ÁNH SÁNG TRÊN ĐỈNH TABOR
Việc Chúa Giêsu biến hình trên núi Tarbo, chính xác hơn là việc Chúa tỏ bản tính của Thiên Chúa cho các tông đồ thân tín là Giacôbê, Gioan và Phêrô, để chúng ta thấy rõ hơn như Kinh Tin Kính chúng ta vẫn tuyên xưng: “Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng thật bởi ánh sáng thật”.
Ba tông đồ Giacôbê, Gioan và Phêrô đã nhìn thấy ánh sáng rực rỡ và trong ánh sáng ấy có Môisê đại diện cho các lề luật, có Êlia đại diện cho các ngôn sứ đàm đạo với Đức Giêsu. Thật sự, đây là cảnh thiên đàng. Nếu Phêrô có xin với Chúa “Chúng con được ở đây thì tốt lắm!”(Mt 17,4). Điều đó chính xác với tất cả mọi người chúng ta. Được ở với Chúa là ánh sáng và trong ánh sáng ấy có lề luật, có Lời Hằng Sống, đấy là những gì mà Chúa Giêsu muốn tỏ cho các tông đồ và cũng là tỏ cho muôn dân. Thế nhưng, thực tế không đơn giản như vậy. Đức Giê su dạy các tông đồ là phải xuống núi, phải đối diện với sự thật, không những thế mà còn “không được nói cho ai biết cho đến khi Con Người từ trong cõi chết sống lại”(Mt 17,9).
Qua sự kiện này, chúng ta mới nhận ra rằng: đừng ảo tưởng xây dựng thiên đàng ở trần gian như một số đông đã nghĩ. Họ muốn xây dựng thiên đàng ở trần thế này, họ nói như Phêrô “Chúng con được ở đây thì tốt lắm!”. Phêrô nói không có sai, khi mà mình muốn được ở trong thiên nhan của Chúa. Nhưng Phêrô còn phải nhận thức hơn nữa rằng: ở trần gian này không có thể xây dựng thiên đàng. Nếu ở đâu có thiên đàng ở trần thế thì đó chính là đỉnh núi Tarbo này. Nhưng nếu Đức Giêsu đã dạy các tông đồ phải xuống núi thì đó là một sự thật mà mỗi người phải đối diện. Đối diện khi xuống núi là gì? Con Người phải bị đau khổ, bị bắt nộp và bị giết chết. Chúa Giêsu đã chấp nhận tất cả những sự thật phũ phàng đó và cái chết như là một cuộc giải phóng. Bởi vì từ sau khi Chúa Giêsu từ cõi chết sống lại, các tông đồ lại làm chứng những gì mà Chúa Giêsu dặn các ông đừng nói hôm nay. Như vậy, Chúa Giêsu không giấu sự thật, nhưng sự thật ở trần gian này còn đang phải mặc cho nó một chiếc áo của bí tích rửa tội. Bao lâu chưa qua bí tích rửa tội, sự thật chưa trở thành ánh sáng của Phục Sinh, ánh sáng của Thiên đàng. Cho nên tất cả chúng ta cũng học ở nơi Chúa Giêsu để cùng bừng tỉnh với các tông đồ, lên Giêrusalem với Thầy, chịu đau khổ, chịu chết với Thầy.
Người Kitô hữu hôm nay đối diện với cái chết, cái chết đã được loan báo trước và không ai có thể tránh khỏi. Nhưng sự Phục Sinh cũng được Chúa Giêsu loan báo trước và đó là niềm hy vọng, hạnh phúc của chúng ta. Thư Do Thái đã khẳng định: “Đức tin là bằng chứng của những điều chúng ta hy vọng và là thực tại cho những gì chúng ta được hứa trong tương lai”(Dt 11,1). Cho nên, người Kitô hữu hôm nay được mời gọi tiến lên phía trước, không dừng lại ở hiện tại, không tiếc nuối quá khứ nhưng được mời gọi tiến lên phía trước, tiến lên trong niềm hy vọng. Như Đức Giêsu tiến lên Giêrusalem, đi vào trong đau khổ, đi vào trong sự chết, nhưng đằng sau sự chết ấy là ánh sáng của Phục Sinh. Như vậy, chỉ có niềm tin mới cho chúng ta một sức mạnh để chiến thắng thế gian và chiến thắng cái chết. Chính các tông đồ hôm nay nhận được bài học đó nhưng các ông chưa hiểu. Từ trên núi xuống các ông còn bàn luận với nhau rằng “Từ trong cõi chết sống lại nghĩa là gì?” (x.Ga 16,16-33). Tất cả chúng ta đều mơ hồ trước cái chết, phương chi là từ trong cõi chết sống lại. Có một điều mà chúng ta cảm thông với các tông đồ, đó là khi mà các ông chưa có một ai để cho các ông nhìn vào. Còn chúng ta hôm nay, chúng ta đã có lời khẳng định của thánh Phaolô rằng: “Đức Giê su Kitô từ trong cõi chết sống lại là trưởng tử của những kẻ đã yên giấc” (Cl 1,18). Chúng ta nhìn thấy sự vinh quang của Đức Kitô Phục Sinh cho nên niềm tin của chúng ta được vững vàng và cái chết đối với chúng ta trở nên nhẹ nhàng. Nhưng các tông đồ lúc ấy chưa được nhìn thấy điều đó, cho nên các ông cũng còn hoang mang hỏi nhau “Từ trong cõi chết sống lại nghĩa là gì?”.
Hôm nay đức tin mạnh mẽ dành cho những người dám bước đi cùng Đức Kitô, tiến lên trong niềm hy vọng thì ánh vinh quang Phục Sinh đến với họ nhẹ nhàng và chính xác. Nhưng với những ai yếu lòng tin cũng trở nên mơ hồ trước cái chết như vậy. Sợ hãi.
Đứng trước ơn động đất và sóng thần hôm 11.3.2011 vừa qua ở Nhật Bản, cả thế giới bàng hoàng sợ hãi. Trên mạng Internet, chúng ta đọc thấy có những phản hồi của độc giả, trong đó có những độc giả nói rằng: “Chẳng lẽ có tận thế thật sao?” “Ôi, tôi sợ chết quá!”. Những dòng viết rất ngắn nhưng nó thể hiện sự hoang mang, sợ hãi khi đứng trước những sức mạnh của thiên nhiên. Là sức mạnh mà một bài phóng sự đã dành những lời kết trong phóng sự của mình như sau: “Thiên nhiên đang thách thức tất cả mọi khoa học, kỹ thuật hiện đại”. Đúng là thiên nhiên thách thức tất cả. Nhìn vào những thước phim về trận động đất và sóng thần tại Nhật Bản được quay lại trực tiếp, chúng ta thấy cả những ngôi nhà cao tầng trôi dạt trên mặt sóng thần như những cánh bèo. Thật sự sức mạnh của thiên nhiên quá khổng lồ. Con người đứng trước sức mạnh của thiên nhiên chỉ còn có biết cúi đầu. Chúng ta trở nên hạt cát bé nhỏ trước sức mạnh của thiên nhiên khổng lồ và bão táp. Chúng ta trở nên nhỏ nhoi và ngắn ngủi trước sức mạnh của vũ trụ bao la. Thế nhưng con người không phải lúc nào cũng nhận ra điều đó. Tính kiêu ngạo muốn cho con người vượt lên trên tất cả, thống trị vũ trụ, thống trị mọi sức mạnh của thiên nhiên. Chỉ đến khi người ta phải dừng bước trước tất cả sức mạnh kinh hoàng đó, người ta mới sợ hãi nghĩ đến ngày tận thế, nghĩ đến cái chết.
Còn người Kitô hữu chúng ta, không phải đợi nước đến chân rồi mới nhảy. Chúng ta được mời gọi suy niệm hằng ngày về cái chết. Chúng ta được Chúa Giêsu tuyên bố: “Trời đất này sẽ qua đi nhưng Lời Ta không qua” để chúng ta tin tưởng vào Lời Hằng Sống và đón nhận ánh sáng Phục Sinh như Đức Giêsu đã tiên báo cho các tông đồ: “Các con đừng nói với ai cho đến khi Con Người từ trong cõi chết sống lại” (Mt 17,9).
Bài học chúng ta rút ra được trong cuộc biến hình của Chúa Giêsu hôm nay là ánh sáng Phục Sinh sẽ bừng chiếu và soi cho chúng ta thấy tất cả những mầu nhiệm còn đang bí ẩn trong cuộc đời này. Một người Kitô hữu nhìn xuyên qua lăng kính của Phục Sinh sẽ thấy tất cả những gì mà Thiên Chúa thâu tóm vạn vật trong trời đất này, dưới quyền của Đức Kitô. Vì vậy, đức tin chính là một cuộc chiến thắng để trong ánh sáng Phục Sinh của Đức Kitô thẩm thấu qua tất cả những màn tối bí hiểm của vũ trụ và xuyên qua tất cả những mầu nhiệm chưa được tỏ hiện trong cuộc sống trần thế này. Như vậy, trong ánh sáng Phục Sinh, chúng ta được mời gọi đi vào mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa và lý giải cho tất cả những vấn đề còn đang mơ màng, kinh hoàng và bấp bênh trong cuộc đời nơi trần thế.
Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Xin cho mỗi người chúng con hôm nay
cũng được lắng nghe Lời Chúa,
Lời Chúa dạy chúng con
xuống núi tiếp cận với sự thật, chấp nhận cái chết
và hé mở cho chúng con niềm hy vọng vào sự sống Phục Sinh.
Xin cho chúng con
cùng với Môisê tuân giữ lề luật của Chúa,
cùng với Elia lắng nghe lời Hằng Sống mỗi ngày.
Chính Lời Hằng Sống của Chúa,
lề luật yêu thương của Chúa
giúp chúng con sống một đức tin trưởng thành.
Đức tin chiến thắng thế gian,
đức tin nuôi dưỡng trên đường hy vọng
và đem chúng con vượt qua cái chết
vào ánh vinh quang Phục Sinh với Chúa.
Trong ánh vinh quang Phục Sinh,
chúng con đón nhận sự sống đời đời. Amen.
Việc Chúa Giêsu biến hình trên núi Tarbo, chính xác hơn là việc Chúa tỏ bản tính của Thiên Chúa cho các tông đồ thân tín là Giacôbê, Gioan và Phêrô, để chúng ta thấy rõ hơn như Kinh Tin Kính chúng ta vẫn tuyên xưng: “Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng thật bởi ánh sáng thật”.
Ba tông đồ Giacôbê, Gioan và Phêrô đã nhìn thấy ánh sáng rực rỡ và trong ánh sáng ấy có Môisê đại diện cho các lề luật, có Êlia đại diện cho các ngôn sứ đàm đạo với Đức Giêsu. Thật sự, đây là cảnh thiên đàng. Nếu Phêrô có xin với Chúa “Chúng con được ở đây thì tốt lắm!”(Mt 17,4). Điều đó chính xác với tất cả mọi người chúng ta. Được ở với Chúa là ánh sáng và trong ánh sáng ấy có lề luật, có Lời Hằng Sống, đấy là những gì mà Chúa Giêsu muốn tỏ cho các tông đồ và cũng là tỏ cho muôn dân. Thế nhưng, thực tế không đơn giản như vậy. Đức Giê su dạy các tông đồ là phải xuống núi, phải đối diện với sự thật, không những thế mà còn “không được nói cho ai biết cho đến khi Con Người từ trong cõi chết sống lại”(Mt 17,9).
Qua sự kiện này, chúng ta mới nhận ra rằng: đừng ảo tưởng xây dựng thiên đàng ở trần gian như một số đông đã nghĩ. Họ muốn xây dựng thiên đàng ở trần thế này, họ nói như Phêrô “Chúng con được ở đây thì tốt lắm!”. Phêrô nói không có sai, khi mà mình muốn được ở trong thiên nhan của Chúa. Nhưng Phêrô còn phải nhận thức hơn nữa rằng: ở trần gian này không có thể xây dựng thiên đàng. Nếu ở đâu có thiên đàng ở trần thế thì đó chính là đỉnh núi Tarbo này. Nhưng nếu Đức Giêsu đã dạy các tông đồ phải xuống núi thì đó là một sự thật mà mỗi người phải đối diện. Đối diện khi xuống núi là gì? Con Người phải bị đau khổ, bị bắt nộp và bị giết chết. Chúa Giêsu đã chấp nhận tất cả những sự thật phũ phàng đó và cái chết như là một cuộc giải phóng. Bởi vì từ sau khi Chúa Giêsu từ cõi chết sống lại, các tông đồ lại làm chứng những gì mà Chúa Giêsu dặn các ông đừng nói hôm nay. Như vậy, Chúa Giêsu không giấu sự thật, nhưng sự thật ở trần gian này còn đang phải mặc cho nó một chiếc áo của bí tích rửa tội. Bao lâu chưa qua bí tích rửa tội, sự thật chưa trở thành ánh sáng của Phục Sinh, ánh sáng của Thiên đàng. Cho nên tất cả chúng ta cũng học ở nơi Chúa Giêsu để cùng bừng tỉnh với các tông đồ, lên Giêrusalem với Thầy, chịu đau khổ, chịu chết với Thầy.
Người Kitô hữu hôm nay đối diện với cái chết, cái chết đã được loan báo trước và không ai có thể tránh khỏi. Nhưng sự Phục Sinh cũng được Chúa Giêsu loan báo trước và đó là niềm hy vọng, hạnh phúc của chúng ta. Thư Do Thái đã khẳng định: “Đức tin là bằng chứng của những điều chúng ta hy vọng và là thực tại cho những gì chúng ta được hứa trong tương lai”(Dt 11,1). Cho nên, người Kitô hữu hôm nay được mời gọi tiến lên phía trước, không dừng lại ở hiện tại, không tiếc nuối quá khứ nhưng được mời gọi tiến lên phía trước, tiến lên trong niềm hy vọng. Như Đức Giêsu tiến lên Giêrusalem, đi vào trong đau khổ, đi vào trong sự chết, nhưng đằng sau sự chết ấy là ánh sáng của Phục Sinh. Như vậy, chỉ có niềm tin mới cho chúng ta một sức mạnh để chiến thắng thế gian và chiến thắng cái chết. Chính các tông đồ hôm nay nhận được bài học đó nhưng các ông chưa hiểu. Từ trên núi xuống các ông còn bàn luận với nhau rằng “Từ trong cõi chết sống lại nghĩa là gì?” (x.Ga 16,16-33). Tất cả chúng ta đều mơ hồ trước cái chết, phương chi là từ trong cõi chết sống lại. Có một điều mà chúng ta cảm thông với các tông đồ, đó là khi mà các ông chưa có một ai để cho các ông nhìn vào. Còn chúng ta hôm nay, chúng ta đã có lời khẳng định của thánh Phaolô rằng: “Đức Giê su Kitô từ trong cõi chết sống lại là trưởng tử của những kẻ đã yên giấc” (Cl 1,18). Chúng ta nhìn thấy sự vinh quang của Đức Kitô Phục Sinh cho nên niềm tin của chúng ta được vững vàng và cái chết đối với chúng ta trở nên nhẹ nhàng. Nhưng các tông đồ lúc ấy chưa được nhìn thấy điều đó, cho nên các ông cũng còn hoang mang hỏi nhau “Từ trong cõi chết sống lại nghĩa là gì?”.
Hôm nay đức tin mạnh mẽ dành cho những người dám bước đi cùng Đức Kitô, tiến lên trong niềm hy vọng thì ánh vinh quang Phục Sinh đến với họ nhẹ nhàng và chính xác. Nhưng với những ai yếu lòng tin cũng trở nên mơ hồ trước cái chết như vậy. Sợ hãi.
Đứng trước ơn động đất và sóng thần hôm 11.3.2011 vừa qua ở Nhật Bản, cả thế giới bàng hoàng sợ hãi. Trên mạng Internet, chúng ta đọc thấy có những phản hồi của độc giả, trong đó có những độc giả nói rằng: “Chẳng lẽ có tận thế thật sao?” “Ôi, tôi sợ chết quá!”. Những dòng viết rất ngắn nhưng nó thể hiện sự hoang mang, sợ hãi khi đứng trước những sức mạnh của thiên nhiên. Là sức mạnh mà một bài phóng sự đã dành những lời kết trong phóng sự của mình như sau: “Thiên nhiên đang thách thức tất cả mọi khoa học, kỹ thuật hiện đại”. Đúng là thiên nhiên thách thức tất cả. Nhìn vào những thước phim về trận động đất và sóng thần tại Nhật Bản được quay lại trực tiếp, chúng ta thấy cả những ngôi nhà cao tầng trôi dạt trên mặt sóng thần như những cánh bèo. Thật sự sức mạnh của thiên nhiên quá khổng lồ. Con người đứng trước sức mạnh của thiên nhiên chỉ còn có biết cúi đầu. Chúng ta trở nên hạt cát bé nhỏ trước sức mạnh của thiên nhiên khổng lồ và bão táp. Chúng ta trở nên nhỏ nhoi và ngắn ngủi trước sức mạnh của vũ trụ bao la. Thế nhưng con người không phải lúc nào cũng nhận ra điều đó. Tính kiêu ngạo muốn cho con người vượt lên trên tất cả, thống trị vũ trụ, thống trị mọi sức mạnh của thiên nhiên. Chỉ đến khi người ta phải dừng bước trước tất cả sức mạnh kinh hoàng đó, người ta mới sợ hãi nghĩ đến ngày tận thế, nghĩ đến cái chết.
Còn người Kitô hữu chúng ta, không phải đợi nước đến chân rồi mới nhảy. Chúng ta được mời gọi suy niệm hằng ngày về cái chết. Chúng ta được Chúa Giêsu tuyên bố: “Trời đất này sẽ qua đi nhưng Lời Ta không qua” để chúng ta tin tưởng vào Lời Hằng Sống và đón nhận ánh sáng Phục Sinh như Đức Giêsu đã tiên báo cho các tông đồ: “Các con đừng nói với ai cho đến khi Con Người từ trong cõi chết sống lại” (Mt 17,9).
Bài học chúng ta rút ra được trong cuộc biến hình của Chúa Giêsu hôm nay là ánh sáng Phục Sinh sẽ bừng chiếu và soi cho chúng ta thấy tất cả những mầu nhiệm còn đang bí ẩn trong cuộc đời này. Một người Kitô hữu nhìn xuyên qua lăng kính của Phục Sinh sẽ thấy tất cả những gì mà Thiên Chúa thâu tóm vạn vật trong trời đất này, dưới quyền của Đức Kitô. Vì vậy, đức tin chính là một cuộc chiến thắng để trong ánh sáng Phục Sinh của Đức Kitô thẩm thấu qua tất cả những màn tối bí hiểm của vũ trụ và xuyên qua tất cả những mầu nhiệm chưa được tỏ hiện trong cuộc sống trần thế này. Như vậy, trong ánh sáng Phục Sinh, chúng ta được mời gọi đi vào mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa và lý giải cho tất cả những vấn đề còn đang mơ màng, kinh hoàng và bấp bênh trong cuộc đời nơi trần thế.
Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Xin cho mỗi người chúng con hôm nay
cũng được lắng nghe Lời Chúa,
Lời Chúa dạy chúng con
xuống núi tiếp cận với sự thật, chấp nhận cái chết
và hé mở cho chúng con niềm hy vọng vào sự sống Phục Sinh.
Xin cho chúng con
cùng với Môisê tuân giữ lề luật của Chúa,
cùng với Elia lắng nghe lời Hằng Sống mỗi ngày.
Chính Lời Hằng Sống của Chúa,
lề luật yêu thương của Chúa
giúp chúng con sống một đức tin trưởng thành.
Đức tin chiến thắng thế gian,
đức tin nuôi dưỡng trên đường hy vọng
và đem chúng con vượt qua cái chết
vào ánh vinh quang Phục Sinh với Chúa.
Trong ánh vinh quang Phục Sinh,
chúng con đón nhận sự sống đời đời. Amen.