ÐI TÌM ÐƯỜNG TU ÐỨC VIỆT
Văn minh Âu Mỹ bây giờ đang làm lóa mắt thiên hạ. Ðồng đô la “đỉnh cao trí tuệ” loài người, đang sáng rực trong túi ngay cả những Việt Kiều về nước. Cái gì Âu Mỹ xem ra cũng hơn mình! Thậm chí cả các thánh trong Giáo Hội Công Giáo!
Ðường Linh Thao của thánh I Nhã người Tây Ban Nha đã biến đổi bao tâm hồn. Ðường siêu nhiệm của thánh Gioan Thánh Giá và Thánh Têrêsa, dẫn nhiều người vào nếm mật ngọt của Ðấng Vô Hình là Người Tình có chân dung. Rồi cũng từ những đường tu đức này mà phát khởi ra phong trào Học Hội Ki-Tô (Cursillo) với đầy màu sắc và tính chất Tây Ban Nha. Ðơn sơ nhỏ bé như thánh Têrêsa Hài Ðồng người Pháp cũng để lại những cuốn sách như Một Tâm Hồn, tác động nhiều người bước theo! Thánh Phan- Sinh người Ý thì khỏi nói. Nào là trở thành lời kêu gọi hòa bình với kinh cầu hòa bình. Các tôn giáo lớn trên thế giới đã từng cùng với Ðức Thánh Cha tụ về Assisi để nhìn rõ những con bồ câu vẫn còn đậu trên tượng thánh nhân. Rồi đường hướng của ngài cũng đã gợi hứng cho nhân loại tìm về hòa đồng vũ trụ nhất thể như trong phim nổi tiếng “Anh Mặt Trời, Em Mặt Trăng”. Thậm chí cả thánh Mỹ Ðen Mặc Tín Porres cũng được dân ta khấn khứa rất ư là thiêng. Chưa kể thánh Antôn của xứ Bồ Ðào Nha và thánh Vinh Sơn cũng của Tây Ban Nha, là những “chuyên viên” làm phép lạ. Mất chìa khóa mà khấn với thánh Antôn là tìm thấy liền. Trời đang hạn hán mà khấn với thánh Vinh Sơn là có mưa. Làm ăn xập xệ mà khấn với thánh Mặc-Tín là có mòi khấm khá ra mặt.
Còn người mình chả có gì ra hồn. Thậm chí Các Thánh nước mình cũng được phong thánh đấy, nhưng có lẽ là những thánh “hạng nhì”, có vẻ “giổm” lắm, vì chả để lại sách vở gì cả, chả có tư tưởng đường hướng nào rõ rệt cả, có chăng là mấy miếng xương được chuyền tay như là bằng chứng ta cũng quen lớn! Hình như ít người khấn với thánh “Ta”, vì không thiêng bằng thánh “Tây”. Và vì thế cũng ít nghe về phép lạ lắm.
Người yếu bóng vía thì nghĩ quẩn rằng Giáo Hội phong thánh cho một loạt các đấng đông đảo tới 117 vị vào ngày 19.6.1988 là để an ủi dân mình. Cho đỡ tủi ấy mà. Vì dân mình ăn đòn nhiều quá. Dân khác đòn mình và mình tự đòn nhau chí chóe. Cũng lễ lạc cờ xí tưng bừng. Phim ảnh, kỷ yếu xôm tụ ra phết. Rồi sau đó mọi sự được cho vào góc nhà làm “kỹ nghệ đông lạnh.” Chắc các thánh nhà mình phải tủi lắm!
VIỆT NAM CÓ GÌ LẠ ÐÂU !
Sơn Nam trong cuốn “Người Việt có dân tộc tính không?” đã dí dỏm nói lên cái thái độ tự đắc của người Âu Mỹ: “nhiều nhà khảo cổ Tây Phương nghiên cứu kỹ lưỡng để xem người Việt có gì đặc sắc so với người Ai Cập, người Tàu, người Ấn Ðộ, căn cứ vào di tích, vào những gì mà ngày nay còn chụp ảnh được, đào xới được, đọc được... Dưới mắt người Tây Phương, rõ ràng người Việt Nam chẳng có gì đáng kể, về hình thức. Người Nhựt, người Tàu, người Ấn Ðộ, người thiểu số cao nguyên, bộ lạc ăn lông ở lỗ ngoài hải đảo Thái Bình Dương đáng chú ý hơn. Ở giải đất Ðông Dương thì quyền ưu tiên dành cho Ðế Thiên Ðế Thích, nghệ thuật Chiêm Thành, hoặc cánh đồng rải rác những cái chum bằng đá ở Lào. Việt Nam thuộc vào hàng thứ yếu...”( trang 9-10). “Trong việc sưu tầm văn hóa, người Pháp đã tặng cho người Việt vài lời khen an ủi: sọ người ở Hòa Bình, trống đồng Thanh Hóa, lăng tẩm Huế, tượng nhà sư Minh Hạnh. Trước khi rút lui, người Pháp phát giác thêm những di tích ở đồng bằng Hậu Giang về nước Phù Nam, tại thương cảng Óc Eo (núi Ba Thê, An Giang)” (trang 12)
Nguyễn Thùy và Trần Minh Xuân trong cuốn “Tinh Thần Việt Nam” còn nhận xét chua xót hơn: “Tất cả mọi công trình biên khảo về nguồn gồc dân tộc Việt Nam hầu như cố tình bỏ qua cái thắc mắc: tại sao dân tộc Việt Nam với một nền văn hóa bốn ngàn năm rực rỡ, anh hùng, lại không xây dựng được cho mình một ý thức hệ vững chãi, rõ ràng?” (trang 94).
Số mệnh của Việt Tộc vẫn có cái dáng dấp bi thảm trầm luân qua bao thế kỷ. Nhưng có điều lạ là cái sức sống đó dai dẳng kiên trì lắm. Nó có cái gì không ai hiểu nổi. Người Tàu đô hộ cả ngàn năm mà không đồng hóa nổi. Các cuộc bách hại khủng khiếp kéo dài cả ba trăm năm mà không tiêu diệt nổi cái “Gia Tô Tả Ðạo”. Những đọa đầy khốn khổ nhất không làm cho mất vẻ an nhiên. Như vậy chắc phải có cái gì lạ mà chưa ai khám phá ra.
VẪN ÐƯỢC NHƯ THƯỜNG !
Cuộc sống hằng ngày đôi khi thật nản. Ngày nào cũng bằng ấy công việc. Phải hối hả làm cho xong như một cái máy. Hình như xã hội này đang tạo sẵn một cái hộp nhốt tôi vào đó. Tầm mắt không vượt qua bốn bức tường vây hãm, và những đống thư từ do các văn phòng khác nhau cứ tiếp tục “oanh tạc” từng phút. Muốn thoát ra khỏi mà không ai cho phép! Và hậu quả là nhức đầu, chóng mặt, căng mạch máu, long thần kinh. Rồi thuốc Advil, Tylenol trở nên bạn thân giúp cho được thăng bằng. Quá một chút là lại phải gọi số cứu cấp 911. Và xe cứu thương hú còi hối hả. Chết cũng chết vội vã như những con người văn minh ở khu vực Manhattan New York đi kiếm tiền phải chạy nhanh cho kịp xe điện ngầm: mỗi người một cái cặp Samsonite, mỗi người một suy tính chộp giật cho lợi tức gia tăng. Không còn giờ ngó nhau. Không còn sức nhìn lên bầu trời cao vợi, vì hai bên đường những ngôi nhà “gãi trời” đã bưng mắt giống như hai tấm che mắt những con ngựa kéo xe thổ mộ trên đường Lê Văn Duyệt thuở nào. Phía trên thì khói các nhà máy dầy đặc đen sì ngột ngạt thay cho mây trời thênh thang.
Ôi văn minh con người thừa thắng xông lên trên đỉnh cao trí tuệ theo đà tiến hoá tất yếu của lịch sử! Phải cần triệu triệu năm khỉ đột tiến hóa thành người. Vậy mà bước vào ngàn năm thứ ba tiến bộ vượt bậc, con người thèm chảy cả nước miếng nhìn lên cành cây thấy chim trời ca hót líu lo thảnh thơi, trông xuống dòng sông thấy cá nước bơi lội tung tăng tươi tỉnh. Có cái gì bất ổn nơi văn minh loài người sao? Có cái gì bất bình thường sao? Trong tim mỗi người hình như đang cảm thấy một sự chao động mất thăng bằng thì phải?
Có lần nhân dịp đầu năm, tờ The Times-Picayune ở New Orleans bang Louisiana phiếm luận một đề tài thật buồn cười: có được xin nghỉ làm một ngày vì bệnh căng thẳng không? Vì thường chủ hãng chỉ bất dĩ phải đồng ý khi nhân viên gọi vào sở xin nghỉ vì đau bụng quá cỡ, vì cảm lạnh, có sự nhăn nhó hay cơn ho sù sụ làm chứng. Chứ bệnh căng thẳng thì có gì đo được đâu. Ấy vậy mà cái bệnh này đang thịnh hành mới chết.
Sống trong một xã hội mà cái gì xem ra cũng mất thăng bằng, mà có được sự bình thường thì thật là quí. Mấy người bạn lâu ngày gặp lại nhau liền hỏi bạn có khoẻ không? Và câu trả lời đắc ý nhất là : tôi vẫn bình thường, vẫn thăng bằng, vẫn bình an. Như vậy giữ được sự bình thường, thăng bằng, bình an, chẳng phải là một điều lạ đáng ao ước lắm sao!
Trái đất và vũ trụ đang “vẫn như thường” đấy. Nghĩa là đang giữ được thăng bằng, đang bình thường. Thử tưởng tượng một vài chuyện bất thường xảy ra: nếu trái đất quay chậm lại 10 lần, thì sức nóng sẽ tăng lên 10 lần. Nếu mặt trời gần lại mặt đất thì mọi cây cỏ sinh vật trên trái đất bị thiêu rụi liền. Và nếu nó dở chứng bò xa ra một tí thôi thì cũng đủ làm cho mọi người chết rét hết. Và nếu mặt trăng chỉ cần hứng bậy tiến gần vào trái đất khoảng 50 ngàn dặm, thì nước sẽ bị hút dâng lên ngập trái đất mỗi ngày hai lần.
Người Tây chỉ thích tìm cái mới lạ, nên bỏ quên cái lạ nhất là cái bình thường. Bạn đang có thể thở ra hít vào từng giây phút, từ bao nhiêu năm nay. Các cơ năng trong thân thể vẫn ngày đêm làm việc để bạn sống. Quan sát một cành lá, một bông hoa: một sức sống mầu nhiệm đang luân lưu trong vũ trụ. Tất cả chẳng phải là những phép lạ sao?
Vũ trụ có một nhịp sống. Ði vào nhịp sống này thì thăng bằng, vẫn như thường. Còn không thì “chạm điện”, “mát dây”.
TỪ MỘT KINH NGHIỆM ÐI TÌM
Sau nhiều ngày cảm thấy mất thăng bằng, ngày 1 tháng 5 năm 1990, tôi đã bắt đầu cuộc hành trình nửa tháng đi vào một trung tâm tịnh niệm trong sa mạc Arizona để hy vọng tìm lại thăng bằng của cuộc sống. Ngồi trên máy bay hãng Delta, trong lúc rỗi rãi, tôi đọc lại cuốn Hành Trình Về Phương Ðông, nguyên tác của Spalding, bản dịch của Nguyên Phong. Tình cờ một câu ngắn làm tôi giật mình: “các vị minh sư đâu có cư ngụ trong đền thờ lộng lẫy, họ đâu in danh thiếp với các chức tước, địa vị to lớn, trọng vọng. Họ đâu cần phải quảng cáo các quyền năng, đạo quả, hoặc in tên trên điện thoại niên giám... Phải chăng ông thất vọng vì các đạo sĩ ông đã gặp chưa từng có các kinh nghiệm tâm linh?”
Ðọc “Những Lá Thư Viết Từ Sa Mạc” của thầy tiểu đệ Carlo Carretto, ai mà chả mê cái kinh nghiệm tâm linh của thầy. Ðó là kinh nghiệm về cõi trống diệu vợi của sa mạc. Thầy kể chuyện chính thầy đã từng làm chủ tịch phong trào giới trẻ Công Giáo toàn nước Ý thời Ðức Giáo Hoàng Piô XII với biết bao sinh hoạt và chương trình tưởng có thể thay đổi bộ mặt thế giới. Nhưng trong thâm tâm thầy vẫn thấy có cái gì hụt hẫng, bất ổn. Sau nhiều ngày vật lộn với chính mình thì đùng một cái, thầy bị Chúa quật ngã. Chúa đã gọi thầy bõ cõi “đầy đặc” để đi tìm cõi trống nơi sa mạc.
Tìm vào cõi trống để chính lòng mình cũng rộng mở, xả trống mọi bụi bặm phù du mà hòa vào một thực tại lớn hơn, hòa vào một sức sống bao la hơn, hòa vào một nhịp sống của vũ trụ. Trong cõi trống bao la này, con người không cần phải suy về hay nghĩ về Ðấng Huyền Nhiệm nữa, mà như đang cảm thấy Người, chạm đến tay Người. Và như một mâu thuẫn không giải thích nổi, là trong cái tĩnh lặng và trống không hầu như tuyệt đối này, một cảm nghiệm toàn mãn đầy tròn bao phủ. Thật lạ.
Nhưng rồi sau nửa tháng “chờn vờn với Ðấng Vô Hình” trong sa mạc Arizona, tôi lại phải trở về cuộc sống bình thường. Liệu tôi có thể tìm lại những giây phút “hút hồn” như trong sa mạc, hay lại bị ném vào vòng xoáy giông bão để bị mất hút đi một cách tội nghiệp?
Ðứng đợi máy bay ở phi trường Tucson, trong lúc đang lẩn vẩn bởi ý nghĩ trên, tôi để ý quan sát một người đánh giầy. Ðó là một bà Mĩ trắng trung tuổi, rất vui vẻ tươi tỉnh với từng động tác đánh giầy. Vì thường tôi vẫn thấy những người đánh giầy ở phi trường New Orleans là những người “bất đắc dĩ” vì mặc cảm với cái nghề thấp kém trong bậc thang xã hội. Ngay cái kiểu khách hàng ngồi chễm chệ ở trên ghế cao mà phải đứng ở dưới cúi mình để lau chùi thì cũng đủ cảm thấy bất ổn, rồi sinh cau có, mặt mũi ủ dột như bánh bao chiều chứ làm sao tươi nổi!
Thấy thái độ và cử chỉ lạ thường của người đàn bà, tôi bèn “liều mạng” lên ghế ngồi cho bà ta đánh giầy, vì thực ra đôi giầy của tôi đã đầy bụi sau nửa tháng quần trong sa mạc, và tôi cũng có ý lợi dụng cơ hội để tìm hiểu về bà ta.
Mà đúng thật. Cái điệu quẹt xi và đánh bóng thật nhịp nhàng khoan thai như một khúc vũ. Chỉ sau mấy phút là tôi đã gạ chuyện liền. Ðược vặn “trúng đài”, bà ta thao thao kể về đời sống của bà, trước đây là một dân ăn chơi, thừa mứa tiền bạc của con nhà giầu, rồi cũng bị hút vào cái vòng xoáy của xã hội “văn minh”, rồi tối ngày sáng đêm phải thi hành cho đúng chỉ thị của cái đà xã hội ra lệnh cho hợp tiêu chuẩn, không thể cưỡng lại được. Riết rồi thấy cuộc sống mệt mỏi buồn nôn như một tên nô lệ “không người lái”! “Tình cờ một ngày kia tôi đã được một người bạn chỉ cho tôi con đường vào sa mạc Arizona này. Trong cõi trống bao la, tôi đã khám phá ra cách giải thoát chính mình. Tự nhiên tôi xả buông mọi thứ lỉnh kỉnh xưa nay vốn trói buộc tôi, để hòa vào một sức sống lớn hơn trong cõi trống huyền nhiệm bao la của sa mạc. Tôi thấy rõ tất cả chỉ có một sức sống, vũ trụ, cỏ cây, súc vật, con người. Mọi công việc lớn nhỏ, mọi động tác đều phát khởi và hướng về một nguồn sức sống mà thôi. Tôi đã khám phá ra tôi có thể biến cả cái nghề đánh giầy vốn hèn này thành một khúc luân vũ cuộc đời. Vũ trụ chỉ có một sức sống và một nhịp vũ. Xả trống cái tiểu ngã to vo mà hòa vào được điệu nhịp múa này thì thật tuyệt. Cuộc sống tôi bây giờ là một khúc vũ. Tất cả là một tác phẩm tuyệt vời. Tôi đang sáng tác mỗi giây phút đó, thấy chưa”.
LỐI SỐNG VIỆT NAM
Mỗi dân tộc đều có cái “máu” đặc sắc khác nhau. Người Ðức, người Nhật có máu ta đây, thích đè bẹp lân bang để tỏ ra chủng tộc mình trổi vượt. Ngay bây giờ mà nhóm Tân Quốc Xã vẫn khơi khơi đập đánh dân tị nạn ở Ðức, máu me tùm lum. Mặc dù cái máu đó giúp cho hai dân này tiến bộ về khoa học thực. Nhưng tiến bộ như vậy để làm gì? Thần Thủy Hoàng để lại Vạn Lí Trường Thành do biết bao nhân mạng để xây cất. Bao đền đài lăng tẩm đã là kết quả của biết bao xương máu.
Mỗi nền văn hóa có những quan niệm và tiêu chuẩn để đo giá trị khác nhau. Văn minh Hy Lạp thích đo bằng đầu óc triết lí. Văn minh Ai Cập chuộng sức mạnh tâm linh. Văn minh Âu Mỹ thích tìm tòi sự lạ, thích đề cao hiệu năng sản xuất, tôn thờ vật chất. Hết định nghĩa người là con vật biết suy tư đến người là con vật kinh tế. Chẳng biết đâu là văn minh, đâu là man rợ. Cứ thấy cái cảnh người Âu Mỹ giết bào thai đã có tay chân phèo phổi một cách ngon lành mà lại do luật pháp bảo vệ, đang khi ai trót dại động tới mấy con chó là bị hội bảo vệ súc vật lôi ra tòa liền. Người ta tự hỏi nền văn minh đang đưa con người tới đâu? Chỉ biết xã hội Âu Mỹ đang trả giá cho văn minh này: bác sĩ thần kinh không bao giờ thất nghiệp, thuốc nhức đầu bán chạy hơn tôm tươi. Con người mệt mỏi, rã rời, khắc khoải...
Suy nghiệm về thân phận Việt Nam, tôi vẫn thường tự hỏi nếu người mình có cái gì gọi là đặc sắc, thì cái đặc sắc đó chính lại cái không có gì, chẳng để lại gì đồ sộ nguy ngay. Cái đặc sắc chính là điều biết sống cái bình thường, chính là cái biết tìm an nhiên tự tại trong bất cứ hoàn cảnh nào. Người Việt vốn tin vào sự sung túc của cuộc đời, và dai dẳng bám vào sức sống đó, qua những bình lặng hằng ngày, qua những trầm bổng đắng cay ngọt bùi, mà khám phá ra cái lạ thường trong những tầm thường. Người Việt luôn biết dung hòa và hóa giải mọi đối nghịch để tìm ra nét hài hòa và thăng bằng để làm nên đạo sống an nhiên tự tại. Sống như vậy gọi là phong lưu: hòa được vào dòng sinh khí vẫn đang thổi hơi sức sống và dòng nước suối nguồn cuộc đời vẫn đang luân lưu chảy. Ðời sống không phải là những phép lạ là gì? Trong nghịch cảnh và nhà tù khổ cực, thánh thi sĩ Dũng Lạc đã viết thư cho bạn với niềm vui an nhiên:
Ðông qua tiết lại thời xuân tới.
Hình như cái đạo sống của Việt Tộc và của Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam có cái gì na ná giống một phần cái đạo sống Ki-Tô mà thánh Phaolô đã trình bày: “Người Do Thái thì thích sự lạ, người Hy Lạp thì thích tư tưởng khôn ngoan... Còn tôi, tôi chỉ rao giảng Ðức Kitô bị đóng đinh trên Thập Giá, là cớ vấp phạm cho người Do Thái và là sự ngu đần đối với người Hy Lạp. Nhưng đối với những ai được gọi, dù Do Thái hay Hy Lạp, thì Ðức Ki-Tô là sức mạnh và khôn ngoan của Thiên Chúa.” (1Cor 1:23-24)
Linh Mục dòng Tên người Ý có tên Việt là Ðỗ Minh Trí (phiên âm bởi tên chính là Dominici), người đã nhận Việt Nam là quê hương của mình, đã có một nhận xét rất đặc sắc về tâm hồn Việt Nam: “Cuộc sống con người là một sự cân bằng giữa sức khoẻ và bệnh tật, niềm vui và đau khổ, giữa lao động và nghỉ ngơi, giàu có và nghèo nàn... Khi sự cân bằng đó mất đi bởi vi một yếu tố trở nên lấn lướt hơn so với yếu tố kia, con người sẽ bị khủng hoảng. Cuộc sống của cả một dân tộc trở nên phong phú và có nhân tính nếu như cái dáng dấp bi thảm của khổ đau quân bình với cái hình dạng của niềm hân hoan và hạnh phúc...”
“Tôi nhớ vào năm 1979 ở Kuku, các bác sĩ người Pháp đã rất kinh ngạc vì số lượng rất thấp của những căn bệnh tối loạn tâm trí giữa một số lượng đông đảo người tị nạn đang sống trong một tình cảnh bi đát. Tôi tin rằng sở dĩ có được điều này là do tâm tính vui vẻ và thơ thới của Người Việt... Chính ngay điều đó chứng tỏ được rằng sự thông minh của người Việt đã biết cách tạo dựng nên những điều kiện lý tưởng để cho cuộc sống của họ, dù rằng đôi khi cay đắng và bi thảm, trở nên có nhân tính.”
“Nhân tính, đó mới là phẩm chất mà theo tôi, tâm hồn người Việt Nam có thể tóm gọn vào hai chữ đó. Người Việt Nam có rất nhiều nhân tính. Họ không khao khát một sự thánh thiện cao siêu, một nếp sống hào hùng hay những khám phá phi thường. Lý tưởng của họ là một nếp sống an nhàn, tràn đầy niềm vui đơn sơ và bình dị của con người.”
“Chính cái nhân tính đó đã làm cho người ngoại quốc rất ưu ái và gắn bó rát chặt chẽ với dân tộc Việt Nam. Nhất là người Tây phương rất cần đến cái nhân tính đó của người Việt Nam, là vị họ đã biến đổi cuộc sống thành một cuộc chạy đua điên cuồng trong lãnh vực tiến bộ khoa học kỹ thuật, một sự tiến bộ đã làm cho cuộc sống nhân loại khổ sở biết chừng nào!” (Việt Nam Quê Hương Tôi, trang 26-28)
LINH ÐẠO DŨNG LẠC
Một điều lạ mà ít người lấy làm lạ, là sau biến cố phong thánh Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam, không thấy mấy ai đề cập tới một nền tu đức. Phong thánh đâu phải để an ủi một dân tộc nhiều khổ đau cho đỡ tủi. Cũng đâu phải để chụp hình kỷ niệm để lấy le với bàng dân thiên hạ.
Ngày 19 tháng 6 năm 1988, Giáo Hội đã tuyên phong 117 Thánh Tử Ðạo Việt Nam. Tất cả đều là những vị sống cuộc sống bình thường trong các bậc sống khác nhau. Ðiều đáng chú ý là đa số thuộc thành phần giáo dân. Chắc chắn Giáo Hội phải có chủ ý gì?
Câu trả lời được tìm thấy thật rõ trong tông huấn Người Tín Hữu Giáo Dân công bố ngày 30 tháng 12 năm 1988, chỉ sau biến cố phong thánh mấy tháng. Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã xác định:
“Ở đây cần phải nhắc lại việc tôn phong chân phúc hay hiển thánh cho các tín hữu. Toàn dân Thiên Chúa, nhất là các tín hữu giáo dân có thể tìm ở họ, những vị mô phạm mới của các nhân đức anh hùng, được thực hiên trong những hoàn cảnh thông thường hằng ngày. Các Giáo Hội địa phương, nhất là các giáo hội trẻ trung phải lưu ý tìm xem trong con cái mình, những giáo dân nam nữ giữa những cánh đồng như thế (cảnh sống thường nhật ở trần thế và bậc sốgn vợ chồng) đã sống chứng nhân thánh thiện và có thể trở nên gương mẫu cho người khác, để đề nghị phong thánh.” (#17)
Như vậy việc phong thánh có chủ đích rõ rệt là nêu lên những cái mẫu sống đáp ứng thời đại, đưa ra những tiêu chuẩn thường là ngược với trào lưu xuống dốc của nếp sống hiện tại. Ðó mới là tiêu chuẩn để đo nền văn minh, vì đó là mẫu sống đem lại cho con người nếp sống hạnh phúc thật. Khi phong thánh các vị Tử Ðạo, Giáo Hội không chỉ nhằm vào tác động bị chém đầu đổ máu, mà còn đề cao cả một nếp sống.
Ðang khi nếp sống của con người ngày nay càng ngày càng trở nên phức tạp, hạnh phúc ngày càng vuột xa khỏi tầm tay, thì Giáo Hội đưa ra một lối sống đơn giản ai cũng có thể tìm thấy trong tầm tay trong cuộc sống hằng ngày, để biến những gì tầm thường nhất trở nên những phép lạ, trở nên niềm an vui hạnh phúc. Ðó phải là đường tu đức hợp thời nhất.
Lối sống này đi trong truyền thống Việt, vượt khỏi màn lưới nhốt giam con người để vươn lên thảnh thơi như chim trời cá nước. Ðó cũng chính là lối sống mà Chúa Giêsu đã diễn đạt trong bản Hiến Chương Nước Trời trên Ðồi Bát Phúc. Những điều mà Chúa xác định là đem lại hạnh phúc thật thì quá ngược với quan niệm người đời!
Làm thế nào để có thể sống Việt, vượt thoát mọc cánh bay lên được? Kinh Thánh đã xác quyết:
“Những ai tin cậy vào Thiên Chúa, thì sẽ được Canh Tân mang sinh lực mới. Họ sẽ mọc cánh Như Chim Phượng Hoàng Bay Cao. Họ chạy mà không mỏi, họ đi mà không mệt.” (Isaia 40:31)
Nhìn bức ảnh Thánh Dũng Lạc và Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam, ai cũng nhận ra ngay đây là đoàn phượng rồng đang tung cánh bay lên trong Ngày Vinh Thắng.
Mỗi người đều được Chúa dựng nên cách lạ lùng với một tiềm năng kho tàng tinh thần vô hạn, có sức vươn cao như Tiên Rồng. Người mở mắt khám phá ra và khơi nguồn được thì sống cuộc đời hùng dũng như Rồng và an lạc như Tiên. Người u mê thì vẫn tiếp tục chôn vùi và sống đời tẹp nhẹp, buồn nản, nghèo hèn.
Thánh Dũng Lạc và Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam đã dùng những bí quyết bửu bối nào để khám phá và khai quật được kho tàng mỏ kim cương đã được chôn giấu trong lòng mình và trong lòng dân tộc?
Cách thức khai quật kho tàng, cách thức sống theo điệu vũ này, được gọi là Ðường Tu Ðức. Thánh Dũng Lạc và Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam đã luyện những chiêu thức đạt đức rất đơn sơ như con đường bình lặng của Mẹ Maria, trong rung cảm của con tim Việt và đi trong truyền thống gia tài của Mẹ Tiên Bố Rồng để lại mà con cháu ai ai cũng có thể tu luyện được. Ðường tu đức này đã được cả thế giới Công Giáo xác nhận ngày 19.6.1988 là con đường hợp thời nhất, đáp ứng đúng thời điểm.
Người Việt Công Giáo muốn mọc cánh vươn lên để sống đời Ki-tô tròn đầy, liệu đã muốn tìm về đường tu luyện trong bản sắc của mình chưa?
Lm. Dũng Lạc Trần Cao Tường; e-mail: andytuong@cox.net
Văn minh Âu Mỹ bây giờ đang làm lóa mắt thiên hạ. Ðồng đô la “đỉnh cao trí tuệ” loài người, đang sáng rực trong túi ngay cả những Việt Kiều về nước. Cái gì Âu Mỹ xem ra cũng hơn mình! Thậm chí cả các thánh trong Giáo Hội Công Giáo!
Ðường Linh Thao của thánh I Nhã người Tây Ban Nha đã biến đổi bao tâm hồn. Ðường siêu nhiệm của thánh Gioan Thánh Giá và Thánh Têrêsa, dẫn nhiều người vào nếm mật ngọt của Ðấng Vô Hình là Người Tình có chân dung. Rồi cũng từ những đường tu đức này mà phát khởi ra phong trào Học Hội Ki-Tô (Cursillo) với đầy màu sắc và tính chất Tây Ban Nha. Ðơn sơ nhỏ bé như thánh Têrêsa Hài Ðồng người Pháp cũng để lại những cuốn sách như Một Tâm Hồn, tác động nhiều người bước theo! Thánh Phan- Sinh người Ý thì khỏi nói. Nào là trở thành lời kêu gọi hòa bình với kinh cầu hòa bình. Các tôn giáo lớn trên thế giới đã từng cùng với Ðức Thánh Cha tụ về Assisi để nhìn rõ những con bồ câu vẫn còn đậu trên tượng thánh nhân. Rồi đường hướng của ngài cũng đã gợi hứng cho nhân loại tìm về hòa đồng vũ trụ nhất thể như trong phim nổi tiếng “Anh Mặt Trời, Em Mặt Trăng”. Thậm chí cả thánh Mỹ Ðen Mặc Tín Porres cũng được dân ta khấn khứa rất ư là thiêng. Chưa kể thánh Antôn của xứ Bồ Ðào Nha và thánh Vinh Sơn cũng của Tây Ban Nha, là những “chuyên viên” làm phép lạ. Mất chìa khóa mà khấn với thánh Antôn là tìm thấy liền. Trời đang hạn hán mà khấn với thánh Vinh Sơn là có mưa. Làm ăn xập xệ mà khấn với thánh Mặc-Tín là có mòi khấm khá ra mặt.
Còn người mình chả có gì ra hồn. Thậm chí Các Thánh nước mình cũng được phong thánh đấy, nhưng có lẽ là những thánh “hạng nhì”, có vẻ “giổm” lắm, vì chả để lại sách vở gì cả, chả có tư tưởng đường hướng nào rõ rệt cả, có chăng là mấy miếng xương được chuyền tay như là bằng chứng ta cũng quen lớn! Hình như ít người khấn với thánh “Ta”, vì không thiêng bằng thánh “Tây”. Và vì thế cũng ít nghe về phép lạ lắm.
Người yếu bóng vía thì nghĩ quẩn rằng Giáo Hội phong thánh cho một loạt các đấng đông đảo tới 117 vị vào ngày 19.6.1988 là để an ủi dân mình. Cho đỡ tủi ấy mà. Vì dân mình ăn đòn nhiều quá. Dân khác đòn mình và mình tự đòn nhau chí chóe. Cũng lễ lạc cờ xí tưng bừng. Phim ảnh, kỷ yếu xôm tụ ra phết. Rồi sau đó mọi sự được cho vào góc nhà làm “kỹ nghệ đông lạnh.” Chắc các thánh nhà mình phải tủi lắm!
VIỆT NAM CÓ GÌ LẠ ÐÂU !
Sơn Nam trong cuốn “Người Việt có dân tộc tính không?” đã dí dỏm nói lên cái thái độ tự đắc của người Âu Mỹ: “nhiều nhà khảo cổ Tây Phương nghiên cứu kỹ lưỡng để xem người Việt có gì đặc sắc so với người Ai Cập, người Tàu, người Ấn Ðộ, căn cứ vào di tích, vào những gì mà ngày nay còn chụp ảnh được, đào xới được, đọc được... Dưới mắt người Tây Phương, rõ ràng người Việt Nam chẳng có gì đáng kể, về hình thức. Người Nhựt, người Tàu, người Ấn Ðộ, người thiểu số cao nguyên, bộ lạc ăn lông ở lỗ ngoài hải đảo Thái Bình Dương đáng chú ý hơn. Ở giải đất Ðông Dương thì quyền ưu tiên dành cho Ðế Thiên Ðế Thích, nghệ thuật Chiêm Thành, hoặc cánh đồng rải rác những cái chum bằng đá ở Lào. Việt Nam thuộc vào hàng thứ yếu...”( trang 9-10). “Trong việc sưu tầm văn hóa, người Pháp đã tặng cho người Việt vài lời khen an ủi: sọ người ở Hòa Bình, trống đồng Thanh Hóa, lăng tẩm Huế, tượng nhà sư Minh Hạnh. Trước khi rút lui, người Pháp phát giác thêm những di tích ở đồng bằng Hậu Giang về nước Phù Nam, tại thương cảng Óc Eo (núi Ba Thê, An Giang)” (trang 12)
Nguyễn Thùy và Trần Minh Xuân trong cuốn “Tinh Thần Việt Nam” còn nhận xét chua xót hơn: “Tất cả mọi công trình biên khảo về nguồn gồc dân tộc Việt Nam hầu như cố tình bỏ qua cái thắc mắc: tại sao dân tộc Việt Nam với một nền văn hóa bốn ngàn năm rực rỡ, anh hùng, lại không xây dựng được cho mình một ý thức hệ vững chãi, rõ ràng?” (trang 94).
Số mệnh của Việt Tộc vẫn có cái dáng dấp bi thảm trầm luân qua bao thế kỷ. Nhưng có điều lạ là cái sức sống đó dai dẳng kiên trì lắm. Nó có cái gì không ai hiểu nổi. Người Tàu đô hộ cả ngàn năm mà không đồng hóa nổi. Các cuộc bách hại khủng khiếp kéo dài cả ba trăm năm mà không tiêu diệt nổi cái “Gia Tô Tả Ðạo”. Những đọa đầy khốn khổ nhất không làm cho mất vẻ an nhiên. Như vậy chắc phải có cái gì lạ mà chưa ai khám phá ra.
VẪN ÐƯỢC NHƯ THƯỜNG !
Cuộc sống hằng ngày đôi khi thật nản. Ngày nào cũng bằng ấy công việc. Phải hối hả làm cho xong như một cái máy. Hình như xã hội này đang tạo sẵn một cái hộp nhốt tôi vào đó. Tầm mắt không vượt qua bốn bức tường vây hãm, và những đống thư từ do các văn phòng khác nhau cứ tiếp tục “oanh tạc” từng phút. Muốn thoát ra khỏi mà không ai cho phép! Và hậu quả là nhức đầu, chóng mặt, căng mạch máu, long thần kinh. Rồi thuốc Advil, Tylenol trở nên bạn thân giúp cho được thăng bằng. Quá một chút là lại phải gọi số cứu cấp 911. Và xe cứu thương hú còi hối hả. Chết cũng chết vội vã như những con người văn minh ở khu vực Manhattan New York đi kiếm tiền phải chạy nhanh cho kịp xe điện ngầm: mỗi người một cái cặp Samsonite, mỗi người một suy tính chộp giật cho lợi tức gia tăng. Không còn giờ ngó nhau. Không còn sức nhìn lên bầu trời cao vợi, vì hai bên đường những ngôi nhà “gãi trời” đã bưng mắt giống như hai tấm che mắt những con ngựa kéo xe thổ mộ trên đường Lê Văn Duyệt thuở nào. Phía trên thì khói các nhà máy dầy đặc đen sì ngột ngạt thay cho mây trời thênh thang.
Ôi văn minh con người thừa thắng xông lên trên đỉnh cao trí tuệ theo đà tiến hoá tất yếu của lịch sử! Phải cần triệu triệu năm khỉ đột tiến hóa thành người. Vậy mà bước vào ngàn năm thứ ba tiến bộ vượt bậc, con người thèm chảy cả nước miếng nhìn lên cành cây thấy chim trời ca hót líu lo thảnh thơi, trông xuống dòng sông thấy cá nước bơi lội tung tăng tươi tỉnh. Có cái gì bất ổn nơi văn minh loài người sao? Có cái gì bất bình thường sao? Trong tim mỗi người hình như đang cảm thấy một sự chao động mất thăng bằng thì phải?
Có lần nhân dịp đầu năm, tờ The Times-Picayune ở New Orleans bang Louisiana phiếm luận một đề tài thật buồn cười: có được xin nghỉ làm một ngày vì bệnh căng thẳng không? Vì thường chủ hãng chỉ bất dĩ phải đồng ý khi nhân viên gọi vào sở xin nghỉ vì đau bụng quá cỡ, vì cảm lạnh, có sự nhăn nhó hay cơn ho sù sụ làm chứng. Chứ bệnh căng thẳng thì có gì đo được đâu. Ấy vậy mà cái bệnh này đang thịnh hành mới chết.
Sống trong một xã hội mà cái gì xem ra cũng mất thăng bằng, mà có được sự bình thường thì thật là quí. Mấy người bạn lâu ngày gặp lại nhau liền hỏi bạn có khoẻ không? Và câu trả lời đắc ý nhất là : tôi vẫn bình thường, vẫn thăng bằng, vẫn bình an. Như vậy giữ được sự bình thường, thăng bằng, bình an, chẳng phải là một điều lạ đáng ao ước lắm sao!
Trái đất và vũ trụ đang “vẫn như thường” đấy. Nghĩa là đang giữ được thăng bằng, đang bình thường. Thử tưởng tượng một vài chuyện bất thường xảy ra: nếu trái đất quay chậm lại 10 lần, thì sức nóng sẽ tăng lên 10 lần. Nếu mặt trời gần lại mặt đất thì mọi cây cỏ sinh vật trên trái đất bị thiêu rụi liền. Và nếu nó dở chứng bò xa ra một tí thôi thì cũng đủ làm cho mọi người chết rét hết. Và nếu mặt trăng chỉ cần hứng bậy tiến gần vào trái đất khoảng 50 ngàn dặm, thì nước sẽ bị hút dâng lên ngập trái đất mỗi ngày hai lần.
Người Tây chỉ thích tìm cái mới lạ, nên bỏ quên cái lạ nhất là cái bình thường. Bạn đang có thể thở ra hít vào từng giây phút, từ bao nhiêu năm nay. Các cơ năng trong thân thể vẫn ngày đêm làm việc để bạn sống. Quan sát một cành lá, một bông hoa: một sức sống mầu nhiệm đang luân lưu trong vũ trụ. Tất cả chẳng phải là những phép lạ sao?
Vũ trụ có một nhịp sống. Ði vào nhịp sống này thì thăng bằng, vẫn như thường. Còn không thì “chạm điện”, “mát dây”.
TỪ MỘT KINH NGHIỆM ÐI TÌM
Sau nhiều ngày cảm thấy mất thăng bằng, ngày 1 tháng 5 năm 1990, tôi đã bắt đầu cuộc hành trình nửa tháng đi vào một trung tâm tịnh niệm trong sa mạc Arizona để hy vọng tìm lại thăng bằng của cuộc sống. Ngồi trên máy bay hãng Delta, trong lúc rỗi rãi, tôi đọc lại cuốn Hành Trình Về Phương Ðông, nguyên tác của Spalding, bản dịch của Nguyên Phong. Tình cờ một câu ngắn làm tôi giật mình: “các vị minh sư đâu có cư ngụ trong đền thờ lộng lẫy, họ đâu in danh thiếp với các chức tước, địa vị to lớn, trọng vọng. Họ đâu cần phải quảng cáo các quyền năng, đạo quả, hoặc in tên trên điện thoại niên giám... Phải chăng ông thất vọng vì các đạo sĩ ông đã gặp chưa từng có các kinh nghiệm tâm linh?”
Ðọc “Những Lá Thư Viết Từ Sa Mạc” của thầy tiểu đệ Carlo Carretto, ai mà chả mê cái kinh nghiệm tâm linh của thầy. Ðó là kinh nghiệm về cõi trống diệu vợi của sa mạc. Thầy kể chuyện chính thầy đã từng làm chủ tịch phong trào giới trẻ Công Giáo toàn nước Ý thời Ðức Giáo Hoàng Piô XII với biết bao sinh hoạt và chương trình tưởng có thể thay đổi bộ mặt thế giới. Nhưng trong thâm tâm thầy vẫn thấy có cái gì hụt hẫng, bất ổn. Sau nhiều ngày vật lộn với chính mình thì đùng một cái, thầy bị Chúa quật ngã. Chúa đã gọi thầy bõ cõi “đầy đặc” để đi tìm cõi trống nơi sa mạc.
Tìm vào cõi trống để chính lòng mình cũng rộng mở, xả trống mọi bụi bặm phù du mà hòa vào một thực tại lớn hơn, hòa vào một sức sống bao la hơn, hòa vào một nhịp sống của vũ trụ. Trong cõi trống bao la này, con người không cần phải suy về hay nghĩ về Ðấng Huyền Nhiệm nữa, mà như đang cảm thấy Người, chạm đến tay Người. Và như một mâu thuẫn không giải thích nổi, là trong cái tĩnh lặng và trống không hầu như tuyệt đối này, một cảm nghiệm toàn mãn đầy tròn bao phủ. Thật lạ.
Nhưng rồi sau nửa tháng “chờn vờn với Ðấng Vô Hình” trong sa mạc Arizona, tôi lại phải trở về cuộc sống bình thường. Liệu tôi có thể tìm lại những giây phút “hút hồn” như trong sa mạc, hay lại bị ném vào vòng xoáy giông bão để bị mất hút đi một cách tội nghiệp?
Ðứng đợi máy bay ở phi trường Tucson, trong lúc đang lẩn vẩn bởi ý nghĩ trên, tôi để ý quan sát một người đánh giầy. Ðó là một bà Mĩ trắng trung tuổi, rất vui vẻ tươi tỉnh với từng động tác đánh giầy. Vì thường tôi vẫn thấy những người đánh giầy ở phi trường New Orleans là những người “bất đắc dĩ” vì mặc cảm với cái nghề thấp kém trong bậc thang xã hội. Ngay cái kiểu khách hàng ngồi chễm chệ ở trên ghế cao mà phải đứng ở dưới cúi mình để lau chùi thì cũng đủ cảm thấy bất ổn, rồi sinh cau có, mặt mũi ủ dột như bánh bao chiều chứ làm sao tươi nổi!
Thấy thái độ và cử chỉ lạ thường của người đàn bà, tôi bèn “liều mạng” lên ghế ngồi cho bà ta đánh giầy, vì thực ra đôi giầy của tôi đã đầy bụi sau nửa tháng quần trong sa mạc, và tôi cũng có ý lợi dụng cơ hội để tìm hiểu về bà ta.
Mà đúng thật. Cái điệu quẹt xi và đánh bóng thật nhịp nhàng khoan thai như một khúc vũ. Chỉ sau mấy phút là tôi đã gạ chuyện liền. Ðược vặn “trúng đài”, bà ta thao thao kể về đời sống của bà, trước đây là một dân ăn chơi, thừa mứa tiền bạc của con nhà giầu, rồi cũng bị hút vào cái vòng xoáy của xã hội “văn minh”, rồi tối ngày sáng đêm phải thi hành cho đúng chỉ thị của cái đà xã hội ra lệnh cho hợp tiêu chuẩn, không thể cưỡng lại được. Riết rồi thấy cuộc sống mệt mỏi buồn nôn như một tên nô lệ “không người lái”! “Tình cờ một ngày kia tôi đã được một người bạn chỉ cho tôi con đường vào sa mạc Arizona này. Trong cõi trống bao la, tôi đã khám phá ra cách giải thoát chính mình. Tự nhiên tôi xả buông mọi thứ lỉnh kỉnh xưa nay vốn trói buộc tôi, để hòa vào một sức sống lớn hơn trong cõi trống huyền nhiệm bao la của sa mạc. Tôi thấy rõ tất cả chỉ có một sức sống, vũ trụ, cỏ cây, súc vật, con người. Mọi công việc lớn nhỏ, mọi động tác đều phát khởi và hướng về một nguồn sức sống mà thôi. Tôi đã khám phá ra tôi có thể biến cả cái nghề đánh giầy vốn hèn này thành một khúc luân vũ cuộc đời. Vũ trụ chỉ có một sức sống và một nhịp vũ. Xả trống cái tiểu ngã to vo mà hòa vào được điệu nhịp múa này thì thật tuyệt. Cuộc sống tôi bây giờ là một khúc vũ. Tất cả là một tác phẩm tuyệt vời. Tôi đang sáng tác mỗi giây phút đó, thấy chưa”.
LỐI SỐNG VIỆT NAM
Mỗi dân tộc đều có cái “máu” đặc sắc khác nhau. Người Ðức, người Nhật có máu ta đây, thích đè bẹp lân bang để tỏ ra chủng tộc mình trổi vượt. Ngay bây giờ mà nhóm Tân Quốc Xã vẫn khơi khơi đập đánh dân tị nạn ở Ðức, máu me tùm lum. Mặc dù cái máu đó giúp cho hai dân này tiến bộ về khoa học thực. Nhưng tiến bộ như vậy để làm gì? Thần Thủy Hoàng để lại Vạn Lí Trường Thành do biết bao nhân mạng để xây cất. Bao đền đài lăng tẩm đã là kết quả của biết bao xương máu.
Mỗi nền văn hóa có những quan niệm và tiêu chuẩn để đo giá trị khác nhau. Văn minh Hy Lạp thích đo bằng đầu óc triết lí. Văn minh Ai Cập chuộng sức mạnh tâm linh. Văn minh Âu Mỹ thích tìm tòi sự lạ, thích đề cao hiệu năng sản xuất, tôn thờ vật chất. Hết định nghĩa người là con vật biết suy tư đến người là con vật kinh tế. Chẳng biết đâu là văn minh, đâu là man rợ. Cứ thấy cái cảnh người Âu Mỹ giết bào thai đã có tay chân phèo phổi một cách ngon lành mà lại do luật pháp bảo vệ, đang khi ai trót dại động tới mấy con chó là bị hội bảo vệ súc vật lôi ra tòa liền. Người ta tự hỏi nền văn minh đang đưa con người tới đâu? Chỉ biết xã hội Âu Mỹ đang trả giá cho văn minh này: bác sĩ thần kinh không bao giờ thất nghiệp, thuốc nhức đầu bán chạy hơn tôm tươi. Con người mệt mỏi, rã rời, khắc khoải...
Suy nghiệm về thân phận Việt Nam, tôi vẫn thường tự hỏi nếu người mình có cái gì gọi là đặc sắc, thì cái đặc sắc đó chính lại cái không có gì, chẳng để lại gì đồ sộ nguy ngay. Cái đặc sắc chính là điều biết sống cái bình thường, chính là cái biết tìm an nhiên tự tại trong bất cứ hoàn cảnh nào. Người Việt vốn tin vào sự sung túc của cuộc đời, và dai dẳng bám vào sức sống đó, qua những bình lặng hằng ngày, qua những trầm bổng đắng cay ngọt bùi, mà khám phá ra cái lạ thường trong những tầm thường. Người Việt luôn biết dung hòa và hóa giải mọi đối nghịch để tìm ra nét hài hòa và thăng bằng để làm nên đạo sống an nhiên tự tại. Sống như vậy gọi là phong lưu: hòa được vào dòng sinh khí vẫn đang thổi hơi sức sống và dòng nước suối nguồn cuộc đời vẫn đang luân lưu chảy. Ðời sống không phải là những phép lạ là gì? Trong nghịch cảnh và nhà tù khổ cực, thánh thi sĩ Dũng Lạc đã viết thư cho bạn với niềm vui an nhiên:
Ðông qua tiết lại thời xuân tới.
Hình như cái đạo sống của Việt Tộc và của Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam có cái gì na ná giống một phần cái đạo sống Ki-Tô mà thánh Phaolô đã trình bày: “Người Do Thái thì thích sự lạ, người Hy Lạp thì thích tư tưởng khôn ngoan... Còn tôi, tôi chỉ rao giảng Ðức Kitô bị đóng đinh trên Thập Giá, là cớ vấp phạm cho người Do Thái và là sự ngu đần đối với người Hy Lạp. Nhưng đối với những ai được gọi, dù Do Thái hay Hy Lạp, thì Ðức Ki-Tô là sức mạnh và khôn ngoan của Thiên Chúa.” (1Cor 1:23-24)
Linh Mục dòng Tên người Ý có tên Việt là Ðỗ Minh Trí (phiên âm bởi tên chính là Dominici), người đã nhận Việt Nam là quê hương của mình, đã có một nhận xét rất đặc sắc về tâm hồn Việt Nam: “Cuộc sống con người là một sự cân bằng giữa sức khoẻ và bệnh tật, niềm vui và đau khổ, giữa lao động và nghỉ ngơi, giàu có và nghèo nàn... Khi sự cân bằng đó mất đi bởi vi một yếu tố trở nên lấn lướt hơn so với yếu tố kia, con người sẽ bị khủng hoảng. Cuộc sống của cả một dân tộc trở nên phong phú và có nhân tính nếu như cái dáng dấp bi thảm của khổ đau quân bình với cái hình dạng của niềm hân hoan và hạnh phúc...”
“Tôi nhớ vào năm 1979 ở Kuku, các bác sĩ người Pháp đã rất kinh ngạc vì số lượng rất thấp của những căn bệnh tối loạn tâm trí giữa một số lượng đông đảo người tị nạn đang sống trong một tình cảnh bi đát. Tôi tin rằng sở dĩ có được điều này là do tâm tính vui vẻ và thơ thới của Người Việt... Chính ngay điều đó chứng tỏ được rằng sự thông minh của người Việt đã biết cách tạo dựng nên những điều kiện lý tưởng để cho cuộc sống của họ, dù rằng đôi khi cay đắng và bi thảm, trở nên có nhân tính.”
“Nhân tính, đó mới là phẩm chất mà theo tôi, tâm hồn người Việt Nam có thể tóm gọn vào hai chữ đó. Người Việt Nam có rất nhiều nhân tính. Họ không khao khát một sự thánh thiện cao siêu, một nếp sống hào hùng hay những khám phá phi thường. Lý tưởng của họ là một nếp sống an nhàn, tràn đầy niềm vui đơn sơ và bình dị của con người.”
“Chính cái nhân tính đó đã làm cho người ngoại quốc rất ưu ái và gắn bó rát chặt chẽ với dân tộc Việt Nam. Nhất là người Tây phương rất cần đến cái nhân tính đó của người Việt Nam, là vị họ đã biến đổi cuộc sống thành một cuộc chạy đua điên cuồng trong lãnh vực tiến bộ khoa học kỹ thuật, một sự tiến bộ đã làm cho cuộc sống nhân loại khổ sở biết chừng nào!” (Việt Nam Quê Hương Tôi, trang 26-28)
LINH ÐẠO DŨNG LẠC
Một điều lạ mà ít người lấy làm lạ, là sau biến cố phong thánh Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam, không thấy mấy ai đề cập tới một nền tu đức. Phong thánh đâu phải để an ủi một dân tộc nhiều khổ đau cho đỡ tủi. Cũng đâu phải để chụp hình kỷ niệm để lấy le với bàng dân thiên hạ.
Ngày 19 tháng 6 năm 1988, Giáo Hội đã tuyên phong 117 Thánh Tử Ðạo Việt Nam. Tất cả đều là những vị sống cuộc sống bình thường trong các bậc sống khác nhau. Ðiều đáng chú ý là đa số thuộc thành phần giáo dân. Chắc chắn Giáo Hội phải có chủ ý gì?
Câu trả lời được tìm thấy thật rõ trong tông huấn Người Tín Hữu Giáo Dân công bố ngày 30 tháng 12 năm 1988, chỉ sau biến cố phong thánh mấy tháng. Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã xác định:
“Ở đây cần phải nhắc lại việc tôn phong chân phúc hay hiển thánh cho các tín hữu. Toàn dân Thiên Chúa, nhất là các tín hữu giáo dân có thể tìm ở họ, những vị mô phạm mới của các nhân đức anh hùng, được thực hiên trong những hoàn cảnh thông thường hằng ngày. Các Giáo Hội địa phương, nhất là các giáo hội trẻ trung phải lưu ý tìm xem trong con cái mình, những giáo dân nam nữ giữa những cánh đồng như thế (cảnh sống thường nhật ở trần thế và bậc sốgn vợ chồng) đã sống chứng nhân thánh thiện và có thể trở nên gương mẫu cho người khác, để đề nghị phong thánh.” (#17)
Như vậy việc phong thánh có chủ đích rõ rệt là nêu lên những cái mẫu sống đáp ứng thời đại, đưa ra những tiêu chuẩn thường là ngược với trào lưu xuống dốc của nếp sống hiện tại. Ðó mới là tiêu chuẩn để đo nền văn minh, vì đó là mẫu sống đem lại cho con người nếp sống hạnh phúc thật. Khi phong thánh các vị Tử Ðạo, Giáo Hội không chỉ nhằm vào tác động bị chém đầu đổ máu, mà còn đề cao cả một nếp sống.
Ðang khi nếp sống của con người ngày nay càng ngày càng trở nên phức tạp, hạnh phúc ngày càng vuột xa khỏi tầm tay, thì Giáo Hội đưa ra một lối sống đơn giản ai cũng có thể tìm thấy trong tầm tay trong cuộc sống hằng ngày, để biến những gì tầm thường nhất trở nên những phép lạ, trở nên niềm an vui hạnh phúc. Ðó phải là đường tu đức hợp thời nhất.
Lối sống này đi trong truyền thống Việt, vượt khỏi màn lưới nhốt giam con người để vươn lên thảnh thơi như chim trời cá nước. Ðó cũng chính là lối sống mà Chúa Giêsu đã diễn đạt trong bản Hiến Chương Nước Trời trên Ðồi Bát Phúc. Những điều mà Chúa xác định là đem lại hạnh phúc thật thì quá ngược với quan niệm người đời!
Làm thế nào để có thể sống Việt, vượt thoát mọc cánh bay lên được? Kinh Thánh đã xác quyết:
“Những ai tin cậy vào Thiên Chúa, thì sẽ được Canh Tân mang sinh lực mới. Họ sẽ mọc cánh Như Chim Phượng Hoàng Bay Cao. Họ chạy mà không mỏi, họ đi mà không mệt.” (Isaia 40:31)
Nhìn bức ảnh Thánh Dũng Lạc và Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam, ai cũng nhận ra ngay đây là đoàn phượng rồng đang tung cánh bay lên trong Ngày Vinh Thắng.
Mỗi người đều được Chúa dựng nên cách lạ lùng với một tiềm năng kho tàng tinh thần vô hạn, có sức vươn cao như Tiên Rồng. Người mở mắt khám phá ra và khơi nguồn được thì sống cuộc đời hùng dũng như Rồng và an lạc như Tiên. Người u mê thì vẫn tiếp tục chôn vùi và sống đời tẹp nhẹp, buồn nản, nghèo hèn.
Thánh Dũng Lạc và Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam đã dùng những bí quyết bửu bối nào để khám phá và khai quật được kho tàng mỏ kim cương đã được chôn giấu trong lòng mình và trong lòng dân tộc?
Cách thức khai quật kho tàng, cách thức sống theo điệu vũ này, được gọi là Ðường Tu Ðức. Thánh Dũng Lạc và Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam đã luyện những chiêu thức đạt đức rất đơn sơ như con đường bình lặng của Mẹ Maria, trong rung cảm của con tim Việt và đi trong truyền thống gia tài của Mẹ Tiên Bố Rồng để lại mà con cháu ai ai cũng có thể tu luyện được. Ðường tu đức này đã được cả thế giới Công Giáo xác nhận ngày 19.6.1988 là con đường hợp thời nhất, đáp ứng đúng thời điểm.
Người Việt Công Giáo muốn mọc cánh vươn lên để sống đời Ki-tô tròn đầy, liệu đã muốn tìm về đường tu luyện trong bản sắc của mình chưa?
Lm. Dũng Lạc Trần Cao Tường; e-mail: andytuong@cox.net