Sau bài "Thấy Được Những Lạ Lùng Bên Kia Cửa Tử," nhiều người viết thư "động viên" cũng như chia sẻ những kinh nghiệm bản thân về hiện tượng này. Vậy xin được khai triển đề tài này thêm. Một phần bài này đã được trình bày trong "Đêm Thơ-Nhạc Hàn Mặc Tử" với sự góp mặt của nhạc sĩ Phạm Duy tại New Orleans, Louisiana.
Lm. Trần Cao Tường
NHỮNG HUYỀN BÍ BÊN KIA CÕI CHẾT
QUA HIỆN TƯỢNG HÀN MẶC TỬ
Cả ngàn trường hợp những người đã được các bác sĩ chứng nhận là đã chết thực sự rồi vì một lí do huyền bí nào đó bổng dưng sống lại, đã được bác sĩ Raymond Moody thu góp trong cuốn “Ðời Sau” (Life After Life) xuất hiện năm 1975. Tôi đã tìm đọc trước hết vì tò mò muốn biết những điều bí ẩn về hiện tượng này. Nhưng trong lòng thì vẫn hồ nghi, không biết những kết luận của bác sĩ Moody có thực không, hay cũng chỉ do phản ứng thuốc và cơ thể lúc hấp hối, vì óc cũng như các tế bào đang chết mà nảy sinh ảo giác và những hình ảnh như kiểu “nảy đom đóm mắt” vậy.
Nhưng rồi cái tò mò này dẫn tôi đi xa hơn. Về những thay đổi kì lạ và bất ngờ nơi những người như thế, mà cụ thể là Hàn Mặc Tử.
Hàn Mặc Tử là một nhà thơ thiên tài và thần bí. Thơ của ông chất chứa những ý tưởng và hình ảnh lạ lùng vượt qua ngôn ngữ loài người. Bí ẩn gì đàng sau hiện tượng này? Những vần thơ tuyệt tác của ông do tài năng riêng hay do một nguồn huyền bí nào khác? Ðời sống của ông đã từ những vật vã cô đơn cùng độ đến những cảm nghiệm hút hồn đầy hoan lạc. Ðiều gì lạ vậy?
I. ÐƯỢC ÁNH SÁNG BIẾN ÐỔI
(Transformed by the Light)
Ðó là tựa đề cuốn sách do cuộc nghiên cứu nhiều năm bằng phương pháp khoa học của bác sĩ Melvin Morse về hiện tượng những người chết sống lại Villard Books, 1992), sau sự thành công của chương trình nghiên cứu khác tại Seattle trong cuốn Gần Ánh Sáng Hơn (Closer to The Light, Ivy Books 1990). Thực ra thì bác sĩ Raymond Moody đã thu góp, phân tìch và đưa tới những kết luận chung về những trường hợp trên từ lâu, nhưng chưa mang tính cách khoa học như của bác sĩ Melvin Morse xác nhận trong cuốn “Ðược Ánh Sáng Biến Ðổi”: “Tôi muốn chứng minh một cách khoa học những điều mà những người nghiên cứu khác chỉ phỏng đoán, xem những người chết sống lại được thay đổi như thế nào...” (trang 29)
Ðã chết thật khác với tình trạng hôn mê bất tỉnh. Tôi đã có dịp nói chuyện với một người quen, đã bị hôn mê cả tháng trời sau khi mổ, thì không thấy có hiện tượng như trường hợp chết đi sống lại, mà chỉ có những cơn mơ dài. Vì tình trạng hôn mê vẫn chưa phải là chết thật.
Những gì xẩy ra trong thời gian một người đã thực sự chết rồi sống lại? Có người chết 5 phút, có người chết nửa giờ. Cả mấy trăm trường hợp như vậy được khảo sát bằng phương pháp khoa học đàng hoàng.
Tất cả mọi trường hợp trên đều có 4 điểm chính:
1. Hồn ra khỏi xác: bay lơ lửng trên không nhìn xuống xác của mình, thấy rõ mọi người và mọi sự đang xẩy ra trong khung cảnh mình vừa tắt thở. Thấy các y tá và bác sĩ chạy hối hả. Thấy những người thân yêu đang khóc...
2. Ống tối dài: sau đó hồn như bị hút vào một cái ống dài thật tố đen với một tốc độ nhanh kinh khủng. Betty Eadie kể lại kinh nghiệm của chính mình trong cuốn “Ðược Ánh Sáng Ấp Ủ” (Embraced by The Light, Gold Leaf Press 1992): Ðây đúng là thung lũng bóng tối sự chết” (trang 39) như Kinh Thánh đã từng nói tới.
3. Nguồn sáng: bỗng thấy một nguồn sáng xuất hiện đầy yêu thương và an bình. Ánh sáng này thật sáng nhưng không chói mắt. Có người cảm nghiệm thấy Chúa, có người thấy Ðức Maria.... “thấy tắm trong ánh sáng và thấy một bà mầu nhiệm mặc áo trắng đến cầm tay nâng đỡ tôi.” (trang 191). Lúc đó hồn được soi sáng nhìn lại và thấy tất cả cuộc đời của mình hiện lên trong một nháy mắt. Giáo lý vẫn gọi là phán xét. “Tôi thấy tôi là chính những người tôi xúc phạm, và cũng là chính những người tôi giúp đỡ.” Lời thuật này làm chứng lời Chúa trong Phúc Aạm Thánh Gioan: Chúa không sai Con của Ngài xuống để luận phạt thế gian mà là để cứu rỗi; ai đi trong bóng tối thì đã tự luận phạt rồi.
Rồi hồn sung sướng sửa soạn bước vào vùng ánh sáng thì lại nghe rõ lệnh: chưa phải lúc, hãy trở về. Thế là sống lại. Tất cả đều không thích trở lại như vậy. Cũng có một số trường hợp, thay vì gặp vùng ánh sáng yêu thương, thì lại gặp vùng đen tối hiện hình như quỉ sứ trong biển lửa thật sợ hãi, như bác sĩ Raymond Moody thuật lại trong “AÔnh Sáng Muôn Năm.” (Light Beyond, Bantam Books 1989, trang 26-27).
Betty Eadie tả kỹ về cảm nghiệm nguồn ánh sáng: “Bây giờ thì tôi biết có Chúa thật. Không còn chỉ tin vào một lực vũ trụ, mà tin vào một Ðấng đàng sau sức mạnh đó. Tôi thấy Ðấng đầy yêu thương đã dựng nên vũ trụ và đặt mọi khôn ngoan vào đó. Tôi thấy Ngài điều khiển trí khôn ngoan và sức mạnh này. Tôi thấy trực tiếp rằng Chúa muốn chúng ta trở nên giống như Ngài, và Ngài cho chúng ta những đặc tính giống như Chúa, như óc tưởng tượng và sáng tạo, ý chí tự do, trí thông minh, và nhất là khả năng yêu thương...” (trang 61). “Tôi cảm nhận tình yêu của Chúa vô điều kiện, vượt trên mọi tình yêu trần thế... Và tôi được ấp ủ trong cánh tay của ánh sáng vĩnh cửu này.” (trang 53).
4. Ðược biến đổi: bác sĩ Morse cho biết: “Tất cả mọi trường hợp đều được biến đổi sau khi đã gặp ánh sáng này... Họ trở nên đầy nhiệt lực và dễ thương hơn, đôi khi họ được sức cảm thụ lạ về những lãnh vực tâm linh trước kia không hề biết” (trang 6). Một số người biết trước truyện sẽ xảy ra trong tương lai hay ở xa “Họ ít sợ hoặc không sợ chết nữa, vì họ biết có một cuộc sống mới. Một số người tự nhiên thông minh hơn ra nhiều... biết nhiều nguyên lí toán học ngay cả về nguyên tử... thuyết tương đối của Einstein. .. phát triển nhiều khả năng tâm linh...” (trang 9-10).
Tất cả những cái thấy trên đây đều được bác sĩ Melvin Morse chứng nghiệm là có thật, chứ không phải do phản ứng của thuốc hay cơ thể lúc chết do ảo giác vì thiếu dưỡng khí hay vì những thần kinh óc bị hủy hoại. (xem Ðược Ánh Sáng Biến Ðổi trang 194). “Cảm nghiệm ánh sáng không thể tự tạo ra được, mà chỉ có thể có được ở điểm chết hoặc nơi những thị kiến tâm linh rất đặc biệt... Sự thay đổi mạnh nhất và kéo dài lâu nhất được thấy nơi những người đã trông thấy ánh sáng này.” (trang 197).
II. HÀN MẶC TỬ ÐÃ CHẾT MẤY LẦN VÀ ÐÃ THẤY GÌ?
Trong thơ Hàn Mặc Tử, có nhiều ý tưởng và hình ảnh kì lạ khó hiểu. Một vài người vội nghĩ ngay đó chỉ là những tưởng tượng hay bám víu vào niềm tin cho khuây khỏa cơn bệnh, hay chỉ là những kiểu chơi chữ cho bay bướm cao siêu. Nhưng qua những khảo cứu và những khám phá khoa học trên thì chắn chắn ai cũng phải nhận rằng những ý tưởng và hình ảnh này đúng là của một người đã chết, đã thấy nhiều điều huyền bí từ “cõi chết” (phải nói là cõi sống thật mới đúng), rồi sống lại trở về kể lại như một lời chứng.
Sự kiện đầu tiên được Nguyễn Bá Tín trong “Hàn Mặc Tử Anh Tôi” thuật lại. Hồi nhỏ Hàn Mặc Tử rất ham chơi. Hết thích bắn ná cao su thì sang bắn súng, rồi quần Anh và tắm biển, nhất là thời gian gia đình ở Qui Nhơn. “Có lần cả hai anh em xuýt chết vì lội ra quá xa bờ, khi vào bị gió nồm quá mạnh, anh Trí đuối sức gần ngất đi, phải nằm ngửa cho gió đẩy vào bờ. Trông anh sợ hãi khác thường, thần sắc ngơ ngác, như không còn trông thấy gì nữa. Anh thều thào: “Ở Huế, bơi qua cầu Bạch Hổ bị rong vấn chân kéo chìm không lội đuợc, mà sao ít sợ hơn bữa ni.” Rồi anh lẩm bẩm nghe như: Ðức Mẹ... Ðức Mẹ... Tôi tưởng anh cầu nguyện. Trông anh khác lạ đi, tôi càng hoảng sợ: anh không còn giống anh nữa, với đôi mắt lạc thần. Từ đó, anh không tắm biển nữa, sợ nước, ít hoạt động, nói năng nhỏ nhẹ như sợ ai nghe. Thường ngồi khoanh tay nghe hơn là nói, thân thể gầy sút đi. Nhiều lúc như xuất thần, anh không hay biết gì chung quanh, nhất là lúc anh ngâm thơ, giọng như run run đau đớn.”(trang 20-21).
Thật lạ lùng, các diễn tiến trong thơ Hàn Mặc Tử cũng giống hệt như 4 điểm chính trong khảo sát của bác sĩ Melvin Morse:
1. ÐÃ THOÁT HỒN NGOÀI XÁC
Hàn Mặc Tử đã thấy gì hôm đó? Trong “Ánh Sáng Biến Ðổi” bác sĩ Morse thuật lại một truyện xảy ra của Jim cũng suýt chết đuối ở bờ biển California y như trường hợp Hàn Mặc Tử, mà ông gọi là “fear death” (chết vì quá sợ ):
Ánh sáng trong trường hợp Hàn Mặc Tử ở bờ biển Qui Nhơn được biểu hiện là chính Ðức Maria, mà sau này được ghi lại trong bài Thánh Nữ Ðồng Trinh Maria:
Chính Nguyễn Bá Tín cũng xác nhận điều này: “Anh xúc động đến rơi lệ và thì thầm cảm tạ được ơn cứu thoát trong tai nạn đó.” (Hàn Mặc Tử Anh Tôi, trang 82).
Và ít nhất ba chỗ trong cuốn “Hàn Mặc Tử,” Ông Trần Thanh Mại có nhắc tới việc Hàn Mặc Tử chết đi sống lại trong thời gian bệnh đã nặng: đôi ba lần (trang 55, 80) rồi bốn năm lần (trang 136).
Chính Hàn Mặc Tử đã ghi lại:
Trong Kinh Thánh, Thánh Phaolô có lần kể lại chuyện về chính mình bị ném đá chết ngất đi tại Lystra: “Tôi sắp kể về các cuộc thị kiến và khải minh Chúa ban cho tôi. Tôi biết có một người trong Ðức Kitô, cách đây mười bốn năm (hồn còn ở trong xác hay đã ra ngoài xác tôi không biết, có Thiên Chúa biết) được bốc lên tầng trời thứ ba; và tôi biết người đó (hồn còn ở trong xác hay đã ra khỏi xác tôi không biết, có Thiên Chúa biết) đã được bốc lên Thiên Ðàng và được nghe thấy những tiếng nói mà người thường không có thể cũng không được phép phát ra. Ðó là người tôi muốn khoe chứ tôi đây thì khoe làm gì, vì chỉ thấy những điểm kém hèn. Giả tỉ tôi nhất định khoe thì cũng chớ ai cười tôi là khùng, vì tôi nói đúng sự thực; nhưng tôi sẽ không nói nữa, vì những vụ thị kiến kia quả là vĩ đại khác thường, tôi sợ vì đó mà có người đánh giá tôi cao hơn những tư cách họ mắt thấy tai nghe ở nơi tôi.”(2Co 12:1-6).
2. HỒN BAY VÙN VỤT
Nhất là trong “Hồn Lìa Khỏi Xác”, Hàn Mặc Tử đã diễn lại y như bác sĩ Melvin Morse đã khảo sát trong giai đoạn sau khi chết bị hút vào ống tối dài, mà Betty Eadie tả là thung lũng bóng tối sự chết:
3. TẮM GỘI Ở TRONG NGUỒN ÁNH SÁNG
Thấy ánh sáng muôn năm là yếu tố then chốt trong thiên tài nghệ sĩ sáng tác của Hàn Mặc Tử. Ông thấy và diễn tả lại một cách trung thực. Không phải như một luận đề, suy diễn, hay kết luận của hệ thống giáo lí nào cả, mà là một thực chứng.
Nhiều khi ông điên cả lên vì cảm thấy như vậy mà không làm sao dùng ngôn ngữ loài người mà diễn đạt nổi. Cái điên trong tập “Thơ Ðiên” không nhất thiết vì quá đau đớn, mà vì cái xốn xang như trong “Kêu Gọi”:
“Ý còn ở trong lòng thì rạo rực xốn xang, khi phô phang lên giấy thì tê dại, ngất ngư, như không có chút gì là rung động nữa... Lòng ta hừng hực mỗi khi nắng hanh lên. Ấy là dấu hiệu mùa thơ đã chín. Gặt hái cho mau, kẻo ngọn thơ càng cao, người thơ càng điên dại...” (Chơi giữa mùa Trăng, trang 27-28).
Nguồn ánh sáng mà Hàn Mặc Tử thấy là một ngôi vị Thiên Chúa tình yêu, chứ không phải là một lực vũ trụ vô vi, vô vị nhạt nhẽo. Là chính Chúa Giêsu trong cảm nghiệm của thánh Phaolô trên đường Ða-mát: “Ðương khi còn đi đường, khúc đó đã gần tới Ða-mát ngay trước cổng mở vào thành, chợt ông trông thấy có ánh sáng từ trời bủa xuống bao kín chung quanh ông. Ông ngã xuống đất, và nghe thấy có tiếng bảo rằng: Sau-lô, Sau-lô, sao nhà ngươi bách hại ta hoài? Ông hỏi: Ngài là ai? Tiếng nói trả lời: Ta là Giêsu...” (TÐCV 9:3-5).
Cảm thông và kết hợp với Thiên Chúa là một tương giao rung động con tim chứ không phải như kiểu tượng muối trở về hòa tan trong biển cả là cội nguồn mình. Ðó là một tương giao thân tình kiểu “I - Thou” trong tâm tình của Buber.
Và như Betty Eadie, Hàn Mặc Tử thấy hồn sung sướng được ấp ủ trong Tình Yêu:
Và trong bài “Ngoài Vũ Trụ,” hồn thơ còn thấy rõ hơn:
4. ÐƯỢC BIẾN ÐỔI:
QUI TỤ THÂU VỀ TRONG MỘT MỐI
Nhiều người trong cuộc khảo cứu của bác sĩ Melvin Morse, sau khi chết đi sống lại, đã trở nên khác lạ với những khả năng cảm thụ đặc biệt. Trường hợp Olaf trong “Ðược Ánh Sáng Biến Ðổi” thì thấy: “đang trôi trong vũ trụ vô bờ bến... Vũ trụ như những bọt xa bông đang qui về trọng tâm theo một hình thái phức tạp, nhưng tôi hiểu được trọn vẹn, thấy được mọi sự đều có nghĩa... cảm thụ được toàn thể vũ trụ...” (trang 12-13). Hàn Mặc Tử cũng đã được khả năng lạ lùng này, là thấy mọi trắng đen đỏ vàng, buồn vui, trầm bổng cuộc đời không phải là những mảnh vỡ vô nghĩa hay những cù lao trôi nổi phi lí, mà đều qui tụ thâu về trong một mối, mang trọn ý nghĩa trong một chương trình mầu nhiệm như lới Kinh Thánh:
“Chúng ta biết rằng mọi sự đều đi liền với nhau sinh ích cho những ai được Chúa yêu thương, tức là những người được Chúa kêu gọi theo chương trình của Ngườ.i” (Roma 8:28).
Cái thấy này cũng đang phù hợp với những khám phá mới nhất về khoa học vật lý. Từ nhãn quan vật lý cá biệt “những cù lao” của Newton đến thuyết tương đối của Albert Einstein, và bây giờ là “quantum physics,” dịch thoát là “vật lý vũ trụ nhất thể,” mọi sự xuất phát và “qui tụ thâu về trong một mối,” đều liên hệ tới nhau vì chia sẻ cùng một lực sống.
Hàn Mặc Tử đã tả lại cái thấy này trong bài Siêu Thoát:
SỨC ÐIỆP CÔNG GIÁO
Tất cả những cái thấy trên đúng là như vẽ ra cảnh thiên đàng trong hình ảnh Kinh Thánh qua các thị kiến của các tiên tri và Khải Huyền, thật lạ lùng vượt qua sức hiểu biết con người, nhưng có thực, giống như cái thấy của thánh Gioan:
“Tôi thấy một trời mới và một đất mới, cảnh trời thứ nhất và đất thứ nhất đã biến dạng, cả biển cũng không thấy đâu. Tôi thấy thành thánh, thành Giêrusalem mới, từ Thiên Chúa trên trời hạ xuống, xinh đẹp như một tân nương trang điểm chờ chồng. Rồi tôi nghe có tiếng lớn phán ra từ bảo tòa: Ngươi có thấy đô thị này chăng? Tại đây Thiên Chúa sống giữa loài người. Người sẽ đặt trú sở của Người giữa chúng; và chúng sẽ lã thần dân của Người, và chính Người sẽ là Thiên Chúa của họ, đúng như mấy chữ Thiên-Chúa-ở-cùng-họ. Người sẽ lau mắt họ cho ráo lệ sầu, sẽ không còn chết chóc, không còn tang chế hay là buồn rầu nữa. Thế giới cũ đã qua.” (Khải Huyền 21:1-4).
Với cái thấy đã một lần cảm nghiệm, Hàn Mặc Tử đã diễn ra thành những vần thơ tuyệt tác có một không hai trong nền văn học Việt Nam, và của nền tu đức Công giáo. Ông nhìn cuộc sống và mọi sự, ngay cả con người cùi của mình, với một nhãn quan mới chan hòa ánh sáng chứ không u ám vật vã như trước nữa.
Ông Thái Văn Kiểm trong bài nói chuyện tại giáo xứ Paris dịp giỗ 50 năm Thi Hào Hàn Mặc Tử ngày 11.11.1990 đã có những nhận xét: “Nhà thơ của chúng ta bẩm thụ được cái thiên tư cao quí là nhìn thấy được cái hư ảo, cảm được cái vô lượng và nghe được sự yên lặng của vô thủy vô chung.” “Nơi đây vang dội những lời cầu nguyện, những hương lạ mê ly, những âm thanh kỳ diệu, tất cả chìm ngập trong bể hào quang và trong tinh hoa của thi vị.” Vì “theo Hàn Mặc Tử, thi ca là một sáng tạo thuần túy của Thượng Ðế, và để báo đáp công ơn đó, thi sĩ phải là kẻ xướng thánh ca, cảm thông với thượng Ðế, ca ngợi chân thành sự nghiệp thiêng liêng và vinh quang bất diệt của Người. Thi sĩ là gạch nối, là trung gian ưu tú giữa Hóa Công và nhân loại.” Ðức Tin tuyệt đối nơi Thượng Ðế đã giúp Hàn Mặc Tử trải qua những thống khổ nơi trần gian, đồng thời hoàn bị thi ca của chàng đến mức độ cao siêu và thành tựu.”
Hàn Mặc Tử đã làm chứng đức tin bằng thơ văn về những gì huyền bí đã thấy bằng thực chứng qua những lần chết đi sống lại. Ðọc thơ Hàn Mặc Tử, thì một người ngoài Công Giáo cũng nhận ra có linh hồn, có thung lũng “ngục tổ tông,” bóng tối sự chết, có phán xét, có thiên đàng, có hỏa ngục, có buồn có vui, mọi sự sẽ “qui tụ thâu về trong một mối,” và nhất là có Chúa là nguồn Ánh Sáng Tình Yêu.
Có nhiều người Công Giáo viết văn, làm thơ, nhưng chỉ khi nào chuyển được sứ điệp Chúa Kitô, của Thập Giá và Phục Sinh, thì mới có được những nhà văn, nhà thơ Công Giáo như Hàn Mặc Tử. Ðúng như lời Hoài Thanh đã nhận xét trong Thi Nhân Việt Nam:
“Thơ Hàn Mặc Tử ra đời, điều ấy chứng rằng đạo Thiên Chúa ở xứ này đã tạo ra một cái không khí có thể kết tinh lại thành thơ. Tôi tin rằng chỉ những tình cảm có thể diễn ra thơ mới thiệt là những tình cảm đã thấm tận đáy hồn đoàn thể.” (trang 212).
(tiếp lần tới, bài 3: Phượng Trì trong trường ca Hàn Mặc Tử)
e-mail: andytuong@cox.net
Lm. Trần Cao Tường
NHỮNG HUYỀN BÍ BÊN KIA CÕI CHẾT
QUA HIỆN TƯỢNG HÀN MẶC TỬ
Cả ngàn trường hợp những người đã được các bác sĩ chứng nhận là đã chết thực sự rồi vì một lí do huyền bí nào đó bổng dưng sống lại, đã được bác sĩ Raymond Moody thu góp trong cuốn “Ðời Sau” (Life After Life) xuất hiện năm 1975. Tôi đã tìm đọc trước hết vì tò mò muốn biết những điều bí ẩn về hiện tượng này. Nhưng trong lòng thì vẫn hồ nghi, không biết những kết luận của bác sĩ Moody có thực không, hay cũng chỉ do phản ứng thuốc và cơ thể lúc hấp hối, vì óc cũng như các tế bào đang chết mà nảy sinh ảo giác và những hình ảnh như kiểu “nảy đom đóm mắt” vậy.
Nhưng rồi cái tò mò này dẫn tôi đi xa hơn. Về những thay đổi kì lạ và bất ngờ nơi những người như thế, mà cụ thể là Hàn Mặc Tử.
Hàn Mặc Tử là một nhà thơ thiên tài và thần bí. Thơ của ông chất chứa những ý tưởng và hình ảnh lạ lùng vượt qua ngôn ngữ loài người. Bí ẩn gì đàng sau hiện tượng này? Những vần thơ tuyệt tác của ông do tài năng riêng hay do một nguồn huyền bí nào khác? Ðời sống của ông đã từ những vật vã cô đơn cùng độ đến những cảm nghiệm hút hồn đầy hoan lạc. Ðiều gì lạ vậy?
I. ÐƯỢC ÁNH SÁNG BIẾN ÐỔI
(Transformed by the Light)
Ðó là tựa đề cuốn sách do cuộc nghiên cứu nhiều năm bằng phương pháp khoa học của bác sĩ Melvin Morse về hiện tượng những người chết sống lại Villard Books, 1992), sau sự thành công của chương trình nghiên cứu khác tại Seattle trong cuốn Gần Ánh Sáng Hơn (Closer to The Light, Ivy Books 1990). Thực ra thì bác sĩ Raymond Moody đã thu góp, phân tìch và đưa tới những kết luận chung về những trường hợp trên từ lâu, nhưng chưa mang tính cách khoa học như của bác sĩ Melvin Morse xác nhận trong cuốn “Ðược Ánh Sáng Biến Ðổi”: “Tôi muốn chứng minh một cách khoa học những điều mà những người nghiên cứu khác chỉ phỏng đoán, xem những người chết sống lại được thay đổi như thế nào...” (trang 29)
Ðã chết thật khác với tình trạng hôn mê bất tỉnh. Tôi đã có dịp nói chuyện với một người quen, đã bị hôn mê cả tháng trời sau khi mổ, thì không thấy có hiện tượng như trường hợp chết đi sống lại, mà chỉ có những cơn mơ dài. Vì tình trạng hôn mê vẫn chưa phải là chết thật.
Những gì xẩy ra trong thời gian một người đã thực sự chết rồi sống lại? Có người chết 5 phút, có người chết nửa giờ. Cả mấy trăm trường hợp như vậy được khảo sát bằng phương pháp khoa học đàng hoàng.
Tất cả mọi trường hợp trên đều có 4 điểm chính:
1. Hồn ra khỏi xác: bay lơ lửng trên không nhìn xuống xác của mình, thấy rõ mọi người và mọi sự đang xẩy ra trong khung cảnh mình vừa tắt thở. Thấy các y tá và bác sĩ chạy hối hả. Thấy những người thân yêu đang khóc...
2. Ống tối dài: sau đó hồn như bị hút vào một cái ống dài thật tố đen với một tốc độ nhanh kinh khủng. Betty Eadie kể lại kinh nghiệm của chính mình trong cuốn “Ðược Ánh Sáng Ấp Ủ” (Embraced by The Light, Gold Leaf Press 1992): Ðây đúng là thung lũng bóng tối sự chết” (trang 39) như Kinh Thánh đã từng nói tới.
3. Nguồn sáng: bỗng thấy một nguồn sáng xuất hiện đầy yêu thương và an bình. Ánh sáng này thật sáng nhưng không chói mắt. Có người cảm nghiệm thấy Chúa, có người thấy Ðức Maria.... “thấy tắm trong ánh sáng và thấy một bà mầu nhiệm mặc áo trắng đến cầm tay nâng đỡ tôi.” (trang 191). Lúc đó hồn được soi sáng nhìn lại và thấy tất cả cuộc đời của mình hiện lên trong một nháy mắt. Giáo lý vẫn gọi là phán xét. “Tôi thấy tôi là chính những người tôi xúc phạm, và cũng là chính những người tôi giúp đỡ.” Lời thuật này làm chứng lời Chúa trong Phúc Aạm Thánh Gioan: Chúa không sai Con của Ngài xuống để luận phạt thế gian mà là để cứu rỗi; ai đi trong bóng tối thì đã tự luận phạt rồi.
Rồi hồn sung sướng sửa soạn bước vào vùng ánh sáng thì lại nghe rõ lệnh: chưa phải lúc, hãy trở về. Thế là sống lại. Tất cả đều không thích trở lại như vậy. Cũng có một số trường hợp, thay vì gặp vùng ánh sáng yêu thương, thì lại gặp vùng đen tối hiện hình như quỉ sứ trong biển lửa thật sợ hãi, như bác sĩ Raymond Moody thuật lại trong “AÔnh Sáng Muôn Năm.” (Light Beyond, Bantam Books 1989, trang 26-27).
Betty Eadie tả kỹ về cảm nghiệm nguồn ánh sáng: “Bây giờ thì tôi biết có Chúa thật. Không còn chỉ tin vào một lực vũ trụ, mà tin vào một Ðấng đàng sau sức mạnh đó. Tôi thấy Ðấng đầy yêu thương đã dựng nên vũ trụ và đặt mọi khôn ngoan vào đó. Tôi thấy Ngài điều khiển trí khôn ngoan và sức mạnh này. Tôi thấy trực tiếp rằng Chúa muốn chúng ta trở nên giống như Ngài, và Ngài cho chúng ta những đặc tính giống như Chúa, như óc tưởng tượng và sáng tạo, ý chí tự do, trí thông minh, và nhất là khả năng yêu thương...” (trang 61). “Tôi cảm nhận tình yêu của Chúa vô điều kiện, vượt trên mọi tình yêu trần thế... Và tôi được ấp ủ trong cánh tay của ánh sáng vĩnh cửu này.” (trang 53).
4. Ðược biến đổi: bác sĩ Morse cho biết: “Tất cả mọi trường hợp đều được biến đổi sau khi đã gặp ánh sáng này... Họ trở nên đầy nhiệt lực và dễ thương hơn, đôi khi họ được sức cảm thụ lạ về những lãnh vực tâm linh trước kia không hề biết” (trang 6). Một số người biết trước truyện sẽ xảy ra trong tương lai hay ở xa “Họ ít sợ hoặc không sợ chết nữa, vì họ biết có một cuộc sống mới. Một số người tự nhiên thông minh hơn ra nhiều... biết nhiều nguyên lí toán học ngay cả về nguyên tử... thuyết tương đối của Einstein. .. phát triển nhiều khả năng tâm linh...” (trang 9-10).
Tất cả những cái thấy trên đây đều được bác sĩ Melvin Morse chứng nghiệm là có thật, chứ không phải do phản ứng của thuốc hay cơ thể lúc chết do ảo giác vì thiếu dưỡng khí hay vì những thần kinh óc bị hủy hoại. (xem Ðược Ánh Sáng Biến Ðổi trang 194). “Cảm nghiệm ánh sáng không thể tự tạo ra được, mà chỉ có thể có được ở điểm chết hoặc nơi những thị kiến tâm linh rất đặc biệt... Sự thay đổi mạnh nhất và kéo dài lâu nhất được thấy nơi những người đã trông thấy ánh sáng này.” (trang 197).
II. HÀN MẶC TỬ ÐÃ CHẾT MẤY LẦN VÀ ÐÃ THẤY GÌ?
Trong thơ Hàn Mặc Tử, có nhiều ý tưởng và hình ảnh kì lạ khó hiểu. Một vài người vội nghĩ ngay đó chỉ là những tưởng tượng hay bám víu vào niềm tin cho khuây khỏa cơn bệnh, hay chỉ là những kiểu chơi chữ cho bay bướm cao siêu. Nhưng qua những khảo cứu và những khám phá khoa học trên thì chắn chắn ai cũng phải nhận rằng những ý tưởng và hình ảnh này đúng là của một người đã chết, đã thấy nhiều điều huyền bí từ “cõi chết” (phải nói là cõi sống thật mới đúng), rồi sống lại trở về kể lại như một lời chứng.
Sự kiện đầu tiên được Nguyễn Bá Tín trong “Hàn Mặc Tử Anh Tôi” thuật lại. Hồi nhỏ Hàn Mặc Tử rất ham chơi. Hết thích bắn ná cao su thì sang bắn súng, rồi quần Anh và tắm biển, nhất là thời gian gia đình ở Qui Nhơn. “Có lần cả hai anh em xuýt chết vì lội ra quá xa bờ, khi vào bị gió nồm quá mạnh, anh Trí đuối sức gần ngất đi, phải nằm ngửa cho gió đẩy vào bờ. Trông anh sợ hãi khác thường, thần sắc ngơ ngác, như không còn trông thấy gì nữa. Anh thều thào: “Ở Huế, bơi qua cầu Bạch Hổ bị rong vấn chân kéo chìm không lội đuợc, mà sao ít sợ hơn bữa ni.” Rồi anh lẩm bẩm nghe như: Ðức Mẹ... Ðức Mẹ... Tôi tưởng anh cầu nguyện. Trông anh khác lạ đi, tôi càng hoảng sợ: anh không còn giống anh nữa, với đôi mắt lạc thần. Từ đó, anh không tắm biển nữa, sợ nước, ít hoạt động, nói năng nhỏ nhẹ như sợ ai nghe. Thường ngồi khoanh tay nghe hơn là nói, thân thể gầy sút đi. Nhiều lúc như xuất thần, anh không hay biết gì chung quanh, nhất là lúc anh ngâm thơ, giọng như run run đau đớn.”(trang 20-21).
Thật lạ lùng, các diễn tiến trong thơ Hàn Mặc Tử cũng giống hệt như 4 điểm chính trong khảo sát của bác sĩ Melvin Morse:
1. ÐÃ THOÁT HỒN NGOÀI XÁC
Hàn Mặc Tử đã thấy gì hôm đó? Trong “Ánh Sáng Biến Ðổi” bác sĩ Morse thuật lại một truyện xảy ra của Jim cũng suýt chết đuối ở bờ biển California y như trường hợp Hàn Mặc Tử, mà ông gọi là “fear death” (chết vì quá sợ ):
“Khi thấy càng bị đẩy xa bờ hơn, tôi quá sợ hãi, và càng đạp mạnh hơn. Bỗng tôi thấy mình bay lên trên không khí nhìn xuống tôi đang bơi, giống như có hai cặp mắt cùng nối vào một óc... Rồi tôi được tràn ngập bởi một nguồn sáng, như mây bao phủ quanh tôi. Tôi thấy thích thú... Bỗng tôi trở lại thân xác tôi. Tôi nghĩ rằng tất cả cảm nghiệm này kéo dài khoảng một phút.” (161-162)
Ánh sáng trong trường hợp Hàn Mặc Tử ở bờ biển Qui Nhơn được biểu hiện là chính Ðức Maria, mà sau này được ghi lại trong bài Thánh Nữ Ðồng Trinh Maria:
Maria, linh hồn tôi ớn lạnh
Run như run thần tử thấy long nhan
Run như run hơi thở chạm tơ vàng
Nhưng lòng vẫn thấm nhuần ơn trìu mến.
Chính Nguyễn Bá Tín cũng xác nhận điều này: “Anh xúc động đến rơi lệ và thì thầm cảm tạ được ơn cứu thoát trong tai nạn đó.” (Hàn Mặc Tử Anh Tôi, trang 82).
Lạy Bà là Ðấng tinh truyền thanh vẹn
Giàu nhân đức giàu muôn hộc từ bi
Cho tôi dâng lời cảm tạ phò nguy
Cơn lâm lụy vừa trải qua dưới thế.
Và ít nhất ba chỗ trong cuốn “Hàn Mặc Tử,” Ông Trần Thanh Mại có nhắc tới việc Hàn Mặc Tử chết đi sống lại trong thời gian bệnh đã nặng: đôi ba lần (trang 55, 80) rồi bốn năm lần (trang 136).
Chính Hàn Mặc Tử đã ghi lại:
Toan ngất đi trong cơn mê khoái lạc
Mẹ dấu yêu liền vội đền tay nâng.
...
Anh đã thoát hồn anh ngoài xác thịt
Ðể chập chờn trong ánh sáng mông lung.
(Sáng láng)
Trong Kinh Thánh, Thánh Phaolô có lần kể lại chuyện về chính mình bị ném đá chết ngất đi tại Lystra: “Tôi sắp kể về các cuộc thị kiến và khải minh Chúa ban cho tôi. Tôi biết có một người trong Ðức Kitô, cách đây mười bốn năm (hồn còn ở trong xác hay đã ra ngoài xác tôi không biết, có Thiên Chúa biết) được bốc lên tầng trời thứ ba; và tôi biết người đó (hồn còn ở trong xác hay đã ra khỏi xác tôi không biết, có Thiên Chúa biết) đã được bốc lên Thiên Ðàng và được nghe thấy những tiếng nói mà người thường không có thể cũng không được phép phát ra. Ðó là người tôi muốn khoe chứ tôi đây thì khoe làm gì, vì chỉ thấy những điểm kém hèn. Giả tỉ tôi nhất định khoe thì cũng chớ ai cười tôi là khùng, vì tôi nói đúng sự thực; nhưng tôi sẽ không nói nữa, vì những vụ thị kiến kia quả là vĩ đại khác thường, tôi sợ vì đó mà có người đánh giá tôi cao hơn những tư cách họ mắt thấy tai nghe ở nơi tôi.”(2Co 12:1-6).
2. HỒN BAY VÙN VỤT
Nhất là trong “Hồn Lìa Khỏi Xác”, Hàn Mặc Tử đã diễn lại y như bác sĩ Melvin Morse đã khảo sát trong giai đoạn sau khi chết bị hút vào ống tối dài, mà Betty Eadie tả là thung lũng bóng tối sự chết:
Há miệng cho hồn văng lên muôn trượng
Chơi vơi trong khí hậu chín tầng mây
Ánh sáng lạ sẽ tan vào hư lãng
Trời linh thiêng cao cả gợi nồng say.
Vì không giới nơi trầm hương vắng lặng
Nên hồn bay vùn vụt tới trăng sao
Sóng gió nổi rùng rùng như địa chấn
Và muôn vàn thần phách ngả lao đao...
Rồi hồn ngắm tử thi hồn tan rã
Bốc thành âm khí loãng nguyệt cầu xa
Hồn mất xác hồn sẽ cười nghiêng ngả
Và kêu rêu thảm thiết khắp bao la...
Ðêm nay ta khạc hồn ra khỏi miệng
Ðể cho hồn bớt nỗi bi thương
Nhưng khốn nỗi xác ta đành câm tiếng
Hồn đi rồi không nhập xác thê lương.
3. TẮM GỘI Ở TRONG NGUỒN ÁNH SÁNG
Thấy ánh sáng muôn năm là yếu tố then chốt trong thiên tài nghệ sĩ sáng tác của Hàn Mặc Tử. Ông thấy và diễn tả lại một cách trung thực. Không phải như một luận đề, suy diễn, hay kết luận của hệ thống giáo lí nào cả, mà là một thực chứng.
Nhiều khi ông điên cả lên vì cảm thấy như vậy mà không làm sao dùng ngôn ngữ loài người mà diễn đạt nổi. Cái điên trong tập “Thơ Ðiên” không nhất thiết vì quá đau đớn, mà vì cái xốn xang như trong “Kêu Gọi”:
“Ý còn ở trong lòng thì rạo rực xốn xang, khi phô phang lên giấy thì tê dại, ngất ngư, như không có chút gì là rung động nữa... Lòng ta hừng hực mỗi khi nắng hanh lên. Ấy là dấu hiệu mùa thơ đã chín. Gặt hái cho mau, kẻo ngọn thơ càng cao, người thơ càng điên dại...” (Chơi giữa mùa Trăng, trang 27-28).
Nguồn ánh sáng mà Hàn Mặc Tử thấy là một ngôi vị Thiên Chúa tình yêu, chứ không phải là một lực vũ trụ vô vi, vô vị nhạt nhẽo. Là chính Chúa Giêsu trong cảm nghiệm của thánh Phaolô trên đường Ða-mát: “Ðương khi còn đi đường, khúc đó đã gần tới Ða-mát ngay trước cổng mở vào thành, chợt ông trông thấy có ánh sáng từ trời bủa xuống bao kín chung quanh ông. Ông ngã xuống đất, và nghe thấy có tiếng bảo rằng: Sau-lô, Sau-lô, sao nhà ngươi bách hại ta hoài? Ông hỏi: Ngài là ai? Tiếng nói trả lời: Ta là Giêsu...” (TÐCV 9:3-5).
Cảm thông và kết hợp với Thiên Chúa là một tương giao rung động con tim chứ không phải như kiểu tượng muối trở về hòa tan trong biển cả là cội nguồn mình. Ðó là một tương giao thân tình kiểu “I - Thou” trong tâm tình của Buber.
Và như Betty Eadie, Hàn Mặc Tử thấy hồn sung sướng được ấp ủ trong Tình Yêu:
Ai tới đó mà chẳng nao thần trí
Tòa châu báu kết bằng hương kì dị
Của Tình Yêu rung động lớp hào quang
....
A ha hả, say sưa chê chán đã
Ta là ta hay không phải là ta?
Cò gì đâu cả thể với cao xa
Như cội rễ của trăm ngàn đạo hạnh.
(Siêu Thoát)
Và trong bài “Ngoài Vũ Trụ,” hồn thơ còn thấy rõ hơn:
Sáng vô cùng, sáng láng cả mọi miền
Không u tối như cõi lòng ma quỉ
Vì có Ðấng Hằng Sống hằng ngự trị
Nhạc thiêng liêng dồn trổi khắp u linh.
....
Tình thơm tho như ngấn lệ còn nguyên
Ta ước ao đầu đội mũ triều thiên
Và tắm gội ở trong nguồn ánh sáng.
4. ÐƯỢC BIẾN ÐỔI:
QUI TỤ THÂU VỀ TRONG MỘT MỐI
Nhiều người trong cuộc khảo cứu của bác sĩ Melvin Morse, sau khi chết đi sống lại, đã trở nên khác lạ với những khả năng cảm thụ đặc biệt. Trường hợp Olaf trong “Ðược Ánh Sáng Biến Ðổi” thì thấy: “đang trôi trong vũ trụ vô bờ bến... Vũ trụ như những bọt xa bông đang qui về trọng tâm theo một hình thái phức tạp, nhưng tôi hiểu được trọn vẹn, thấy được mọi sự đều có nghĩa... cảm thụ được toàn thể vũ trụ...” (trang 12-13). Hàn Mặc Tử cũng đã được khả năng lạ lùng này, là thấy mọi trắng đen đỏ vàng, buồn vui, trầm bổng cuộc đời không phải là những mảnh vỡ vô nghĩa hay những cù lao trôi nổi phi lí, mà đều qui tụ thâu về trong một mối, mang trọn ý nghĩa trong một chương trình mầu nhiệm như lới Kinh Thánh:
“Chúng ta biết rằng mọi sự đều đi liền với nhau sinh ích cho những ai được Chúa yêu thương, tức là những người được Chúa kêu gọi theo chương trình của Ngườ.i” (Roma 8:28).
Cái thấy này cũng đang phù hợp với những khám phá mới nhất về khoa học vật lý. Từ nhãn quan vật lý cá biệt “những cù lao” của Newton đến thuyết tương đối của Albert Einstein, và bây giờ là “quantum physics,” dịch thoát là “vật lý vũ trụ nhất thể,” mọi sự xuất phát và “qui tụ thâu về trong một mối,” đều liên hệ tới nhau vì chia sẻ cùng một lực sống.
Hàn Mặc Tử đã tả lại cái thấy này trong bài Siêu Thoát:
Những cù lao trôi nổi xứ mênh mang
Sẽ qui tụ thâu về trong một mối.
Và tư tưởng không bao giờ chắp nối
Là vì sao? Vì sợ kém thiêng liêng
Trí vô cùng lan nghĩ rộng vô biên
Cắt nghĩa hết những anh hoa huyền bí
Trời bát ngát không cần phô triết lí
Thơ láng lai chấp chóa những hàng châu
Ta hiểu chi trong áng gió nhiệm mầu?
Những hạt lệ của trích tiên đầy đọa.
SỨC ÐIỆP CÔNG GIÁO
Tất cả những cái thấy trên đúng là như vẽ ra cảnh thiên đàng trong hình ảnh Kinh Thánh qua các thị kiến của các tiên tri và Khải Huyền, thật lạ lùng vượt qua sức hiểu biết con người, nhưng có thực, giống như cái thấy của thánh Gioan:
“Tôi thấy một trời mới và một đất mới, cảnh trời thứ nhất và đất thứ nhất đã biến dạng, cả biển cũng không thấy đâu. Tôi thấy thành thánh, thành Giêrusalem mới, từ Thiên Chúa trên trời hạ xuống, xinh đẹp như một tân nương trang điểm chờ chồng. Rồi tôi nghe có tiếng lớn phán ra từ bảo tòa: Ngươi có thấy đô thị này chăng? Tại đây Thiên Chúa sống giữa loài người. Người sẽ đặt trú sở của Người giữa chúng; và chúng sẽ lã thần dân của Người, và chính Người sẽ là Thiên Chúa của họ, đúng như mấy chữ Thiên-Chúa-ở-cùng-họ. Người sẽ lau mắt họ cho ráo lệ sầu, sẽ không còn chết chóc, không còn tang chế hay là buồn rầu nữa. Thế giới cũ đã qua.” (Khải Huyền 21:1-4).
Với cái thấy đã một lần cảm nghiệm, Hàn Mặc Tử đã diễn ra thành những vần thơ tuyệt tác có một không hai trong nền văn học Việt Nam, và của nền tu đức Công giáo. Ông nhìn cuộc sống và mọi sự, ngay cả con người cùi của mình, với một nhãn quan mới chan hòa ánh sáng chứ không u ám vật vã như trước nữa.
Ông Thái Văn Kiểm trong bài nói chuyện tại giáo xứ Paris dịp giỗ 50 năm Thi Hào Hàn Mặc Tử ngày 11.11.1990 đã có những nhận xét: “Nhà thơ của chúng ta bẩm thụ được cái thiên tư cao quí là nhìn thấy được cái hư ảo, cảm được cái vô lượng và nghe được sự yên lặng của vô thủy vô chung.” “Nơi đây vang dội những lời cầu nguyện, những hương lạ mê ly, những âm thanh kỳ diệu, tất cả chìm ngập trong bể hào quang và trong tinh hoa của thi vị.” Vì “theo Hàn Mặc Tử, thi ca là một sáng tạo thuần túy của Thượng Ðế, và để báo đáp công ơn đó, thi sĩ phải là kẻ xướng thánh ca, cảm thông với thượng Ðế, ca ngợi chân thành sự nghiệp thiêng liêng và vinh quang bất diệt của Người. Thi sĩ là gạch nối, là trung gian ưu tú giữa Hóa Công và nhân loại.” Ðức Tin tuyệt đối nơi Thượng Ðế đã giúp Hàn Mặc Tử trải qua những thống khổ nơi trần gian, đồng thời hoàn bị thi ca của chàng đến mức độ cao siêu và thành tựu.”
Hàn Mặc Tử đã làm chứng đức tin bằng thơ văn về những gì huyền bí đã thấy bằng thực chứng qua những lần chết đi sống lại. Ðọc thơ Hàn Mặc Tử, thì một người ngoài Công Giáo cũng nhận ra có linh hồn, có thung lũng “ngục tổ tông,” bóng tối sự chết, có phán xét, có thiên đàng, có hỏa ngục, có buồn có vui, mọi sự sẽ “qui tụ thâu về trong một mối,” và nhất là có Chúa là nguồn Ánh Sáng Tình Yêu.
Có nhiều người Công Giáo viết văn, làm thơ, nhưng chỉ khi nào chuyển được sứ điệp Chúa Kitô, của Thập Giá và Phục Sinh, thì mới có được những nhà văn, nhà thơ Công Giáo như Hàn Mặc Tử. Ðúng như lời Hoài Thanh đã nhận xét trong Thi Nhân Việt Nam:
“Thơ Hàn Mặc Tử ra đời, điều ấy chứng rằng đạo Thiên Chúa ở xứ này đã tạo ra một cái không khí có thể kết tinh lại thành thơ. Tôi tin rằng chỉ những tình cảm có thể diễn ra thơ mới thiệt là những tình cảm đã thấm tận đáy hồn đoàn thể.” (trang 212).
(tiếp lần tới, bài 3: Phượng Trì trong trường ca Hàn Mặc Tử)
e-mail: andytuong@cox.net