Elise Harris của CNA/EWNT News, khi đưa tin về bài nói chuyện của Đức Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyền Tin Chúa Nhật thứ Tư Mùa Thường niên, đã đặt chủ đề cho nó như trên.
Nữ ký giả này tường trình như sau: Vào ngày Chúa Nhật, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng sống nghèo khó trong tinh thần không nhất thiết có nghĩa từ bỏ các sự vật, mà thay vào đó, là sống khiêm nhường và cởi mở đối với người khác, một thái độ có khả năng thắng vượt được các cuộc bút chiến và chia rẽ và dẫn ta tới tình huynh đệ lớn hơn.
Ngài nói: “Người nghèo trong tinh thần là người Kitô hữu không dựa vào chính mình, vào của cải vật chất, là người không khư khư giữ ý kiến riêng, nhưng biết lắng nghe với lòng kính trọng và sự sẵn lòng chiều theo các quyết định của người khác. Nếu trong cộng đồng ta, có nhiều hơn những người nghèo trong tinh thần, thì sẽ có ít chia rẽ, tranh chấp và bút chiến hơn!”.
Ngài nói như trên với các khách hành hương tụ tập tại Quảng Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô đễ nghe bài nói chuyện nhân dịp đọc kinh Truyền Tin vào Chúa Nhật. Theo cảnh sát Vatican, số người tham dự chừng 25,000 người, trong đó có 3,000 người trẻ thuộc Công Giáo Tiến Hành Rôma đang tham dự biến cố gọi là “Đoàn Lữ Hành Hòa Bình”. Đoàn này đã đọc to lời hiệu triệu hòa bình, nhất là với giới trẻ.
Trong bài nói chuyện của ngài trước khi đọc Kinh Truyền Tin, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc tới bài tin mừng trong ngày, trích của Thánh Mátthêu, thuật lại các mối phúc.
Theo ngài, trong “Bài Giảng Trên Núi”, được coi như “đại hiến chương” của Tân Ước, dù Chúa Giêsu minh giải sự gần gũi của Thiên Chúa đối với người nghèo và người bị áp bức qua các Mối Phúc, nhưng Người làm điều này bằng cách theo một khuôn mẫu đặc biệt.
Ngài cho rằng Chúa Giêsu bắt đầu dùng chữ “phúc” theo nghĩa “hạnh phúc” trước khi phác họa các điều kiện cần thiết để có được nó và cuối cùng đưa ra một hứa hẹn.
Động lực của các mối phúc, tức hạnh phúc, theo ngài, “không phải là các điều kiện được yêu cầu” như nghèo trong tinh thần, bị sầu buồn, đói khát sự công chính hay bị bách hại, mà đúng hơn là “hứa hẹn tiếp theo sau đó được tiếp nhận như hồng phúc Chúa ban”.
Ngài nói rằng: bằng cách khởi đầu nói tới các điều kiện thua thiệt, Chúa Giêsu đã dẫn cử tọa của Người tới chỗ cởi mở đối với Thiên Chúa và với khả thể bước vào “một thế giới mới”. Theo ngài, diễn trình này không phải là một “cơ chế tự động, mà là một lối sống bước chân theo Chúa”.
Đức Giáo Hoàng nói rằng: đối với Chúa, thực tại của những người bị chà đạp được nhìn “dưới một viễn ảnh mới và được phát biểu theo sự hoán cải được thực hiện. Người ta không được phúc nếu không hoán cải”.
Đặc biệt nhấn mạnh tới mối phúc dành cho “người nghèo trong tinh thần”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng người thực sự sống trong mối phúc này “mang những tâm tình và thái độ của những người nghèo và họ không nổi loạn trong thân phận của họ, nhưng biết sống khiêm nhường, ngoan ngoãn, mở lòng ra cho ơn thánh Chúa”.
Ngài chỉ rõ: mối phúc hay hạnh phúc của những người nghèo trong tinh thần có hai ý nghĩa: nghèo của cải vật chất và nghèo đối với Thiên Chúa.
Nói đến nghèo của cải vật chất, Đức Giáo Hoàng nói rằng thứ nghèo này có tên là sự tiết độ (sobriety), một đức tính không nhất thiết đồng nghĩa với từ bỏ của cải của mình, mà đúng hơn là có khả năng “thưởng thức những điều chính yếu, biết chia sẻ; khả năng hàng ngày biết đổi mới sự ngưỡng phục đối với sự tốt lành của sự vật”.
Ngài cảnh cáo ta đừng rơi vào “cảnh mờ ảo của thứ tiêu thụ ngấu nghiến”, một thứ tiêu thụ nói lên thái độ “càng có, tôi càng muốn: đó là thứ tiêu thụ ngấu nghiến. Và thứ tiêu thụ này giết chết tinh thần”.
Đức Phanxicô cho biết: “Những người đàn ông hay đàn bà nào thực hành điều trên… đều không hạnh phúc và sẽ không đạt được hạnh phúc”. Còn đối với Thiên Chúa, cái nghèo này hệ ở việc “ca ngợi và nhìn nhận rằng thế giới là một chúc phúc và nguồn cội của nó là tình yêu sáng tạo của Chúa Cha”.
Theo ngài, “nó cũng là việc cởi mở đối với Chúa, vâng theo quyền chúa tể của Người”. Trong nghĩa này, người nghèo duy trì sống động mục tiêu chiếm được Nước Thiên Chúa qua thái độ huynh đệ trong cộng đồng của họ, một thái độ “ủng hộ việc chia sẻ của cải”.
Đức Giáo Hoàng nói thêm: “Anh chị em hãy luôn có trái tim và bàn tay rộng mở, đừng khép kín”. Theo ngài, khi trái tim khép kín, “nó là một trái tim chật hẹp: đến yêu, nó cũng không biết cách. Khi trái tim rộng mở, nó tiến tới trên con đường yêu thương”.
Nữ ký giả này tường trình như sau: Vào ngày Chúa Nhật, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng sống nghèo khó trong tinh thần không nhất thiết có nghĩa từ bỏ các sự vật, mà thay vào đó, là sống khiêm nhường và cởi mở đối với người khác, một thái độ có khả năng thắng vượt được các cuộc bút chiến và chia rẽ và dẫn ta tới tình huynh đệ lớn hơn.
Ngài nói: “Người nghèo trong tinh thần là người Kitô hữu không dựa vào chính mình, vào của cải vật chất, là người không khư khư giữ ý kiến riêng, nhưng biết lắng nghe với lòng kính trọng và sự sẵn lòng chiều theo các quyết định của người khác. Nếu trong cộng đồng ta, có nhiều hơn những người nghèo trong tinh thần, thì sẽ có ít chia rẽ, tranh chấp và bút chiến hơn!”.
Ngài nói như trên với các khách hành hương tụ tập tại Quảng Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô đễ nghe bài nói chuyện nhân dịp đọc kinh Truyền Tin vào Chúa Nhật. Theo cảnh sát Vatican, số người tham dự chừng 25,000 người, trong đó có 3,000 người trẻ thuộc Công Giáo Tiến Hành Rôma đang tham dự biến cố gọi là “Đoàn Lữ Hành Hòa Bình”. Đoàn này đã đọc to lời hiệu triệu hòa bình, nhất là với giới trẻ.
Trong bài nói chuyện của ngài trước khi đọc Kinh Truyền Tin, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc tới bài tin mừng trong ngày, trích của Thánh Mátthêu, thuật lại các mối phúc.
Theo ngài, trong “Bài Giảng Trên Núi”, được coi như “đại hiến chương” của Tân Ước, dù Chúa Giêsu minh giải sự gần gũi của Thiên Chúa đối với người nghèo và người bị áp bức qua các Mối Phúc, nhưng Người làm điều này bằng cách theo một khuôn mẫu đặc biệt.
Ngài cho rằng Chúa Giêsu bắt đầu dùng chữ “phúc” theo nghĩa “hạnh phúc” trước khi phác họa các điều kiện cần thiết để có được nó và cuối cùng đưa ra một hứa hẹn.
Động lực của các mối phúc, tức hạnh phúc, theo ngài, “không phải là các điều kiện được yêu cầu” như nghèo trong tinh thần, bị sầu buồn, đói khát sự công chính hay bị bách hại, mà đúng hơn là “hứa hẹn tiếp theo sau đó được tiếp nhận như hồng phúc Chúa ban”.
Ngài nói rằng: bằng cách khởi đầu nói tới các điều kiện thua thiệt, Chúa Giêsu đã dẫn cử tọa của Người tới chỗ cởi mở đối với Thiên Chúa và với khả thể bước vào “một thế giới mới”. Theo ngài, diễn trình này không phải là một “cơ chế tự động, mà là một lối sống bước chân theo Chúa”.
Đức Giáo Hoàng nói rằng: đối với Chúa, thực tại của những người bị chà đạp được nhìn “dưới một viễn ảnh mới và được phát biểu theo sự hoán cải được thực hiện. Người ta không được phúc nếu không hoán cải”.
Đặc biệt nhấn mạnh tới mối phúc dành cho “người nghèo trong tinh thần”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng người thực sự sống trong mối phúc này “mang những tâm tình và thái độ của những người nghèo và họ không nổi loạn trong thân phận của họ, nhưng biết sống khiêm nhường, ngoan ngoãn, mở lòng ra cho ơn thánh Chúa”.
Ngài chỉ rõ: mối phúc hay hạnh phúc của những người nghèo trong tinh thần có hai ý nghĩa: nghèo của cải vật chất và nghèo đối với Thiên Chúa.
Nói đến nghèo của cải vật chất, Đức Giáo Hoàng nói rằng thứ nghèo này có tên là sự tiết độ (sobriety), một đức tính không nhất thiết đồng nghĩa với từ bỏ của cải của mình, mà đúng hơn là có khả năng “thưởng thức những điều chính yếu, biết chia sẻ; khả năng hàng ngày biết đổi mới sự ngưỡng phục đối với sự tốt lành của sự vật”.
Ngài cảnh cáo ta đừng rơi vào “cảnh mờ ảo của thứ tiêu thụ ngấu nghiến”, một thứ tiêu thụ nói lên thái độ “càng có, tôi càng muốn: đó là thứ tiêu thụ ngấu nghiến. Và thứ tiêu thụ này giết chết tinh thần”.
Đức Phanxicô cho biết: “Những người đàn ông hay đàn bà nào thực hành điều trên… đều không hạnh phúc và sẽ không đạt được hạnh phúc”. Còn đối với Thiên Chúa, cái nghèo này hệ ở việc “ca ngợi và nhìn nhận rằng thế giới là một chúc phúc và nguồn cội của nó là tình yêu sáng tạo của Chúa Cha”.
Theo ngài, “nó cũng là việc cởi mở đối với Chúa, vâng theo quyền chúa tể của Người”. Trong nghĩa này, người nghèo duy trì sống động mục tiêu chiếm được Nước Thiên Chúa qua thái độ huynh đệ trong cộng đồng của họ, một thái độ “ủng hộ việc chia sẻ của cải”.
Đức Giáo Hoàng nói thêm: “Anh chị em hãy luôn có trái tim và bàn tay rộng mở, đừng khép kín”. Theo ngài, khi trái tim khép kín, “nó là một trái tim chật hẹp: đến yêu, nó cũng không biết cách. Khi trái tim rộng mở, nó tiến tới trên con đường yêu thương”.