Báo VnExpress chạy tựa đề chính ngày 5/5: Thủ tướng: 'Việt Nam vẫn là nước nghèo'.
Thật là chói tai theo kiểu cứ đến hẹn lại lên nếu nhớ lại câu nói về sự vươn cao kinh tế VN của phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cách đây chưa tròn 1 năm tại quốc hội: người dân ngỡ rằng đang sống trong giấc mộng giàu có.
Không đem lại thành quả về kinh tế như từng hứa hẹn nhiều lần nào là mức thu nhập hằng năm lên đến 1.200 USD, ngay lúc hứng chí tấu lên cung đàn cao vút của mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam khi Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng phấn khởi trả lời chất vấn trước Quốc hội vào tháng 6/2010: "Thu nhập bình quân đầu người hiện nay là 1.200 USD, nhưng với tốc độ tăng trưởng kinh tế tương lai thì đến 2020 sẽ là 3.000 USD, và lần lượt tăng lên mức 6.000, rồi 12.000 và sẽ đạt 20.000 vào năm 2050", thế mà hôm nay, 05/5/2011 tại phiên khai mạc chính thức Hội nghị Thường niên lần thứ 44 Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) ở Hà Nội thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải cúi đầu thú tội: “Đất nước (VN) còn nghèo và tiếp tục cần hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, trong đó có ADB và các nước thành viên”.
Lâu lắm rồi thủ tướng Dũng mới nói được một câu đúng sự thật như tờ báo VnExpress đưa tin ngày 5/5/2011: “ Thủ tướng: 'Việt Nam vẫn là nước nghèo' ”. Không đúng sao được khi mà một người bình luận mang danh Trần Trung viết ngay trong mục ý kiến bạn đọc của VnExpress: “36 năm trước Việt Nam là nước nghèo, 2011 Việt Nam vẫn là nước nghèo, 36 năm sau Việt Nam vẫn là nước nghèo. Với cơ cấu kinh tế như hiện nay VN sẽ khó theo kịp các nước có nền kinh tế thị trường theo đúng nghĩa kinh tế học của nó.”
Người dân VN ngày nay không biết còn tin vào ai về mức lạm phát kinh tế: Vinashin phá sản, Công ty Cho thuê tài chính ALC II: vỡ nợ, Nhà điện EVN: nợ to đùng, Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex): thua lỗ trầm trọng… Tất cả công ty và tập đoàn đó đều có vốn của nhà nước góp vào. Cứ có bàn tay nhà nước dính dáng vào thì y như là vỡ nợ, theo lãnh đạo Bộ Tài chính, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh thừa nhận vào năm 2009 có tới 56% đơn vị trong báo cáo làm ăn thua lỗ, thì hầu như họ đều là những doanh nghiệp nhà nước hoặc có cổ phần của nhà nước.
Trở lại với người dân nghèo sống trong thời bão giá theo kiểu sống cũng khổ mà chết cũng khổ để vất vưởng mong cho qua ngày với những nhu cầu khó khăn trong cuộc sống: thực phẩm, điện, nước, gas, xăng dầu, nhà cửa, thuốc men, v.v… tăng lên như phi mã và cộng thêm với đồng tiền VN trượt giá. Nhìn lại trong 3 tháng đồng tiền VN đã bị phá giá 9,3%, điện tăng 15,32%, xăng dầu vượt trên 20%.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang đoạt giải quán quân về những con số cao ngất ngưởng này. Nền kinh tế Việt Nam đang xuống dốc như chiếc xe không phanh dưới sự lãnh đạo của ông. Theo nhận xét của ông Nguyễn Quang A thì nguyên nhân chính của nạn lạm phát kinh tế chính là „sự điều chỉnh cấp tập, giật cục của Chính phủ trong vài tháng vừa qua đối với quá nhiều thứ“. Theo giới dân nghèo cho là „vỡ chỗ nào lấp ngay chỗ ấy“ và thiếu hẳn cả một chiến lược lâu dài.
Thế nên người dân không tin được vào tai mình khi phải nghe “nạn đói” thường xuyên đang lan tràn tại miền Trung, mỉa mai thay trong lúc nước VN đang hãnh diện đứng thứ nhì thế giới về sản xuất gạo mà con số những người thiếu đói ở đấy lại nhiều đến thế: ¼ triệu người đói lương thực tại một tỉnh Thanh Hóa được đánh giá là đang trên đường phát triển.
Tờ Tuổi Trẻ đưa tin ngày 05/5/2011: Hơn 240.000 dân Thanh Hóa thiếu đói. Theo số liệu tổng hợp của Sở Lao động - thương binh và xã hội Thanh Hóa, từ 21 huyện, thị xã thì cả tỉnh có tới 93.283 hộ (241.558 nhân khẩu) đang thiếu đói lương thực.
Tờ báo cũng cho chi tiết rõ ràng: Ông Phạm Bá Điểm, phó chủ tịch UBND huyện vùng cao biên giới Mường Lát - một địa phương trọng điểm của thực trạng thiếu đói lương thực ở Thanh Hóa, cho biết: “Ngoài số hộ ở các bản biên giới thiếu đói thường xuyên, hiện đang được trợ cấp gạo với mức 15kg/nhân khẩu/tháng thì trên địa bàn huyện hiện có tới 1.878 hộ (9.049 nhân khẩu, chiếm gần 1/3 số người của huyện) đang thiếu đói gay gắt”.
Ngoài ra sự nghèo đói nơi giới sinh viên học sinh đang truyền miệng chế ra từ bài thơ nổi tiếng “Qua đèo ngang” của Bà Huyện Thanh Quan:
Bước tới trạm xăng bỗng thấy rầu
Nỡ thời lên giá giết em đi
Loay hoay vót vét vài đồng chót
Sắp tới đem xe đổi lấy tiền
Thấy giá xăng lòng như kiến cắn
Đi học chẳng buồn lấy xe ra
Dừng chân đứng cạnh thằng xe buýt
Một mảnh trời riêng xăng với ta!!!
“Việt Nam vẫn là nước nghèo”, đây là câu nói chân thành và đúng đắn nhất của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ trước đến nay cho tình hình Việt Nam.
Thật là chói tai theo kiểu cứ đến hẹn lại lên nếu nhớ lại câu nói về sự vươn cao kinh tế VN của phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cách đây chưa tròn 1 năm tại quốc hội: người dân ngỡ rằng đang sống trong giấc mộng giàu có.
Không đem lại thành quả về kinh tế như từng hứa hẹn nhiều lần nào là mức thu nhập hằng năm lên đến 1.200 USD, ngay lúc hứng chí tấu lên cung đàn cao vút của mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam khi Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng phấn khởi trả lời chất vấn trước Quốc hội vào tháng 6/2010: "Thu nhập bình quân đầu người hiện nay là 1.200 USD, nhưng với tốc độ tăng trưởng kinh tế tương lai thì đến 2020 sẽ là 3.000 USD, và lần lượt tăng lên mức 6.000, rồi 12.000 và sẽ đạt 20.000 vào năm 2050", thế mà hôm nay, 05/5/2011 tại phiên khai mạc chính thức Hội nghị Thường niên lần thứ 44 Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) ở Hà Nội thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải cúi đầu thú tội: “Đất nước (VN) còn nghèo và tiếp tục cần hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, trong đó có ADB và các nước thành viên”.
Người dân VN ngày nay không biết còn tin vào ai về mức lạm phát kinh tế: Vinashin phá sản, Công ty Cho thuê tài chính ALC II: vỡ nợ, Nhà điện EVN: nợ to đùng, Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex): thua lỗ trầm trọng… Tất cả công ty và tập đoàn đó đều có vốn của nhà nước góp vào. Cứ có bàn tay nhà nước dính dáng vào thì y như là vỡ nợ, theo lãnh đạo Bộ Tài chính, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh thừa nhận vào năm 2009 có tới 56% đơn vị trong báo cáo làm ăn thua lỗ, thì hầu như họ đều là những doanh nghiệp nhà nước hoặc có cổ phần của nhà nước.
Trở lại với người dân nghèo sống trong thời bão giá theo kiểu sống cũng khổ mà chết cũng khổ để vất vưởng mong cho qua ngày với những nhu cầu khó khăn trong cuộc sống: thực phẩm, điện, nước, gas, xăng dầu, nhà cửa, thuốc men, v.v… tăng lên như phi mã và cộng thêm với đồng tiền VN trượt giá. Nhìn lại trong 3 tháng đồng tiền VN đã bị phá giá 9,3%, điện tăng 15,32%, xăng dầu vượt trên 20%.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang đoạt giải quán quân về những con số cao ngất ngưởng này. Nền kinh tế Việt Nam đang xuống dốc như chiếc xe không phanh dưới sự lãnh đạo của ông. Theo nhận xét của ông Nguyễn Quang A thì nguyên nhân chính của nạn lạm phát kinh tế chính là „sự điều chỉnh cấp tập, giật cục của Chính phủ trong vài tháng vừa qua đối với quá nhiều thứ“. Theo giới dân nghèo cho là „vỡ chỗ nào lấp ngay chỗ ấy“ và thiếu hẳn cả một chiến lược lâu dài.
Thế nên người dân không tin được vào tai mình khi phải nghe “nạn đói” thường xuyên đang lan tràn tại miền Trung, mỉa mai thay trong lúc nước VN đang hãnh diện đứng thứ nhì thế giới về sản xuất gạo mà con số những người thiếu đói ở đấy lại nhiều đến thế: ¼ triệu người đói lương thực tại một tỉnh Thanh Hóa được đánh giá là đang trên đường phát triển.
Tờ Tuổi Trẻ đưa tin ngày 05/5/2011: Hơn 240.000 dân Thanh Hóa thiếu đói. Theo số liệu tổng hợp của Sở Lao động - thương binh và xã hội Thanh Hóa, từ 21 huyện, thị xã thì cả tỉnh có tới 93.283 hộ (241.558 nhân khẩu) đang thiếu đói lương thực.
Tờ báo cũng cho chi tiết rõ ràng: Ông Phạm Bá Điểm, phó chủ tịch UBND huyện vùng cao biên giới Mường Lát - một địa phương trọng điểm của thực trạng thiếu đói lương thực ở Thanh Hóa, cho biết: “Ngoài số hộ ở các bản biên giới thiếu đói thường xuyên, hiện đang được trợ cấp gạo với mức 15kg/nhân khẩu/tháng thì trên địa bàn huyện hiện có tới 1.878 hộ (9.049 nhân khẩu, chiếm gần 1/3 số người của huyện) đang thiếu đói gay gắt”.
Ngoài ra sự nghèo đói nơi giới sinh viên học sinh đang truyền miệng chế ra từ bài thơ nổi tiếng “Qua đèo ngang” của Bà Huyện Thanh Quan:
Bước tới trạm xăng bỗng thấy rầu
Nỡ thời lên giá giết em đi
Loay hoay vót vét vài đồng chót
Sắp tới đem xe đổi lấy tiền
Thấy giá xăng lòng như kiến cắn
Đi học chẳng buồn lấy xe ra
Dừng chân đứng cạnh thằng xe buýt
Một mảnh trời riêng xăng với ta!!!
“Việt Nam vẫn là nước nghèo”, đây là câu nói chân thành và đúng đắn nhất của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ trước đến nay cho tình hình Việt Nam.