BUDAPEST 19/09/2009 - Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nói rằng chính phủ ông sẽ không chấp nhận yêu cầu của Tòa thánh Vatican đòi giao hoàn cho Giáo hội Công giáo Việt Nam những tài sản bị tịch thu. Ông Dũng đã cho biết như thế tại Budapest hôm thứ 6, sau cuộc thảo luận về vấn đề thương mại với Thủ tướng Hungary Gordon Bajnai.
Khi trả lời các câu hỏi của phái viên đài VOA, ông Nguyễn Tấn Dũng đã bênh vực cho việc chính phủ ông ngăn không cho Giáo hội Công giáo lấy lại đất đai và tài sản đã bị nhà nước tịch thu từ năm 1954.
Trong nhiều tháng qua, giáo dân Công giáo ở Việt Nam đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình ở nhiều nơi để đòi lại tài sản của giáo hội.
Tuy nhiên ông Nguyễn Tấn Dũng nói rằng Việt Nam sẽ không nhượng bộ trước áp lực, kể cả áp lực của Tòa thánh Vatican, về vấn đề này:
"Việt Nam bảo đảm mọi người Việt Nam tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, có tín ngưỡng hoặc không tín ngưỡng. Việc tài sản đất đai của các tôn giáo ở Việt Nam phải thực hiện đúng theo hiến pháp và pháp luật của Việt Nam. Ở Việt Nam tôi xin nói rõ với các bạn là không có tài sản của Vatican ở Việt Nam. Trên lãnh thổ Việt Nam chỉ có đất đai của đất nước Việt Nam, của dân tộc Việt Nam, của nhà nước Việt Nam. Không có bất cứ một tài sản nào của tôn giáo ở nước ngoài của Vatican là ở Việt Nam. Những cái đòi hỏi cái gọi là tài sản của Vatican là một đòi hỏi vô lý và không phù hợp với hiến pháp và pháp luật của Việt Nam."
Ông Nguyễn Tấn Dũng đã cho biết như thế trong lúc có tin là Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sẽ đến nước Ý vào tháng 11 hoặc tháng 12 tới đây để hội kiến Đức Giáo hoàng Benedicto 16 trong khuôn khổ của những nỗ lực nhằm tái lập mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với Tòa thánh Vatican.
Tuy nhiên những nhân vật tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ nói rằng lập luận của ông Nguyễn Tấn Dũng đã được chính phủ lợi dụng để đàn áp các tín đồ Công giáo và Tin lành, trong lúc có tin nói rằng một số nhân vật lãnh đạo giáo hội Công giáo và tín đồ Tin Lành đã bị câu lưu.
Ông Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu sau cuộc thảo luận với Thủ tướng Hungary về vấn đề tăng cường quan hệ kinh tế, bao gồm một hợp đồng cho vay 88 triệu đô la để xây một bệnh viện ở Việt Nam.
Thủ tướng Bajnai cho đài VOA biết rằng tuy các mối quan hệ kinh tế đã được cải thiện nhưng Hungary và Liên hiệp Âu châu sẽ tiếp tục thảo luận với chính phủ ở Hà Nội về mối quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với thành tích nhân quyền của Việt Nam:
"Chúng tôi đánh giá cao cuộc thảo luận nhân quyền đang tiếp diễn giữa Việt Nam và Liên hiệp Âu châu. Hungarie là một phần của cuộc thảo luận này. Chúng tôi xem Liên hiệp Âu châu là một liên minh của các giá trị, bao gồm các giá trị nhân bản và các quyền con người. Chúng tôi có chung quan điểm với các đối tác của chúng tôi ở Âu châu. Và chúng tôi trông mong là sự hợp tác và cuộc thảo luận này giữa Việt Nam với Liên hiệp Âu châu sẽ giúp cải thiện mối quan hệ giữa hai nước và giữa Việt Nam với Liên hiệp Âu châu."
Nhiều người đang lưu ý tới phát biểu của Thủ tướng Bajnai về vấn đề Việt Nam vì Hungary sẽ giữ chức Chủ tịch luân phiên của Liên hiệp Âu châu vào năm 2011.
Với hơn 6 triệu người theo đạo Công giáo, Việt Nam là nước có cộng đồng Thiên chúa giáo lớn hàng thứ nhì ở Đông Nam Á, sau Philippines.
Những nhân vật tranh đấu cho quyền lợi của người Công giáo đã chỉ trích việc chính phủ Hoa kỳ loại tên Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về vấn đề tự do tôn giáo. Họ nói rằng hành động đó làm cho chính phủ Việt Nam gia tăng điều mà họ gọi là những hành động đàn áp tôn giáo.
(Nguồn: http://www.voanews.com/vietnamese/2009-09-19-voa9.cfm)
Khi trả lời các câu hỏi của phái viên đài VOA, ông Nguyễn Tấn Dũng đã bênh vực cho việc chính phủ ông ngăn không cho Giáo hội Công giáo lấy lại đất đai và tài sản đã bị nhà nước tịch thu từ năm 1954.
Trong nhiều tháng qua, giáo dân Công giáo ở Việt Nam đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình ở nhiều nơi để đòi lại tài sản của giáo hội.
Tuy nhiên ông Nguyễn Tấn Dũng nói rằng Việt Nam sẽ không nhượng bộ trước áp lực, kể cả áp lực của Tòa thánh Vatican, về vấn đề này:
"Việt Nam bảo đảm mọi người Việt Nam tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, có tín ngưỡng hoặc không tín ngưỡng. Việc tài sản đất đai của các tôn giáo ở Việt Nam phải thực hiện đúng theo hiến pháp và pháp luật của Việt Nam. Ở Việt Nam tôi xin nói rõ với các bạn là không có tài sản của Vatican ở Việt Nam. Trên lãnh thổ Việt Nam chỉ có đất đai của đất nước Việt Nam, của dân tộc Việt Nam, của nhà nước Việt Nam. Không có bất cứ một tài sản nào của tôn giáo ở nước ngoài của Vatican là ở Việt Nam. Những cái đòi hỏi cái gọi là tài sản của Vatican là một đòi hỏi vô lý và không phù hợp với hiến pháp và pháp luật của Việt Nam."
Ông Nguyễn Tấn Dũng đã cho biết như thế trong lúc có tin là Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sẽ đến nước Ý vào tháng 11 hoặc tháng 12 tới đây để hội kiến Đức Giáo hoàng Benedicto 16 trong khuôn khổ của những nỗ lực nhằm tái lập mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với Tòa thánh Vatican.
Tuy nhiên những nhân vật tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ nói rằng lập luận của ông Nguyễn Tấn Dũng đã được chính phủ lợi dụng để đàn áp các tín đồ Công giáo và Tin lành, trong lúc có tin nói rằng một số nhân vật lãnh đạo giáo hội Công giáo và tín đồ Tin Lành đã bị câu lưu.
Ông Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu sau cuộc thảo luận với Thủ tướng Hungary về vấn đề tăng cường quan hệ kinh tế, bao gồm một hợp đồng cho vay 88 triệu đô la để xây một bệnh viện ở Việt Nam.
Thủ tướng Bajnai cho đài VOA biết rằng tuy các mối quan hệ kinh tế đã được cải thiện nhưng Hungary và Liên hiệp Âu châu sẽ tiếp tục thảo luận với chính phủ ở Hà Nội về mối quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với thành tích nhân quyền của Việt Nam:
"Chúng tôi đánh giá cao cuộc thảo luận nhân quyền đang tiếp diễn giữa Việt Nam và Liên hiệp Âu châu. Hungarie là một phần của cuộc thảo luận này. Chúng tôi xem Liên hiệp Âu châu là một liên minh của các giá trị, bao gồm các giá trị nhân bản và các quyền con người. Chúng tôi có chung quan điểm với các đối tác của chúng tôi ở Âu châu. Và chúng tôi trông mong là sự hợp tác và cuộc thảo luận này giữa Việt Nam với Liên hiệp Âu châu sẽ giúp cải thiện mối quan hệ giữa hai nước và giữa Việt Nam với Liên hiệp Âu châu."
Nhiều người đang lưu ý tới phát biểu của Thủ tướng Bajnai về vấn đề Việt Nam vì Hungary sẽ giữ chức Chủ tịch luân phiên của Liên hiệp Âu châu vào năm 2011.
Với hơn 6 triệu người theo đạo Công giáo, Việt Nam là nước có cộng đồng Thiên chúa giáo lớn hàng thứ nhì ở Đông Nam Á, sau Philippines.
Những nhân vật tranh đấu cho quyền lợi của người Công giáo đã chỉ trích việc chính phủ Hoa kỳ loại tên Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về vấn đề tự do tôn giáo. Họ nói rằng hành động đó làm cho chính phủ Việt Nam gia tăng điều mà họ gọi là những hành động đàn áp tôn giáo.
(Nguồn: http://www.voanews.com/vietnamese/2009-09-19-voa9.cfm)