Vượt thắng đói nghèo bằng cách noi gương Chúa Giêsu
Rôma (CNA / EWTN News) - Cha Pedro Opeka đến Rôme trong tuần này để chia sẻ chứng tá của ngài như là một nhà truyền giáo và nâng cao nhận thức thế giới về cơ hội diệt trừ đói nghèo.
"Người nghèo đã truyền giáo cho tôi!" Vị linh mục truyền giáo người Argentina làm việc tại Madagascar đã thốt lên như thế. Cha Pedro có ba bài thuyết trình ở Rôma trong tuần với chủ đề: "Vượt thắng đói nghèo: những chứng tá của Cha Pedro".
Cha Pedro giải thích với CNA rằng ngài muốn gửi thông điệp của Tin Mừng cho thế giới, để "tất cả mọi người trên trái đất này, tất cả mọi người trên hành tinh này, sẽ là huynh đệ với nhau và (sẽ) giúp đỡ lẫn nhau". Cha cho biết: "Trong thế giới này, nơi có rất nhiều của cải, không nên có hàng ngàn người sống trong sự đói. Đây là một sự bất công kêu thấu trời xanh".
Cha Pedro, người đã làm việc tại Madagascar trong 40 năm, cho hay Phi Châu và Madagascar là một lục địa rất khổ sở: "Sứ điệp của tôi là con người liên đới với nhau, chia sẻ những gì chúng ta có, bởi vì của cải chúng ta được ban cho là để chúng ta chia sẻ, vì những gì tôi không cần thì lãng phí. Có một câu tục ngữ Ấn Độ nói rằng, 'Tại sao lại giữ thứ gì đó mà người hàng xóm cần nó?'".
Cha Pedro cho biết đói nghèo có thể khắc phục được bằng cách bắt chước Chúa Giêsu Kitô: "Tôi có thể nói rằng thời đại ngày nay, người ta có thể vượt qua đói nghèo. Có thể quay lại với người nghèo với phẩm giá của họ như là con cái Thiên Chúa. Tôi sống giữa một người nghèo, một người sống trong nghèo đói cùng cực, và với phẩm giá, đức tin, và tình thương chúng ta nhấc mình ra khỏi đói nghèo cùng cực này".
Câu chuyện của Cha Pedro
Cha Pedro Pablo Opeka sinh năm 1948 tại Buenos Aires, Argentina. Cha mẹ ngài, ông cố Luis Opeka và bà cố Maria Marolt, là người di dân Slovenia, đã đến đất nước Argentina vào tháng Giêng năm 1948 để thoát khỏi cộng sản ở Slovenia.
Lúc 18 tuổi, ngài gia nhập chủng viện của Dòng Truyền Giáo Thánh Vinh Sơn đệ Phaolô tại San Miguel, Argentina. Hai năm sau, ngài đến Âu Châu để học triết học tại Slovenia và thần học tại Pháp. Sau đó, ngài đã trải qua hai năm truyền giáo ở Madagascar.
Năm 1975, ngài được phong chức linh mục tại Nhà thờ Chánh tòa Luján, và năm 1976 ngài trở về Madagascar, nơi ngài lưu lại đến nay.
Khi chứng kiến đói nghèo tuyệt vọng ở thủ đô Antananarivo, nhất là ở các bãi rác nơi mà người dân sống trong những cái hộp và trẻ em giành ăn với heo, ngài quyết định làm điều gì đó cho người nghèo.
Năm 1990, ngài thành lập Hiệp hội Nhân đạo Akamasoa, với ý nghĩa "Những người bạn tốt", để phục vụ cho những người gặp khó khăn.
Với sự giúp đỡ từ nước ngoài và công việc của người dân Madagascar, ngài đã thành lập những ngôi làng nhỏ, những trường học, những ngân hàng thực phẩm, các doanh nghiệp nhỏ và ngay cả một bệnh viện.
Ngày nay, năm ngôi làng mà ngài đã thành lập là nhà của hơn 17.000 người, 60 phần trăm trong số đó là trẻ em dưới 15 tuổi. Khoảng 9.500 trẻ em học ở các trường của ngài và Hiệp hội mang đến việc làm cho hơn 3.500 người. Khoảng 300.000 người đã nhận được được sự hỗ trợ bằng cách này hay cách khác từ Hiệp hội.
Cha Pedro đã được đề cử cho giải Nobel Hòa bình nhiều lần và đã nhận được nhiều giải thưởng ở Âu Châu, trong đó có Giải Thưởng Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận về Phát triển và Liên Đới, được trao cho ngài vào năm 2008 ở Tòa Thánh Vatican.
Rôma (CNA / EWTN News) - Cha Pedro Opeka đến Rôme trong tuần này để chia sẻ chứng tá của ngài như là một nhà truyền giáo và nâng cao nhận thức thế giới về cơ hội diệt trừ đói nghèo.
"Người nghèo đã truyền giáo cho tôi!" Vị linh mục truyền giáo người Argentina làm việc tại Madagascar đã thốt lên như thế. Cha Pedro có ba bài thuyết trình ở Rôma trong tuần với chủ đề: "Vượt thắng đói nghèo: những chứng tá của Cha Pedro".
Cha Pedro giải thích với CNA rằng ngài muốn gửi thông điệp của Tin Mừng cho thế giới, để "tất cả mọi người trên trái đất này, tất cả mọi người trên hành tinh này, sẽ là huynh đệ với nhau và (sẽ) giúp đỡ lẫn nhau". Cha cho biết: "Trong thế giới này, nơi có rất nhiều của cải, không nên có hàng ngàn người sống trong sự đói. Đây là một sự bất công kêu thấu trời xanh".
Cha Pedro, người đã làm việc tại Madagascar trong 40 năm, cho hay Phi Châu và Madagascar là một lục địa rất khổ sở: "Sứ điệp của tôi là con người liên đới với nhau, chia sẻ những gì chúng ta có, bởi vì của cải chúng ta được ban cho là để chúng ta chia sẻ, vì những gì tôi không cần thì lãng phí. Có một câu tục ngữ Ấn Độ nói rằng, 'Tại sao lại giữ thứ gì đó mà người hàng xóm cần nó?'".
Cha Pedro cho biết đói nghèo có thể khắc phục được bằng cách bắt chước Chúa Giêsu Kitô: "Tôi có thể nói rằng thời đại ngày nay, người ta có thể vượt qua đói nghèo. Có thể quay lại với người nghèo với phẩm giá của họ như là con cái Thiên Chúa. Tôi sống giữa một người nghèo, một người sống trong nghèo đói cùng cực, và với phẩm giá, đức tin, và tình thương chúng ta nhấc mình ra khỏi đói nghèo cùng cực này".
Câu chuyện của Cha Pedro
Cha Pedro Pablo Opeka sinh năm 1948 tại Buenos Aires, Argentina. Cha mẹ ngài, ông cố Luis Opeka và bà cố Maria Marolt, là người di dân Slovenia, đã đến đất nước Argentina vào tháng Giêng năm 1948 để thoát khỏi cộng sản ở Slovenia.
Lúc 18 tuổi, ngài gia nhập chủng viện của Dòng Truyền Giáo Thánh Vinh Sơn đệ Phaolô tại San Miguel, Argentina. Hai năm sau, ngài đến Âu Châu để học triết học tại Slovenia và thần học tại Pháp. Sau đó, ngài đã trải qua hai năm truyền giáo ở Madagascar.
Năm 1975, ngài được phong chức linh mục tại Nhà thờ Chánh tòa Luján, và năm 1976 ngài trở về Madagascar, nơi ngài lưu lại đến nay.
Khi chứng kiến đói nghèo tuyệt vọng ở thủ đô Antananarivo, nhất là ở các bãi rác nơi mà người dân sống trong những cái hộp và trẻ em giành ăn với heo, ngài quyết định làm điều gì đó cho người nghèo.
Năm 1990, ngài thành lập Hiệp hội Nhân đạo Akamasoa, với ý nghĩa "Những người bạn tốt", để phục vụ cho những người gặp khó khăn.
Với sự giúp đỡ từ nước ngoài và công việc của người dân Madagascar, ngài đã thành lập những ngôi làng nhỏ, những trường học, những ngân hàng thực phẩm, các doanh nghiệp nhỏ và ngay cả một bệnh viện.
Ngày nay, năm ngôi làng mà ngài đã thành lập là nhà của hơn 17.000 người, 60 phần trăm trong số đó là trẻ em dưới 15 tuổi. Khoảng 9.500 trẻ em học ở các trường của ngài và Hiệp hội mang đến việc làm cho hơn 3.500 người. Khoảng 300.000 người đã nhận được được sự hỗ trợ bằng cách này hay cách khác từ Hiệp hội.
Cha Pedro đã được đề cử cho giải Nobel Hòa bình nhiều lần và đã nhận được nhiều giải thưởng ở Âu Châu, trong đó có Giải Thưởng Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận về Phát triển và Liên Đới, được trao cho ngài vào năm 2008 ở Tòa Thánh Vatican.