Ông Nguyễn Tấn Dũng trả lời phỏng vấn VOA: "Việt Nam bảo đảm mọi người Việt Nam tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, có tín ngưỡng hoặc không tín ngưỡng. Việc tài sản đất đai của các tôn giáo ở Việt Nam phải thực hiện đúng theo hiến pháp và pháp luật của Việt Nam. Ở Việt Nam tôi xin nói rõ với các bạn là không có tài sản của Vatican ở Việt Nam. Trên lãnh thổ Việt Nam chỉ có đất đai của đất nước Việt Nam, của dân tộc Việt Nam, của nhà nước Việt Nam. Không có bất cứ một tài sản nào của tôn giáo ở nước ngoài của Vatican là ở Việt Nam. Những cái đòi hỏi cái gọi là tài sản của Vatican là một đòi hỏi vô lý và không phù hợp với hiến pháp và pháp luật của Việt Nam.".
(http://www.voanews.com/vietnamese/2009-09-19-voa9.cfm)
Ở Việt Nam, cái khẩu hiệu “Nhà nước và nhân dân cùng làm” xuất hiện nhan nhản trên các trang báo, trên cửa miệng của các quan chức, điều đó có nghĩa là bản thân các đồng chí cộng sản đã phân biệt rõ ràng 2 giới, 2 giai cấp khác nhau, nhà nước và nhân dân, trong một đất nước “thống nhất” đã 34 năm vẫn còn “định hướng” xã hội chủ nghĩa. Khi nói đến dân tộc, khi nói đến đất nước có nghĩa là nói đến địa dư và con người của một nước có chủ quyền, trong đó chủ thể nắm chủ quyền có cả nhà nước, có cả nhân dân, ấy vậy mà ông Dũng nhất thời thiếu chữ, khi nói về đất đai thì đề cập đến nhà nước nhưng nhân dân thì bỏ quên.
Khi nói đến tài sản đất đai của các tôn giáo, ông Dũng nói rằng: “phải thực hiện đúng theo hiến pháp và pháp luật của Việt Nam”, xin thưa, tại Việt Nam, cái pháp luật quái gở về đất đai chính là “đất đai là sở hữu toàn dân, nhà nước thống nhất quản lý”. Nhưng điều này không còn đúng nữa, vì đứng trước công luận quốc tế, ông Dũng dõng dạc tuyên bố: “Trên lãnh thổ Việt Nam chỉ có đất đai của đất nước Việt Nam, của dân tộc Việt Nam, của nhà nước Việt Nam”. Rõ ràng, vế đầu, điều ông nói là một thực tại ai cũng biết: “Trên lãnh thổ Việt Nam chỉ có đất đai của đất nước Việt Nam, của dân tộc Việt Nam”, nhưng khi ông đề cập đến chủ sở hữu “của nhà nước Việt Nam” mà nhất thời thiếu chữ hay cố tình bỏ chữ, không đề cập đến “của nhân dân Việt Nam” thì có nghĩa ông đã công khai cho công luận biết cái quyền đứng trên cả chính cái pháp luật mà do chính ông và bộ sậu ông nghĩ ra. Vậy thì dân Việt bị cướp trắng đất đai rồi còn gì.
Phải chăng chính vì cái suy nghĩ ăn cướp có sẵn trong tâm thức cộng sản rằng đất đai là của nhà nước Việt Nam, công khai dẹp bỏ đi cái mỹ từ “nhà nước thống nhất quản lý” được sử dụng lâu nay, nên Luật Đất Đai, Luật Nhà Ở và các nghị định, thông tư hướng dẫn đến nay vẫn cứ bùng nhùng. Hết sổ trắng, sổ hồng, rồi lại sổ đỏ, sổ xanh… tới đây có lẽ sẽ là… sổ đen thì phải. Nhưng dù giấy tờ có màu gì đi nữa, thì muốn có nó thì phải có “bác” đi trước, dân Việt vẫn hay nói thế và sẽ còn nói thế khi mà cộng sản còn tồn tại, cải cách hành chánh chỉ là câu cửa miệng của quan chức nói ra cho vui tai mà thôi, tham nhũng, ăn tiền của dân mới là cốt yếu.
Phải chăng chính vì thế mà công viên Thái Hà, công viên Tòa Khâm sứ, công viên Tam Tòa, tường rào trường học ở Loan Lý được xây dựng chóng vánh, trong khi 8 giáo dân Thái Hà chỉ vì mấy mét tường rào mục nát lại bị xử lý hình sự. Linh mục, giáo dân thì bị “quần chúng tự phát” đánh đập với sự bảo kê của cơ quan công lực. Nhà nước thì có quyền xây dựng những công trình, dự án “một đêm” vì cho rằng đó là tài sản “của nhà nước”, nhưng đã là dân thì không có quyền đòi lại tài sản đất đai của mình. Biết bao nhiêu vụ khiếu kiện đất đai từ Bắc chí Nam đã nói lên điều đó.
Phải chăng chính vì nghĩ thế mà Hoàng Sa – Trường Sa, Ải Nam Quan, thác Bản Giốc, biên giới phía Bắc, biển, thềm lục địa, tài nguyên cứ mất về tay “đàn anh” Trung Quốc, còn nhân dân thì không có quyền được lên tiếng, các nhà báo, các blogger, các nhà hoạt động lần lượt bị bắt, bị an ninh tra hỏi vì có dính dáng đến “yếu tố Trung Quốc”. Phải chăng chính vì thế mà nhà nước có cái quyền “ngậm miệng ăn tiền” rồi quay lại đàn áp nhân dân? (Bí mật bơm 50 tỉ Đô-la, Trung quốc cứu nguy Hà Nội, http://vietcatholic.org/News/Html/71352.htm).
Cũng trong bài trả lời phỏng vấn VOA, ông Dũng đã cố tình gài bẫy liên quan đến Tòa Thánh Vatican nhằm có thể gây chia rẽ lương giáo, cũng như có thể ảnh hưởng đếng bang giao Tòa Thánh Vatican – Việt Nam. Không hiểu phái viên VOA đã hỏi ông Dũng những gì, nhưng câu trả lời của ông Dũng nhắc Vatican đến ba lần: “…không có tài sản của Vatican ở Việt Nam”, “Không có bất cứ một tài sản nào của tôn giáo ở nước ngoài của Vatican là ở Việt Nam”, “Những cái đòi hỏi cái gọi là tài sản của Vatican…”. Phải chăng ông cố tình nhắc đi nhắc lại để gài bẫy nhằm kích động tinh thần dân tộc chống Công Giáo. Nhìn lại danh sách đất đai, tài sản Giáo Hội Công Giáo Việt Nam bị cộng sản tịch thu vô tội vạ từ 1954 đến nay, rõ ràng đó là đất đai của các giáo xứ, dòng tu, địa phận của Việt Nam trực tiếp sở hữu, chứ không ai nói đó là đất đai của Vatican cả. Thử lượt qua vài vụ việc: vụ Thái Hà là đất đai tài sản của Giáo xứ Thái Hà, của Dòng Chúa Cứu Thế, vụ Tòa Khâm Sứ đó là đất đai tài sản của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội, vụ Tam Tòa là của Giáo xứ Tam Tòa, trường học ở Loan Lý là của Giáo xứ Loan Lý… Trong các vụ việc trên, giáo dân, linh mục, giám mục chỉ đòi hỏi nhà nước hoàn trả lại những gì thuộc về họ, những đất đai tài sản vốn đã được sử dụng vào mục đích tôn giáo, y tế, giáo dục, bác ái xã hội… Ngay cả Tòa Khâm Sứ đã có những bằng chứng cho thấy đó là đất đai của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội cho mượn, chứ nó chưa hề là tài sản của Tòa Thánh Vatican. Vậy ông Dũng ba lần nhắc đến Tòa Thánh Vatican trong câu trả lời có hàm ý gì khi đó là điều ai cũng biết? Phải chăng, ẩn ý đằng sau lưng câu trả lời này muốn mọi người hiểu rằng các vụ đòi đất của người Công Giáo Việt Nam có sự tiếp tay của Tòa Thánh Vatican, và ẩn ý thâm độc của ông Dũng là muốn chia rẽ lương giáo, muốn phá hoại “khối đoàn kết dân tộc” mà cộng sản thường rêu rao kêu gọi nhân dân xây dựng, nhưng nhà nước luôn muốn phá hoại để dễ bề cai trị. Cộng sản thật thâm độc làm sao!
Mới đây, Bộ Xây Dựng ra công văn số 1878/BXD-QLN ngày 04/09 hối thúc 23 tỉnh thành “khẩn trương” báo cáo về tình hình quản lý và sử dụng nhà, đất có nguồn gốc tôn giáo gởi về Bộ trước ngày 15/09. Đây không phải là công văn đầu tiên mà là công văn nhắc nhở, vì trước đó ngày 08/12/2008, Bộ Xây Dựng cũng đã có công văn số 2437/BXD-QLN yêu cầu các địa phương rà soát, thống kê và tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng nhà, đất có nguồn gốc tôn giáo và báo cáo về Bộ trước ngày 30/12/2008. Hóa ra, mấy chục năm trời, nhà nước tịch thu của cải, tài sản, đất đai của tôn giáo, nhất là Công Giáo nhưng chính quyền trung ương không hề có số liệu của những tài sản mà mình tịch thu, có phải là vì mức độ “cán bộ hóa” những tài sản này quan trọng hơn. Đến khi tranh chấp đất đai liên quan đến tôn giáo thay phiên bùng nổ, “đang có những diễn biến phức tạp”, thì nhà nước mới vội vàng thống kê số liệu để tìm đối sách. Một cơ quan cấp bộ ra công văn yêu cầu báo cáo, có ra thời hạn nộp báo cáo, 9 tháng sau phải có công văn nhắc nhở vì các tỉnh thành chẳng thèm ngó ngàng lệnh trên. Tại sao thời gian lâu như vậy mà các tỉnh thành không thèm báo cáo, không dám báo cáo, không biết đường để mà báo cáo hay là còn phải cân nhắc để báo cáo, vì đụng đến tài sản bị “cán bộ hóa” nên thôi? Đặt những câu hỏi này cũng chính là trả lời cho quy mô, thủ đoạn chiếm đoạt tài sản của tôn giáo nhằm tư lợi của cộng sản.
Nên chăng, Giáo Hội Việt Nam cũng cần thống kê đất đai tài sản bị chiếm đoạt gởi cho nhà nước để họ có đường mà đối chiếu số liệu. Vì người bị mất tài sản thì biết của cải của mình, còn người chiếm đoạt thì lắm khi đãng trí.
(http://www.voanews.com/vietnamese/2009-09-19-voa9.cfm)
Ở Việt Nam, cái khẩu hiệu “Nhà nước và nhân dân cùng làm” xuất hiện nhan nhản trên các trang báo, trên cửa miệng của các quan chức, điều đó có nghĩa là bản thân các đồng chí cộng sản đã phân biệt rõ ràng 2 giới, 2 giai cấp khác nhau, nhà nước và nhân dân, trong một đất nước “thống nhất” đã 34 năm vẫn còn “định hướng” xã hội chủ nghĩa. Khi nói đến dân tộc, khi nói đến đất nước có nghĩa là nói đến địa dư và con người của một nước có chủ quyền, trong đó chủ thể nắm chủ quyền có cả nhà nước, có cả nhân dân, ấy vậy mà ông Dũng nhất thời thiếu chữ, khi nói về đất đai thì đề cập đến nhà nước nhưng nhân dân thì bỏ quên.
Khi nói đến tài sản đất đai của các tôn giáo, ông Dũng nói rằng: “phải thực hiện đúng theo hiến pháp và pháp luật của Việt Nam”, xin thưa, tại Việt Nam, cái pháp luật quái gở về đất đai chính là “đất đai là sở hữu toàn dân, nhà nước thống nhất quản lý”. Nhưng điều này không còn đúng nữa, vì đứng trước công luận quốc tế, ông Dũng dõng dạc tuyên bố: “Trên lãnh thổ Việt Nam chỉ có đất đai của đất nước Việt Nam, của dân tộc Việt Nam, của nhà nước Việt Nam”. Rõ ràng, vế đầu, điều ông nói là một thực tại ai cũng biết: “Trên lãnh thổ Việt Nam chỉ có đất đai của đất nước Việt Nam, của dân tộc Việt Nam”, nhưng khi ông đề cập đến chủ sở hữu “của nhà nước Việt Nam” mà nhất thời thiếu chữ hay cố tình bỏ chữ, không đề cập đến “của nhân dân Việt Nam” thì có nghĩa ông đã công khai cho công luận biết cái quyền đứng trên cả chính cái pháp luật mà do chính ông và bộ sậu ông nghĩ ra. Vậy thì dân Việt bị cướp trắng đất đai rồi còn gì.
Phải chăng chính vì cái suy nghĩ ăn cướp có sẵn trong tâm thức cộng sản rằng đất đai là của nhà nước Việt Nam, công khai dẹp bỏ đi cái mỹ từ “nhà nước thống nhất quản lý” được sử dụng lâu nay, nên Luật Đất Đai, Luật Nhà Ở và các nghị định, thông tư hướng dẫn đến nay vẫn cứ bùng nhùng. Hết sổ trắng, sổ hồng, rồi lại sổ đỏ, sổ xanh… tới đây có lẽ sẽ là… sổ đen thì phải. Nhưng dù giấy tờ có màu gì đi nữa, thì muốn có nó thì phải có “bác” đi trước, dân Việt vẫn hay nói thế và sẽ còn nói thế khi mà cộng sản còn tồn tại, cải cách hành chánh chỉ là câu cửa miệng của quan chức nói ra cho vui tai mà thôi, tham nhũng, ăn tiền của dân mới là cốt yếu.
Phải chăng chính vì thế mà công viên Thái Hà, công viên Tòa Khâm sứ, công viên Tam Tòa, tường rào trường học ở Loan Lý được xây dựng chóng vánh, trong khi 8 giáo dân Thái Hà chỉ vì mấy mét tường rào mục nát lại bị xử lý hình sự. Linh mục, giáo dân thì bị “quần chúng tự phát” đánh đập với sự bảo kê của cơ quan công lực. Nhà nước thì có quyền xây dựng những công trình, dự án “một đêm” vì cho rằng đó là tài sản “của nhà nước”, nhưng đã là dân thì không có quyền đòi lại tài sản đất đai của mình. Biết bao nhiêu vụ khiếu kiện đất đai từ Bắc chí Nam đã nói lên điều đó.
Phải chăng chính vì nghĩ thế mà Hoàng Sa – Trường Sa, Ải Nam Quan, thác Bản Giốc, biên giới phía Bắc, biển, thềm lục địa, tài nguyên cứ mất về tay “đàn anh” Trung Quốc, còn nhân dân thì không có quyền được lên tiếng, các nhà báo, các blogger, các nhà hoạt động lần lượt bị bắt, bị an ninh tra hỏi vì có dính dáng đến “yếu tố Trung Quốc”. Phải chăng chính vì thế mà nhà nước có cái quyền “ngậm miệng ăn tiền” rồi quay lại đàn áp nhân dân? (Bí mật bơm 50 tỉ Đô-la, Trung quốc cứu nguy Hà Nội, http://vietcatholic.org/News/Html/71352.htm).
Cũng trong bài trả lời phỏng vấn VOA, ông Dũng đã cố tình gài bẫy liên quan đến Tòa Thánh Vatican nhằm có thể gây chia rẽ lương giáo, cũng như có thể ảnh hưởng đếng bang giao Tòa Thánh Vatican – Việt Nam. Không hiểu phái viên VOA đã hỏi ông Dũng những gì, nhưng câu trả lời của ông Dũng nhắc Vatican đến ba lần: “…không có tài sản của Vatican ở Việt Nam”, “Không có bất cứ một tài sản nào của tôn giáo ở nước ngoài của Vatican là ở Việt Nam”, “Những cái đòi hỏi cái gọi là tài sản của Vatican…”. Phải chăng ông cố tình nhắc đi nhắc lại để gài bẫy nhằm kích động tinh thần dân tộc chống Công Giáo. Nhìn lại danh sách đất đai, tài sản Giáo Hội Công Giáo Việt Nam bị cộng sản tịch thu vô tội vạ từ 1954 đến nay, rõ ràng đó là đất đai của các giáo xứ, dòng tu, địa phận của Việt Nam trực tiếp sở hữu, chứ không ai nói đó là đất đai của Vatican cả. Thử lượt qua vài vụ việc: vụ Thái Hà là đất đai tài sản của Giáo xứ Thái Hà, của Dòng Chúa Cứu Thế, vụ Tòa Khâm Sứ đó là đất đai tài sản của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội, vụ Tam Tòa là của Giáo xứ Tam Tòa, trường học ở Loan Lý là của Giáo xứ Loan Lý… Trong các vụ việc trên, giáo dân, linh mục, giám mục chỉ đòi hỏi nhà nước hoàn trả lại những gì thuộc về họ, những đất đai tài sản vốn đã được sử dụng vào mục đích tôn giáo, y tế, giáo dục, bác ái xã hội… Ngay cả Tòa Khâm Sứ đã có những bằng chứng cho thấy đó là đất đai của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội cho mượn, chứ nó chưa hề là tài sản của Tòa Thánh Vatican. Vậy ông Dũng ba lần nhắc đến Tòa Thánh Vatican trong câu trả lời có hàm ý gì khi đó là điều ai cũng biết? Phải chăng, ẩn ý đằng sau lưng câu trả lời này muốn mọi người hiểu rằng các vụ đòi đất của người Công Giáo Việt Nam có sự tiếp tay của Tòa Thánh Vatican, và ẩn ý thâm độc của ông Dũng là muốn chia rẽ lương giáo, muốn phá hoại “khối đoàn kết dân tộc” mà cộng sản thường rêu rao kêu gọi nhân dân xây dựng, nhưng nhà nước luôn muốn phá hoại để dễ bề cai trị. Cộng sản thật thâm độc làm sao!
Mới đây, Bộ Xây Dựng ra công văn số 1878/BXD-QLN ngày 04/09 hối thúc 23 tỉnh thành “khẩn trương” báo cáo về tình hình quản lý và sử dụng nhà, đất có nguồn gốc tôn giáo gởi về Bộ trước ngày 15/09. Đây không phải là công văn đầu tiên mà là công văn nhắc nhở, vì trước đó ngày 08/12/2008, Bộ Xây Dựng cũng đã có công văn số 2437/BXD-QLN yêu cầu các địa phương rà soát, thống kê và tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng nhà, đất có nguồn gốc tôn giáo và báo cáo về Bộ trước ngày 30/12/2008. Hóa ra, mấy chục năm trời, nhà nước tịch thu của cải, tài sản, đất đai của tôn giáo, nhất là Công Giáo nhưng chính quyền trung ương không hề có số liệu của những tài sản mà mình tịch thu, có phải là vì mức độ “cán bộ hóa” những tài sản này quan trọng hơn. Đến khi tranh chấp đất đai liên quan đến tôn giáo thay phiên bùng nổ, “đang có những diễn biến phức tạp”, thì nhà nước mới vội vàng thống kê số liệu để tìm đối sách. Một cơ quan cấp bộ ra công văn yêu cầu báo cáo, có ra thời hạn nộp báo cáo, 9 tháng sau phải có công văn nhắc nhở vì các tỉnh thành chẳng thèm ngó ngàng lệnh trên. Tại sao thời gian lâu như vậy mà các tỉnh thành không thèm báo cáo, không dám báo cáo, không biết đường để mà báo cáo hay là còn phải cân nhắc để báo cáo, vì đụng đến tài sản bị “cán bộ hóa” nên thôi? Đặt những câu hỏi này cũng chính là trả lời cho quy mô, thủ đoạn chiếm đoạt tài sản của tôn giáo nhằm tư lợi của cộng sản.
Nên chăng, Giáo Hội Việt Nam cũng cần thống kê đất đai tài sản bị chiếm đoạt gởi cho nhà nước để họ có đường mà đối chiếu số liệu. Vì người bị mất tài sản thì biết của cải của mình, còn người chiếm đoạt thì lắm khi đãng trí.