SỞ KIỆN - Ngày 27/02/2010 (tức 14 tháng giêng Âm lịch), khi mà dư âm của năm mới Canh Dần vẫn còn phảng phất đâu đây bên những mâm cơm gia đình đầm ấm thì anh chị em trong Ban điều hành Hội sinh viên Công Giáo TGP Hà Nội chúng tôi đã mời gọi nhau đến với Đền Thánh Sở Kiện để cùng chia sẻ về những cảm nghiệm thiêng liêng của mình trong Mùa Chay Thánh...
Hình ảnh sinh hoạt
Đúng như lịch hẹn, 7h45’ sáng ngày 27/02/2010, gần 50 anh chị em chúng tôi đã có mặt đông đủ tại cuối nhà thờ chính toà Hà Nội để sẵn sàng lên đường, sau một ít phút cầu nguyện cùng Đức Mẹ cả đoàn bắt đầu lên xe và xuất phát hướng về Sở Kiện. Hành trình của chúng tôi bắt đầu một cách khá yên ả, tĩnh lặng, vì dường như sự mệt mỏi của giấc ngủ vội đêm qua vẫn còn phảng phất đâu đây trên mỗi khuôn mặt của các thành viên trong đoàn.
9h30’, khi cả đoàn đặt chân đến Đền Thánh Sở Kiện thì một không gian cổ kính, đẹp, rộng rãi, thoáng mát, xanh ngút ngàn chải dài mở ra trước mặt khiến cho anh chị em chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng và bị choáng ngập. Sau ít phút lặng người đi để hoà mình vào cảnh vật, không gian nơi đây, anh chị em chúng tôi đã đem hết sức trẻ, sự vui tươi, lòng nhiệt huyết, cùng niềm tôn kính của mình vào chào Đức Cha và quý Cha quản xứ. Chải lòng mình trước những người Cha đáng kính, đoàn chúng tôi được chia thành hai tốp (nam - nữ) để đi nhận chỗ ở nghỉ ngơi. Các bạn nữ được về nghỉ cùng với các Dì dòng Biển Đức trong một không gian khá bình lặng và tách biệt, còn anh em con trai chúng tôi thì được dẫn đến nghỉ tạm tại một căn nhà cũ kĩ, rêu phong - nơi đã từng là Chủng viện của Giáo phận đàng ngoài, rồi bị chính quyền tịch thu và “được” trả lại khi giá trị sử dụng gần như không còn nữa…
13h30, sau khi dùng bữa và nghỉ trưa xong, anh chị em chúng tôi trở lại nhà nguyện để bắt đầu tham dự những chương trình chính trong hai ngày tĩnh tâm của mình. Để tiện cho việc sinh hoạt và quản lý, 50 anh chị em chúng tôi được chia đều thành 4 tổ; những chiếc điện thoại như vật bất ly thân của chúng tôi được ban tổ chức gom lại và giữ giúp để cho mọi người đỡ mất tập trung trong suốt hai ngày tĩnh tâm; những cuộc trao đổi được đề nghị thay bằng cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ để cho tâm hồn mỗi người trở nên phong phú và bình lặng hơn… Hai ngày tĩnh tâm được bắt đầu với Thánh lễ khai mạc lúc 14h30 trong một ngôi Thánh đường uy nghi, trầm cổ. Lễ vật chân thành của anh chị em chúng tôi được dâng lên trong lời nguyện tha thiết của Cha chủ tế, cùng tiếng đàn hát ngân vang khắc sâu vào những nét chạm trổ tinh xảo của ngôi Thánh đường đã làm nên một Thánh lễ vô cùng sốt sáng. Đến khi trở về nhà nguyện sau Thánh lễ rồi mà trong lòng chúng tôi vẫn như đang dâng trào một cảm giác hạnh phúc đến tột độ.
Buổi tĩnh tâm được tiếp diễn với giờ giảng phòng. Hơn một tiếng đồng hồ giảng dạy say sưa, Cha giảng phòng đã đưa chúng tôi qua hết sự kiện này tới sự kiện khác liên quan đến bất công bình, chống lại sự thật, chống lại con người với những lập luận vô cùng chặt chẽ, xúc tích khiến cho bao mệt mỏi, bất an, lo lắng của chúng tôi tan biến hết và chỉ còn lại đó một nỗi niềm thao thức đang thúc bách chúng tôi phải chung tay bảo vệ cho sự thật, cho công lý được thực thi trên quê hương đất nước thân yêu này.
Giờ chia sẻ của Cha kết thúc, từng tổ từng tổ chúng tôi cùng nhau ra đi, cùng nhau bước ra khỏi bốn bức tường nhà nguyện kín đáo, tìm đến những bãi cỏ xanh non, êm ái để chia sẻ với nhau những vui buồn, khó khăn trong cuộc sống, những niềm hạnh phúc dâng trào khi được gặp Chúa trong công việc, trong cuộc sống và trong quá trình hoạt động nhóm. Biết bao tâm sự, biết bao nỗi niềm được chia sẻ hết cho nhau trong sự tin yêu khiến chúng tôi quên đi tất cả những gì đang xảy ra, đang hiện hữu xung quanh mình… Chỉ đến khi bóng tối bao trùm hết không gian xung quanh, khiến chúng tôi không còn nhìn rõ mặt nhau nữa thì những tâm tình mới tạm lắng lại đưa anh chị em chúng tôi trở về nhà nguyện để cùng tổng kết lại tất cả tâm tình trong giờ chia sẻ theo tổ.
Buổi chiều khép lại cùng bữa cơm huynh đệ ấm cúng, hoà với tiếng nhạc du dương, êm đềm khiến cho bao mệt mỏi, ưu tư của mỗi người đều được trút bỏ hết trước khi chúng tôi bước vào giờ sinh hoạt buổi tối. Giờ sinh hoạt ban tối chúng tôi lại được nghe Cha giảng phòng chia sẻ về chủ đề “sinh viên Công giáo với cầu nguyện”. Thực sự sau khi nghe Cha chia sẻ chúng tôi mới chợt nhận ra rằng con người mình nhiều lúc khô khan, vì chúng ta đôi khi chỉ biết xin đủ thứ mà không biết tạ ơn, chỉ biết than trách, đổ tội mà không chịu nhận lỗi. Rồi chúng tôi đã cùng nhau sám hối, cùng nhau nhìn nhận lại tất cả những lỗi lầm của mình để xin được hoà giải, được trở về bên Cha Từ Ái. Đúng là ách Cha lúc nào cũng êm ái, chúng tôi đã cùng được lãnh nhận bí tích hoà giải giữa một không gian thoáng đãng. Không còn tấm màn che kín đáo và lạnh lẽo nơi toà giải tội, không còn ghế quỳ nằm ẩn khuất trong một góc tối nơi nhà nguyện; Cha đã đưa chúng tôi đến bên ghế đá mộc mạc nằm giữa những bãi cỏ xanh non trong khu vườn để lãnh nhận bí tích hoà giải, khiến cho việc xưng tội không còn nặng nề, khó khăn như chúng tôi vẫn hình dung nữa, mà thực sự là một nơi dốc bầu tâm sự và hối cải chân thành. Thật nhẹ nhàng, thật hân hoan, chúng tôi lại cùng nhau tạ ơn Chúa qua giờ Chầu Thánh Thể ban đêm trong “hơi thở” se se lạnh. Và một ngày khép lại trong màn đêm thanh vắng.
5h30’ ngày 28/02/2010, tiếng chuông báo vang lên báo cho chúng tôi biết đã đến giờ cầu nguyện ban sáng và ngày tĩnh tâm tiếp theo bắt đầu. Chương trình sinh hoạt buổi sáng tương đối nhẹ nhàng, vì sinh hoạt khá mở. Khép lại một năm đã qua với bao thành công đáng nhớ, chúng tôi lại cùng dành hơn 1 giờ sinh hoạt ban sáng để bàn về phương hướng hoạt động, cũng như công việc phải thực hiện của Hội sinh viên Công Giáo TGP trong một năm tới đây. Những vấn đề, những chương trình lớn được đưa ra bàn bạc, phản biện để đi tới thống nhất đều nhận được rất nhiều ý kiến của anh chị em, tuy không đủ thời gian cho chúng tôi đưa ra một kế hoạch hoàn chỉnh cho các chương trình trong một năm tới đây, nhưng ít nhiều chúng tôi cũng vạch ra được con đường, sứ vụ được mời gọi của mình.
Ít phút tiếp sau đó chúng tôi được giao lưu với Cha Giuse Kỷ - một người con của quê hương Sở Kiện mới về thăm lại nơi chôn rau cắt rốn sau gần 70 năm xa cách. Cha từng là giáo sư dạy về triết học tại nhiều Chủng viện và Đại học của Hoa Kỳ. Chúng tôi đã cùng đặt ra những câu hỏi cho Cha để rồi được nhận lại sự mãn nguyện vì nhiều thao thức, bối rối đều được giải toả. Chia tay Cha, anh chị em chúng tôi lại được mời gọi đi vào cuộc thương khó của Chúa Giêsu và chiêm ngắm mười bốn đàng Thánh Giá, mười bốn đường tình yêu của Ngài. Những bước đi nhọc nhằn, những lời kinh thương đau, những tiếng khóc than tha thiết trên mười bốn đường thập giá khiến chúng tôi cảm nhận được sâu sắc hơn những nỗi đau mà Chúa Giêsu đã chấp nhận chỉ vì tình yêu nhân loại đến tột cùng. Đường thập giá kết thúc cũng thật tuyệt vời dưới chân của tượng đài Thánh An Rê Dũng Lạc - người anh hùng đã sẵn sàng tử Đạo để thể hiện sự tín thác, kiên trung với Thiên Chúa tình yêu. Đúng là một sự kết thúc không thể hoàn hảo hơn, vì nó đã mở ra cho tất cả anh chị em chúng tôi một con đường mới, đó là con đường nên Thánh trong sự thật, công lý, tín thác và cầu nguyện. Hai ngày tĩnh tâm khép lại cùng Thánh lễ tạ ơn trong niềm thành kính, giữa sự ấm áp, nồng nàn, tin yêu, bình an của tất cả các thành viên tham gia. Có những nỗi vất vả, có những lúc căng thẳng, mệt mỏi, nhưng có lẽ chẳng thấm vào đâu, nếu đem ra so sánh với những cảm nghiệm thiêng liêng mà anh chị em chúng tôi đã thu lượm được sau đợt tĩnh tâm này.
Tạm chia tay Đền Thánh Sở Kiện, đoàn chúng tôi lại tiếp tục hành trình đến với trại phong Ba Sao mà dường như vẫn thấy hương vị thơm ngon, nồng nàn của cơm cháy, cá kho vùi, quyện với tiếng chim hót ríu rít vấn còn văng vẳng đâu đây. 15h30’ ngày 28/02/2010, chiếc xe Bus chầm chậm dừng bánh tại trại phong Ba Sao và hiện ra trước mắt chúng tôi là một khung cảnh núi rừng thật an bình. Chỉ với một nụ cười tươi tắn tôi đã làm quen được với hai cụ và ba em nhỏ là thành viên trong ngôi làng “xa quê” nơi đây. Sau ít phút nói chuyện với hai cụ, ba em nhỏ đã kéo tôi tới thăm ngôi nhà nhỏ, hơi thấp và ít ánh sáng, nhưng rất ấm áp của các em. Các em hăng hái kéo tôi đi thăm vườn cây, rồi cả hang động ở dãy núi gần đó nữa, nhưng tôi không đủ can đảm để vào đó, vì leo núi được một chút đã khiến tôi mệt đứt cả hơi, hơn nữa cũng đã đến lúc cả đoàn phải trở về hội trường để bắt đầu chương trình giao lưu cùng các cụ ở nơi đây. Khi tôi trở về hội trường - ngôi nhà rộng và đẹp nhất làng thì đã không còn một chỗ trống nào nữa, các cụ đã đến đông đủ và tỏ ra rất phấn khởi khi được đón tiếp đoàn chúng tôi về thăm. Tiếng ca, tiếng nhạc hoà với tiếng lòng đã tạo cho không gian thật sự ấm áp, thân tình vô cùng. Tôi không thể quên được hình ảnh một cụ ông đã ngoài 80 rồi mà hát liền một lúc 3 bài Thánh ca với cung giọng cao vút mà không thấy chút mệt mỏi nào hiện hữu trên khuôn mặt, hay bị hụt hơi trong khi hát, rồi cả một cụ bà ngoài 70 nhưng hát chèo vẫn rất da diết, đằm thắm vô cùng, lại còn tiết mục của các em thiếu nhi nữa, thật khó mà nói được hết sự ngỡ ngàng và xúc động của tất cả anh chị em chúng tôi. Những cái bắt tay, ôm hôn, cùng những lời động viên của các bác khiến tôi cảm thấy ấm áp vô cùng, nếu không cố kìm nén cảm xúc và vì sợ bị trêu là “mít ướt”, chắc tôi đã khóc như một đứa trẻ con đang đòi quà mẹ vậy. Dù rất lưu luyến nhưng chúng tôi vẫn phải chia tay các cụ, chia tay các em thiếu nhi nơi đây để về lại với thủ đô để tiếp tục học tập và hướng tới những mục tiêu mới. Xin cảm ơn tất cả các cụ và các em... vì đã cho chúng tôi hiểu được một chân lý rất đỗi bình thường mà mỗi người chúng ta thường hay bị quên lãng, đó là thứ quý giá nhất trên đời này là tình yêu thương chân thành và nó chỉ để trao ban chứ không phải để bố thí. Chúng tôi đến để thăm, nhưng thực ra lại chính là để học hỏi và được học hỏi rất nhiều…
Rời bệnh viện phong Ba Sao, chiếc xe đưa thẳng chúng tôi về Hà Nội trong những lời ca, tiếng hát kéo dài bất tận. Một chuyến đi đầy ý nghĩa, cùng những giây phút nghỉ ngơi trong Chúa thực sự khiến cho lòng trí chúng tôi cảm thấy bình an, hân hoan, vui mừng hơn bao giờ hết. Tiếng ca hoà với tiếng lòng khiến anh chị em chúng tôi càng thêm gần gũi, thân thiết nhau hơn và chắc hẳn một tương lai tươi sáng cho Hội sinh viên Công Giáo TGP Hà Nội cũng sẽ bắt đầu từ đây chăng?!
Hình ảnh sinh hoạt
Đúng như lịch hẹn, 7h45’ sáng ngày 27/02/2010, gần 50 anh chị em chúng tôi đã có mặt đông đủ tại cuối nhà thờ chính toà Hà Nội để sẵn sàng lên đường, sau một ít phút cầu nguyện cùng Đức Mẹ cả đoàn bắt đầu lên xe và xuất phát hướng về Sở Kiện. Hành trình của chúng tôi bắt đầu một cách khá yên ả, tĩnh lặng, vì dường như sự mệt mỏi của giấc ngủ vội đêm qua vẫn còn phảng phất đâu đây trên mỗi khuôn mặt của các thành viên trong đoàn.
9h30’, khi cả đoàn đặt chân đến Đền Thánh Sở Kiện thì một không gian cổ kính, đẹp, rộng rãi, thoáng mát, xanh ngút ngàn chải dài mở ra trước mặt khiến cho anh chị em chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng và bị choáng ngập. Sau ít phút lặng người đi để hoà mình vào cảnh vật, không gian nơi đây, anh chị em chúng tôi đã đem hết sức trẻ, sự vui tươi, lòng nhiệt huyết, cùng niềm tôn kính của mình vào chào Đức Cha và quý Cha quản xứ. Chải lòng mình trước những người Cha đáng kính, đoàn chúng tôi được chia thành hai tốp (nam - nữ) để đi nhận chỗ ở nghỉ ngơi. Các bạn nữ được về nghỉ cùng với các Dì dòng Biển Đức trong một không gian khá bình lặng và tách biệt, còn anh em con trai chúng tôi thì được dẫn đến nghỉ tạm tại một căn nhà cũ kĩ, rêu phong - nơi đã từng là Chủng viện của Giáo phận đàng ngoài, rồi bị chính quyền tịch thu và “được” trả lại khi giá trị sử dụng gần như không còn nữa…
13h30, sau khi dùng bữa và nghỉ trưa xong, anh chị em chúng tôi trở lại nhà nguyện để bắt đầu tham dự những chương trình chính trong hai ngày tĩnh tâm của mình. Để tiện cho việc sinh hoạt và quản lý, 50 anh chị em chúng tôi được chia đều thành 4 tổ; những chiếc điện thoại như vật bất ly thân của chúng tôi được ban tổ chức gom lại và giữ giúp để cho mọi người đỡ mất tập trung trong suốt hai ngày tĩnh tâm; những cuộc trao đổi được đề nghị thay bằng cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ để cho tâm hồn mỗi người trở nên phong phú và bình lặng hơn… Hai ngày tĩnh tâm được bắt đầu với Thánh lễ khai mạc lúc 14h30 trong một ngôi Thánh đường uy nghi, trầm cổ. Lễ vật chân thành của anh chị em chúng tôi được dâng lên trong lời nguyện tha thiết của Cha chủ tế, cùng tiếng đàn hát ngân vang khắc sâu vào những nét chạm trổ tinh xảo của ngôi Thánh đường đã làm nên một Thánh lễ vô cùng sốt sáng. Đến khi trở về nhà nguyện sau Thánh lễ rồi mà trong lòng chúng tôi vẫn như đang dâng trào một cảm giác hạnh phúc đến tột độ.
Buổi tĩnh tâm được tiếp diễn với giờ giảng phòng. Hơn một tiếng đồng hồ giảng dạy say sưa, Cha giảng phòng đã đưa chúng tôi qua hết sự kiện này tới sự kiện khác liên quan đến bất công bình, chống lại sự thật, chống lại con người với những lập luận vô cùng chặt chẽ, xúc tích khiến cho bao mệt mỏi, bất an, lo lắng của chúng tôi tan biến hết và chỉ còn lại đó một nỗi niềm thao thức đang thúc bách chúng tôi phải chung tay bảo vệ cho sự thật, cho công lý được thực thi trên quê hương đất nước thân yêu này.
Giờ chia sẻ của Cha kết thúc, từng tổ từng tổ chúng tôi cùng nhau ra đi, cùng nhau bước ra khỏi bốn bức tường nhà nguyện kín đáo, tìm đến những bãi cỏ xanh non, êm ái để chia sẻ với nhau những vui buồn, khó khăn trong cuộc sống, những niềm hạnh phúc dâng trào khi được gặp Chúa trong công việc, trong cuộc sống và trong quá trình hoạt động nhóm. Biết bao tâm sự, biết bao nỗi niềm được chia sẻ hết cho nhau trong sự tin yêu khiến chúng tôi quên đi tất cả những gì đang xảy ra, đang hiện hữu xung quanh mình… Chỉ đến khi bóng tối bao trùm hết không gian xung quanh, khiến chúng tôi không còn nhìn rõ mặt nhau nữa thì những tâm tình mới tạm lắng lại đưa anh chị em chúng tôi trở về nhà nguyện để cùng tổng kết lại tất cả tâm tình trong giờ chia sẻ theo tổ.
Buổi chiều khép lại cùng bữa cơm huynh đệ ấm cúng, hoà với tiếng nhạc du dương, êm đềm khiến cho bao mệt mỏi, ưu tư của mỗi người đều được trút bỏ hết trước khi chúng tôi bước vào giờ sinh hoạt buổi tối. Giờ sinh hoạt ban tối chúng tôi lại được nghe Cha giảng phòng chia sẻ về chủ đề “sinh viên Công giáo với cầu nguyện”. Thực sự sau khi nghe Cha chia sẻ chúng tôi mới chợt nhận ra rằng con người mình nhiều lúc khô khan, vì chúng ta đôi khi chỉ biết xin đủ thứ mà không biết tạ ơn, chỉ biết than trách, đổ tội mà không chịu nhận lỗi. Rồi chúng tôi đã cùng nhau sám hối, cùng nhau nhìn nhận lại tất cả những lỗi lầm của mình để xin được hoà giải, được trở về bên Cha Từ Ái. Đúng là ách Cha lúc nào cũng êm ái, chúng tôi đã cùng được lãnh nhận bí tích hoà giải giữa một không gian thoáng đãng. Không còn tấm màn che kín đáo và lạnh lẽo nơi toà giải tội, không còn ghế quỳ nằm ẩn khuất trong một góc tối nơi nhà nguyện; Cha đã đưa chúng tôi đến bên ghế đá mộc mạc nằm giữa những bãi cỏ xanh non trong khu vườn để lãnh nhận bí tích hoà giải, khiến cho việc xưng tội không còn nặng nề, khó khăn như chúng tôi vẫn hình dung nữa, mà thực sự là một nơi dốc bầu tâm sự và hối cải chân thành. Thật nhẹ nhàng, thật hân hoan, chúng tôi lại cùng nhau tạ ơn Chúa qua giờ Chầu Thánh Thể ban đêm trong “hơi thở” se se lạnh. Và một ngày khép lại trong màn đêm thanh vắng.
5h30’ ngày 28/02/2010, tiếng chuông báo vang lên báo cho chúng tôi biết đã đến giờ cầu nguyện ban sáng và ngày tĩnh tâm tiếp theo bắt đầu. Chương trình sinh hoạt buổi sáng tương đối nhẹ nhàng, vì sinh hoạt khá mở. Khép lại một năm đã qua với bao thành công đáng nhớ, chúng tôi lại cùng dành hơn 1 giờ sinh hoạt ban sáng để bàn về phương hướng hoạt động, cũng như công việc phải thực hiện của Hội sinh viên Công Giáo TGP trong một năm tới đây. Những vấn đề, những chương trình lớn được đưa ra bàn bạc, phản biện để đi tới thống nhất đều nhận được rất nhiều ý kiến của anh chị em, tuy không đủ thời gian cho chúng tôi đưa ra một kế hoạch hoàn chỉnh cho các chương trình trong một năm tới đây, nhưng ít nhiều chúng tôi cũng vạch ra được con đường, sứ vụ được mời gọi của mình.
Ít phút tiếp sau đó chúng tôi được giao lưu với Cha Giuse Kỷ - một người con của quê hương Sở Kiện mới về thăm lại nơi chôn rau cắt rốn sau gần 70 năm xa cách. Cha từng là giáo sư dạy về triết học tại nhiều Chủng viện và Đại học của Hoa Kỳ. Chúng tôi đã cùng đặt ra những câu hỏi cho Cha để rồi được nhận lại sự mãn nguyện vì nhiều thao thức, bối rối đều được giải toả. Chia tay Cha, anh chị em chúng tôi lại được mời gọi đi vào cuộc thương khó của Chúa Giêsu và chiêm ngắm mười bốn đàng Thánh Giá, mười bốn đường tình yêu của Ngài. Những bước đi nhọc nhằn, những lời kinh thương đau, những tiếng khóc than tha thiết trên mười bốn đường thập giá khiến chúng tôi cảm nhận được sâu sắc hơn những nỗi đau mà Chúa Giêsu đã chấp nhận chỉ vì tình yêu nhân loại đến tột cùng. Đường thập giá kết thúc cũng thật tuyệt vời dưới chân của tượng đài Thánh An Rê Dũng Lạc - người anh hùng đã sẵn sàng tử Đạo để thể hiện sự tín thác, kiên trung với Thiên Chúa tình yêu. Đúng là một sự kết thúc không thể hoàn hảo hơn, vì nó đã mở ra cho tất cả anh chị em chúng tôi một con đường mới, đó là con đường nên Thánh trong sự thật, công lý, tín thác và cầu nguyện. Hai ngày tĩnh tâm khép lại cùng Thánh lễ tạ ơn trong niềm thành kính, giữa sự ấm áp, nồng nàn, tin yêu, bình an của tất cả các thành viên tham gia. Có những nỗi vất vả, có những lúc căng thẳng, mệt mỏi, nhưng có lẽ chẳng thấm vào đâu, nếu đem ra so sánh với những cảm nghiệm thiêng liêng mà anh chị em chúng tôi đã thu lượm được sau đợt tĩnh tâm này.
Tạm chia tay Đền Thánh Sở Kiện, đoàn chúng tôi lại tiếp tục hành trình đến với trại phong Ba Sao mà dường như vẫn thấy hương vị thơm ngon, nồng nàn của cơm cháy, cá kho vùi, quyện với tiếng chim hót ríu rít vấn còn văng vẳng đâu đây. 15h30’ ngày 28/02/2010, chiếc xe Bus chầm chậm dừng bánh tại trại phong Ba Sao và hiện ra trước mắt chúng tôi là một khung cảnh núi rừng thật an bình. Chỉ với một nụ cười tươi tắn tôi đã làm quen được với hai cụ và ba em nhỏ là thành viên trong ngôi làng “xa quê” nơi đây. Sau ít phút nói chuyện với hai cụ, ba em nhỏ đã kéo tôi tới thăm ngôi nhà nhỏ, hơi thấp và ít ánh sáng, nhưng rất ấm áp của các em. Các em hăng hái kéo tôi đi thăm vườn cây, rồi cả hang động ở dãy núi gần đó nữa, nhưng tôi không đủ can đảm để vào đó, vì leo núi được một chút đã khiến tôi mệt đứt cả hơi, hơn nữa cũng đã đến lúc cả đoàn phải trở về hội trường để bắt đầu chương trình giao lưu cùng các cụ ở nơi đây. Khi tôi trở về hội trường - ngôi nhà rộng và đẹp nhất làng thì đã không còn một chỗ trống nào nữa, các cụ đã đến đông đủ và tỏ ra rất phấn khởi khi được đón tiếp đoàn chúng tôi về thăm. Tiếng ca, tiếng nhạc hoà với tiếng lòng đã tạo cho không gian thật sự ấm áp, thân tình vô cùng. Tôi không thể quên được hình ảnh một cụ ông đã ngoài 80 rồi mà hát liền một lúc 3 bài Thánh ca với cung giọng cao vút mà không thấy chút mệt mỏi nào hiện hữu trên khuôn mặt, hay bị hụt hơi trong khi hát, rồi cả một cụ bà ngoài 70 nhưng hát chèo vẫn rất da diết, đằm thắm vô cùng, lại còn tiết mục của các em thiếu nhi nữa, thật khó mà nói được hết sự ngỡ ngàng và xúc động của tất cả anh chị em chúng tôi. Những cái bắt tay, ôm hôn, cùng những lời động viên của các bác khiến tôi cảm thấy ấm áp vô cùng, nếu không cố kìm nén cảm xúc và vì sợ bị trêu là “mít ướt”, chắc tôi đã khóc như một đứa trẻ con đang đòi quà mẹ vậy. Dù rất lưu luyến nhưng chúng tôi vẫn phải chia tay các cụ, chia tay các em thiếu nhi nơi đây để về lại với thủ đô để tiếp tục học tập và hướng tới những mục tiêu mới. Xin cảm ơn tất cả các cụ và các em... vì đã cho chúng tôi hiểu được một chân lý rất đỗi bình thường mà mỗi người chúng ta thường hay bị quên lãng, đó là thứ quý giá nhất trên đời này là tình yêu thương chân thành và nó chỉ để trao ban chứ không phải để bố thí. Chúng tôi đến để thăm, nhưng thực ra lại chính là để học hỏi và được học hỏi rất nhiều…
Rời bệnh viện phong Ba Sao, chiếc xe đưa thẳng chúng tôi về Hà Nội trong những lời ca, tiếng hát kéo dài bất tận. Một chuyến đi đầy ý nghĩa, cùng những giây phút nghỉ ngơi trong Chúa thực sự khiến cho lòng trí chúng tôi cảm thấy bình an, hân hoan, vui mừng hơn bao giờ hết. Tiếng ca hoà với tiếng lòng khiến anh chị em chúng tôi càng thêm gần gũi, thân thiết nhau hơn và chắc hẳn một tương lai tươi sáng cho Hội sinh viên Công Giáo TGP Hà Nội cũng sẽ bắt đầu từ đây chăng?!