Hồi giáo có thực sự là một tôn giáo hòa bình hay không? Tổng thống Ai Cập dường như không nghĩ như vậy. Phát biểu tại hội nghị phát triển trong các quốc gia Hồi Giáo Trung Đông tại Abu Dhabi hôm thứ Năm 29 tháng Giêng, tổng thống Abdel Fattah el-Sisi của Ai Cập đã kêu gọi các nhà lãnh đạo Hồi giáo can đảm thực hiện một "cuộc cách mạng tôn giáo" trong thế giới Hồi giáo.
Ông nhận thấy rằng người Hồi giáo đang "làm mếch lòng cả thế giới." Và ông buộc tội không chỉ đơn thuần là một vài chiến binh, nhưng trên "toàn bộ umma" – nghĩa là toàn thế giới các tín hữu Hồi giáo.
Đây là những từ ngữ mạnh mẽ, đặc biệt những từ ngữ này đến từ nhà lãnh đạo của một quốc gia Hồi giáo. Thông thường, nhiều nhà lãnh đạo Hồi giáo chỉ dám đi xa đến mức đưa ra những cáo buộc theo đó các chiến binh thánh chiến đang xuyên tạc và lợi dụng những lời giáo huấn của "một tôn giáo hòa bình."
Một sự thật chắc chắn rằng các thành phần bạo lực chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong số những người Hồi giáo trên thế giới. Nhưng mà thực tế này tự nó không làm người ta yên tâm. Robert Royal, viết trên tờ The Catholic Thing, rằng ngay cả một thiểu số nhỏ của người Hồi giáo trên thế giới cũng có nghĩa là giờ đây thế giới này đang đứng trước nguy cơ gây ra bởi "hàng chục triệu, hay hàng trăm triệu những kẻ khủng bố sống trên khắp thế giới."
Tổng thống al-Sisi đã đề cập đến một câu hỏi mà một thiểu số các nhà lãnh đạo và người Hồi giáo cũng như vài nhà lãnh đạo Công Giáo đã thẳng thắn đề cập đến sau khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 nêu vấn đề này ra tại Đại Học Regensburg năm 2006. Đó là Hồi giáo có vấn đề với bạo lực.
Bước tiếp theo là vấn đề bạo lực này liệu có thể được giải quyết thông qua những cải cách hay cách mạng, như tổng thống al-Sisi đề nghị hay không? Hay xu hướng bạo lực là một khía cạnh nội tại của đức tin Hồi giáo?
Ông nhận thấy rằng người Hồi giáo đang "làm mếch lòng cả thế giới." Và ông buộc tội không chỉ đơn thuần là một vài chiến binh, nhưng trên "toàn bộ umma" – nghĩa là toàn thế giới các tín hữu Hồi giáo.
Đây là những từ ngữ mạnh mẽ, đặc biệt những từ ngữ này đến từ nhà lãnh đạo của một quốc gia Hồi giáo. Thông thường, nhiều nhà lãnh đạo Hồi giáo chỉ dám đi xa đến mức đưa ra những cáo buộc theo đó các chiến binh thánh chiến đang xuyên tạc và lợi dụng những lời giáo huấn của "một tôn giáo hòa bình."
Một sự thật chắc chắn rằng các thành phần bạo lực chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong số những người Hồi giáo trên thế giới. Nhưng mà thực tế này tự nó không làm người ta yên tâm. Robert Royal, viết trên tờ The Catholic Thing, rằng ngay cả một thiểu số nhỏ của người Hồi giáo trên thế giới cũng có nghĩa là giờ đây thế giới này đang đứng trước nguy cơ gây ra bởi "hàng chục triệu, hay hàng trăm triệu những kẻ khủng bố sống trên khắp thế giới."
Tổng thống al-Sisi đã đề cập đến một câu hỏi mà một thiểu số các nhà lãnh đạo và người Hồi giáo cũng như vài nhà lãnh đạo Công Giáo đã thẳng thắn đề cập đến sau khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 nêu vấn đề này ra tại Đại Học Regensburg năm 2006. Đó là Hồi giáo có vấn đề với bạo lực.
Bước tiếp theo là vấn đề bạo lực này liệu có thể được giải quyết thông qua những cải cách hay cách mạng, như tổng thống al-Sisi đề nghị hay không? Hay xu hướng bạo lực là một khía cạnh nội tại của đức tin Hồi giáo?