá hủy tình huynh đệ giữa con người với nhau, thúc đẩy dân tộc này chống lại dân tộc khác và đe dọa cả căn nhà chung của chúng ta.
Trước những tin tức đen tối hằng ngày, chúng ta tin rằng mình chẳng có thể làm được gì, nên chỉ cần chăm sóc mình và gia đình bé nhỏ của mình với tình thương yêu. Nhưng tương lai của nhân loại phần lớn ở trong khả năng tổ chức và thăng tiến những sáng kiến khác, trong nỗ lực hằng ngày tìm kiến 3 điều là: công ăn việc làm, nhà ở và đất đai, và trong sự tham gia tích cực vào những tiến trình thay đổi lớn trên bình diện quốc gia, miền và hoàn cầu.
Trách nhiệm của các Phong trào dân chúng
Sau khi trình bày thực trạng trên đây, ĐTC nói với các vị lãnh đạo các phong trào dân chúng rắng:
2. Anh chị em là những người phổ biến sự thay đổi, những tiến trình thay đổi.
Phải quan niệm sự thay đổi không phải như một cái gì một ngày kia sẽ xảy tới, vì ta đề ra những chọn lựa này hay chọn lựa khác về phương diện chính trị hoặc vì ta thiết lập cơ cấu xã hội này hay cơ cấu kia. Một sự thay đổi cơ cấu mà không có sự hoán cải chân thành trong thái độ và trong tâm hồn thì sớm muộn gì cũng trở thành một thứ bệnh bàn giấy, hư hỏng và sụp đổ. Mỗi người chúng ta chỉ là thành phần của một toàn bộ phức tạp và khác nhau, tác động trên nhau trong thời gian. Chúng ta phải chú ý đến những con người cụ thể, với khuôn mặt và danh tánh. Chúng ta rùng mình trước bao nhiêu đau khổ và cảm động vì ”chúng ta đã thấy và đã nghe” không phải những con số thống kê lạnh lùng, nhưng là những vết thương của nhân loại đau khổ, những vết thương của chúng ta, thân thể chúng ta. Điều này rất khác với sự đề ra những lý thuyết trừu tượng hoặc thái độ phẫn nộ ”tao nhã”. Sự gắn bó với khu phố, đất đai, lãnh thổ, công ăn việc làm, công đoàn, nhận ra mình trong khuôn mặt người khác, sự gần gũi hằng ngày, với những lầm than cơ cực và những cử chỉ anh hùng thường nhật, và điều giúp thực thi sứ mạng không phải đi từ những ý tưởng hay ý niệm, nhưng từ cuộc gặp gỡ chân thành giữa con người với nhau, vì ta không yêu thương những ý niệm hay ý tưởng, nhưng ta yêu thương con người.
ĐTC cũng nhấn mạnh tầm quan trọng phải làm việc trong viễn tượng không phe phái, và tìm cách giải quyết tận căn các vấn đề tổng quát là nạn nghèo đói, chênh lệch và loại trừ. Như thế các phong trào dân chúng trở thành một giải pháp khác với thứ hoàn cầu hóa loại trừ. Giáo Hội không thể và không được xa lạ với tiến trình ấy trong việc loan báo Tin Mừng. Sự cộng tác với các phong trào dân chúng, trong niềm tôn trọng nhau, có thể tăng cường những cố gắng và củng cố các tiến trình thay đổi.
Những đề nghị của ĐTC
Sau cùng, ĐTC đề cập đến một vài thách đố quan trong trong thời điểm lịch sử hiện nay. Ngài xác quyết rằng Giáo Hoàng cũng như Giáo Hội không có độc quyền giải thích thực tại xã hội hoặc đề nghị những giải pháp cho các vấn đề hiện nay. Đúng hơn, không có một công thức. Vì thế, ĐTC đề nghị 3 nghĩa vụ lớn”
Thứ I là đặt kinh tế phục vụ các dân tộc:
Con người và thiên nhiên không phải phục vụ tiền bạc. Không chấp nhận một thứ kinh tế loại trừ và bất chính trong đó tiền bạc thống trị thay vì phục vụ. Nền kinh tế này giết hại, gạt bỏ, phá hủy Mẹ Trái đất. Nền kinh tế phải là một sự quản lý tốt căn nhà chung. Một nền kinh tế thực sự có tính chất cộng đồng, lấy hứng từ Kitô giáo, phải bảo đảm phẩm giá cho các dân tộc, ”một sự thịnh vượng không loại trừ thiện ích nào”. Công ăn việc làm, nhà ở và đất đai, và cả việc giáo dục, sức khỏe, đổi mới, những sáng tác nghệ thuật và văn hóa, truyền thông, thể thao và giải trí. Cần cơ cấu hóa toàn bộ hệ thống sản xuất và phân phối để những khả năng và đòi hỏi của mỗi người được diễn tả thích hợp trong chiều kích xã hội. Đó không phải là một ảo tưởng hay tưởng tượng.
Những tài nguyên trong thế giới, kết quả của lao công thuộc các thế hệ các dân tộc và là hồng ân trong công trình tạo dựng, dư đủ cho sự phát triển toàn diện mỗi người và tất cả mọi người. Trái lại hệ thống hiện hành theo đuổi những mục tiêu khác. Do sự gia tăng vô trách nhiệm các nhịp độ sản xuất, tăng cường trong kỹ nghệ và nông nghiệp những phương pháp gây hại cho Mẹ Trái Đất, nhân danh mức sản xuất, người ta tiếp tục phủ nhận không cho hằng tỷ anh chị em được hưởng các quyền cơ bản nhất về kinh tế, xã hội và văn hóa. Chế độ này làm thương tổn dự phóng của Chúa Giêsu. Sự phân phối công bằng các hoa trái của trái đất và lao công của con người không phải chỉ là một sự thương người. Đó là một nghĩa vụ luân lý. Đối với các Kitô hữu, sự dấn thân như thế càng mạnh mẽ hơn, vì đó là một giới răn.
Nghĩa vụ thứ hai là liên kết các dân tộc chúng ta trên hành trình hòa bình và công lý:
Các dân tộc trên thế giới muốn làm chủ vận mạng của mình. Họ muốn tiến bước trong an bình trên con đường tiến về công lý. Họ không muốn sự bảo hộ hoặc những sự xen mình, trong đó kẻ mạnh nhất bắt những kẻ yếu phải tùng phục. Họ yêu cầu rằng nền văn hóa, ngôn ngữ, các tiến trình xã hội và các truyền thống tôn giáo của họ được tôn trọng. Không quyền bính nào - trong thực tế hoặc được thiết lập - có quyền tước đoạt các nước nghèo khỏi quyền thực thi trọn vẹn chủ quyền của mình, và khi xảy ra như thế, họ thấy đó là những hình thức thực dân mới làm thương tổn nghiêm trọng khả năng hòa bình và công lý, vì ”hòa bình không những dựa trên sự tôn trọng các quyền con người, nhưng còn trên sự tôn trọng các quyền của các dân tộc, đặc biệt là quyền độc lập” (Toát yếu xã hội, 157).
Trong những năm gần đây, sau bao nhiêu hiểu lầm, nhiều nước Mỹ châu la tinh đã thấy sự gia tăng tình huynh đệ giữa các dân tộc, để làm cho chủ quyền của mình được tôn trọng, chủ quyền của mỗi nước, và chủ quyền của vùng này nói chung. Nhưng ta phải rất để ý, vì chế độ thực dân mới có những khuôn mặt mới. Đó là quyền lực vô danh của thần tiền bạc: các liên minh, một số hiệp ước được gọi là tự do mậu dịch và sự áp đặt các phương thế tiết kiệm ngày càng làm cho các công nhân và người nghèo phải thắt lưng buộc bung. Cũng vậy, sự tập trung độc quyền các phương tiện truyền thông tìm cách áp đặt những kiểu mẫu tiêu thụ và một thứ đồng nhất về văn hóa, là một sắc thái khác của chế độ thực dân mới. Đó là chế độ thực dân ý thức hệ. Như các GM Phi châu đã nói, nhiều khi chúng chủ trương biến các nước nghèo thành những mảnh của một cơ cấu, một phần của một guồng máy khổng lồ.
Không có vấn đề trầm trọng nào của nhân loại có thể được giải quyết nếu không có sự đối tác giữa các quốc gia và dân tộc trên bình diện quốc tế. Nhưng sự đối tác không có nghĩa là áp đặt, không được ép nước này phải phục vụ và tùng phục quyền lợi của nước khác. Chế độ thực dân, cũ và mới, biến các nước nghèo thành những người cung cấp nguyên liệu và công nhân rẻ tiền, nó gây ra bạo lực, nghèo đói, cưỡng bách di dân, vì nó chối bỏ quyền được phát triển toàn diện. Đó là một sự bất chính và bất chính thì sinh ra bạo lực mà không có ngành cảnh sát, quân đối hoặc mật vụ nào có thể ngăn chặn được.
Chúng ta hãy chống lại những hình thức thực dân cũ và mới. Chúng ta hãy ủng hộ chấp nhận cuộc gặp gỡ giữa các dân tộc và các nền văn hóa.
Sau cùng, ĐTC nhìn nhận có những sự ác do các tín hữu Kitô gây ra trong dòng lịch sử. Ngài nói: ”Tôi muốn nói thật là rõ ràng, như thánh Gioan Phaolô 2, tôi khiêm tốn xin lỗi, không những vì những xúc phạm của Giáo Hội, nhưng vì những tội ác chống lại các dân tộc bản xứ trong thời kỳ gọi là chinh phục Mỹ châu. Tôi cũng xin tất cả mọi người, tín hữu hay không tín hữu, nhớ đến nhiều GM, LM và giáo dân đã và đang còn loan báo Tin Mừng của Chúa Giêsu với lòng can đảm và hiền từ, tôn trọng và trong an bình; khi rời bỏ cõi đời này, họ đã để lại những công trình thật cảm động, thăng tiến nhân bản và yêu thương, nhiều khi ở cạnh các dân tộc bản xứ hoăc tháp tùng các phong trào bình dân cho đến độ tử đạo. Giáo Hội, các con cái nam nữ của mình là thành phần của căn tính các dân tộc Mỹ châu la tinh. Căn tính mà tại đây cũng như tại các nước khác, một số quyền lực quyết liệt muốn xóa bỏ, đôi khi vì đức tin của chúng ta có tính chất cách mạng, vì đức tin chúng ta thách thức bạo quyền của thần tiền bạc. Ngày nay chúng ta kinh hoàng nhận thấy như tại Trung Đông và các nơi khác trên thế giới ngưới ta bách hại, tra tấn, ám sát các anh chị em chúng ta vì niềm tin của họ nơi Chúa Giêsu. Chúng ta cũng phải tố giác điều đó: trong cuộc thế chiến thứ 3 từng mảnh này mà chúng ta đang sống, có một thứ diệt chủng đang xảy ra và phải chặn đứng lại.
Nghĩa vụ thứ ba, có là lẽ quan trọng nhất mà chúng ta phải đảm nhận hôm nay, đó là bảo vệ Mẹ Trái Đất của chúng ta.
Chúng ta cảm thấy thất vọng gia tăng vì các hội nghị thượng đỉnh quốc tế nối tiếp nhau mà không có tiến bộ quan trọng nào. Có một mệnh lệnh khẩn thiết về luân lý đạo đức rõ rệt, không thể trì hoãn được phải hành động mà chưa được đáp ứng. Ta không thể để cho một số lợi lộc - nó có tính chất toàn cầu nhưng không hoàn vũ - áp đặt trên các nước, bắt các nước và các tổ chức quốc tế phải tùng phục và tiếp tục thiên nhiên. Các dân tộc và các phong trào được kêu gọi lên tiếng, động viên và đòi hỏi một cách ôn hòa nhưng kiên trì, yêu cầu chấp nhận những biện pháp thích hợp.
ĐTC kết thúc dài 55 phút. Sau cùng ngài nói: ”Xin anh chị em nhớ rằng niềm hy vọng không đánh lừa và xin nhớ cầu nguyện cho tôi. Nếu ai không thể cầu nguyện, thì xin hãy nghĩ đến tôi một cách tích cực!”. Trước đó ngài cũng nói rằng: ”Với thông điệp của ngài, tương lai không ở trong những kẻ cường quyền, nhưng trong tay các dân tộc”.
Sau cuộc gặp gỡ với hàng ngàn đại diện của các phong trào dân chúng, ĐTC đã về tòa TGM Santa Cruz để dùng bữa tối và nghỉ đêm.
ĐTC đã đến khu vực Hội chợ triển làm Expo Feria ở thành phố Santa Cruz khoảng 5 giờ rưỡi chiều để gặp gỡ các tham dự viên Cuộc gặp gỡ thế giới kỳ 2 của các Phong trào nhân dân. Trung tâm này có diện tích 5 ngàn mét vuông và có hội trường Gaurayo có thể chứa được 3 ngàn người.
Tại đây trong những ngày từ 7 đến 9-7-2015 đã diễn ra cuộc gặp gỡ lần thứ 2 các Phong trào dân chúng, được tổ chức với sự cộng tác của Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa Bình, Hàn lâm viện Tòa Thánh về các khoa xã hội. Tham dự sinh hoạt này có các đại biểu của các phong trào dân chúng đến từ các nước trên thế giới như giới lao động bấp bênh, và giới kinh tế không chính thức, đại diện các tầng lớp nông dân không ruộng đất, những người dân tại các khu phố nghèo, các thổ dân, và di dân. Ngoài ra cũng có một đoàn đại diện những người dấu tranh thuộc các phong trào xã hội.
Trong số các tham dự viên từ phía Tòa Thánh có ĐHY Peter Turkson, người Ghana, Chủ tịch Hội đồng Công lý và Hòa bình; Đức GM Marcelo Sanchez Sorondo, người Argentina, Chưởng Ấn Hàm lâm viện Tòa Thánh về các khoa xã hội. Cuộc gặp gỡ đầu tiên của các phong trào dân chúng này đã được tổ chức tại Vatican hồi tháng 10 năm ngoái, và trong số các tham dự viên cũng có tổng thống Evo Morales của Bolivia.
Khi ĐTC đến nơi vào lúc quá 5 giờ rưỡi chiều, ngài đã được 6 tham dự viên, 3 nam 3 nữ, trao tặng Văn kiện chung kết của Hội nghị và cũng được trình bày tổng quát nội dung văn kiện. Cả tổng thống Evo Morales cũng lên tiếng trong dịp này và ông đã phát biểu 30 phút, trước khi ĐTC trình bày lập trường của ngài.
Diễn văn của Đức Thánh Cha
Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nhắc lại cuộc gặp gỡ đầu tiên của Phong trào này hồi tháng 10 năm ngoái (2014) tại Vatican trong một bầu không khí huynh đệ, quyết định, dấn thân, khao khát công lý. Và bây giờ cuộc gặp gỡ thứ hai này nhắm tạo cơ hội để thảo luận về những cách thức tốt đẹp hơn để vượt thắng những tình trạng bất công trầm trọng đang làm cho bao nhiêu người bị gạt bỏ trên thế giới phải chịu đau khổ.
Thực trạng cần thay đổi
1. Trước tiên ĐTC nhận xét rằng chúng ta đang cần một sự thay đổi.
Đây là những vấn đề chung cho mọi nước Mỹ châu la tinh và toàn thể nhân loại. Các vấn đề có tính chất hoàn cầu và không một nước nào một mình có thể giải quyết được:
- Chúng ta có biết nhìn nhận rằng tình trạng hiện nay không tốt trong một thế giới có bao nhiêu nông dân không có ruộng đất, bao nhiêu gia đình không có nhà ở, bao nhiêu công nhân viên không có quyền lợi, nhiều người bị thương tổn trong phẩm giá của họ hay không?
- Chúng ta có nhận ra rằng tình trạng hiện nay không tốt vì bao nhiêu cuộc chiến tranh điên rồ bùng nổ và bạo lực huynh đệ tương tàn gia tăng trong các khu phố của chúng ta hay không? Vì đất đai, nước, không khí và tất cả những sinh vật trong thiên nhiên đang liên tục bị đe dọa hay không?
Những thực tại tàn phá ấy tương ứng với một chế độ đang trở thành hoàn vũ, một chế độ áp đặt tiêu chuẩn lợi lộc bằng bất kỳ giá nào, không nghĩ đến sự gạt ra ngoài lề xã hội hoặc phá hủy thiên nhiên. Ngày nay sự lệ thuộc lẫn nhau trên trái đất đòi phải có những câu trả lời hoàn cầu cho các vấn đề địa phương. Sự hoàn cầu hóa niềm hy vọng, nảy sinh từ các dân tộc và gia tăng giữa người nghèo, phải thay thế sự hoàn cầu hóa tình trạng gạt ra ngoài lề và sự dửng dưng!
ĐTC nhận xét rằng ngay cả nơi những nhóm thiểu số đang thu hẹp, tưởng rằng mình được hưởng lợi nhờ chế độ ấy, nhưng thực tế họ cũng đang cảm thấy bất mãn và nhất là buồn sầu. Nhiều người đang chờ đợi một sự thay đổi giải thoát họ khỏi sự sầu muộn cá nhân chủ nghĩa ấy khiến họ trở thành nô lệ. Có lẽ nó đang gây thiệt hại không thể chữa lành cho hệ thống kinh tế. Sự ham hố vô độ đối với tiền bạc đang thống trị. Việc phục vụ công ích bị loại xuống hàng thứ yếu. Khi tư bản trở thành thần tượng và điều khiển những chọn lựa của con người, khi sự tham lam tiền bạc kiểm soát toàn bộ chế độ kinh tế đã hội, làm hư hỏng xã hội, phá hủy tình huynh đệ giữa con người với nhau, thúc đẩy dân tộc này chống lại dân tộc khác và đe dọa cả căn nhà chung của chúng ta.
Trước những tin tức đen tối hằng ngày, chúng ta tin rằng mình chẳng có thể làm được gì, nên chỉ cần chăm sóc mình và gia đình bé nhỏ của mình với tình thương yêu. Nhưng tương lai của nhân loại phần lớn ở trong khả năng tổ chức và thăng tiến những sáng kiến khác, trong nỗ lực hằng ngày tìm kiến 3 điều là: công ăn việc làm, nhà ở và đất đai, và trong sự tham gia tích cực vào những tiến trình thay đổi lớn trên bình diện quốc gia, miền và hoàn cầu.
Trách nhiệm của các Phong trào dân chúng
Sau khi trình bày thực trạng trên đây, ĐTC nói với các vị lãnh đạo các phong trào dân chúng rắng:
2. Anh chị em là những người phổ biến sự thay đổi, những tiến trình thay đổi.
Phải quan niệm sự thay đổi không phải như một cái gì một ngày kia sẽ xảy tới, vì ta đề ra những chọn lựa này hay chọn lựa khác về phương diện chính trị hoặc vì ta thiết lập cơ cấu xã hội này hay cơ cấu kia. Một sự thay đổi cơ cấu mà không có sự hoán cải chân thành trong thái độ và trong tâm hồn thì sớm muộn gì cũng trở thành một thứ bệnh bàn giấy, hư hỏng và sụp đổ. Mỗi người chúng ta chỉ là thành phần của một toàn bộ phức tạp và khác nhau, tác động trên nhau trong thời gian. Chúng ta phải chú ý đến những con người cụ thể, với khuôn mặt và danh tánh. Chúng ta rùng mình trước bao nhiêu đau khổ và cảm động vì ”chúng ta đã thấy và đã nghe” không phải những con số thống kê lạnh lùng, nhưng là những vết thương của nhân loại đau khổ, những vết thương của chúng ta, thân thể chúng ta. Điều này rất khác với sự đề ra những lý thuyết trừu tượng hoặc thái độ phẫn nộ ”tao nhã”. Sự gắn bó với khu phố, đất đai, lãnh thổ, công ăn việc làm, công đoàn, nhận ra mình trong khuôn mặt người khác, sự gần gũi hằng ngày, với những lầm than cơ cực và những cử chỉ anh hùng thường nhật, và điều giúp thực thi sứ mạng không phải đi từ những ý tưởng hay ý niệm, nhưng từ cuộc gặp gỡ chân thành giữa con người với nhau, vì ta không yêu thương những ý niệm hay ý tưởng, nhưng ta yêu thương con người.
ĐTC cũng nhấn mạnh tầm quan trọng phải làm việc trong viễn tượng không phe phái, và tìm cách giải quyết tận căn các vấn đề tổng quát là nạn nghèo đói, chênh lệch và loại trừ. Như thế các phong trào dân chúng trở thành một giải pháp khác với thứ hoàn cầu hóa loại trừ. Giáo Hội không thể và không được xa lạ với tiến trình ấy trong việc loan báo Tin Mừng. Sự cộng tác với các phong trào dân chúng, trong niềm tôn trọng nhau, có thể tăng cường những cố gắng và củng cố các tiến trình thay đổi.
Những đề nghị của ĐTC
Sau cùng, ĐTC đề cập đến một vài thách đố quan trong trong thời điểm lịch sử hiện nay. Ngài xác quyết rằng Giáo Hoàng cũng như Giáo Hội không có độc quyền giải thích thực tại xã hội hoặc đề nghị những giải pháp cho các vấn đề hiện nay. Đúng hơn, không có một công thức. Vì thế, ĐTC đề nghị 3 nghĩa vụ lớn”
Thứ I là đặt kinh tế phục vụ các dân tộc:
Con người và thiên nhiên không phải phục vụ tiền bạc. Không chấp nhận một thứ kinh tế loại trừ và bất chính trong đó tiền bạc thống trị thay vì phục vụ. Nền kinh tế này giết hại, gạt bỏ, phá hủy Mẹ Trái đất. Nền kinh tế phải là một sự quản lý tốt căn nhà chung. Một nền kinh tế thực sự có tính chất cộng đồng, lấy hứng từ Kitô giáo, phải bảo đảm phẩm giá cho các dân tộc, ”một sự thịnh vượng không loại trừ thiện ích nào”. Công ăn việc làm, nhà ở và đất đai, và cả việc giáo dục, sức khỏe, đổi mới, những sáng tác nghệ thuật và văn hóa, truyền thông, thể thao và giải trí. Cần cơ cấu hóa toàn bộ hệ thống sản xuất và phân phối để những khả năng và đòi hỏi của mỗi người được diễn tả thích hợp trong chiều kích xã hội. Đó không phải là một ảo tưởng hay tưởng tượng.
Những tài nguyên trong thế giới, kết quả của lao công thuộc các thế hệ các dân tộc và là hồng ân trong công trình tạo dựng, dư đủ cho sự phát triển toàn diện mỗi người và tất cả mọi người. Trái lại hệ thống hiện hành theo đuổi những mục tiêu khác. Do sự gia tăng vô trách nhiệm các nhịp độ sản xuất, tăng cường trong kỹ nghệ và nông nghiệp những phương pháp gây hại cho Mẹ Trái Đất, nhân danh mức sản xuất, người ta tiếp tục phủ nhận không cho hằng tỷ anh chị em được hưởng các quyền cơ bản nhất về kinh tế, xã hội và văn hóa. Chế độ này làm thương tổn dự phóng của Chúa Giêsu. Sự phân phối công bằng các hoa trái của trái đất và lao công của con người không phải chỉ là một sự thương người. Đó là một nghĩa vụ luân lý. Đối với các Kitô hữu, sự dấn thân như thế càng mạnh mẽ hơn, vì đó là một giới răn.
Nghĩa vụ thứ hai là liên kết các dân tộc chúng ta trên hành trình hòa bình và công lý:
Các dân tộc trên thế giới muốn làm chủ vận mạng của mình. Họ muốn tiến bước trong an bình trên con đường tiến về công lý. Họ không muốn sự bảo hộ hoặc những sự xen mình, trong đó kẻ mạnh nhất bắt những kẻ yếu phải tùng phục. Họ yêu cầu rằng nền văn hóa, ngôn ngữ, các tiến trình xã hội và các truyền thống tôn giáo của họ được tôn trọng. Không quyền bính nào - trong thực tế hoặc được thiết lập - có quyền tước đoạt các nước nghèo khỏi quyền thực thi trọn vẹn chủ quyền của mình, và khi xảy ra như thế, họ thấy đó là những hình thức thực dân mới làm thương tổn nghiêm trọng khả năng hòa bình và công lý, vì ”hòa bình không những dựa trên sự tôn trọng các quyền con người, nhưng còn trên sự tôn trọng các quyền của các dân tộc, đặc biệt là quyền độc lập” (Toát yếu xã hội, 157).
Trong những năm gần đây, sau bao nhiêu hiểu lầm, nhiều nước Mỹ châu la tinh đã thấy sự gia tăng tình huynh đệ giữa các dân tộc, để làm cho chủ quyền của mình được tôn trọng, chủ quyền của mỗi nước, và chủ quyền của vùng này nói chung. Nhưng ta phải rất để ý, vì chế độ thực dân mới có những khuôn mặt mới. Đó là quyền lực vô danh của thần tiền bạc: các liên minh, một số hiệp ước được gọi là tự do mậu dịch và sự áp đặt các phương thế tiết kiệm ngày càng làm cho các công nhân và người nghèo phải thắt lưng buộc bung. Cũng vậy, sự tập trung độc quyền các phương tiện truyền thông tìm cách áp đặt những kiểu mẫu tiêu thụ và một thứ đồng nhất về văn hóa, là một sắc thái khác của chế độ thực dân mới. Đó là chế độ thực dân ý thức hệ. Như các GM Phi châu đã nói, nhiều khi chúng chủ trương biến các nước nghèo thành những mảnh của một cơ cấu, một phần của một guồng máy khổng lồ.
Không có vấn đề trầm trọng nào của nhân loại có thể được giải quyết nếu không có sự đối tác giữa các quốc gia và dân tộc trên bình diện quốc tế. Nhưng sự đối tác không có nghĩa là áp đặt, không được ép nước này phải phục vụ và tùng phục quyền lợi của nước khác. Chế độ thực dân, cũ và mới, biến các nước nghèo thành những người cung cấp nguyên liệu và công nhân rẻ tiền, nó gây ra bạo lực, nghèo đói, cưỡng bách di dân, vì nó chối bỏ quyền được phát triển toàn diện. Đó là một sự bất chính và bất chính thì sinh ra bạo lực mà không có ngành cảnh sát, quân đối hoặc mật vụ nào có thể ngăn chặn được.
Chúng ta hãy chống lại những hình thức thực dân cũ và mới. Chúng ta hãy ủng hộ chấp nhận cuộc gặp gỡ giữa các dân tộc và các nền văn hóa.
Sau cùng, ĐTC nhìn nhận có những sự ác do các tín hữu Kitô gây ra trong dòng lịch sử. Ngài nói: ”Tôi muốn nói thật là rõ ràng, như thánh Gioan Phaolô 2, tôi khiêm tốn xin lỗi, không những vì những xúc phạm của Giáo Hội, nhưng vì những tội ác chống lại các dân tộc bản xứ trong thời kỳ gọi là chinh phục Mỹ châu. Tôi cũng xin tất cả mọi người, tín hữu hay không tín hữu, nhớ đến nhiều GM, LM và giáo dân đã và đang còn loan báo Tin Mừng của Chúa Giêsu với lòng can đảm và hiền từ, tôn trọng và trong an bình; khi rời bỏ cõi đời này, họ đã để lại những công trình thật cảm động, thăng tiến nhân bản và yêu thương, nhiều khi ở cạnh các dân tộc bản xứ hoăc tháp tùng các phong trào bình dân cho đến độ tử đạo. Giáo Hội, các con cái nam nữ của mình là thành phần của căn tính các dân tộc Mỹ châu la tinh. Căn tính mà tại đây cũng như tại các nước khác, một số quyền lực quyết liệt muốn xóa bỏ, đôi khi vì đức tin của chúng ta có tính chất cách mạng, vì đức tin chúng ta thách thức bạo quyền của thần tiền bạc. Ngày nay chúng ta kinh hoàng nhận thấy như tại Trung Đông và các nơi khác trên thế giới ngưới ta bách hại, tra tấn, ám sát các anh chị em chúng ta vì niềm tin của họ nơi Chúa Giêsu. Chúng ta cũng phải tố giác điều đó: trong cuộc thế chiến thứ 3 từng mảnh này mà chúng ta đang sống, có một thứ diệt chủng đang xảy ra và phải chặn đứng lại.
Nghĩa vụ thứ ba, có là lẽ quan trọng nhất mà chúng ta phải đảm nhận hôm nay, đó là bảo vệ Mẹ Trái Đất của chúng ta.
Chúng ta cảm thấy thất vọng gia tăng vì các hội nghị thượng đỉnh quốc tế nối tiếp nhau mà không có tiến bộ quan trọng nào. Có một mệnh lệnh khẩn thiết về luân lý đạo đức rõ rệt, không thể trì hoãn được phải hành động mà chưa được đáp ứng. Ta không thể để cho một số lợi lộc - nó có tính chất toàn cầu nhưng không hoàn vũ - áp đặt trên các nước, bắt các nước và các tổ chức quốc tế phải tùng phục và tiếp tục thiên nhiên. Các dân tộc và các phong trào được kêu gọi lên tiếng, động viên và đòi hỏi một cách ôn hòa nhưng kiên trì, yêu cầu chấp nhận những biện pháp thích hợp.
ĐTC kết thúc dài 55 phút. Sau cùng ngài nói: ”Xin anh chị em nhớ rằng niềm hy vọng không đánh lừa và xin nhớ cầu nguyện cho tôi. Nếu ai không thể cầu nguyện, thì xin hãy nghĩ đến tôi một cách tích cực!”. Trước đó ngài cũng nói rằng: ”Với thông điệp của ngài, tương lai không ở trong những kẻ cường quyền, nhưng trong tay các dân tộc”.
Sau cuộc gặp gỡ với hàng ngàn đại diện của các phong trào dân chúng, ĐTC đã về tòa TGM Santa Cruz để dùng bữa tối và nghỉ đêm.