(Đoàn Giáo xứ Hạnh Thông Tây, Sài Gòn, đi viếng mộ phần cha sở tiên khởi: Đức giám mục Puginier Phước tại nhà thờ Sở Kiện, Hà Nội)
Cha sở nói: “Cha tính đi Sở Kiện lấy tài liệu cho cuốn kỷ yếu 150 năm thành lập giáo xứ Hạnh Thông Tây, đi về bằng máy bay chỉ mất 4 ngày, nhưng nghĩ lại, Cha sẽ tổ chức chuyến hành hương khoảng 45 người, đi về 12 ngày, như vậy có ý nghĩa hơn”. Tôi ghi tên, mấy đứa con tôi hỏi: Mẹ suy nghĩ kỹ chưa? - Có suy nghĩ đâu mà kỹ (vì biết suy nghĩ sẽ không dám đi, 12 ngày rong ruổi trên một chuyến xe từ Nam ra Bắc. Không Hotel, không Restaurant…Nếu không vì giá trị tinh thần thì hành hương đồng nghĩa với hành xác, phải thế không? Tôi chưa biết, lần đầu tiên tôi đi hành hương, rất tò mò khám phá, nếu bạn muốn biết, hãy cùng tôi lên đường bạn nhé.
Thứ hai 21/2/2011
Theo dự tính, 6h sáng khởi hành, nhưng xe bị trục trặc, đến 8h mới chuyển bánh. Trước khi lên xe, Cha , con đọc kinh dâng chuyến hành hương trước đài Đức Mẹ. Tôi quay ngang chào Thánh Giuse đứng đối diện đang buồn hiu hắt, thấy thương quá…(Thôi, để con gồng mình thương Thánh Giuse bằng cả đoàn gộp lại được chưa ? hì…).
Tôi ngồi gần cuối xe với mấy em giáo lý viên và cặp vợ chồng khá trẻ. Khu này là “mặt bằng” rẻ tiền nhất, không người lai vãng…(chẳng vậy mà khi đọc kinh, những hàng ghế đầu đọc đều đặn, rổn rảng, trong khi xóm nhà lá chỗ tôi ngồi toàn nhắm mắt để đó, miệng mấp máy, không biết đang đọc gì ??? dám là : Đức Mẹ làm thinh đứng đó, Đức Mẹ đứng đó làm thinh…suốt lắm à). Vừa ra khỏi nội thành, Cha thông báo: “mỗi ngày sẽ có một thánh lễ, và ba chuỗi Mân côi”. Bình thường, ngày tôi chỉ đọc 10 kinh, giờ nghe 3 chuỗi, vị chi 150 kinh, cũng không choáng, tự nguyện, vui vẻ. Dấu tốt lành đầu tiên của chuyến hành hương. Nhưng mới tới Long Khánh tôi đã bị say xe, cùng với tôi còn có chị Minh, hai chị em ói xanh mặt. Mệt đến độ sợi tóc bay vướng mặt cũng muốn bứt bỏ… Nghĩ tới đường dài đi về mấy ngàn cây số, tôi hoảng, nhắm không đi nổi, tôi nói với Cha: “Con chịu thua rồi, tới Đà Nẵng, con ở lại mấy ngày cho đỡ mệt rồi trở về Saigòn”. Cha bảo: “ cứ đi, Cha cầu nguyện cho”.
Say xe, tôi muốn đi thật nhanh, trong khi mọi người cứ “hát” liên tục. Động từ hát là từ chuyện kể của cha sở : trong lớp mẫu giáo, một em bé xin cô giáo đi tiểu, cô bảo: “Lần sau , không được nói đi tiểu, mà nói đi hát cho dễ nghe hơn”. Tối về nhà, em ngủ chung với ông nội, nửa đêm em nói : Con muốn đi hát. Ông nội không hiểu nên nói: Đêm khuya mà hát cái gì, ngủ đi. -Không , con muốn hát lắm rồi. -Thì hát đi, hát nhỏ thôi. -Hát vào đâu ông nội?. -Hát vào tai nội được rồi.
Thế là suốt chuyến đi, cứ được một lúc, xe lại ngừng cho mọi người xuống đi “hát” ngang nhiên giữa đồng vắng, lùm cây…mới đầu không quen , tôi ngại vô cùng, riết rồi cũng “vô tư” luôn.
10h tối đến Quy Nhơn. Đoàn nghỉ đêm ở khu nhà cạnh nhà thờ Chánh tòa. Tất cả ngủ chung một phòng rộng thênh thang (dĩ nhiên mỗi người một giường) không hẹn, xóm nhà lá lại nằm gần nhau. Đến lúc đó tôi mới thấy đói cồn cào (say xe, tôi không ăn gì suốt dọc đường). Tôi rủ Uyên và Ngân ra ngoài kiếm gì ăn. Quy Nhơn mới 10h đêm đã vắng tanh, chỉ còn vài hàng quán bán đêm. Ở đây có món bún chả cá khá ngon. Ăn xong, muốn lang thang “xem” QN một chút vì sáng mai phải đi sớm nhưng sợ nhà thờ đóng cửa. Ba cô cháu trở về. Đến phòng, mọi người đã ngủ say ( ngáy đều...). Ở nhà, sau 12h đêm tôi mới ngủ. Làm gì cho hết thời gian bây giờ? Không tivi, không sách đọc, nằm ngó trần nhà chờ sáng? Gần 1h, thiếp đi một chút đã nghe tiếng nói chuyện ồn ào, mở mắt ngó đồng hồ mới 3h sáng. Lậy Chúa tôi! hành hương là như vậy sao? Sẽ phải sống, ăn, ngủ, chung đụng với tập thể 45 người, mỗi người một cá tính… Hiểu ra , tôi hoảng thật sự, làm sao sống sót sau 12 ngày?
5h sáng, Hải rủ tôi, Huyền, Ngân ra bãi biển. Nhìn sóng biển Quy Nhơn thật êm, lăn tăn vỗ bờ. Nhìn những con thuyền ngoài khơi xa, thuyền đi hay về? đâu ai biết? Dưng không thấy buồn buồn…
6h trở về dự thánh lễ ở nhà nguyện, chuẩn bị đi Huế.
Thứ ba 22/2
8h lên xe đi Huế. Anh Đức đưa tôi ổ bánh mì : “ em lấy bánh mì ngửi xem sao, mẹo chữa say xe đó”. Lên xe, tôi úp ổ bánh mì vào mặt ngửi…Hay thiệt! (có lẽ mùi thơm của bánh mì làm dễ chịu, hoặc ruột bánh lọc mùi xăng khói chăng? Ai say xe thử làm xem sao nha).
Tới Đà Nẵng, xe ngừng ăn trưa. Thấy đỡ mệt, tôi quyết định đi tiếp. Ra sao thì ra…Tôi không thể chưa đi đã ngã như vậy được.
Khoảng 5h chiều, xe ngừng cho đoàn xuống lang thang một chút trước khi vào hầm đèo Hải Vân. Gió chiều se lạnh giữa núi đồi. Thấp thoáng khói chiều bên mái tranh, thấy nhớ nhà… Mới đi được 2 ngày thôi mà. Đúng là: “Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt, nghe tiếng cơm sôi đã nhớ nhà”.
Qua hầm Hải Vân, đến đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan. Cũng là buổi chiều, cũng: “Bước tới đèo Ngang bóng xế tà, cỏ cây chen đá, lá chen hoa…”. Bài thơ đọc mấy mươi năm, giờ mới cảm nhận được hết. (Mấy lần trước ra Hà Nội bằng máy bay, bay cái ào tới, có thấy, có biết gì đâu? Bởi vậy, chậm cũng có cái hay của nó đấy chứ?).
9h tối đến nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế, Huế. Huế trong mưa phùn lất phất càng thêm lạnh, xóm nhà lá tranh thủ “thăm” Huế (vì 10h nhà thờ đóng cửa). Ra cầu Tràng Tiền đứng ngắm sông Hương về đêm. Không kịp xuống thuyền nghe hát chèo, ăn chè Huế, cả nhóm kéo nhau ăn chè trên bờ, phải đến hai mươi mấy món, mỗi thứ một chút bỏ vào trong một ly chè Huế. Ăn xong nhìn nhau, rồi cùng lắc đầu: “Không ngon”!
Tối ở Huế phải trải chiếu ngủ đất, không mùng mền (trời đang lạnh, khoảng 12 độ). Đi chơi về, mọi người lại đã ngủ say (sao người ta ngủ hay thế nhỉ?). Rón rén như ăn trộm về chỗ mình, nằm co ro chờ sang. Không thể nào ngủ được. 3h, chị Minh dậy pha café. Trong đoàn, chị Minh nhanh nhẹn, chu đáo, dễ thương vô cùng. Nhờ chị mang theo ấm điện nấu nước nên sáng sớm có café uống. Nhờ vậy, 3h sang, với tôi, không còn là ‘ác mộng”. Cám ơn chị.
Thứ tư 23/2
5h sang, thánh lễ ở nhà nguyện, cha con cùng dự lễ, ấm cúng, sốt sắng. Hôm nay, đến Giáo xứ Tiếp Võ. Rời Huế, xe chạy ngang thành quách vua chúa thuở xưa. Tôi cố tưởng tượng áo bào vua rồng bay phượng múa bên lụa mềm óng ánh của cung phi mỹ nữ đang dạo chơi. Tưởng chiến bào, ngựa phi ra trận… tưởng chiến thắng oai hùng trở về, tưởng tàn quân thất thểu…Bao nhiêu thăng trầm, bao nhiêu tích án. Lịch sử đất nước đàng sau bức tường cổ kính đó. Qua Huế. Lần này tôi chưa được bước chân vào. Hẹn Huế lần sau.
Dọc đường đi, trên những cánh đồng đang vào mùa lúa chiêm, nên dù mưa phùn, gió lạnh, người ta vẫn phải dầm mình cấy lúa. Nhà nông chân lấm tay bùn. Tôi hiểu rồi câu ca dao: “Mưa phùn ướt áo tứ thân, mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu”. Nhìn những ô ruộng nhỏ bé ở miền Bắc (khác với miền Nam cò bay thẳng cánh), tôi biện minh vì thời tiết khắc nghiệt, phải chia nhỏ như vậy cho đỡ chạnh lòng.
6h chiều đến giáo xứ Tiếp Võ. Nhà thờ nằm trong khuôn viên nhỏ (so với những nhà thờ khác đoàn dừng ghé thăm). Mưa phùn đuổi theo từ Huế đến đây vẫn chưa dứt. Lạnh so vai, nhưng khi vào khu nhà nghỉ, thấy có những chiếc mền dầy to đùng tôi yên tâm (Sau đó, tôi được biết, để có những chiếc mền này, từng gia đình trong giáo xứ tự nguyện mang đến khi có đoàn khách đến thăm. Vậy đêm nay tôi ấm, có người khác phải lạnh? Thương chưa?). Trong bữa ăn tối, các bà mẹ Công Giáo đến giúp nấu ăn, dọn bàn, nhiệt tình vui vẻ với nụ cười không dứt trên môi. Các ông trong Hội Đồng giáo xứ chỉnh tề, lịch sự trong áo vest đi lại tiếp đón ân cần suốt bữa ăn, nói cười rổn rảng. Cuối bữa, Cha xứ cũng xuất hiện với những hỏi thăm chân tình. Thật cảm động với cách giao tiếp của xứ đạo nhỏ bé đầy tình người. Một xứ đạo ở quê xa xôi, có thể nghèo tiền… nhưng giầu yêu thương, chia sẻ. Cách sống đó thấm vào cả những đứa trẻ ở đây. Tôi biết điều đó khi mang bịch kẹo cho 4 em đang chơi ở sân nhà thờ. Dù không là anh em ruột, không cùng lứa tuổi (đứa lớn nhất khoảng 12t, đứa nhỏ nhất khoảng 3t), nhưng chúng vẫn chia đều cho nhau, không ỷ lớn ăn hiếp nhỏ. Tôi liên tưởng, nếu 4 em này ở Saigòn “văn minh” thì sao nhỉ? Lại nhớ lần đầu tôi đến Sapa.
Khi ấy Sapa còn hoang sơ lắm. Tôi vào làng Thượng, các em bé mắc cở, bẽn lẽn núp sau lưng mẹ. Cho quà, các em nhìn mẹ, mẹ đồng ý mới dám lấy. Cho thêm lần nữa, em lắc đầu nói “có rồi”. 10 năm sau trở lại, Sapa “văn minh” hơn. Các em bé đã biết cầm những món đồ lưu niệm chạy theo mời khách “by for me”. Có em còn xin tôi: “Cô cho con tiền ăn cơm”. Tôi cho. Bé lại nói: “Cho em con nữa”. Bó tay!!!
7h tối Cha, con cùng nhau lần hạt trước đài Đức Mẹ. Mưa chiều vẫn lất phất. Trời vẫn lạnh mà sao lòng thấy ấm, ấm vì tình người nơi đây. 8h tối lại thêm ngạc nhiên, khi mọi người trong xứ kéo nhau đến nhà thờ đọc kinh. Lời kinh cảm tạ vang đều, cho dù họ vừa trải qua một ngày lao động vất vả ruộng đồng. Tôi tìm Chúa trên Thánh Giá : Ở làng quê này, Chúa vui nhiều hơn phải không Chúa?
Thứ năm 24/2
Hôm nay đi Sở Kiện, nơi Cha Sở muốn đến để lấy thêm tài liệu cho cuốn kỷ yếu 150 năm thành lập giáo xứ Hạnh Thông Tây. Sở Kiện cũng là nơi khai mạc Năm Thánh 2010. Kể từ ngày đó, người ta biết và đến thăm Sở Kiện ngày càng đông hơn. Xe chạy lạc lối một hồi mới tìm thấy đường vào SK. Vào đến khu đất rộng 21 mẫu, phong cảnh nên thơ, liễu rũ ao hồ, nhà thờ, đền đài kiến trúc cổ xưa, dây leo xanh mát quấn quít mái ngói rêu phong. Đón nắng sáng, những con chim sẻ hồn nhiên hót ríu rít trên cửa sổ của nhà nguyện đã bị đổ vỡ xiêu vẹo vì chiến tranh. Bỗng ước được hồn nhiên như cánh chim bay để khỏi nặng lòng kiếp người u hoài trước hoang tàn đổ nát …Để không phải “ Nghe trăm tiếng ngậm ngùi, nghe lăng miếu trùng vây, nghe xa cách cuộc đời, nghe hoang phế cạnh đây” (Nhạc TCS).
Buổi sáng, sau thánh lễ đồng tế tại nhà thờ chính, Cha xứ dắt đoàn tham quan. Đầu tiên là ngôi đền để xương các vị tử đạo (trong đó 41 vị đã được phong thánh). Có những hũ lớn, nhỏ, đựng đất đã thấm máu các thánh. Có cả những chiếc roi, xiềng xích dùng làm nhục hình, tra tấn…Một niềm cảm phục, thành kính dâng lên, mọi người im lặng tưởng niệm. Tưởng một tiếng ho thôi cũng làm đau thêm các thánh đã từng chịu bao khổ hình để tuyên xưng đức tin.
Sau đó vào bên trong nhà thờ chính, cung thánh sơn son thiếp vàng rực rỡ với tượng Đức Mẹ mặc áo choàng xanh được phản chiếu ánh sáng tuyệt đẹp. Mặt Cha sở sáng lên khi thấy mộ Đức Cha Puginier Phước (1835-1892) nằm giữa bàn thờ chính. Đức Cha là cha sở đầu tiên của giáo xứ Hạnh Thông Tây, sau chuyển ra Sở Kiện, rồi làm Đức Cha. Ngài bắt đầu xây dựng giáo xứ SK ngày 25/10/1877 đến 1883 khánh thành.
Ngoài hai nơi vừa kể, còn rất nhiều đền đài, nhà nguyện nằm rải rác, đâu cũng mang đậm nét cổ kính. Trong khuôn viên, còn có một cái hồ khá rộng, nước trong vắt, thấy cả hàng liễu rũ dưới đáy hồ sâu. Khu nhà nghỉ cho khách ở đây “sang” nhất ( so với những nơi đoàn ở lại trong suốt hành trình). SK còn có món gà luộc lá chanh ngon tuyệt, thịt gà mềm ngọt, thơm, béo ngậy… ăn là ghiền. 9h tối, mặc cho trời lạnh, tôi vẫn đứng ngoài hành lang, cố ý chờ chị Dung, chẳng để làm gì, chỉ để ngó chị, ngó “Saigòn nóng hổi” cho đỡ nhớ nhà. (Chị Dung, Hội trưởng Hội các bà mẹ Công giáo, vì bận việc, không thể theo đoàn ngay từ đầu, nhưng chị hẹn bay ra với đoàn tại Sở Kiện tối nay)…
Thứ sáu 25/2
1h trưa rời Sở Kiện. 5h chiều đến giáo xứ Thái Hà- Hà Nội. Nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà nằm sát khu dân cư, bịnh viện, công viên nên chật chội, ồn ào. Ngõ hẹp, xe phải nhích từng chút một. Vào đến khuôn viên nhỏ bé càng ngậm ngùi cho sự mất mát cưỡng ép. Tuy vậy, hai ngày ở lại, thấy vui hơn khi chứng kiến lòng đạo của giáo dân. Người ta đến nhà thờ không còn chỗ đứng, kể cả ngoài sân. Đài Đức Mẹ lúc nào cũng có người đến cầu nguyện. Cái lư đồng thật lớn, nghi ngút hương khói cho đến tận 10h đêm.
Đêm tại Thái Hà trải chiếu ngủ tập thể… nhưng mền gối đầy đủ, không bị lạnh, tuy vậy tôi vẫn thức đến 1h sáng và bị đánh thức bởi tập thể lúc 3h .
Thứ bẩy 26/2
Giáo xứ Thái Hà là nơi đoàn dừng chân lâu nhất trong chuyến đi. Hôm nay, đoàn tham quan thắng cảnh, di tích Hà Nội cả ngày. Tôi ra Hà Nội lần nàylà lần thứ 3, không còn lạ HN. Tôi và Huyền quyết định ở nhà ngủ bù ( mất ngủ nhiều, tôi đuối lắm rồi, phải vậy mới có sức đi tiếp được). Chiều tối, tôi với Huyền mới lang thang ra Hồ Gươm nhìn ông đi qua bà đi lại. Hồ Gươm, cầu Thê Húc qua đền Ngọc Sơn, lúc nào cũng đông người. Sáng, người ta đi bộ quanh hồ tập thể dục.Trưa, chiều, tối khách du lịch, dân HN ra hồ hóng mát. Rời Hồ Gươm, tôi với Huyền qua khu Cầu Gỗ ăn gỏi khô bò (ở đây người ta gọi là nộm?). Dọc khu Cầu Gỗ có khá nhiều món ăn chơi giống Saigòn (giống thôi chứ hương vị vẫn khác). Những lần trước, tôi ráng mò mẫm đi tìm những món đặc sản HN như chả cá Lã Vọng, bánh tôm Hồ Tây, thịt gà luộc phố Cấm Chỉ…. Thưởng thức rồi vẫn thấy mình lạc loài giữa ẩm thực miền Bắc. Mẹ tôi bảo tôi Bắc kỳ mất gốc.
9h tối, trở về dự thánh lễ thay ngày CN (vì như tôi kể ở trên, ngõ vào chật hẹp, 5h sáng mai phải khởi hành khi đường còn vắng). Cha sở đưa đoàn đến cám ơn Cha chánh xứ. Cha nhỏ người, thoạt nhìn có vẻ lạnh lùng, nhưng khi nói chuyện mới biết Ngài có máu hài… Ngài “sử dụng” hết tất cả mình, đầu tay, chân để diễn tả những ngày sóng gió của giáo xứ. Tạ ơn Chúa đã cho chúng con những vị mục tử hết lòng dấn thân phục vụ, quả cảm, trung thành.
Chủ Nhật 27/2
Rời Hà Nội đi Nhà thờ Đá Phát Diệm. Trên đường đi, đoàn ghé thăm Nhà thờ Phú Nhai, Nam Định. Đây là nhà thờ duy nhất màu xám thay vì mầu vàng đất như hầu hết các nhà thờ phía Bắc. Khuôn viên khá rộng. Từ ngoài vào, dọc bên phải, có tượng 14 chặng Thánh Giá. Bên trái, tượng các sự kiện lớn như tiệc cưới Cana, bữa tiệc ly vv.v..Mặt tiền có lăng 83 vị tử đạo. Đền Thánh Phú Nhai được Đức Thánh Cha Benedicto phong lên Vương Cung Thánh Đường ngày 12/8/2008.
Sau đó ghé Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu. Nơi đây còn có Cô Nhi Viện Thánh An được thành lập năm 1852 do Đức Cha Thánh An tử đạo (Joseph Diaz Sanjurjo) người Tây Ban Nha với mục đích đón nhận và nuôi dưỡng trẻ mồ côi khuyết tật bị bỏ rơi từ 12t trở xuống, không phân biệt tôn giáo, cho đến bây giờ. Tòa Thánh gọi nơi đây là GÒ CÁC THÁNH ANH HÀI vì 150 năm qua đã có biết bao vị thánh trẻ đã chết tại đây.
Khoảng 5h chiều đến Nhà thờ Đá Phát Diệm. Đêm nay ngủ lại đây. Phòng khá tốt, sạch sẽ. Cất đồ xong, đoàn vội vàng theo thầy hướng dẫn đi tham quan. Trong cái nhập nhòa chiều tối, càng tăng thêm huyền bí…
Người kiến thiết quần thể Nhà thờ Đá là Cha Trần Lục 1825-1899 (quen gọi Cụ Sáu) người làng Nga Sơn, Tỉnh Thanh Hóa, xứ Kẻ Dừa. Chịu chức linh mục năm 1860. Làm chính xứ Phát Diệm năm 1865. Để xây dựng quần thể này, ngài chuẩn bị vật liệu gỗ, đá suốt 10 năm. Xây trong 6 năm thì hoàn thành. Người ta bảo trơ như gỗ đá, nhưng gỗ đá ở đây biết uốn lượn thành trúc, thành hoa, thành bướm, thành chim bên Tùng, Cúc, Trúc, Mai. Đá làm cổng, làm cột, kèo, làm tường, chấn song… Có đến đây, thấy tận mắt, mới cảm nhận được hết cái hay, cái đẹp, cái lạ của từng nét hoa văn chạm trổ, những cột gỗ to, thật to, trong nhà thờ chính mà dễ đến hai người ôm mới xuể, rồi đến những tảng đá nặng ngàn cân…làm sao chuyên chở từ rừng núi về? rồi làm sao đưa lên để xây dựng? Khi mà vào thời đó chưa có máy móc trợ giúp như bây giờ? Cảm phục Cha Trần Lục, cảm phục đức tin, cậy, mến của người xưa đã làm nên kỳ tích.Vậy đó, mà theo lời thầy hướng dẫn, Cha Sáu dặn, khi Cha chết, cứ chôn Cha trên lối đi người qua lại, không cần làm mộ bia gì cả. Nhưng người sau không đành, chôn và làm mộ bia cho Cha ngay sau Phương Đình.
Giờ Cha nằm đó ngắm mây trời giữa công trình mà bao người đời sau đến thăm viếng, ngỡ ngàng, cảm phục.
Đêm ở Phát Diệm tôi ngủ ngon nhất (như về nhà mình). Có lẽ vì những chuyện kể của ông ngoại và cha mẹ tôi (ông bà nội ngoại và cha mẹ tôi là người Phát Diệm). Chiều tha thẩn loanh quanh sân nhà thờ, tôi tự hỏi, cây nhãn nào mẹ đã từng trèo hái trái, góc kẹt nào ba tôi leo bắt tổ chim? Để giờ tôi về vui thích, mân mê từng phiến đá tưởng tượng chuyện ngày xưa.
Thứ hai 28/2
Sáng, cha chánh xứ và cha sở làm lễ đồng tế thật sốt sắng. Bài Phúc âm hôm nay, một người hỏi Chúa: làm gì để có sự sống đời đời? -Ngươi hãy về bỏ hết của cải, vợ con mà theo ta…Bài đọc này tôi đã nghe nhiều lần, nghe rồi như gió thoảng, như nghe chuyện của ai… Nhưng lần này, với tâm trạng xa nhà, tôi thầm nghĩ: một chuyến đi ngắn ngủi, biết có ngày về, mà vẫn thấy nhớ, vẫn không thể rời xa con cái, mái nhà…Chúa ơi! con lấy gì, có gì để dâng Chúa đây? Con nhận thật nhiều, cho lại chẳng bao nhiêu. Thậm chí như lời nguyện của cha sở trong thánh lễ: “Những lời con chúc tụng ngợi khen Chúa, không thêm gì cho Chúa, chỉ thêm ơn cứu rỗi cho con”. Hay một ý tưởng thật hay con đã đọc được: Nếu không khí này thuộc về một người khác kinh doanh, bạn tưởng tượng đi, nó sẽ đắt đến chừng nào? Chúa cho con như không mọi thứ, xin cho từng phút giây trong đời, chúng con luôn biết cảm tạ Chúa.
9h, lên xe đến nhà thờ chính tòa Thanh Hóa, ban đầu chỉ tính ghé qua, ai ngờ cha xứ Thanh Hóa “mê” cha sở, giữ ở lại ăn cơm nên đoàn đến giáo xứ Ngọc Lẫm chậm hơn mấy tiếng. Cảm động hơn, Cha xứ Ngọc Lẫm cho hai thầy ra tận Thanh Hóa làm hướng dẫn viên cho đoàn ghé chơi một chút với bãi biển Sầm Sơn, hòn Trống Mái (trong chuyện Trống Mái của Khái Hưng). Nhờ lang thang vậy, nên lần đi này, được biết nhiều nơi không ngờ, không dự tính trước.
5h chiều, đến Giáo xứ Ngọc Lẫm. Giáo xứ ở sâu trong đồng vắng, chiếc xe to kềnh càng chạy theo đường đất quanh co bên bờ ruộng làm thót tim. Cũng may, tài xế giỏi (tôi mà lái chắc lăn xuống ruộng lâu rồi). Xe vào sân nhà thờ, đã thấy cỗ bàn dọn lên như đám cưới, và kể từ đó cho đến 10h tối không khí rộn ràng không lúc nào dứt, nghe văng vẳng tiếng kèn tây, liền được Cha xứ giải thích, đội kèn đang tập dợt để thánh lễ sáng mai rước đoàn ra nhà thờ. Cha sở trợn mắt: “Bước đi sao trong tiếng kèn tây dưới cờ đưa lọng rước, phải tập thôi”. Cha giả bộ tập bước đi trong tiếng cười ngặt nghẽo của các cụ vừa tan giờ kinh tối trong nhà thờ bước ra. Hỏi thăm mới biết nhà các cụ cách nhà thờ mấy cây số, đường đất gập gềnh, không có điện, mỗi cụ phải cầm đèn pin để soi đường. Nhìn các cụ cầm đèn pin, cả đoàn không nín cười được khi nhớ chuyện kể của anh Hòa : Ở một giáo xứ hẻo lánh, không có điện, sáng nào cha xứ cũng tự mình soi đèn pin ra giựt chuông lễ. Một hôm, cha bật đèn pin quên tắt, bỏ vào túi quần. Có mấy bà đi lễ sáng nhìn thấy, thì thầm: Lậy Chúa tôi, của cha cái gì… cũng sáng láng!
Sáng hôm sau, đoàn được đội kèn “rước” ra nhà thờ thật long trọng, tôi ngoái nhìn cha sở đi dưới lọng che, chỉ thiếu chóp mũ tím trên đầu là y chang…Trong thánh lễ, cha giảng thật sôi động với đố vui có thưởng, mọi người trong giáo xứ Ngọc Lẫm hưởng ứng giơ tay liên tục, trả lời xong đều nhận câu: “Đúng, nhưng chưa chính xác” (câu này nghe quen quen, xưa nay có ai được tiền thưởng của cha sở đâu!?). Thánh lễ kết thúc trong niềm vui của tình hiệp thông . Chia tay Ngọc lẫm, chia tay giáo xứ đầy ắp lòng hiếu khách, nhiệt tình, vui tươi sống động.
Thứ ba 1/3
Hôm nay đi La Vang. Ngang vĩ tuyến 17, chiếc cầu sắt ngày xưa chia cắt đất nước, nhân chứng của bao nhiêu năm nội chiến còn đó. Trong chiến tranh, mọi người cùng ước muốn như cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn “ khi đất nước tôi thanh bình, tôi sẽ đi thăm…Hà Nội, vô Nam…”. Hôm nay bước chân tôi đã qua nơi này.
Lần trở về, xe không vào hầm Hải Vân mà leo đèo. Đúng như tên gọi, chỉ thấy mây và biển. Tiếc là khi đến đỉnh đèo đã vào chiều, sương mờ mịt không thấy được hết cái đẹp “lộng lẫy” của Hải Vân. Sương vây tứ phía, mưa phùn, gió lạnh. Xe đổ đèo nguy hiểm, nín thở, nhưng đổi lại, được khám phá đường lên đèo thật thú vị.
7h tối đến linh địa La Vang, cũng là nơi tôi ao ước được tới trong chuyến đi này. Lần đầu đến nên tôi háo hức vô cùng. Để balo vào chỗ mình xong, tôi chạy ào ra với Đức Mẹ. Nhìn tận mắt nơi Mẹ La Vang xưa kia hiện ra an ủi con chiên trong cơn nguy khốn, và mãi cho đến tận bây giờ Mẹ vẫn tiếp tục ban ơn cho những ai đến đây cầu xin Mẹ. Tôi ngồi đó bên Mẹ lặng thinh, chiêm ngưỡng và cảm nhận tình mẹ bao la, chỉ thế thôi…
9h tối cha, con lần hạt dưới chân Mẹ, đầm ấm, bình an. 4h sáng hôm sau, tôi và Huyền ra sớm, đã có một nhóm người đang lâm râm đọc kinh. Tôi tìm chỗ khuất sau cây cột, quỳ đó nhắm mắt cầu nguyện cho những người “gửi” tôi xin ơn Mẹ (cái đầu tôi lộn xộn lắm, nếu mở mắt, thấy gì là liên tưởng lung tung, tôi phải nhắm mắt cầm lòng trí). Đang nhắm mắt, tôi nghe tiếng khóc thút thít bên mình, mở mắt, hoảng hồn thấy bên cạnh một người xõa tóc dài, mặc nguyên bộ đồ trắng đang khóc. Ma hả trời? Định thần lại: Ủa? Kế bên Đức Mẹ sao có ma được? Là người. Cô này chắc có tâm sự gì ghê lắm nè…Tôi nhắm mắt tiếp…Lại giật mình. Lần này không đơn ca nữa mà là đồng ca. Cả nhóm người lúc nãy không thèm đọc kinh nữa mà thèm khóc, khóc thành tiếng: “ Mẹ ở con về, Mẹ ơi, Mẹ ơi…”. Tôi đơ luôn, thế là tan tành buổi sáng của tôi. Có cần “gào thét” cho mọi người biết như thế không? Lại nhớ, tôi có người quen, chị hay làm từ thiện bác ái nhưng trong âm thầm. Có lần, một người trong xứ đạo đưa chị thư mời đặt viên đá nhà thờ với lời “khuyên”: - Tập làm bác ái cho quen đi, tôi là tôi làm liên tục, ai cũng biết tiếng. Chị chỉ cười…
6h, cha dâng lễ ngay tại đài Đức Mẹ. Mưa lất phất càng lúc càng nặng hạt, phải chuyển bàn thờ chạy vào mái che (giống ngày xưa nơi đây con chiên Mẹ cũng phải chạy trốn tán loạn như thế…giờ Mẹ cho chúng con thấy phải không Mẹ?).
Từ giã Mẹ về. Ngay đường đi ra, bên tay trái, thấy có đặt viên đá đầu tiên chuẩn bị xây dựng Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ La Vang, do đặc sứ của Đức Thánh Cha Benedicto là Đức Hồng y Ivandias làm phép. Lòng thấy vui vui. Phải vậy chứ.
Thứ tư 2/3
Hôm nay đi Đà Nẵng. Trên đường ghé đền các thánh tử đạo Trí Bửu. Nơi đây, linh mục Bùi Thông Bửu và hơn 600 tín hữu tử vì đạo thời Văn Thân. Các vị đã bị phóng hỏa thiêu đốt tại nhà thờ Trí Bửu ngày 7/9/1885.
Sau đó ghé nhà thờ chính tòa Phủ Cam. Sân nhà thờ đặc biệt rất nhiều hoa hoàng hậu. Sắc hoa mầu tím rất Huế. Do lời thỉnh cầu của Đức Cha Tefano Nguyễn Như Thể, Tổng Giám mục Huế, Đức Thánh Cha Benedicto đã ban phép mở năm toàn xá tại nhà thờ nhân dịp 100 năm và được nâng lên bậc Nhà thờ Chính tòa.
Chiều tối, nghỉ tại dòng Phaolo Đức Mẹ Sao Biển của các Soeur… Phòng rất sạch sẽ, gọn gàng (‘em hiền như ma soeur’ có khi còn phải xem xét lại chứ ‘em sạch như ma soeur’thì không nghi ngờ gì nữa). Sau bữa cơm tối, ngoài trời thật ngon dưới những tán cây thùy dương. Chúng tôi ra bãi biển ngay trước nhà dòng đi lang thang. Cát biển nơi đây mịn như bột. Tôi bỏ dép, đi chân không. Cát mát êm dưới bàn chân. Ngồi nhìn sóng biển, nhìn đêm mênh mông, nhìn ra kiếp người nhỏ bé, mong manh…
Trên đường về, đến thăm Đức Mẹ Sao Biển và Thánh Giuse ngay bên cạnh. Wow! chưa thấy nơi nào nhiều hoa tươi như ở đây, vô vàn…Nguyên mảnh đất này của nhà dòng bị lấn chiếm, người ta tính xây khách sạn nhưng không thành vì khi thi công toàn bị trắc trở , đổ vỡ, nhân công bảo “do cái bà đứng đó!…”. Bây giờ họ để làm công viên. Đài Đức Mẹ được giữ lại, tiếng đồn lan xa, người đến viếng thăm, cầu nguyện, không hẳn là người Công Giáo, mà là tất cả những ai có niềm tin vào Đức Mẹ.
Thứ năm 3/3
Hôm nay đi Nha Trang. Trên đường đi ghé thăm Đức Mẹ Trà Kiệu. Ấn tượng đầu tiên của tôi là thấy Mẹ cầm cây phủ việt trên tay. Thoạt nhìn giống cây kiếm. Tôi nghĩ: “Đức Mẹ Trà Kiệu ngầu thiệt!”. Theo kể lại, thời Văn Thân, giáo xứ Trà Kiệu bị bao vây bức đạo. Đức Mẹ đã hiện ra vào ngày 11/9/1885 che chở con chiên đang bị lùng bắt, tấn công…
Đại hội Thánh Mẫu tại Trà Kiệu vào ngày 31/5/ 1971, Đức cố Giám Mục Phero Maria Phạm Ngọc Chi đã long trọng tuyên bố Trà Kiệu là trung tâm giáo phận Đà Nẵng. Kể từ đó, vào ngày 31/5, con cái Mẹ từ mọi miền đất nước về Trà Kiệu tôn vinh Mẹ. Đặc biệt nơi đây, trên núi cao 84m, lại có một cái giếng lúc nào cũng đầy nước ngon ngọt. Khách hành hương đến uống và mang về .
9h tối đến dòng Khiết Tâm - Nha Trang. Ngồi cuối xe, chịu dằn xóc nhiều, cầm cự đến hôm nay, xóm nhà lá ai cũng thấm mệt. Thanh niên khỏe như Điệp mà còn ngắc ngư nói gì đến phụ nữ. Trên xe, Ngân ói không còn biết gì nữa. Nhìn con bé rũ rượi mà thương; cái miệng tía lia, ồn ào, chọc hết người này đến người kia, giờ “tắt đài” luôn! Thấy mệt, và vì đến Nha Trang nhiều lần rồi, nên tôi tìm chỗ nghỉ, không ra phố biển nữa. Cũng tiếc, biển Nha Trang cát trắng rất đặc biệt. Ở đây còn có khá nhiều món ăn ngon. Mỗi lần đến NT, tôi thích nhất lên Tháp Bà nhìn xuống cầu Xóm Bóng, ở đó có những chiếc tầu, thuyền sơn đủ mầu thật vui . Duy nhất ở đây khi nhìn thuyền tôi vui, còn thì ở đâu cũng buồn, cũng thương lênh đênh một kiếp thuyền trôi.
Thứ sáu 4/3
Kết thúc chuyến hành hương. Hôm nay về nhà.
Trên đường về, đoàn ghé bãi Dài tắm biển. Sóng lớn, không tắm được nhiều. Mọi người ngồi chơi, trò chuyện đến 12h30 lên xe. Đi về.…
Đến Biên Hòa như đã rờ được Saigòn. Lại thấy dòng xe, dòng người đông đúc, ồn ào, chen lấn, cứ trôi, cứ quay không ngừng. Saigòn, ở thì ngán, đi lại nhớ.
9h30, xe ngừng trước cổng Nhà thờ Hạnh Thông Tây. Tạ ơn Chúa ban bình an.
Bước vào nhà, mấy đứa con tôi nói : “Trời! mẹ ốm nhách, đen thui”. Đen thiệt, nhưng “đen vỏ đỏ lòng”. Qua những nơi, những chặng đường, những người tôi đã gặp trên đường đi, những người tôi đã cùng chia sẻ buồn vui suốt 12 ngày trong chuyến hành hương, tôi thấy mình biết thông cảm, chịu đựng hơn, bớt “khó nết”, bớt “khô đạo” hơn.
Chắc chắn một điều tôi sẽ “về thu xếp lại” để khỏi “ngày quen nếp ngày” (nhạc TCS).
Mỗi ngày sẽ là một ngày mới tốt hơn, yêu thương hơn.
Cha sở nói: “Cha tính đi Sở Kiện lấy tài liệu cho cuốn kỷ yếu 150 năm thành lập giáo xứ Hạnh Thông Tây, đi về bằng máy bay chỉ mất 4 ngày, nhưng nghĩ lại, Cha sẽ tổ chức chuyến hành hương khoảng 45 người, đi về 12 ngày, như vậy có ý nghĩa hơn”. Tôi ghi tên, mấy đứa con tôi hỏi: Mẹ suy nghĩ kỹ chưa? - Có suy nghĩ đâu mà kỹ (vì biết suy nghĩ sẽ không dám đi, 12 ngày rong ruổi trên một chuyến xe từ Nam ra Bắc. Không Hotel, không Restaurant…Nếu không vì giá trị tinh thần thì hành hương đồng nghĩa với hành xác, phải thế không? Tôi chưa biết, lần đầu tiên tôi đi hành hương, rất tò mò khám phá, nếu bạn muốn biết, hãy cùng tôi lên đường bạn nhé.
Thứ hai 21/2/2011
Theo dự tính, 6h sáng khởi hành, nhưng xe bị trục trặc, đến 8h mới chuyển bánh. Trước khi lên xe, Cha , con đọc kinh dâng chuyến hành hương trước đài Đức Mẹ. Tôi quay ngang chào Thánh Giuse đứng đối diện đang buồn hiu hắt, thấy thương quá…(Thôi, để con gồng mình thương Thánh Giuse bằng cả đoàn gộp lại được chưa ? hì…).
Tôi ngồi gần cuối xe với mấy em giáo lý viên và cặp vợ chồng khá trẻ. Khu này là “mặt bằng” rẻ tiền nhất, không người lai vãng…(chẳng vậy mà khi đọc kinh, những hàng ghế đầu đọc đều đặn, rổn rảng, trong khi xóm nhà lá chỗ tôi ngồi toàn nhắm mắt để đó, miệng mấp máy, không biết đang đọc gì ??? dám là : Đức Mẹ làm thinh đứng đó, Đức Mẹ đứng đó làm thinh…suốt lắm à). Vừa ra khỏi nội thành, Cha thông báo: “mỗi ngày sẽ có một thánh lễ, và ba chuỗi Mân côi”. Bình thường, ngày tôi chỉ đọc 10 kinh, giờ nghe 3 chuỗi, vị chi 150 kinh, cũng không choáng, tự nguyện, vui vẻ. Dấu tốt lành đầu tiên của chuyến hành hương. Nhưng mới tới Long Khánh tôi đã bị say xe, cùng với tôi còn có chị Minh, hai chị em ói xanh mặt. Mệt đến độ sợi tóc bay vướng mặt cũng muốn bứt bỏ… Nghĩ tới đường dài đi về mấy ngàn cây số, tôi hoảng, nhắm không đi nổi, tôi nói với Cha: “Con chịu thua rồi, tới Đà Nẵng, con ở lại mấy ngày cho đỡ mệt rồi trở về Saigòn”. Cha bảo: “ cứ đi, Cha cầu nguyện cho”.
Say xe, tôi muốn đi thật nhanh, trong khi mọi người cứ “hát” liên tục. Động từ hát là từ chuyện kể của cha sở : trong lớp mẫu giáo, một em bé xin cô giáo đi tiểu, cô bảo: “Lần sau , không được nói đi tiểu, mà nói đi hát cho dễ nghe hơn”. Tối về nhà, em ngủ chung với ông nội, nửa đêm em nói : Con muốn đi hát. Ông nội không hiểu nên nói: Đêm khuya mà hát cái gì, ngủ đi. -Không , con muốn hát lắm rồi. -Thì hát đi, hát nhỏ thôi. -Hát vào đâu ông nội?. -Hát vào tai nội được rồi.
Thế là suốt chuyến đi, cứ được một lúc, xe lại ngừng cho mọi người xuống đi “hát” ngang nhiên giữa đồng vắng, lùm cây…mới đầu không quen , tôi ngại vô cùng, riết rồi cũng “vô tư” luôn.
10h tối đến Quy Nhơn. Đoàn nghỉ đêm ở khu nhà cạnh nhà thờ Chánh tòa. Tất cả ngủ chung một phòng rộng thênh thang (dĩ nhiên mỗi người một giường) không hẹn, xóm nhà lá lại nằm gần nhau. Đến lúc đó tôi mới thấy đói cồn cào (say xe, tôi không ăn gì suốt dọc đường). Tôi rủ Uyên và Ngân ra ngoài kiếm gì ăn. Quy Nhơn mới 10h đêm đã vắng tanh, chỉ còn vài hàng quán bán đêm. Ở đây có món bún chả cá khá ngon. Ăn xong, muốn lang thang “xem” QN một chút vì sáng mai phải đi sớm nhưng sợ nhà thờ đóng cửa. Ba cô cháu trở về. Đến phòng, mọi người đã ngủ say ( ngáy đều...). Ở nhà, sau 12h đêm tôi mới ngủ. Làm gì cho hết thời gian bây giờ? Không tivi, không sách đọc, nằm ngó trần nhà chờ sáng? Gần 1h, thiếp đi một chút đã nghe tiếng nói chuyện ồn ào, mở mắt ngó đồng hồ mới 3h sáng. Lậy Chúa tôi! hành hương là như vậy sao? Sẽ phải sống, ăn, ngủ, chung đụng với tập thể 45 người, mỗi người một cá tính… Hiểu ra , tôi hoảng thật sự, làm sao sống sót sau 12 ngày?
5h sáng, Hải rủ tôi, Huyền, Ngân ra bãi biển. Nhìn sóng biển Quy Nhơn thật êm, lăn tăn vỗ bờ. Nhìn những con thuyền ngoài khơi xa, thuyền đi hay về? đâu ai biết? Dưng không thấy buồn buồn…
6h trở về dự thánh lễ ở nhà nguyện, chuẩn bị đi Huế.
Thứ ba 22/2
8h lên xe đi Huế. Anh Đức đưa tôi ổ bánh mì : “ em lấy bánh mì ngửi xem sao, mẹo chữa say xe đó”. Lên xe, tôi úp ổ bánh mì vào mặt ngửi…Hay thiệt! (có lẽ mùi thơm của bánh mì làm dễ chịu, hoặc ruột bánh lọc mùi xăng khói chăng? Ai say xe thử làm xem sao nha).
Tới Đà Nẵng, xe ngừng ăn trưa. Thấy đỡ mệt, tôi quyết định đi tiếp. Ra sao thì ra…Tôi không thể chưa đi đã ngã như vậy được.
Khoảng 5h chiều, xe ngừng cho đoàn xuống lang thang một chút trước khi vào hầm đèo Hải Vân. Gió chiều se lạnh giữa núi đồi. Thấp thoáng khói chiều bên mái tranh, thấy nhớ nhà… Mới đi được 2 ngày thôi mà. Đúng là: “Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt, nghe tiếng cơm sôi đã nhớ nhà”.
Qua hầm Hải Vân, đến đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan. Cũng là buổi chiều, cũng: “Bước tới đèo Ngang bóng xế tà, cỏ cây chen đá, lá chen hoa…”. Bài thơ đọc mấy mươi năm, giờ mới cảm nhận được hết. (Mấy lần trước ra Hà Nội bằng máy bay, bay cái ào tới, có thấy, có biết gì đâu? Bởi vậy, chậm cũng có cái hay của nó đấy chứ?).
9h tối đến nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế, Huế. Huế trong mưa phùn lất phất càng thêm lạnh, xóm nhà lá tranh thủ “thăm” Huế (vì 10h nhà thờ đóng cửa). Ra cầu Tràng Tiền đứng ngắm sông Hương về đêm. Không kịp xuống thuyền nghe hát chèo, ăn chè Huế, cả nhóm kéo nhau ăn chè trên bờ, phải đến hai mươi mấy món, mỗi thứ một chút bỏ vào trong một ly chè Huế. Ăn xong nhìn nhau, rồi cùng lắc đầu: “Không ngon”!
Tối ở Huế phải trải chiếu ngủ đất, không mùng mền (trời đang lạnh, khoảng 12 độ). Đi chơi về, mọi người lại đã ngủ say (sao người ta ngủ hay thế nhỉ?). Rón rén như ăn trộm về chỗ mình, nằm co ro chờ sang. Không thể nào ngủ được. 3h, chị Minh dậy pha café. Trong đoàn, chị Minh nhanh nhẹn, chu đáo, dễ thương vô cùng. Nhờ chị mang theo ấm điện nấu nước nên sáng sớm có café uống. Nhờ vậy, 3h sang, với tôi, không còn là ‘ác mộng”. Cám ơn chị.
Thứ tư 23/2
5h sang, thánh lễ ở nhà nguyện, cha con cùng dự lễ, ấm cúng, sốt sắng. Hôm nay, đến Giáo xứ Tiếp Võ. Rời Huế, xe chạy ngang thành quách vua chúa thuở xưa. Tôi cố tưởng tượng áo bào vua rồng bay phượng múa bên lụa mềm óng ánh của cung phi mỹ nữ đang dạo chơi. Tưởng chiến bào, ngựa phi ra trận… tưởng chiến thắng oai hùng trở về, tưởng tàn quân thất thểu…Bao nhiêu thăng trầm, bao nhiêu tích án. Lịch sử đất nước đàng sau bức tường cổ kính đó. Qua Huế. Lần này tôi chưa được bước chân vào. Hẹn Huế lần sau.
Dọc đường đi, trên những cánh đồng đang vào mùa lúa chiêm, nên dù mưa phùn, gió lạnh, người ta vẫn phải dầm mình cấy lúa. Nhà nông chân lấm tay bùn. Tôi hiểu rồi câu ca dao: “Mưa phùn ướt áo tứ thân, mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu”. Nhìn những ô ruộng nhỏ bé ở miền Bắc (khác với miền Nam cò bay thẳng cánh), tôi biện minh vì thời tiết khắc nghiệt, phải chia nhỏ như vậy cho đỡ chạnh lòng.
6h chiều đến giáo xứ Tiếp Võ. Nhà thờ nằm trong khuôn viên nhỏ (so với những nhà thờ khác đoàn dừng ghé thăm). Mưa phùn đuổi theo từ Huế đến đây vẫn chưa dứt. Lạnh so vai, nhưng khi vào khu nhà nghỉ, thấy có những chiếc mền dầy to đùng tôi yên tâm (Sau đó, tôi được biết, để có những chiếc mền này, từng gia đình trong giáo xứ tự nguyện mang đến khi có đoàn khách đến thăm. Vậy đêm nay tôi ấm, có người khác phải lạnh? Thương chưa?). Trong bữa ăn tối, các bà mẹ Công Giáo đến giúp nấu ăn, dọn bàn, nhiệt tình vui vẻ với nụ cười không dứt trên môi. Các ông trong Hội Đồng giáo xứ chỉnh tề, lịch sự trong áo vest đi lại tiếp đón ân cần suốt bữa ăn, nói cười rổn rảng. Cuối bữa, Cha xứ cũng xuất hiện với những hỏi thăm chân tình. Thật cảm động với cách giao tiếp của xứ đạo nhỏ bé đầy tình người. Một xứ đạo ở quê xa xôi, có thể nghèo tiền… nhưng giầu yêu thương, chia sẻ. Cách sống đó thấm vào cả những đứa trẻ ở đây. Tôi biết điều đó khi mang bịch kẹo cho 4 em đang chơi ở sân nhà thờ. Dù không là anh em ruột, không cùng lứa tuổi (đứa lớn nhất khoảng 12t, đứa nhỏ nhất khoảng 3t), nhưng chúng vẫn chia đều cho nhau, không ỷ lớn ăn hiếp nhỏ. Tôi liên tưởng, nếu 4 em này ở Saigòn “văn minh” thì sao nhỉ? Lại nhớ lần đầu tôi đến Sapa.
Khi ấy Sapa còn hoang sơ lắm. Tôi vào làng Thượng, các em bé mắc cở, bẽn lẽn núp sau lưng mẹ. Cho quà, các em nhìn mẹ, mẹ đồng ý mới dám lấy. Cho thêm lần nữa, em lắc đầu nói “có rồi”. 10 năm sau trở lại, Sapa “văn minh” hơn. Các em bé đã biết cầm những món đồ lưu niệm chạy theo mời khách “by for me”. Có em còn xin tôi: “Cô cho con tiền ăn cơm”. Tôi cho. Bé lại nói: “Cho em con nữa”. Bó tay!!!
7h tối Cha, con cùng nhau lần hạt trước đài Đức Mẹ. Mưa chiều vẫn lất phất. Trời vẫn lạnh mà sao lòng thấy ấm, ấm vì tình người nơi đây. 8h tối lại thêm ngạc nhiên, khi mọi người trong xứ kéo nhau đến nhà thờ đọc kinh. Lời kinh cảm tạ vang đều, cho dù họ vừa trải qua một ngày lao động vất vả ruộng đồng. Tôi tìm Chúa trên Thánh Giá : Ở làng quê này, Chúa vui nhiều hơn phải không Chúa?
Thứ năm 24/2
Hôm nay đi Sở Kiện, nơi Cha Sở muốn đến để lấy thêm tài liệu cho cuốn kỷ yếu 150 năm thành lập giáo xứ Hạnh Thông Tây. Sở Kiện cũng là nơi khai mạc Năm Thánh 2010. Kể từ ngày đó, người ta biết và đến thăm Sở Kiện ngày càng đông hơn. Xe chạy lạc lối một hồi mới tìm thấy đường vào SK. Vào đến khu đất rộng 21 mẫu, phong cảnh nên thơ, liễu rũ ao hồ, nhà thờ, đền đài kiến trúc cổ xưa, dây leo xanh mát quấn quít mái ngói rêu phong. Đón nắng sáng, những con chim sẻ hồn nhiên hót ríu rít trên cửa sổ của nhà nguyện đã bị đổ vỡ xiêu vẹo vì chiến tranh. Bỗng ước được hồn nhiên như cánh chim bay để khỏi nặng lòng kiếp người u hoài trước hoang tàn đổ nát …Để không phải “ Nghe trăm tiếng ngậm ngùi, nghe lăng miếu trùng vây, nghe xa cách cuộc đời, nghe hoang phế cạnh đây” (Nhạc TCS).
Buổi sáng, sau thánh lễ đồng tế tại nhà thờ chính, Cha xứ dắt đoàn tham quan. Đầu tiên là ngôi đền để xương các vị tử đạo (trong đó 41 vị đã được phong thánh). Có những hũ lớn, nhỏ, đựng đất đã thấm máu các thánh. Có cả những chiếc roi, xiềng xích dùng làm nhục hình, tra tấn…Một niềm cảm phục, thành kính dâng lên, mọi người im lặng tưởng niệm. Tưởng một tiếng ho thôi cũng làm đau thêm các thánh đã từng chịu bao khổ hình để tuyên xưng đức tin.
Sau đó vào bên trong nhà thờ chính, cung thánh sơn son thiếp vàng rực rỡ với tượng Đức Mẹ mặc áo choàng xanh được phản chiếu ánh sáng tuyệt đẹp. Mặt Cha sở sáng lên khi thấy mộ Đức Cha Puginier Phước (1835-1892) nằm giữa bàn thờ chính. Đức Cha là cha sở đầu tiên của giáo xứ Hạnh Thông Tây, sau chuyển ra Sở Kiện, rồi làm Đức Cha. Ngài bắt đầu xây dựng giáo xứ SK ngày 25/10/1877 đến 1883 khánh thành.
Ngoài hai nơi vừa kể, còn rất nhiều đền đài, nhà nguyện nằm rải rác, đâu cũng mang đậm nét cổ kính. Trong khuôn viên, còn có một cái hồ khá rộng, nước trong vắt, thấy cả hàng liễu rũ dưới đáy hồ sâu. Khu nhà nghỉ cho khách ở đây “sang” nhất ( so với những nơi đoàn ở lại trong suốt hành trình). SK còn có món gà luộc lá chanh ngon tuyệt, thịt gà mềm ngọt, thơm, béo ngậy… ăn là ghiền. 9h tối, mặc cho trời lạnh, tôi vẫn đứng ngoài hành lang, cố ý chờ chị Dung, chẳng để làm gì, chỉ để ngó chị, ngó “Saigòn nóng hổi” cho đỡ nhớ nhà. (Chị Dung, Hội trưởng Hội các bà mẹ Công giáo, vì bận việc, không thể theo đoàn ngay từ đầu, nhưng chị hẹn bay ra với đoàn tại Sở Kiện tối nay)…
Thứ sáu 25/2
1h trưa rời Sở Kiện. 5h chiều đến giáo xứ Thái Hà- Hà Nội. Nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà nằm sát khu dân cư, bịnh viện, công viên nên chật chội, ồn ào. Ngõ hẹp, xe phải nhích từng chút một. Vào đến khuôn viên nhỏ bé càng ngậm ngùi cho sự mất mát cưỡng ép. Tuy vậy, hai ngày ở lại, thấy vui hơn khi chứng kiến lòng đạo của giáo dân. Người ta đến nhà thờ không còn chỗ đứng, kể cả ngoài sân. Đài Đức Mẹ lúc nào cũng có người đến cầu nguyện. Cái lư đồng thật lớn, nghi ngút hương khói cho đến tận 10h đêm.
Đêm tại Thái Hà trải chiếu ngủ tập thể… nhưng mền gối đầy đủ, không bị lạnh, tuy vậy tôi vẫn thức đến 1h sáng và bị đánh thức bởi tập thể lúc 3h .
Thứ bẩy 26/2
Giáo xứ Thái Hà là nơi đoàn dừng chân lâu nhất trong chuyến đi. Hôm nay, đoàn tham quan thắng cảnh, di tích Hà Nội cả ngày. Tôi ra Hà Nội lần nàylà lần thứ 3, không còn lạ HN. Tôi và Huyền quyết định ở nhà ngủ bù ( mất ngủ nhiều, tôi đuối lắm rồi, phải vậy mới có sức đi tiếp được). Chiều tối, tôi với Huyền mới lang thang ra Hồ Gươm nhìn ông đi qua bà đi lại. Hồ Gươm, cầu Thê Húc qua đền Ngọc Sơn, lúc nào cũng đông người. Sáng, người ta đi bộ quanh hồ tập thể dục.Trưa, chiều, tối khách du lịch, dân HN ra hồ hóng mát. Rời Hồ Gươm, tôi với Huyền qua khu Cầu Gỗ ăn gỏi khô bò (ở đây người ta gọi là nộm?). Dọc khu Cầu Gỗ có khá nhiều món ăn chơi giống Saigòn (giống thôi chứ hương vị vẫn khác). Những lần trước, tôi ráng mò mẫm đi tìm những món đặc sản HN như chả cá Lã Vọng, bánh tôm Hồ Tây, thịt gà luộc phố Cấm Chỉ…. Thưởng thức rồi vẫn thấy mình lạc loài giữa ẩm thực miền Bắc. Mẹ tôi bảo tôi Bắc kỳ mất gốc.
9h tối, trở về dự thánh lễ thay ngày CN (vì như tôi kể ở trên, ngõ vào chật hẹp, 5h sáng mai phải khởi hành khi đường còn vắng). Cha sở đưa đoàn đến cám ơn Cha chánh xứ. Cha nhỏ người, thoạt nhìn có vẻ lạnh lùng, nhưng khi nói chuyện mới biết Ngài có máu hài… Ngài “sử dụng” hết tất cả mình, đầu tay, chân để diễn tả những ngày sóng gió của giáo xứ. Tạ ơn Chúa đã cho chúng con những vị mục tử hết lòng dấn thân phục vụ, quả cảm, trung thành.
Chủ Nhật 27/2
Rời Hà Nội đi Nhà thờ Đá Phát Diệm. Trên đường đi, đoàn ghé thăm Nhà thờ Phú Nhai, Nam Định. Đây là nhà thờ duy nhất màu xám thay vì mầu vàng đất như hầu hết các nhà thờ phía Bắc. Khuôn viên khá rộng. Từ ngoài vào, dọc bên phải, có tượng 14 chặng Thánh Giá. Bên trái, tượng các sự kiện lớn như tiệc cưới Cana, bữa tiệc ly vv.v..Mặt tiền có lăng 83 vị tử đạo. Đền Thánh Phú Nhai được Đức Thánh Cha Benedicto phong lên Vương Cung Thánh Đường ngày 12/8/2008.
Sau đó ghé Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu. Nơi đây còn có Cô Nhi Viện Thánh An được thành lập năm 1852 do Đức Cha Thánh An tử đạo (Joseph Diaz Sanjurjo) người Tây Ban Nha với mục đích đón nhận và nuôi dưỡng trẻ mồ côi khuyết tật bị bỏ rơi từ 12t trở xuống, không phân biệt tôn giáo, cho đến bây giờ. Tòa Thánh gọi nơi đây là GÒ CÁC THÁNH ANH HÀI vì 150 năm qua đã có biết bao vị thánh trẻ đã chết tại đây.
Khoảng 5h chiều đến Nhà thờ Đá Phát Diệm. Đêm nay ngủ lại đây. Phòng khá tốt, sạch sẽ. Cất đồ xong, đoàn vội vàng theo thầy hướng dẫn đi tham quan. Trong cái nhập nhòa chiều tối, càng tăng thêm huyền bí…
Người kiến thiết quần thể Nhà thờ Đá là Cha Trần Lục 1825-1899 (quen gọi Cụ Sáu) người làng Nga Sơn, Tỉnh Thanh Hóa, xứ Kẻ Dừa. Chịu chức linh mục năm 1860. Làm chính xứ Phát Diệm năm 1865. Để xây dựng quần thể này, ngài chuẩn bị vật liệu gỗ, đá suốt 10 năm. Xây trong 6 năm thì hoàn thành. Người ta bảo trơ như gỗ đá, nhưng gỗ đá ở đây biết uốn lượn thành trúc, thành hoa, thành bướm, thành chim bên Tùng, Cúc, Trúc, Mai. Đá làm cổng, làm cột, kèo, làm tường, chấn song… Có đến đây, thấy tận mắt, mới cảm nhận được hết cái hay, cái đẹp, cái lạ của từng nét hoa văn chạm trổ, những cột gỗ to, thật to, trong nhà thờ chính mà dễ đến hai người ôm mới xuể, rồi đến những tảng đá nặng ngàn cân…làm sao chuyên chở từ rừng núi về? rồi làm sao đưa lên để xây dựng? Khi mà vào thời đó chưa có máy móc trợ giúp như bây giờ? Cảm phục Cha Trần Lục, cảm phục đức tin, cậy, mến của người xưa đã làm nên kỳ tích.Vậy đó, mà theo lời thầy hướng dẫn, Cha Sáu dặn, khi Cha chết, cứ chôn Cha trên lối đi người qua lại, không cần làm mộ bia gì cả. Nhưng người sau không đành, chôn và làm mộ bia cho Cha ngay sau Phương Đình.
Giờ Cha nằm đó ngắm mây trời giữa công trình mà bao người đời sau đến thăm viếng, ngỡ ngàng, cảm phục.
Đêm ở Phát Diệm tôi ngủ ngon nhất (như về nhà mình). Có lẽ vì những chuyện kể của ông ngoại và cha mẹ tôi (ông bà nội ngoại và cha mẹ tôi là người Phát Diệm). Chiều tha thẩn loanh quanh sân nhà thờ, tôi tự hỏi, cây nhãn nào mẹ đã từng trèo hái trái, góc kẹt nào ba tôi leo bắt tổ chim? Để giờ tôi về vui thích, mân mê từng phiến đá tưởng tượng chuyện ngày xưa.
Thứ hai 28/2
Sáng, cha chánh xứ và cha sở làm lễ đồng tế thật sốt sắng. Bài Phúc âm hôm nay, một người hỏi Chúa: làm gì để có sự sống đời đời? -Ngươi hãy về bỏ hết của cải, vợ con mà theo ta…Bài đọc này tôi đã nghe nhiều lần, nghe rồi như gió thoảng, như nghe chuyện của ai… Nhưng lần này, với tâm trạng xa nhà, tôi thầm nghĩ: một chuyến đi ngắn ngủi, biết có ngày về, mà vẫn thấy nhớ, vẫn không thể rời xa con cái, mái nhà…Chúa ơi! con lấy gì, có gì để dâng Chúa đây? Con nhận thật nhiều, cho lại chẳng bao nhiêu. Thậm chí như lời nguyện của cha sở trong thánh lễ: “Những lời con chúc tụng ngợi khen Chúa, không thêm gì cho Chúa, chỉ thêm ơn cứu rỗi cho con”. Hay một ý tưởng thật hay con đã đọc được: Nếu không khí này thuộc về một người khác kinh doanh, bạn tưởng tượng đi, nó sẽ đắt đến chừng nào? Chúa cho con như không mọi thứ, xin cho từng phút giây trong đời, chúng con luôn biết cảm tạ Chúa.
9h, lên xe đến nhà thờ chính tòa Thanh Hóa, ban đầu chỉ tính ghé qua, ai ngờ cha xứ Thanh Hóa “mê” cha sở, giữ ở lại ăn cơm nên đoàn đến giáo xứ Ngọc Lẫm chậm hơn mấy tiếng. Cảm động hơn, Cha xứ Ngọc Lẫm cho hai thầy ra tận Thanh Hóa làm hướng dẫn viên cho đoàn ghé chơi một chút với bãi biển Sầm Sơn, hòn Trống Mái (trong chuyện Trống Mái của Khái Hưng). Nhờ lang thang vậy, nên lần đi này, được biết nhiều nơi không ngờ, không dự tính trước.
5h chiều, đến Giáo xứ Ngọc Lẫm. Giáo xứ ở sâu trong đồng vắng, chiếc xe to kềnh càng chạy theo đường đất quanh co bên bờ ruộng làm thót tim. Cũng may, tài xế giỏi (tôi mà lái chắc lăn xuống ruộng lâu rồi). Xe vào sân nhà thờ, đã thấy cỗ bàn dọn lên như đám cưới, và kể từ đó cho đến 10h tối không khí rộn ràng không lúc nào dứt, nghe văng vẳng tiếng kèn tây, liền được Cha xứ giải thích, đội kèn đang tập dợt để thánh lễ sáng mai rước đoàn ra nhà thờ. Cha sở trợn mắt: “Bước đi sao trong tiếng kèn tây dưới cờ đưa lọng rước, phải tập thôi”. Cha giả bộ tập bước đi trong tiếng cười ngặt nghẽo của các cụ vừa tan giờ kinh tối trong nhà thờ bước ra. Hỏi thăm mới biết nhà các cụ cách nhà thờ mấy cây số, đường đất gập gềnh, không có điện, mỗi cụ phải cầm đèn pin để soi đường. Nhìn các cụ cầm đèn pin, cả đoàn không nín cười được khi nhớ chuyện kể của anh Hòa : Ở một giáo xứ hẻo lánh, không có điện, sáng nào cha xứ cũng tự mình soi đèn pin ra giựt chuông lễ. Một hôm, cha bật đèn pin quên tắt, bỏ vào túi quần. Có mấy bà đi lễ sáng nhìn thấy, thì thầm: Lậy Chúa tôi, của cha cái gì… cũng sáng láng!
Sáng hôm sau, đoàn được đội kèn “rước” ra nhà thờ thật long trọng, tôi ngoái nhìn cha sở đi dưới lọng che, chỉ thiếu chóp mũ tím trên đầu là y chang…Trong thánh lễ, cha giảng thật sôi động với đố vui có thưởng, mọi người trong giáo xứ Ngọc Lẫm hưởng ứng giơ tay liên tục, trả lời xong đều nhận câu: “Đúng, nhưng chưa chính xác” (câu này nghe quen quen, xưa nay có ai được tiền thưởng của cha sở đâu!?). Thánh lễ kết thúc trong niềm vui của tình hiệp thông . Chia tay Ngọc lẫm, chia tay giáo xứ đầy ắp lòng hiếu khách, nhiệt tình, vui tươi sống động.
Thứ ba 1/3
Hôm nay đi La Vang. Ngang vĩ tuyến 17, chiếc cầu sắt ngày xưa chia cắt đất nước, nhân chứng của bao nhiêu năm nội chiến còn đó. Trong chiến tranh, mọi người cùng ước muốn như cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn “ khi đất nước tôi thanh bình, tôi sẽ đi thăm…Hà Nội, vô Nam…”. Hôm nay bước chân tôi đã qua nơi này.
Lần trở về, xe không vào hầm Hải Vân mà leo đèo. Đúng như tên gọi, chỉ thấy mây và biển. Tiếc là khi đến đỉnh đèo đã vào chiều, sương mờ mịt không thấy được hết cái đẹp “lộng lẫy” của Hải Vân. Sương vây tứ phía, mưa phùn, gió lạnh. Xe đổ đèo nguy hiểm, nín thở, nhưng đổi lại, được khám phá đường lên đèo thật thú vị.
7h tối đến linh địa La Vang, cũng là nơi tôi ao ước được tới trong chuyến đi này. Lần đầu đến nên tôi háo hức vô cùng. Để balo vào chỗ mình xong, tôi chạy ào ra với Đức Mẹ. Nhìn tận mắt nơi Mẹ La Vang xưa kia hiện ra an ủi con chiên trong cơn nguy khốn, và mãi cho đến tận bây giờ Mẹ vẫn tiếp tục ban ơn cho những ai đến đây cầu xin Mẹ. Tôi ngồi đó bên Mẹ lặng thinh, chiêm ngưỡng và cảm nhận tình mẹ bao la, chỉ thế thôi…
9h tối cha, con lần hạt dưới chân Mẹ, đầm ấm, bình an. 4h sáng hôm sau, tôi và Huyền ra sớm, đã có một nhóm người đang lâm râm đọc kinh. Tôi tìm chỗ khuất sau cây cột, quỳ đó nhắm mắt cầu nguyện cho những người “gửi” tôi xin ơn Mẹ (cái đầu tôi lộn xộn lắm, nếu mở mắt, thấy gì là liên tưởng lung tung, tôi phải nhắm mắt cầm lòng trí). Đang nhắm mắt, tôi nghe tiếng khóc thút thít bên mình, mở mắt, hoảng hồn thấy bên cạnh một người xõa tóc dài, mặc nguyên bộ đồ trắng đang khóc. Ma hả trời? Định thần lại: Ủa? Kế bên Đức Mẹ sao có ma được? Là người. Cô này chắc có tâm sự gì ghê lắm nè…Tôi nhắm mắt tiếp…Lại giật mình. Lần này không đơn ca nữa mà là đồng ca. Cả nhóm người lúc nãy không thèm đọc kinh nữa mà thèm khóc, khóc thành tiếng: “ Mẹ ở con về, Mẹ ơi, Mẹ ơi…”. Tôi đơ luôn, thế là tan tành buổi sáng của tôi. Có cần “gào thét” cho mọi người biết như thế không? Lại nhớ, tôi có người quen, chị hay làm từ thiện bác ái nhưng trong âm thầm. Có lần, một người trong xứ đạo đưa chị thư mời đặt viên đá nhà thờ với lời “khuyên”: - Tập làm bác ái cho quen đi, tôi là tôi làm liên tục, ai cũng biết tiếng. Chị chỉ cười…
6h, cha dâng lễ ngay tại đài Đức Mẹ. Mưa lất phất càng lúc càng nặng hạt, phải chuyển bàn thờ chạy vào mái che (giống ngày xưa nơi đây con chiên Mẹ cũng phải chạy trốn tán loạn như thế…giờ Mẹ cho chúng con thấy phải không Mẹ?).
Từ giã Mẹ về. Ngay đường đi ra, bên tay trái, thấy có đặt viên đá đầu tiên chuẩn bị xây dựng Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ La Vang, do đặc sứ của Đức Thánh Cha Benedicto là Đức Hồng y Ivandias làm phép. Lòng thấy vui vui. Phải vậy chứ.
Thứ tư 2/3
Hôm nay đi Đà Nẵng. Trên đường ghé đền các thánh tử đạo Trí Bửu. Nơi đây, linh mục Bùi Thông Bửu và hơn 600 tín hữu tử vì đạo thời Văn Thân. Các vị đã bị phóng hỏa thiêu đốt tại nhà thờ Trí Bửu ngày 7/9/1885.
Sau đó ghé nhà thờ chính tòa Phủ Cam. Sân nhà thờ đặc biệt rất nhiều hoa hoàng hậu. Sắc hoa mầu tím rất Huế. Do lời thỉnh cầu của Đức Cha Tefano Nguyễn Như Thể, Tổng Giám mục Huế, Đức Thánh Cha Benedicto đã ban phép mở năm toàn xá tại nhà thờ nhân dịp 100 năm và được nâng lên bậc Nhà thờ Chính tòa.
Chiều tối, nghỉ tại dòng Phaolo Đức Mẹ Sao Biển của các Soeur… Phòng rất sạch sẽ, gọn gàng (‘em hiền như ma soeur’ có khi còn phải xem xét lại chứ ‘em sạch như ma soeur’thì không nghi ngờ gì nữa). Sau bữa cơm tối, ngoài trời thật ngon dưới những tán cây thùy dương. Chúng tôi ra bãi biển ngay trước nhà dòng đi lang thang. Cát biển nơi đây mịn như bột. Tôi bỏ dép, đi chân không. Cát mát êm dưới bàn chân. Ngồi nhìn sóng biển, nhìn đêm mênh mông, nhìn ra kiếp người nhỏ bé, mong manh…
Trên đường về, đến thăm Đức Mẹ Sao Biển và Thánh Giuse ngay bên cạnh. Wow! chưa thấy nơi nào nhiều hoa tươi như ở đây, vô vàn…Nguyên mảnh đất này của nhà dòng bị lấn chiếm, người ta tính xây khách sạn nhưng không thành vì khi thi công toàn bị trắc trở , đổ vỡ, nhân công bảo “do cái bà đứng đó!…”. Bây giờ họ để làm công viên. Đài Đức Mẹ được giữ lại, tiếng đồn lan xa, người đến viếng thăm, cầu nguyện, không hẳn là người Công Giáo, mà là tất cả những ai có niềm tin vào Đức Mẹ.
Thứ năm 3/3
Hôm nay đi Nha Trang. Trên đường đi ghé thăm Đức Mẹ Trà Kiệu. Ấn tượng đầu tiên của tôi là thấy Mẹ cầm cây phủ việt trên tay. Thoạt nhìn giống cây kiếm. Tôi nghĩ: “Đức Mẹ Trà Kiệu ngầu thiệt!”. Theo kể lại, thời Văn Thân, giáo xứ Trà Kiệu bị bao vây bức đạo. Đức Mẹ đã hiện ra vào ngày 11/9/1885 che chở con chiên đang bị lùng bắt, tấn công…
Đại hội Thánh Mẫu tại Trà Kiệu vào ngày 31/5/ 1971, Đức cố Giám Mục Phero Maria Phạm Ngọc Chi đã long trọng tuyên bố Trà Kiệu là trung tâm giáo phận Đà Nẵng. Kể từ đó, vào ngày 31/5, con cái Mẹ từ mọi miền đất nước về Trà Kiệu tôn vinh Mẹ. Đặc biệt nơi đây, trên núi cao 84m, lại có một cái giếng lúc nào cũng đầy nước ngon ngọt. Khách hành hương đến uống và mang về .
9h tối đến dòng Khiết Tâm - Nha Trang. Ngồi cuối xe, chịu dằn xóc nhiều, cầm cự đến hôm nay, xóm nhà lá ai cũng thấm mệt. Thanh niên khỏe như Điệp mà còn ngắc ngư nói gì đến phụ nữ. Trên xe, Ngân ói không còn biết gì nữa. Nhìn con bé rũ rượi mà thương; cái miệng tía lia, ồn ào, chọc hết người này đến người kia, giờ “tắt đài” luôn! Thấy mệt, và vì đến Nha Trang nhiều lần rồi, nên tôi tìm chỗ nghỉ, không ra phố biển nữa. Cũng tiếc, biển Nha Trang cát trắng rất đặc biệt. Ở đây còn có khá nhiều món ăn ngon. Mỗi lần đến NT, tôi thích nhất lên Tháp Bà nhìn xuống cầu Xóm Bóng, ở đó có những chiếc tầu, thuyền sơn đủ mầu thật vui . Duy nhất ở đây khi nhìn thuyền tôi vui, còn thì ở đâu cũng buồn, cũng thương lênh đênh một kiếp thuyền trôi.
Thứ sáu 4/3
Kết thúc chuyến hành hương. Hôm nay về nhà.
Trên đường về, đoàn ghé bãi Dài tắm biển. Sóng lớn, không tắm được nhiều. Mọi người ngồi chơi, trò chuyện đến 12h30 lên xe. Đi về.…
Đến Biên Hòa như đã rờ được Saigòn. Lại thấy dòng xe, dòng người đông đúc, ồn ào, chen lấn, cứ trôi, cứ quay không ngừng. Saigòn, ở thì ngán, đi lại nhớ.
9h30, xe ngừng trước cổng Nhà thờ Hạnh Thông Tây. Tạ ơn Chúa ban bình an.
Bước vào nhà, mấy đứa con tôi nói : “Trời! mẹ ốm nhách, đen thui”. Đen thiệt, nhưng “đen vỏ đỏ lòng”. Qua những nơi, những chặng đường, những người tôi đã gặp trên đường đi, những người tôi đã cùng chia sẻ buồn vui suốt 12 ngày trong chuyến hành hương, tôi thấy mình biết thông cảm, chịu đựng hơn, bớt “khó nết”, bớt “khô đạo” hơn.
Chắc chắn một điều tôi sẽ “về thu xếp lại” để khỏi “ngày quen nếp ngày” (nhạc TCS).
Mỗi ngày sẽ là một ngày mới tốt hơn, yêu thương hơn.