Ngày 10 tháng 12 vừa qua, để kỷ niệm 50 năm Tuyên Ngôn Nostra Aetate của Công Đồng Vatican II, Tòa Thánh đã cho công bố một văn kiện mới, nói về mối liên hệ giữa người Công Giáo và người Do Thái Giáo, tựa là “các ơn phúc và lời kêu gọi của Thiên Chúa là bất khả thu hồi”.
Chủ điểm là quả quyết rằng kế hoạch cứu rỗi dân Do Thái của Thiên Chúa không bị rút lại dù với sự xuất hiện của Chúa Giêsu Kitô, và do đó, không bị thay thế bởi Kitô Giáo. Và mặc dù con đường cứu rỗi duy nhất là qua Chúa Giêsu Kitô nhưng “người Do Thái không hề bị loại khỏi ơn cứu rỗi của Thiên Chúa vì không tin Chúa Giêsu là Đấng Mêxia của Israel”.
Linh Mục Trần Đức Anh đã có bài tường thuật đầy đủ về văn kiện trên. Ở đây, chỉ xin thêm một vài chi tiết liên quan tới một số nhận định về văn kiện này.
Trình bầy văn kiện trên tại Rôma hôm Thứ Năm, Đức Hồng Y Kurt Koch, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo, nói rằng văn kiện này cố gắng “đề cập và minh xác các vấn đề phát sinh từ cuộc đối thoại Do Thái Giáo và Công Giáo”.
Trong mấy tuần lễ gần đây, đã có nhiều hội nghị cũng như các buổi lễ được tổ chức để kỷ niệm Tuyên Ngôn Nostra Aetate. Trong đó, có buổi cử hành tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô, trong đó Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã dành buổi yết kiến chung hôm thứ Tư cho cuộc đối thoại liên tôn.
Ngài nói với các vị lãnh đạo tôn giáo rằng “thái độ ngờ vực hoặc lên án tôn giáo đã lan rộng do bạo lực và chủ nghĩa khủng bố”, thành thử điều cần là phải tập chú vào các giá trị tích cực của các tôn giáo.
Thứ Tư tuần tới, cũng để đánh dấu 50 năm Tuyên Ngôn Nostra Aetate, Ủy Ban Do Thái Quốc Tế về Tham Khảo Liên Tôn và Sứ Bộ Quan Sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc sẽ đồng tổ chức một nghi lễ tại trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Thành Phố New York.
Văn kiện trên của Tòa Thánh được công bố chỉ ít ngày sau khi 25 giáo sĩ của Do Thái Giáo Chính Thống công bố một một tuyên ngôn thừa nhận rằng Kitô Giáo “không phải là một chuyện tình cờ hay một lầm lỡ, mà là một thành quả do Thiên Chúa muốn và là một hồng phúc của Người dành các dân tộc”.
Tài liệu công bố ngày 3 tháng 12 nói trên, tựa là “Thực Hiện Ý Cha Chúng Ta ở Trên Trời: Tiến Tới Sự Hợp Tác Giữa Người Do Thái Giáo và Người Kitô Giáo”, viết thêm rằng “khi phân chia Do Thái Giáo và Kitô Giáo, Thiên Chúa muốn một sự phân chia giữa những người hùn hạp (partners) có nhiều dị biệt thần học đáng kể, chứ không phải một sự phân chia giữa những kẻ thù”.
Ngồi cạnh Đức Hồng Y Kurt Koch trong buổi giới thiệu văn kiện của Tòa Thánh có Giáo Sĩ David Rosen, Giám Đốc Quốc Tế của Liên Tôn Sự Vụ thuộc Ủy Ban Do Thái Hoa Kỳ. Vị giáo sĩ này mô tả các nhận định trên như “một đáp ứng rất có ý nghĩa đối với công trình đáng lưu ý của Tòa Thánh” vì từ xưa tới nay, phần lớn các đáp ứng của Do Thái đối với cuộc đối thoại chỉ xuất phát từ phía các giáo sĩ cấp tiến.
Giáo Sĩ Tiến Sĩ Eugene Korn, giám đốc học thuật của Trung Tâm Hiểu Biết và Hợp Tác Do Thái Giáo Giáo/Kitô giáo tại Israel, cho rằng “điểm khai phá của tuyên bố này là các giáo sĩ Chính Thống thuộc mọi trung tâm sinh hoạt Do Thái Giáo, cuối cùng, đã thừa nhận rằng Kitô Giáo và Do Thái Giáo không còn dấn thân vào cuộc đọ kiếm thần học có tính chí tử nữa, trái lại đôi bên có nhiều điểm chung với nhau về tâm linh và thực hành… Trong bối cảnh lịch sử độc hại, đây là điều chưa từng có trong ngành Chính Thống”.
Dĩ nhiên, cả hai loại tuyên ngôn và tuyên bố trên đều chưa giải quyết hết mọi vấn đề vẫn còn lòng thòng trong mối liên hệ song phương.
Trong cuộc họp báo của Tòa Thánh, Giáo Sĩ David Rosen cho rằng văn kiện của Tòa Thánh vẫn chưa đi xa đủ để thừa nhận “tính trung tâm mà Lãnh Thổ Israel vốn đóng đối với đời sống tôn giáo trong lịch sử và hiện nay của dân tộc Do Thái” và để dẫn tới một thỏa ước ngoại giao giữa Vatican và Israel.
Còn Tiến Sĩ Kessler thì vẫn tỏ ra quan ngại trước ý niệm cho rằng Kitô Giáo “đã thay thế” Do Thái Giáo trong kế hoạch của Thiên Chúa, một ý niệm, trong nhiều thế kỷ qua, vốn là căn bản cho các thái độ nghiệt ngã của người Kitô Giáo đối với người Do Thái.
Có lẽ vì thế, John L. Allen Jr. cho rằng: thành thực mà nói, văn kiện 10,000 chữ của Tòa Thánh chẳng có gì gọi là khai phá cả. Nó là một tuyên bố có tính khá thông lệ, phần lớn lặp lại các điều đã được Nostra Aetate hoặc một văn kiện nào đó nói tới rồi, trong khi nhiều vấn đề được nó thừa nhận nhưng không giải quyết, những vấn đề vẫn còn nóng bỏng trong mối liên hệ song phương.
Tuy nhiên, điều trên lại là một điều quan yếu cần được lưu ý: nó cho thấy có những lúc, chuyện thường lệ tự nó có tính cách mạng, vì nó cho ta thấy ta đã tiến xa xiết bao!
Năm mươi năm trước, bảo mối liên hệ Công Giáo/Do Thái căng thẳng là đã nói quá nhẹ nhàng đấy. Vì làm gì có cuộc trao đổi thần học chính thức, cảm nhận của hai bên nặng trĩu chuyện lịch sử và về phương diện chính trị, Giáo Hội và Do Thái Giáo hoàn cầu đối đầu với nhau vì chuyện Israel.
Khi Đức Giáo Hoàng Phaolô VI thăm Đất Thánh vào năm 1964, ngài không bao giờ nói tới chữ “Israel” ở nơi công cộng. Đủ biết, cuộc đối thoại giữa đôi bên chưa thể diễn ra.
Ngày nay, chuyện trò và tình bạn Công Giáo/Do Thái đã trở nên bình thường đến độ được coi như chuyện đương nhiên giữa bạn bè. Họ chưa tới đích, nhưng đang cùng đi một con đường, trên đó, họ bàn đủ thứ chuyện, kể cả những chuyện xem ra tầm phào, chẳng có gì đáng nói!
Allen thuật lại có lần cùng Đức Hồng Y Timothy Dolan của New York đi tìm dữ kiện cho một cuốn sách viết chung với ngài tựa là “Người Của Hy Vọng”. Hai người tới thăm Đền Emanu-El để đốt những cây nến đầu tiên cho ngày Lễ Hanukkah, theo lời mời của vị giáo sĩ thâm niên là David M. Posner. Họ tới hơi sớm, nên Đức Hồng Y Dolan và Giáo Sĩ Posner có dịp đứng “tán gẫu” với nhau tại một bục giảng của hội đường.
Nên nhớ lúc ấy Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI vừa viếng một hội đường ở Rôma, một dịp được vị chủ tịch cộng đồng Do Thái ở Rôma sử dụng để lặp lại lời đả kích Đức Giáo Hoàng Piô XII. Còn tại Hoa Kỳ, các vị giám mục ở đây vừa bí mật loại bỏ một câu trong sách giáo lý nói về giá trị vĩnh viễn của Giao Ước giữa Thiên Chúa và người Do Thái. Ấy thế nhưng tất cả đều không phải là đề tài để hai giáo sĩ cao cấp này “tán gẫu”.
Thay vào đó, họ “tán gẫu” với nhau về chuyện tiền bạc. Họ trao đổi các nhận định liên quan tới các phương thức khác nhau nhằm “rút” hầu bao của tín hữu. Giáo Sĩ Posner cho hay: khác với thói quen của Công Giáo là chuyển đĩa xin tiền tại nhà thờ để tín hữu tùy hỉ đóng góp, phần lớn các hội đường gửi “bill” (hóa đơn) hàng năm cho các tín hữu đã đăng ký xin đóng góp. Giáo Sĩ than phiền về chi phí điều hành tòa nhà như hang động ở Fifth Avenue, một nỗi bận tâm mà ngài biết Đức Hồng Y Dolan hiểu rõ.
Cảnh tượng trên cho người ta cảm tưởng: giữa họ có những giả thiết không cần phải lớn tiếng. Có thể cả hai đã tới được điểm chung này: đúng là có những chuyện nhức đầu, nhưng chúng mình đã tiến xa đến độ những chuyện nhức đầu như thế hết làm chúng mình chia rẽ nhau được nữa rồi, chi bằng trong những lúc như thế này nói những vấn đề mà bạn bè quen nói với nhau có phải là thoải mái và xây dựng hơn không!
Chủ điểm là quả quyết rằng kế hoạch cứu rỗi dân Do Thái của Thiên Chúa không bị rút lại dù với sự xuất hiện của Chúa Giêsu Kitô, và do đó, không bị thay thế bởi Kitô Giáo. Và mặc dù con đường cứu rỗi duy nhất là qua Chúa Giêsu Kitô nhưng “người Do Thái không hề bị loại khỏi ơn cứu rỗi của Thiên Chúa vì không tin Chúa Giêsu là Đấng Mêxia của Israel”.
Linh Mục Trần Đức Anh đã có bài tường thuật đầy đủ về văn kiện trên. Ở đây, chỉ xin thêm một vài chi tiết liên quan tới một số nhận định về văn kiện này.
Trình bầy văn kiện trên tại Rôma hôm Thứ Năm, Đức Hồng Y Kurt Koch, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo, nói rằng văn kiện này cố gắng “đề cập và minh xác các vấn đề phát sinh từ cuộc đối thoại Do Thái Giáo và Công Giáo”.
Trong mấy tuần lễ gần đây, đã có nhiều hội nghị cũng như các buổi lễ được tổ chức để kỷ niệm Tuyên Ngôn Nostra Aetate. Trong đó, có buổi cử hành tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô, trong đó Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã dành buổi yết kiến chung hôm thứ Tư cho cuộc đối thoại liên tôn.
Ngài nói với các vị lãnh đạo tôn giáo rằng “thái độ ngờ vực hoặc lên án tôn giáo đã lan rộng do bạo lực và chủ nghĩa khủng bố”, thành thử điều cần là phải tập chú vào các giá trị tích cực của các tôn giáo.
Thứ Tư tuần tới, cũng để đánh dấu 50 năm Tuyên Ngôn Nostra Aetate, Ủy Ban Do Thái Quốc Tế về Tham Khảo Liên Tôn và Sứ Bộ Quan Sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc sẽ đồng tổ chức một nghi lễ tại trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Thành Phố New York.
Văn kiện trên của Tòa Thánh được công bố chỉ ít ngày sau khi 25 giáo sĩ của Do Thái Giáo Chính Thống công bố một một tuyên ngôn thừa nhận rằng Kitô Giáo “không phải là một chuyện tình cờ hay một lầm lỡ, mà là một thành quả do Thiên Chúa muốn và là một hồng phúc của Người dành các dân tộc”.
Tài liệu công bố ngày 3 tháng 12 nói trên, tựa là “Thực Hiện Ý Cha Chúng Ta ở Trên Trời: Tiến Tới Sự Hợp Tác Giữa Người Do Thái Giáo và Người Kitô Giáo”, viết thêm rằng “khi phân chia Do Thái Giáo và Kitô Giáo, Thiên Chúa muốn một sự phân chia giữa những người hùn hạp (partners) có nhiều dị biệt thần học đáng kể, chứ không phải một sự phân chia giữa những kẻ thù”.
Ngồi cạnh Đức Hồng Y Kurt Koch trong buổi giới thiệu văn kiện của Tòa Thánh có Giáo Sĩ David Rosen, Giám Đốc Quốc Tế của Liên Tôn Sự Vụ thuộc Ủy Ban Do Thái Hoa Kỳ. Vị giáo sĩ này mô tả các nhận định trên như “một đáp ứng rất có ý nghĩa đối với công trình đáng lưu ý của Tòa Thánh” vì từ xưa tới nay, phần lớn các đáp ứng của Do Thái đối với cuộc đối thoại chỉ xuất phát từ phía các giáo sĩ cấp tiến.
Giáo Sĩ Tiến Sĩ Eugene Korn, giám đốc học thuật của Trung Tâm Hiểu Biết và Hợp Tác Do Thái Giáo Giáo/Kitô giáo tại Israel, cho rằng “điểm khai phá của tuyên bố này là các giáo sĩ Chính Thống thuộc mọi trung tâm sinh hoạt Do Thái Giáo, cuối cùng, đã thừa nhận rằng Kitô Giáo và Do Thái Giáo không còn dấn thân vào cuộc đọ kiếm thần học có tính chí tử nữa, trái lại đôi bên có nhiều điểm chung với nhau về tâm linh và thực hành… Trong bối cảnh lịch sử độc hại, đây là điều chưa từng có trong ngành Chính Thống”.
Dĩ nhiên, cả hai loại tuyên ngôn và tuyên bố trên đều chưa giải quyết hết mọi vấn đề vẫn còn lòng thòng trong mối liên hệ song phương.
Trong cuộc họp báo của Tòa Thánh, Giáo Sĩ David Rosen cho rằng văn kiện của Tòa Thánh vẫn chưa đi xa đủ để thừa nhận “tính trung tâm mà Lãnh Thổ Israel vốn đóng đối với đời sống tôn giáo trong lịch sử và hiện nay của dân tộc Do Thái” và để dẫn tới một thỏa ước ngoại giao giữa Vatican và Israel.
Còn Tiến Sĩ Kessler thì vẫn tỏ ra quan ngại trước ý niệm cho rằng Kitô Giáo “đã thay thế” Do Thái Giáo trong kế hoạch của Thiên Chúa, một ý niệm, trong nhiều thế kỷ qua, vốn là căn bản cho các thái độ nghiệt ngã của người Kitô Giáo đối với người Do Thái.
Có lẽ vì thế, John L. Allen Jr. cho rằng: thành thực mà nói, văn kiện 10,000 chữ của Tòa Thánh chẳng có gì gọi là khai phá cả. Nó là một tuyên bố có tính khá thông lệ, phần lớn lặp lại các điều đã được Nostra Aetate hoặc một văn kiện nào đó nói tới rồi, trong khi nhiều vấn đề được nó thừa nhận nhưng không giải quyết, những vấn đề vẫn còn nóng bỏng trong mối liên hệ song phương.
Tuy nhiên, điều trên lại là một điều quan yếu cần được lưu ý: nó cho thấy có những lúc, chuyện thường lệ tự nó có tính cách mạng, vì nó cho ta thấy ta đã tiến xa xiết bao!
Năm mươi năm trước, bảo mối liên hệ Công Giáo/Do Thái căng thẳng là đã nói quá nhẹ nhàng đấy. Vì làm gì có cuộc trao đổi thần học chính thức, cảm nhận của hai bên nặng trĩu chuyện lịch sử và về phương diện chính trị, Giáo Hội và Do Thái Giáo hoàn cầu đối đầu với nhau vì chuyện Israel.
Khi Đức Giáo Hoàng Phaolô VI thăm Đất Thánh vào năm 1964, ngài không bao giờ nói tới chữ “Israel” ở nơi công cộng. Đủ biết, cuộc đối thoại giữa đôi bên chưa thể diễn ra.
Ngày nay, chuyện trò và tình bạn Công Giáo/Do Thái đã trở nên bình thường đến độ được coi như chuyện đương nhiên giữa bạn bè. Họ chưa tới đích, nhưng đang cùng đi một con đường, trên đó, họ bàn đủ thứ chuyện, kể cả những chuyện xem ra tầm phào, chẳng có gì đáng nói!
Allen thuật lại có lần cùng Đức Hồng Y Timothy Dolan của New York đi tìm dữ kiện cho một cuốn sách viết chung với ngài tựa là “Người Của Hy Vọng”. Hai người tới thăm Đền Emanu-El để đốt những cây nến đầu tiên cho ngày Lễ Hanukkah, theo lời mời của vị giáo sĩ thâm niên là David M. Posner. Họ tới hơi sớm, nên Đức Hồng Y Dolan và Giáo Sĩ Posner có dịp đứng “tán gẫu” với nhau tại một bục giảng của hội đường.
Nên nhớ lúc ấy Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI vừa viếng một hội đường ở Rôma, một dịp được vị chủ tịch cộng đồng Do Thái ở Rôma sử dụng để lặp lại lời đả kích Đức Giáo Hoàng Piô XII. Còn tại Hoa Kỳ, các vị giám mục ở đây vừa bí mật loại bỏ một câu trong sách giáo lý nói về giá trị vĩnh viễn của Giao Ước giữa Thiên Chúa và người Do Thái. Ấy thế nhưng tất cả đều không phải là đề tài để hai giáo sĩ cao cấp này “tán gẫu”.
Thay vào đó, họ “tán gẫu” với nhau về chuyện tiền bạc. Họ trao đổi các nhận định liên quan tới các phương thức khác nhau nhằm “rút” hầu bao của tín hữu. Giáo Sĩ Posner cho hay: khác với thói quen của Công Giáo là chuyển đĩa xin tiền tại nhà thờ để tín hữu tùy hỉ đóng góp, phần lớn các hội đường gửi “bill” (hóa đơn) hàng năm cho các tín hữu đã đăng ký xin đóng góp. Giáo Sĩ than phiền về chi phí điều hành tòa nhà như hang động ở Fifth Avenue, một nỗi bận tâm mà ngài biết Đức Hồng Y Dolan hiểu rõ.
Cảnh tượng trên cho người ta cảm tưởng: giữa họ có những giả thiết không cần phải lớn tiếng. Có thể cả hai đã tới được điểm chung này: đúng là có những chuyện nhức đầu, nhưng chúng mình đã tiến xa đến độ những chuyện nhức đầu như thế hết làm chúng mình chia rẽ nhau được nữa rồi, chi bằng trong những lúc như thế này nói những vấn đề mà bạn bè quen nói với nhau có phải là thoải mái và xây dựng hơn không!