HÀ NỘI – Tiểu Vương Cung Thánh Đường Sở Kiện trong ngày Chầu lượt thay mặt Tổng giáo phận Hà Nội, đã có khoảng 10.000 lượt người đến nhà thờ cầu nguyện và làm giờ Thánh Thể trong các phiên Chầu. Cha xứ Giacôbê Nguyễn Văn Tập và Ban Hành giáo đã cho mở cửa nhà thờ từ 5 giờ chiều thứ Bảy 31.3.2012 và Mình Thánh Chúa được đặt trên bàn thờ từ 9 giờ 30 sáng Chúa nhật Lễ Lá ngày 1.4.2012 đến trước thánh lễ tạ ơn vào buổi chiều cùng ngày.
Xem hình ảnh
Thánh lễ tạ ơn chiều Chúa nhật Lễ Lá do Đức cha Giuse Nguyễn văn Yến chủ sự. Ngày lễ Chầu lượt của Giáo xứ Sở Kiện năm nay trùng với Lễ Lá, nên trước khi bước vào thánh lễ, Đức cha Giuse đã có nghi thức làm phép lá cho cộng đoàn. Theo truyền thống từ xưa của Giáo Hội, Chúa nhật Lễ Lá mở đầu Tuần thánh, cũng gọi là mùa Thương khó, với bài trình thuật về cuộc Tử nạn của Chúa Giêsu (Mc 14, 1-15) đã cho cộng đoàn những giây phút lắng đọng tâm hồn, tưởng niệm về mầu nhiệm Hiến tế nơi Đức Giêsu Kitô.
Trong bài giảng ngắn gọn và súc tích của Đức cha Giuse Nguyễn Văn Yến với thời lượng chưa tới 7 phút, ngài đã giải thích về những sự xuất hiện đầy bất ngờ trong Bài Thương Khó, khi mà một tuần trước, các vị Do Thái còn tỏ ra dè dặt với Chúa Giê su thì hôm nay, họ đã lên mặt tố cáo Ngài. Đích thân họ bắt bớ Ngài và công khai sách động quần chúng ghét bỏ Ngài. Tức là họ cương quyết trong việc tiêu diệt Ngài.
Đức cha nói: “Thế nhưng, trong cảnh sụp đổ kinh hoàng của niềm tin ấy chúng ta cũng thấy có những con người tốt đã đến thật bất ngờ. Ví dụ như, trên quãng đường vác Thập Giá từ chỗ xét xử lên Núi Sọ, thì người vác đỡ Thập Giá cho Chúa Giêsu lại chính là một người đi qua đường và trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời tên trộm cũng bị xử và bị đóng đinh bên cạnh Chúa, anh ta đã được Chúa cho vào Thiên đường ngay ngày hôm đó, chỉ vì anh ta đã sám hối. Tuy nhiên, giữa những bất ngờ đó còn có một sự lạ lùng hơn nữa, đó chính là sự bất ngờ ở nơi chọn lựa của Chúa Giêsu. Chúng ta biết, Ngài là Con Thiên Chúa, Ngài có thể tránh được cuộc khổ nạn nhưng Ngài đã tự hành mình để chịu khổ nạn. Ngài là Thiên Chúa đầy quyền phép, Ngài có thể biến làn sóng điên cuồng trở nên mộ mến Ngài. Nhưng Ngài đã cam lòng chịu đựng trong cô đơn, bị hành hạ, bị sỉ vả và bị đóng đinh vào Thập Giá. Trong hoàn cảnh ấy, một Thiên Chúa bị cô đơn, bị bỏ rơi. Chúng ta thấy, Ngài vẫn tin cậy phó thác nơi Thiên Chúa. Ngài đã dâng lên Thiên Chúa Cha lời dâng hiến chân thành: 'Lạy Cha! Con xin phó thác linh hồn con ở trong tay Cha'. Dù bị hành hạ, bị sỉ vả, nhưng Ngài đã xin với Chúa Cha: 'Lạy Cha. Xin tha cho họ, vì họ lầm không biết việc họ làm'”.
Ngưng giảng giây lát, Đức cha nói tiếp: “Thưa anh chị em! Tình yêu của Ngài thật là mãnh liệt. Tình yêu của Ngài đúng là mạnh hơn sự chết. Mạnh hơn tất cả mọi đau khổ của nhân loại. Vì chính tình yêu ấy đã cứu chuộc tất cả loài người chúng ta. Tình yêu của Chúa là như thế đó. Chúng ta hãy cảm tạ tình yêu của Chúa.”. Sau đó ngài kể một câu chuyện minh họa về một họa sĩ vẽ bức tranh táng xác Chúa Giêsu trong mồ, những người đến xem nhận ra những nhân vật trong bức tranh thật giống những người họ gặp hàng ngày và nhất là khuôn mặt của người đang leo lên Thập Giá để tháo đinh đóng vào tay Chúa Giê su thì khuôn mặt ấy lại chính là khuôn mặt của ông họa sĩ. Họ thắc mắc. Ông họa sĩ từ tốn trả lời họ rằng chính tội lỗi mà con người chúng ta phạm đã đóng đinh Chúa, và bây giờ, mỗi người chúng ta phải tháo đinh đã đóng đi và đứng bao giờ đóng đinh Chúa nữa.
Xem hình ảnh
Thánh lễ tạ ơn chiều Chúa nhật Lễ Lá do Đức cha Giuse Nguyễn văn Yến chủ sự. Ngày lễ Chầu lượt của Giáo xứ Sở Kiện năm nay trùng với Lễ Lá, nên trước khi bước vào thánh lễ, Đức cha Giuse đã có nghi thức làm phép lá cho cộng đoàn. Theo truyền thống từ xưa của Giáo Hội, Chúa nhật Lễ Lá mở đầu Tuần thánh, cũng gọi là mùa Thương khó, với bài trình thuật về cuộc Tử nạn của Chúa Giêsu (Mc 14, 1-15) đã cho cộng đoàn những giây phút lắng đọng tâm hồn, tưởng niệm về mầu nhiệm Hiến tế nơi Đức Giêsu Kitô.
Trong bài giảng ngắn gọn và súc tích của Đức cha Giuse Nguyễn Văn Yến với thời lượng chưa tới 7 phút, ngài đã giải thích về những sự xuất hiện đầy bất ngờ trong Bài Thương Khó, khi mà một tuần trước, các vị Do Thái còn tỏ ra dè dặt với Chúa Giê su thì hôm nay, họ đã lên mặt tố cáo Ngài. Đích thân họ bắt bớ Ngài và công khai sách động quần chúng ghét bỏ Ngài. Tức là họ cương quyết trong việc tiêu diệt Ngài.
Đức cha nói: “Thế nhưng, trong cảnh sụp đổ kinh hoàng của niềm tin ấy chúng ta cũng thấy có những con người tốt đã đến thật bất ngờ. Ví dụ như, trên quãng đường vác Thập Giá từ chỗ xét xử lên Núi Sọ, thì người vác đỡ Thập Giá cho Chúa Giêsu lại chính là một người đi qua đường và trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời tên trộm cũng bị xử và bị đóng đinh bên cạnh Chúa, anh ta đã được Chúa cho vào Thiên đường ngay ngày hôm đó, chỉ vì anh ta đã sám hối. Tuy nhiên, giữa những bất ngờ đó còn có một sự lạ lùng hơn nữa, đó chính là sự bất ngờ ở nơi chọn lựa của Chúa Giêsu. Chúng ta biết, Ngài là Con Thiên Chúa, Ngài có thể tránh được cuộc khổ nạn nhưng Ngài đã tự hành mình để chịu khổ nạn. Ngài là Thiên Chúa đầy quyền phép, Ngài có thể biến làn sóng điên cuồng trở nên mộ mến Ngài. Nhưng Ngài đã cam lòng chịu đựng trong cô đơn, bị hành hạ, bị sỉ vả và bị đóng đinh vào Thập Giá. Trong hoàn cảnh ấy, một Thiên Chúa bị cô đơn, bị bỏ rơi. Chúng ta thấy, Ngài vẫn tin cậy phó thác nơi Thiên Chúa. Ngài đã dâng lên Thiên Chúa Cha lời dâng hiến chân thành: 'Lạy Cha! Con xin phó thác linh hồn con ở trong tay Cha'. Dù bị hành hạ, bị sỉ vả, nhưng Ngài đã xin với Chúa Cha: 'Lạy Cha. Xin tha cho họ, vì họ lầm không biết việc họ làm'”.
Ngưng giảng giây lát, Đức cha nói tiếp: “Thưa anh chị em! Tình yêu của Ngài thật là mãnh liệt. Tình yêu của Ngài đúng là mạnh hơn sự chết. Mạnh hơn tất cả mọi đau khổ của nhân loại. Vì chính tình yêu ấy đã cứu chuộc tất cả loài người chúng ta. Tình yêu của Chúa là như thế đó. Chúng ta hãy cảm tạ tình yêu của Chúa.”. Sau đó ngài kể một câu chuyện minh họa về một họa sĩ vẽ bức tranh táng xác Chúa Giêsu trong mồ, những người đến xem nhận ra những nhân vật trong bức tranh thật giống những người họ gặp hàng ngày và nhất là khuôn mặt của người đang leo lên Thập Giá để tháo đinh đóng vào tay Chúa Giê su thì khuôn mặt ấy lại chính là khuôn mặt của ông họa sĩ. Họ thắc mắc. Ông họa sĩ từ tốn trả lời họ rằng chính tội lỗi mà con người chúng ta phạm đã đóng đinh Chúa, và bây giờ, mỗi người chúng ta phải tháo đinh đã đóng đi và đứng bao giờ đóng đinh Chúa nữa.