Tin Vui 30B
THỜI ÐIỂM MẮT LỢN LUỘC
Gần đến ngày “bớt đầy” thêm tuổi mà thằng bé cháu chưa thấy ai động tĩnh mua quà gì cho nó cả. Bà nội vẫn dạy nó muốn gì thì cứ cầu nguyện, nên đang khi bà loay hoay thu dọn ở dưới bếp, nó liền vào phòng nhưng không khép chặt cửa mà để hé mở một chút, và quì xuống cầu nguyện to tiếng: “Lạy Chúa, sắp đến ngày “bớt đầy” của con, xin Chúa cho con một cái xe có máy chạy được, và một đôi giầy Nike giống bạn con mới có”
Bà nội nghe thấy thì buồn cười liền nói vọng vào: “Cháu tưởng Chúa điếc hay sao mà cầu nguyện lớn tiếng vậy?”
Thằng bé liền nhanh nhảu trả lời: “Cháu không sợ Chúa điếc, nhưng cháu chỉ sợ bà không nghe rõ thôi.”
LOẠN THỊ VÀ LOẠN SẮC
Thằng bé trong câu chuyện trên chưa mang nhiều hình ảnh về Chúa. Mắt nó chỉ thấy được một cách mơ hồ qua tình thương của bà, mà tình thương cũng đã bị “Mĩ hóa,” tức bị làm cho méo lệch đi, phải đo được bằng những món đồ chơi mắc tiền vào những dịp lễ đặc biệt!
Mắt cũng dễ bị tật lắm. Chưa kể bị mù, nhiều người bị cận thị hay viễn thị nặng phải đeo kính mới thấy được. Nhưng có một số người bị tật loạn thị hay loạn sắc. Loạn thị thì nhìn đường thẳng ra đường cong không thể lái xe được, nhìn hình tròn ra hình méo! Loạn sắc là nhìn màu đỏ ra màu xanh, màu vàng ra màu tím. Ðúng là loạn cả lên.
Hồi còn nhỏ mỗi lần vấp té làm bể một đồ vật gì thì tôi thường bị mẹ la là “mắt lợn luộc.” Về sau lớn lên có lần tôi thấy hai bà chửi nhau là “mắt lợn luộc” vì bà này vô ý vô tứ đạp nhằm chân bà kia khi đi ngang qua ghế. Thì ra đó là hình ảnh thân quen ở vùng quê xưa. Khi giết một con heo xong thì phải nấu nước sôi nhúng vào để làm lông. Mắt con heo lúc đó mở thao láo có vẻ vẫn “ngước mắt nhìn đời, nhìn đổi thay ta buông tiếng cười “ mà thực ra chẳng thấy gì nữa. Ðúng là mắt lợn luộc!
THỜI ÐIỂM CỨU CẤP CHỮA TRỊ
Tờ The Times-Picayune vùng New Orleans trong mục "Living" tháng qua đã diễn tả con mắt người thời đại bằng một hình ảnh dễ cảm về một cảnh cứu cấp: bệnh nhân đang nằm trên xe đẩy, bác sĩ và y tá hối hả vây quanh, người chuyển khí thở, người truyền nước biển, người đo tim. Nhưng nhìn thêm thì thấy đầu bệnh nhân là một cái TiVi có đề chữ “Trung Tâm Phát Tin.” Bị bệnh vì tin tức, vì nhìn lệch. Chữa bệnh như vậy phải chữa tin trước.
Nhìn hình ảnh này tôi tự nhiên nhớ cảnh ngày xưa ở vùng Chí Hòa thời còn xe thổ mộ, tức là xe ngựa kéo trên đường Lê Văn Duyệt đi Bến Nghé chợ Bến Thành. Xe không có ghế ngồi nên mọi người “tùy nghi” mà nêm cối “điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa.” Hành lý là quang gánh của hành khách bình dân đi buôn thúng bán mẹt thì treo lủng lẳng hai bên. Ông Vương Hồng Sển mà tả “Sài gòn Năm Xưa” thì phải thêm mục này nữa mới hấp dẫn. Nhưng hãy để ý con ngựa một tí: nó bị bịt che hai mắt, chỉ hở đủ để thấy được đường phía trước khoảng hai ba thước thôi. Ông tài xe hộp ngồi phía trước không muốn nó “thiếu nhất trí” nhìn đi chỗ khác kẻo sinh ra “ý đồ” riêng mà đi theo hướng khác, nhưng luôn phải tuân lệnh và tuân hướng của ông theo cái nhịp roi đánh vào bên nào. Cuộc đời của nó cứ thế cứ thế, cho đến khi nó không còn đủ sức làm xong cái “dóp” mỗi ngày như mọi ngày nữa.
Thì ra bệnh nhân cứu cấp với cái đầu là cái TiVi cũng chỉ là cảnh mới của chiếc xe thổ mộ Sài Gòn năm xưa. Người ngồi đàng sau màn ảnh TiVi chính là ông tài xế hộp, và con ngựa bị che mắt lại cũng có thể là chính tôi mới thật tội nghiệp. Vì ai cũng biết, hình ảnh và tin tức ngày đêm “oanh tạc” vào mắt người xem thì đúng là tin... tức mình. Những chuyện bao nhiêu người mẹ thức khuya dậy sớm lo lắng từng miếng ăn cho chồng con thì chẳng bao giờ được nhắc đến, những chuyện bao nhiêu ông bố phải rúc vào ống sắt để “bắn pháo bông” làm thợ hàn ở hãng Avondale trong những ngày mùa hè nóng kinh khủng hay mùa đông lạnh đông máu cũng chẳng thấy tờ báo nào nói tới làm gì! Những nụ cười thương yêu, những bông hoa vừa nở chẳng được nhắc đến. Nhưng chỉ cần một chuyện chó cán xe, trẻ giết người lớn, buôn xì ke, vợ đập chồng, thì được trình chiếu kỹ lưỡng. Thậm chí như vụ ông Clinton lạng quạng mà truyền hình và báo chí bỏ ra không biết bao nhiêu tiền và thời giờ. Ðúng là chuyện chó cán xe. Bệnh thật.
Nhóm Ehrhard làm thống kê trong sáu tháng cho biết tới 30% tin địa phương nói về tội ác chém giết. Khán giả phải la ó: “Nhiều máu quá! Máu chảy làm mùi tử khí lây nhanh, khích động thêm các vụ đổ máu khác nữa.” Jane Butler ở Thibodaux Louisiana đã phải lên tiếng: “Xin chiếu cho chúng tôi tin tức mà thôi, các người đừng chỉ chiếu những gì các người muốn chiếu.”
Vì hầu hết những người đọc tin và điểm tin đều không được phép đọc quá hàng chữ đang hiện ra trước mắt. Trước khi cho bản tin nào ra thì họ đã biết hướng mà khán giả phải nhìn theo là hướng nào rồi. Quan điểm và giá trị đã được ấn định hẳn hòi. Nhất trí nhá. Ðà văn minh là ở đây. Thời trang cũng là đây. Mọi người cứ thế mà theo, và cho đó là hợp thời, tiến bộ; không theo như vậy thì liền mang mặc cảm chẳng giống ai. Tự động không người lái. Chẳng ai có giờ mà tự hỏi giống ai là giống ai, và không giống ai là không giống ai? Cũng một tay tài xế hộp ngồi điều khiển con ngựa kéo xe thổ mộ thời mới mà thôi. Và mắt mình chỉ thấy cuộc đời được có vậy.
TIN VUI CHỮA MẮT (Tin Vui 30B)
Tình trạng bị che mắt mù tối hay cận thị và loạn thị nghèo khổ như con ngựa kéo xe thổ mộ của con người trong thời đại mới bây giờ được Chúa diễn tả như một người mù ăn xin tội nghiệp bên vệ đường ở Giêricô. Anh ta mỗi ngày đều làm cái “dóp” này một cách thản nhiên. Cho đến một ngày nghe tin Chúa Giêsu đi ngang qua. Ai chứ Ðức Giêsu thì anh đã nghe tiếng về quyền năng từ những ngày qua. Và anh ta ao ước tìm gặp Ngài. Thì đây dịp may hiếm có. Ðám đông đang ồn ào chen lấn. Mặc ai ngăn cản, anh cứ nhào đến cho bằng được, cứ xin, cứ kêu lớn tiếng. Thế là Chúa Giêsu đã dừng lại và bảo gọi anh đến. Anh liệng liền ngay áo choàng, xả buông cả một thế giới tăm tối tù túng cũ để bước tới gặp được Chúa Giêsu, vùng ánh sáng mới thênh thang. Ngài hỏi ngay: anh muốn tôi làm gì cho anh? Anh liền trả lời dứt khoát: “Lạy Thầy, xin cho con được trông thấy.” Và Chúa Giêsu đã cho anh ta được sáng mắt: niềm tin của anh đã chữa anh.
Mình cũng đang luẩn quẩn ba cái chuyện lẩm cẩm hằng ngày để rướn lên mà theo cho bằng được cái đà và cái trớn cúa nếp sống gọi là văn minh, của sự đua chen cho giống được ai, từ cách sắm sửa quần áo, thời trang, máy móc, tậu nhàà Cho đến một ngày mắt mờ đi mỏi mệt, nhìn mà chẳng thấy kẽ sáng nào. Ðúng là đang bị che bịt, kềm tỏa do những lệnh vô hình, “không người lái”. Kể cả người tin đạo vẫn nghe Tin Mừng của Chúa cũng mang những bộ mặt ủ rũ và những cặp mắt mất hồn không mừng gì, giống như những người đưa đám. Nhà vô thần Nietzche đã có lần chửi vào mặt người tin đạo: Mấy người hãy tỏ nét mặt tươi lên để chúng tôi tin rằng Chúa của mấy người đã sống lại. Bằng không thì đã chết từ lâu, không sống lại được đâu!”
PHÚT CẢM NHẬN
Con mắt ai đang lo âu mờ tối tuyệt vọng? Nhìn dấu chỉ thời đại mà nhận ra Ðức Kitô đã sống lại và vẫn đang hiện diện thì có sức bật sáng mọi con mắt. Nhìn và thấy được, chứ không phải mắt lợn luộc. Xin mở mắt con để nhìn thấy được. Mọi vật, mọi chuyện sẽ mang được màu sắc mới, cung điệu mới, giá trị mới dưới nhãn quan mới, được giải thoát khỏi vòng u tối. Một bông hoa nhỏ cũng quí trọng dưới con mắt của vị thánh trẻ Têrêsa. Nhà văn Mỹ là Ralph Waldo Emerson nhìn cây cỏ vạn vật thiên nhiên với một con mắt hồn nhiên trong sáng, và đã khám phá ra vẻ đẹp kỳ lạ.
Ðừng bao giờ bỏ mất dịp
Nhìn ngắm mọi vẻ đẹp trong cuộc sống.
Vì vẻ đẹp là chữ viết do chính tay Chúa Trời,
Vì vẻ đẹp là chính Chúa hiện ra.
Hãy đón nhận vẻ đẹp qua từng nét mặt tươi,
qua từng khung trời rộng
qua từng bông hoa thắm.
Và hãy cảm ơn Người,
Vì mỗi vẻ đẹp là một chén hồng ân.
Vâng, con tin Chúa đang có mặt dẫn dắt cuộc sống của con. Con đã bị tình trạng mù tối hành khổ con nhiều rồi. Con muốn giũ bỏ cái áo choàng cũ là cái đà trớn đua tranh đang kềm tỏa con mất tự do, như người mù ỡ Giêricô, để bước tới vùng ánh sáng mới là chính Chúa, để được bật sáng nhìn thấy khung trời mới với giá trị mới. Mọi sự đều kỳ lạ quá. Và con bắt đầu biết cảm nhận như Mẹ Têrêsa thấy được vẻ đẹp quí trọng ngay cả nơi một nụ cười:
“Chúng ta sẽ chẳng bao giờ thấy hết được một nụ cười quí giá biết chừng nào. Chiêm niệm là nhìn thấy được mặt Chúa trong mọi sự, mọi người, mọi nơi, mọi lúc, và nhìn thấy được tay Chúa trong mọi chuyện xảy ra”.
Và tôi sẽ không bao giờ bỏ mất dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp trong cuộc sống của tôi. Chúa đã và đang làm cho tôi muôn điều kỳ lạ. Mỗi vẻ đẹp đều là một chén hồng ân, một thác nước hồng ân.
(Lm. Dũng Lạc Trần Cao Tường, VŨ KHÚC THĂNG CA, Thời Điểm xuất bản; e-mail andytuong@cox.net.)
THỜI ÐIỂM MẮT LỢN LUỘC
Gần đến ngày “bớt đầy” thêm tuổi mà thằng bé cháu chưa thấy ai động tĩnh mua quà gì cho nó cả. Bà nội vẫn dạy nó muốn gì thì cứ cầu nguyện, nên đang khi bà loay hoay thu dọn ở dưới bếp, nó liền vào phòng nhưng không khép chặt cửa mà để hé mở một chút, và quì xuống cầu nguyện to tiếng: “Lạy Chúa, sắp đến ngày “bớt đầy” của con, xin Chúa cho con một cái xe có máy chạy được, và một đôi giầy Nike giống bạn con mới có”
Bà nội nghe thấy thì buồn cười liền nói vọng vào: “Cháu tưởng Chúa điếc hay sao mà cầu nguyện lớn tiếng vậy?”
Thằng bé liền nhanh nhảu trả lời: “Cháu không sợ Chúa điếc, nhưng cháu chỉ sợ bà không nghe rõ thôi.”
LOẠN THỊ VÀ LOẠN SẮC
Thằng bé trong câu chuyện trên chưa mang nhiều hình ảnh về Chúa. Mắt nó chỉ thấy được một cách mơ hồ qua tình thương của bà, mà tình thương cũng đã bị “Mĩ hóa,” tức bị làm cho méo lệch đi, phải đo được bằng những món đồ chơi mắc tiền vào những dịp lễ đặc biệt!
Mắt cũng dễ bị tật lắm. Chưa kể bị mù, nhiều người bị cận thị hay viễn thị nặng phải đeo kính mới thấy được. Nhưng có một số người bị tật loạn thị hay loạn sắc. Loạn thị thì nhìn đường thẳng ra đường cong không thể lái xe được, nhìn hình tròn ra hình méo! Loạn sắc là nhìn màu đỏ ra màu xanh, màu vàng ra màu tím. Ðúng là loạn cả lên.
Hồi còn nhỏ mỗi lần vấp té làm bể một đồ vật gì thì tôi thường bị mẹ la là “mắt lợn luộc.” Về sau lớn lên có lần tôi thấy hai bà chửi nhau là “mắt lợn luộc” vì bà này vô ý vô tứ đạp nhằm chân bà kia khi đi ngang qua ghế. Thì ra đó là hình ảnh thân quen ở vùng quê xưa. Khi giết một con heo xong thì phải nấu nước sôi nhúng vào để làm lông. Mắt con heo lúc đó mở thao láo có vẻ vẫn “ngước mắt nhìn đời, nhìn đổi thay ta buông tiếng cười “ mà thực ra chẳng thấy gì nữa. Ðúng là mắt lợn luộc!
THỜI ÐIỂM CỨU CẤP CHỮA TRỊ
Tờ The Times-Picayune vùng New Orleans trong mục "Living" tháng qua đã diễn tả con mắt người thời đại bằng một hình ảnh dễ cảm về một cảnh cứu cấp: bệnh nhân đang nằm trên xe đẩy, bác sĩ và y tá hối hả vây quanh, người chuyển khí thở, người truyền nước biển, người đo tim. Nhưng nhìn thêm thì thấy đầu bệnh nhân là một cái TiVi có đề chữ “Trung Tâm Phát Tin.” Bị bệnh vì tin tức, vì nhìn lệch. Chữa bệnh như vậy phải chữa tin trước.
Nhìn hình ảnh này tôi tự nhiên nhớ cảnh ngày xưa ở vùng Chí Hòa thời còn xe thổ mộ, tức là xe ngựa kéo trên đường Lê Văn Duyệt đi Bến Nghé chợ Bến Thành. Xe không có ghế ngồi nên mọi người “tùy nghi” mà nêm cối “điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa.” Hành lý là quang gánh của hành khách bình dân đi buôn thúng bán mẹt thì treo lủng lẳng hai bên. Ông Vương Hồng Sển mà tả “Sài gòn Năm Xưa” thì phải thêm mục này nữa mới hấp dẫn. Nhưng hãy để ý con ngựa một tí: nó bị bịt che hai mắt, chỉ hở đủ để thấy được đường phía trước khoảng hai ba thước thôi. Ông tài xe hộp ngồi phía trước không muốn nó “thiếu nhất trí” nhìn đi chỗ khác kẻo sinh ra “ý đồ” riêng mà đi theo hướng khác, nhưng luôn phải tuân lệnh và tuân hướng của ông theo cái nhịp roi đánh vào bên nào. Cuộc đời của nó cứ thế cứ thế, cho đến khi nó không còn đủ sức làm xong cái “dóp” mỗi ngày như mọi ngày nữa.
Thì ra bệnh nhân cứu cấp với cái đầu là cái TiVi cũng chỉ là cảnh mới của chiếc xe thổ mộ Sài Gòn năm xưa. Người ngồi đàng sau màn ảnh TiVi chính là ông tài xế hộp, và con ngựa bị che mắt lại cũng có thể là chính tôi mới thật tội nghiệp. Vì ai cũng biết, hình ảnh và tin tức ngày đêm “oanh tạc” vào mắt người xem thì đúng là tin... tức mình. Những chuyện bao nhiêu người mẹ thức khuya dậy sớm lo lắng từng miếng ăn cho chồng con thì chẳng bao giờ được nhắc đến, những chuyện bao nhiêu ông bố phải rúc vào ống sắt để “bắn pháo bông” làm thợ hàn ở hãng Avondale trong những ngày mùa hè nóng kinh khủng hay mùa đông lạnh đông máu cũng chẳng thấy tờ báo nào nói tới làm gì! Những nụ cười thương yêu, những bông hoa vừa nở chẳng được nhắc đến. Nhưng chỉ cần một chuyện chó cán xe, trẻ giết người lớn, buôn xì ke, vợ đập chồng, thì được trình chiếu kỹ lưỡng. Thậm chí như vụ ông Clinton lạng quạng mà truyền hình và báo chí bỏ ra không biết bao nhiêu tiền và thời giờ. Ðúng là chuyện chó cán xe. Bệnh thật.
Nhóm Ehrhard làm thống kê trong sáu tháng cho biết tới 30% tin địa phương nói về tội ác chém giết. Khán giả phải la ó: “Nhiều máu quá! Máu chảy làm mùi tử khí lây nhanh, khích động thêm các vụ đổ máu khác nữa.” Jane Butler ở Thibodaux Louisiana đã phải lên tiếng: “Xin chiếu cho chúng tôi tin tức mà thôi, các người đừng chỉ chiếu những gì các người muốn chiếu.”
Vì hầu hết những người đọc tin và điểm tin đều không được phép đọc quá hàng chữ đang hiện ra trước mắt. Trước khi cho bản tin nào ra thì họ đã biết hướng mà khán giả phải nhìn theo là hướng nào rồi. Quan điểm và giá trị đã được ấn định hẳn hòi. Nhất trí nhá. Ðà văn minh là ở đây. Thời trang cũng là đây. Mọi người cứ thế mà theo, và cho đó là hợp thời, tiến bộ; không theo như vậy thì liền mang mặc cảm chẳng giống ai. Tự động không người lái. Chẳng ai có giờ mà tự hỏi giống ai là giống ai, và không giống ai là không giống ai? Cũng một tay tài xế hộp ngồi điều khiển con ngựa kéo xe thổ mộ thời mới mà thôi. Và mắt mình chỉ thấy cuộc đời được có vậy.
TIN VUI CHỮA MẮT (Tin Vui 30B)
Tình trạng bị che mắt mù tối hay cận thị và loạn thị nghèo khổ như con ngựa kéo xe thổ mộ của con người trong thời đại mới bây giờ được Chúa diễn tả như một người mù ăn xin tội nghiệp bên vệ đường ở Giêricô. Anh ta mỗi ngày đều làm cái “dóp” này một cách thản nhiên. Cho đến một ngày nghe tin Chúa Giêsu đi ngang qua. Ai chứ Ðức Giêsu thì anh đã nghe tiếng về quyền năng từ những ngày qua. Và anh ta ao ước tìm gặp Ngài. Thì đây dịp may hiếm có. Ðám đông đang ồn ào chen lấn. Mặc ai ngăn cản, anh cứ nhào đến cho bằng được, cứ xin, cứ kêu lớn tiếng. Thế là Chúa Giêsu đã dừng lại và bảo gọi anh đến. Anh liệng liền ngay áo choàng, xả buông cả một thế giới tăm tối tù túng cũ để bước tới gặp được Chúa Giêsu, vùng ánh sáng mới thênh thang. Ngài hỏi ngay: anh muốn tôi làm gì cho anh? Anh liền trả lời dứt khoát: “Lạy Thầy, xin cho con được trông thấy.” Và Chúa Giêsu đã cho anh ta được sáng mắt: niềm tin của anh đã chữa anh.
Mình cũng đang luẩn quẩn ba cái chuyện lẩm cẩm hằng ngày để rướn lên mà theo cho bằng được cái đà và cái trớn cúa nếp sống gọi là văn minh, của sự đua chen cho giống được ai, từ cách sắm sửa quần áo, thời trang, máy móc, tậu nhàà Cho đến một ngày mắt mờ đi mỏi mệt, nhìn mà chẳng thấy kẽ sáng nào. Ðúng là đang bị che bịt, kềm tỏa do những lệnh vô hình, “không người lái”. Kể cả người tin đạo vẫn nghe Tin Mừng của Chúa cũng mang những bộ mặt ủ rũ và những cặp mắt mất hồn không mừng gì, giống như những người đưa đám. Nhà vô thần Nietzche đã có lần chửi vào mặt người tin đạo: Mấy người hãy tỏ nét mặt tươi lên để chúng tôi tin rằng Chúa của mấy người đã sống lại. Bằng không thì đã chết từ lâu, không sống lại được đâu!”
PHÚT CẢM NHẬN
Con mắt ai đang lo âu mờ tối tuyệt vọng? Nhìn dấu chỉ thời đại mà nhận ra Ðức Kitô đã sống lại và vẫn đang hiện diện thì có sức bật sáng mọi con mắt. Nhìn và thấy được, chứ không phải mắt lợn luộc. Xin mở mắt con để nhìn thấy được. Mọi vật, mọi chuyện sẽ mang được màu sắc mới, cung điệu mới, giá trị mới dưới nhãn quan mới, được giải thoát khỏi vòng u tối. Một bông hoa nhỏ cũng quí trọng dưới con mắt của vị thánh trẻ Têrêsa. Nhà văn Mỹ là Ralph Waldo Emerson nhìn cây cỏ vạn vật thiên nhiên với một con mắt hồn nhiên trong sáng, và đã khám phá ra vẻ đẹp kỳ lạ.
Ðừng bao giờ bỏ mất dịp
Nhìn ngắm mọi vẻ đẹp trong cuộc sống.
Vì vẻ đẹp là chữ viết do chính tay Chúa Trời,
Vì vẻ đẹp là chính Chúa hiện ra.
Hãy đón nhận vẻ đẹp qua từng nét mặt tươi,
qua từng khung trời rộng
qua từng bông hoa thắm.
Và hãy cảm ơn Người,
Vì mỗi vẻ đẹp là một chén hồng ân.
Vâng, con tin Chúa đang có mặt dẫn dắt cuộc sống của con. Con đã bị tình trạng mù tối hành khổ con nhiều rồi. Con muốn giũ bỏ cái áo choàng cũ là cái đà trớn đua tranh đang kềm tỏa con mất tự do, như người mù ỡ Giêricô, để bước tới vùng ánh sáng mới là chính Chúa, để được bật sáng nhìn thấy khung trời mới với giá trị mới. Mọi sự đều kỳ lạ quá. Và con bắt đầu biết cảm nhận như Mẹ Têrêsa thấy được vẻ đẹp quí trọng ngay cả nơi một nụ cười:
“Chúng ta sẽ chẳng bao giờ thấy hết được một nụ cười quí giá biết chừng nào. Chiêm niệm là nhìn thấy được mặt Chúa trong mọi sự, mọi người, mọi nơi, mọi lúc, và nhìn thấy được tay Chúa trong mọi chuyện xảy ra”.
Và tôi sẽ không bao giờ bỏ mất dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp trong cuộc sống của tôi. Chúa đã và đang làm cho tôi muôn điều kỳ lạ. Mỗi vẻ đẹp đều là một chén hồng ân, một thác nước hồng ân.
(Lm. Dũng Lạc Trần Cao Tường, VŨ KHÚC THĂNG CA, Thời Điểm xuất bản; e-mail andytuong@cox.net.)