Ông Nguyễn Tấn Dũng nói: Gặp giáo hoàng mang "tầm quan trọng lớn lao"
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng vừa có cuộc hội kiến với Đức Thánh Cha Phanxicô tại Vatican. Nhưng trước đó, phóng viên tạp chí America đã có cuộc phỏng vấn độc quyền với ông Nguyễn Tấn Dũng.
Trả lời phỏng vấn qua email, ông Dũng cho biết cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxicô tại Vatican vào ngày Thứ Bảy 18 tháng 10 "sẽ thể hiện một cơ hội để cả hai bên tăng cường hiểu biết lẫn nhau, từ đó nâng tầm mối quan hệ giữa Việt Nam và Tòa Thánh."
"Nó thể hiện tầm quan trọng lớn lao khi Việt Nam tham gia vào mối quan hệ với Tòa Thánh và chính sách nhất quán của chúng tôi là tôn trọng và bảo đảm quyền chính đáng về tự do tôn giáo và tín ngưỡng, khuyến khích Giáo Hội Công Giáo Việt Nam tham gia tích cực trong sự phát triển kinh tế xã hội và quá trình xây dựng đất nước "
Ông Dũng nhắc lại rằng "Việt Nam và Tòa Thánh đã gặp nhau lần đầu tiên vào năm 1990 trong chuyến thăm Việt Nam của Hồng Y Etchegaray, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình".
"Bạn có thể thấy được là mối quan hệ giữa Việt Nam và Vatican đã phát triển trong những năm qua, đặc biệt là thông qua những cuộc hội kiến giữa các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam và giáo hoàng", ông nói thêm.
Thực tế, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là lãnh đạo cấp cao đầu tiên của nước CHXHCN Việt Nam hội kiến Đức Giáo Hoàng kể từ lúc nước này cắt đứt quan hệ với Tòa Thánh vào năm 1975, sau khi người cộng sản lên nắm chính quyền cả nước. Ông Dũng đã gặp Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI hồi Tháng Giêng năm 2007, rồi hai năm sau đó, vào Tháng 12 năm 2009, Chủ tịch nước Việt Nam là ông Nguyễn Minh Triết cũng đã đến gặp Đức Giáo Hoàng.
Những cuộc hội kiến cấp cao này khẳng định ý muốn và thiện chí hợp tác của cả hai bên mà kết quả quan trọng là đã thành lập được một nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam - Tòa Thánh. Cuối Tháng Ba vừa qua, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam là ông Nguyễn Sinh Hùng đã gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Vatican, cũng được coi là một hình thái một cuộc gặp cấp cao.
Thủ tướng Việt Nam cho biết rằng trong những năm gần đây, hai bên đã tổ chức 5 cuộc họp của Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam - Vatican. Cuộc họp mới nhất được tổ chức vào ngày 10-11 Tháng 9 năm 2014 tại Hà Nội. Ông nói, "những cuộc họp này cho thấy mong muốn tăng cường hợp tác song phương".
Ông Dũng cũng nhắc lại là "tại cuộc họp lần thứ 2 [của nhóm công tác hỗn hợp] hồi Tháng Sáu năm 2010, Việt Nam đồng ý để Vatican bổ nhiệm một đặc phái viên không thường trú để nâng tầm hơn nữa mối quan hệ giữa Việt Nam và Tòa Thánh".
Đây là lần đầu tiên Tòa Thánh có một vị đại diện tại Việt Nam kể từ sau năm 1975, và đó được xem là một bước tiến lịch sử trên lộ trình bình thường hóa quan hệ song phương, cả hai bên đều đồng ý rằng việc thành lập quan hệ ngoại giao đầy đủ là mục tiêu cuối cùng.
Vẫn phải duy trì gặp gỡ đối thoại
Khi Tòa Thánh đã sẵn sàng thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, người phỏng vấn hỏi ông Nguyễn Tấn Dũng là chính phủ của ông đã sẵn sàng cho việc này hay chưa, và nếu chưa thì ông có thể chỉ ra đâu là những trở ngại còn tồn tại để đạt được mục tiêu chung này?
Ông Dũng đã không trả lời câu hỏi đó, nhưng nhìn về tương lai, ông nói rằng "trong thời gian tới, dựa trên mong muốn của hai bên là tăng cường hơn nữa quan hệ Việt Nam - Vatican, tôi cho rằng hai bên cần duy trì gặp gỡ để đối thoại và tiếp tục tạo thuận lợi cho đặc phái viên không thường trú của Vatican hoạt động tại Việt Nam."
Ông Dũng nói rằng sẽ "giúp Giáo Hội Công Giáo Việt Nam thực hiện thành công những lời giáo huấn của Đức Giáo Hoàng: 'Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc', 'Người Công Giáo tốt phải là công dân tốt', để cộng đồng Công Giáo Việt Nam tiếp tục đóng góp, chia sẻ nhiệm vụ của đất nước".
Công Giáo với hơn 6 triệu tín hữu (trong tổng số hơn 90 triệu dân), là tôn giáo lớn thứ hai (sau Phật giáo) tại đất nước Đông Nam Á này. Giáo Hội Công Giáo vẫn còn có những căng thẳng với chính quyền một số nơi về tài sản và các vấn đề khác.
Tòa Thánh và Việt Nam đã tìm ra cách thức khá ổn trong việc đề cử giám mục để hai bên có thể cùng chấp thuận, và tin tưởng rằng với sự kiên nhẫn và thiện chí thì các vấn đề khác có thể được giải quyết làm hài lòng cho cả hai bên.
Ngày nay, Giáo Hội tại Việt Nam có 26 giáo phận, một số chủng viện và hơn 10.000 cơ sở thờ phượng, Giáo Hội cũng có các hoạt động bác ái như là trợ giúp di dân nội địa trong những tình cảnh khó khăn và giúp đỡ các nạn nhân của AIDS.
Một sự kiện mang tính bước ngoặt là chính phủ đã tạo điều kiện và hỗ trợ Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) tổ chức hội nghị toàn thể tại Việt Nam, kỷ niệm 40 thành lập hồi Tháng 12 năm 2012. Đó là một sự kiện mang tính lịch sử không chỉ cho Giáo Hội Việt Nam mà còn cho cả Giáo Hội hoàn vũ. Đức Giáo Hoàng đã gửi đặc phái viên của ngài đến dự sự kiện đó.
Chưa biết có được mở trường Công Giáo hay không
Ở nhiều nước Á Châu ngày nay, một trong những đóng góp chủ yếu của Giáo Hội Công Giáo dành cho xã hội là việc mở các trường học và viện đại học. Nhưng cho đến tận nay, Giáo Hội vẫn không thể thực hiện đóng góp này tại Việt Nam. Người phỏng vấn đã hỏi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rằng chính phủ của ông có dự định cho phép Giáo Hội mở trường học không? Nhưng ông Dũng cũng không trả lời câu hỏi này.
Cuối cùng, người phỏng vấn hỏi rằng Chính phủ của ông sẽ mời Đức Giáo Hoàng đến thăm Việt Nam chứ? Vẫn không nhận được câu trả lời từ ông Thủ tướng Việt Nam.
(Dịch giả có chỉnh sửa về bố cục và cách hành văn trong bản dịch)
Khương Duy Hải
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng vừa có cuộc hội kiến với Đức Thánh Cha Phanxicô tại Vatican. Nhưng trước đó, phóng viên tạp chí America đã có cuộc phỏng vấn độc quyền với ông Nguyễn Tấn Dũng.
Trả lời phỏng vấn qua email, ông Dũng cho biết cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxicô tại Vatican vào ngày Thứ Bảy 18 tháng 10 "sẽ thể hiện một cơ hội để cả hai bên tăng cường hiểu biết lẫn nhau, từ đó nâng tầm mối quan hệ giữa Việt Nam và Tòa Thánh."
"Nó thể hiện tầm quan trọng lớn lao khi Việt Nam tham gia vào mối quan hệ với Tòa Thánh và chính sách nhất quán của chúng tôi là tôn trọng và bảo đảm quyền chính đáng về tự do tôn giáo và tín ngưỡng, khuyến khích Giáo Hội Công Giáo Việt Nam tham gia tích cực trong sự phát triển kinh tế xã hội và quá trình xây dựng đất nước "
Ông Dũng nhắc lại rằng "Việt Nam và Tòa Thánh đã gặp nhau lần đầu tiên vào năm 1990 trong chuyến thăm Việt Nam của Hồng Y Etchegaray, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình".
"Bạn có thể thấy được là mối quan hệ giữa Việt Nam và Vatican đã phát triển trong những năm qua, đặc biệt là thông qua những cuộc hội kiến giữa các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam và giáo hoàng", ông nói thêm.
Thực tế, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là lãnh đạo cấp cao đầu tiên của nước CHXHCN Việt Nam hội kiến Đức Giáo Hoàng kể từ lúc nước này cắt đứt quan hệ với Tòa Thánh vào năm 1975, sau khi người cộng sản lên nắm chính quyền cả nước. Ông Dũng đã gặp Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI hồi Tháng Giêng năm 2007, rồi hai năm sau đó, vào Tháng 12 năm 2009, Chủ tịch nước Việt Nam là ông Nguyễn Minh Triết cũng đã đến gặp Đức Giáo Hoàng.
Những cuộc hội kiến cấp cao này khẳng định ý muốn và thiện chí hợp tác của cả hai bên mà kết quả quan trọng là đã thành lập được một nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam - Tòa Thánh. Cuối Tháng Ba vừa qua, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam là ông Nguyễn Sinh Hùng đã gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Vatican, cũng được coi là một hình thái một cuộc gặp cấp cao.
Thủ tướng Việt Nam cho biết rằng trong những năm gần đây, hai bên đã tổ chức 5 cuộc họp của Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam - Vatican. Cuộc họp mới nhất được tổ chức vào ngày 10-11 Tháng 9 năm 2014 tại Hà Nội. Ông nói, "những cuộc họp này cho thấy mong muốn tăng cường hợp tác song phương".
Ông Dũng cũng nhắc lại là "tại cuộc họp lần thứ 2 [của nhóm công tác hỗn hợp] hồi Tháng Sáu năm 2010, Việt Nam đồng ý để Vatican bổ nhiệm một đặc phái viên không thường trú để nâng tầm hơn nữa mối quan hệ giữa Việt Nam và Tòa Thánh".
Đây là lần đầu tiên Tòa Thánh có một vị đại diện tại Việt Nam kể từ sau năm 1975, và đó được xem là một bước tiến lịch sử trên lộ trình bình thường hóa quan hệ song phương, cả hai bên đều đồng ý rằng việc thành lập quan hệ ngoại giao đầy đủ là mục tiêu cuối cùng.
Vẫn phải duy trì gặp gỡ đối thoại
Khi Tòa Thánh đã sẵn sàng thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, người phỏng vấn hỏi ông Nguyễn Tấn Dũng là chính phủ của ông đã sẵn sàng cho việc này hay chưa, và nếu chưa thì ông có thể chỉ ra đâu là những trở ngại còn tồn tại để đạt được mục tiêu chung này?
Ông Dũng đã không trả lời câu hỏi đó, nhưng nhìn về tương lai, ông nói rằng "trong thời gian tới, dựa trên mong muốn của hai bên là tăng cường hơn nữa quan hệ Việt Nam - Vatican, tôi cho rằng hai bên cần duy trì gặp gỡ để đối thoại và tiếp tục tạo thuận lợi cho đặc phái viên không thường trú của Vatican hoạt động tại Việt Nam."
Ông Dũng nói rằng sẽ "giúp Giáo Hội Công Giáo Việt Nam thực hiện thành công những lời giáo huấn của Đức Giáo Hoàng: 'Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc', 'Người Công Giáo tốt phải là công dân tốt', để cộng đồng Công Giáo Việt Nam tiếp tục đóng góp, chia sẻ nhiệm vụ của đất nước".
Công Giáo với hơn 6 triệu tín hữu (trong tổng số hơn 90 triệu dân), là tôn giáo lớn thứ hai (sau Phật giáo) tại đất nước Đông Nam Á này. Giáo Hội Công Giáo vẫn còn có những căng thẳng với chính quyền một số nơi về tài sản và các vấn đề khác.
Tòa Thánh và Việt Nam đã tìm ra cách thức khá ổn trong việc đề cử giám mục để hai bên có thể cùng chấp thuận, và tin tưởng rằng với sự kiên nhẫn và thiện chí thì các vấn đề khác có thể được giải quyết làm hài lòng cho cả hai bên.
Ngày nay, Giáo Hội tại Việt Nam có 26 giáo phận, một số chủng viện và hơn 10.000 cơ sở thờ phượng, Giáo Hội cũng có các hoạt động bác ái như là trợ giúp di dân nội địa trong những tình cảnh khó khăn và giúp đỡ các nạn nhân của AIDS.
Một sự kiện mang tính bước ngoặt là chính phủ đã tạo điều kiện và hỗ trợ Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) tổ chức hội nghị toàn thể tại Việt Nam, kỷ niệm 40 thành lập hồi Tháng 12 năm 2012. Đó là một sự kiện mang tính lịch sử không chỉ cho Giáo Hội Việt Nam mà còn cho cả Giáo Hội hoàn vũ. Đức Giáo Hoàng đã gửi đặc phái viên của ngài đến dự sự kiện đó.
Chưa biết có được mở trường Công Giáo hay không
Ở nhiều nước Á Châu ngày nay, một trong những đóng góp chủ yếu của Giáo Hội Công Giáo dành cho xã hội là việc mở các trường học và viện đại học. Nhưng cho đến tận nay, Giáo Hội vẫn không thể thực hiện đóng góp này tại Việt Nam. Người phỏng vấn đã hỏi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rằng chính phủ của ông có dự định cho phép Giáo Hội mở trường học không? Nhưng ông Dũng cũng không trả lời câu hỏi này.
Cuối cùng, người phỏng vấn hỏi rằng Chính phủ của ông sẽ mời Đức Giáo Hoàng đến thăm Việt Nam chứ? Vẫn không nhận được câu trả lời từ ông Thủ tướng Việt Nam.
(Dịch giả có chỉnh sửa về bố cục và cách hành văn trong bản dịch)
Khương Duy Hải