Ai Sạch Tội?
(Chúa Nhật V Mùa Chay C)
Câu chuyện người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình trong Tin Mừng thánh Gioan (8,1-11), theo các nhà nghiên cứu thì có lẽ là của Luca, một tác giả đặc biệt đề cao chủ đề lòng thương xót của Chúa. Trong văn học, một chủ đề chính cũng thường được điểm tô đậm nét bằng những yếu tố “phản đề”. Có một cái nhìn cặn kẻ về sự gian ác của con người hẳn nhiên sẽ giúp chúng ta thấy rõ hơn lòng từ bi nhân hậu của Thiên Chúa.
Tội ngoại tình: Thoặt xem ra đây là một loại tội dễ lượng thứ, vì bản tính con người mỏng dòn, yếu đuối. Và người ta thường dùng cụm từ “tính xác thịt” như để bào chữa mỗi khi lỗi phạm. Nếu xét tội này theo chiều kích “sự yếu đuối” thì cũng có thể dễ thông cảm. Tuy nhiên, nếu nhìn đây là một sự bất tín, bất trung, là một hành vi phản bội, phá vỡ sự bền vững của đời sống hôn nhân-gia đình, vốn là tế bào của xã hội thì tội này thật đáng sợ.
Nhân loại chúng ta đã và đang phải lao đao vì căn bệnh được gọi là bệnh thế kỷ, bệnh HIV-AIDS. Cái nguy hiểm chết người của căn bệnh này là tế bào dần mất khả năng kháng khuẩn. Khi tế bào hỏng hư thì cả cơ thể có thể gặp hiểm nguy mọi lúc, vì bất cứ vi khuẩn gây bệnh nào, dù là bệnh thường gặp như cảm cúm…Chúng ta đều biết cái nền tảng của xã hội và cũng là của Giáo Hội chính là gia đình. Và nền tảng này được dệt xây trên tình yêu chung thủy và sự tín nhiệm lẫn nhau. Khi đã bất trung thì sự tín nhiệm ít nhiều bị đánh mất. Có thể cái tội bất trung vì yếu đuối không quá trầm trọng nhưng hậu quả của nó thì thật khó lường. Các ngôn sứ thường dùng thứ tội này: “ngoại tình”, để nói đến việc dân xưa bỏ Thiên Chúa mà đi thờ các thần ngoại bang.
Nhất tiển diệt song điêu. Một mũi tên giết hai con chim. Câu nói có thể dùng trong cả trường hợp tích cực lẫn tiêu cực, nhưng thường ám chỉ những hành vi gian ác gây hại cho nhiều đối tượng. Cái bẫy mà nhiều kinh sư và người biệt phái ngày xưa giăng ra để hãm hại Chúa Giêsu quả là hiểm độc. Đã nhiều lần, và nay thêm một lần nữa họ dồn Chúa Giêsu vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”. Để thực hiện mưu đồ này họ đã không ngần ngại sử dụng sự yếu đuối, tội lỗi của một con người. Có thể nói rằng họ đã kiếm tìm và tận dụng tội lỗi của đồng loại để phục vụ gian kế của mình. Đã là gian ác thì sẽ không chừa một thủ đoạn nào, kể cả việc lợi dụng tội lỗi, sự yếu đuối hay nỗi khốn khổ của tha nhân để thủ lợi hoặc để thực hiện ý đồ đen tối của mình.
“Thưa Thầy, người đàn bà này bị bắt quả tang đang ngoại tình. Trong sách Luật, ông Môsê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao?” Tin Mừng minh nhiên cho ta biết rằng những người biệt phái và luật sĩ hôm ấy cố tình gài bẫy Chúa Giêsu hầu có bằng chứng tố cáo Người, Đấng đã từng tuyên bố rằng “đến không phải để hủy bỏ lề luật và lời các ngôn sứ, nhưng để kiện toàn”(x.Mt 5,17). Chắc hẳn những người cố tình gài bẫy hôm ấy nghĩ rằng phen này Chúa Giêsu không thể thoát. Nếu Người không giữ luật Môsê thì khó mà thuyết phục dân chúng. Còn nếu cứ nhất nhất hành xử theo luật truyền thì sẽ đi ngược với lời giảng dạy của Người về lòng nhân từ, tha thứ cho nhau không chỉ bảy lần mà đến bảy mươi lần bảy (x.Mt 18,21-22).
Nhất ngôn độ bách tính: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi”(Ga 8,7). Một lệnh ban để thi hành án ư? Xét về hình thức văn tự thì đúng vậy. Nhưng ẩn sâu bên trong lệnh ban ấy, chính là lời mời gọi xét mình, tự kiểm. Ai là người vô tội? Người Do Thái vốn không xa lạ gì với khái niệm tội lỗi, nếu không muốn nói là rất bén nhạy. Cùng với tổ phụ Đavít xưa họ luôn ý thức thân phận tội lỗi của mình để rồi không ngừng cầu xin ơn tha thứ. “Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xóa tội con đã phạm. Xin rửa con sạch hết lỗi lầm. Tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy. Vâng, con biết tội mình đã phạm, lỗi lầm cứ ám ảnh ngày đêm…(Tv 50).
Một lời tuyên phán đã cứu sống người phụ nữ phạm tội ngoại tình. Lời tuyên phán ấy cũng đã giải thoát cả đám đông gian ác hôm ấy. Hành vi rút lui, bỏ đi, kẻ trước người sau, bắt đầu từ người lớn tuổi, là một lời xưng thú tội lỗi công khai, dù vô ngôn nhưng lại đủ ý. Rút lui là tự nhận mình cũng tội lỗi không kém gì người phụ nữ phạm tội ngoại tình mà có khi còn tồi tệ và xấu xa hơn. Tình yêu thật vạn năng và diệu kỳ. Tình yêu luôn chiến thắng sự hiểm độc, gian ác.
Ai thực sự vô tội? Chúng ta dễ dàng kết luận đó là Chúa Giêsu, vì chỉ còn lại một mình Người và người phụ nữ. Chỉ mình Chúa Giêsu mới có quyền kết án, thế mà Người lại phán: “Tôi không lên án chị. Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa”. Người rộng lượng tha thứ cho tội nhân, khoan dung với người phạm tội, nhưng lại cương quyết loại trừ tội lỗi. Để làm điều này thì Đấng vô tội đã cam chịu kết án cách bất công.
Một hành vi vừa nhân ái vừa dịu hiền và tinh tế: “Cúi xuống”. Khi nghe những người biệt phái và kinh sư tố cáo người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, thì Chúa Giêsu đã cúi xuống và viết cái gì đó trên đất. Sau khi người ta hỏi mãi, Người đã ngẩng đầu lên và bảo họ: “Ai trong các ông sạch tội…” Rồi Người lại cúi xuống viết trên đất. Không biết Chúa Giêsu viết những gì nhưng hành vi cúi xuống của Người thật nhân hậu và đầy tế nhị. Nếu giả như Người cứ chăm chăm nhìn vào đám đông thì chắc gì đã có chuyện người ta can đảm nhận mình là tội nhân để rồi rút lui tuần tự. “Lạy Chúa, Chúa xót thương hết mọi người, vì Chúa làm được hết mọi sự. Chúa nhắm mắt làm ngơ, không nhìn đến tội lỗi loài người, để họ còn ăn năn hối cải.”(Kn 11,23).
Ai trong chúng ta sạch tội? Một câu hỏi khiến chúng ta cần khiêm nhu nhìn nhận con người thật của mình. Tiên vàn hãy lấy cái đà ra khỉ mắt mình hơn là cứ chăm chăm vào cái rác trong mắt tha nhân. Ai trong chúng ta cũng là tội nhân. Mọi người đều cần ăn năn sám hối. Để có thể trở về thì ngoài tình yêu và ân sủng Chúa, chắc hẳn cũng cần sự khoan dung và thái độ ứng xử tế nhị trong sự tôn trọng phẩm giá của nhau. Chúa Kitô không chỉ cúi xuống rửa chân cho chúng ta mà con cúi xuống, làm ngơ để tạo cơ hội cho chúng ta là những tội nhân hoán cải trong danh dự. Người đã nêu gương cho chúng ta thì chúng ta cũng phải bắt chước Người để sống với nhau cho có tình trong sự tôn trọng phẩm giá của nhau.
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Chúa Nhật V Mùa Chay C)
Câu chuyện người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình trong Tin Mừng thánh Gioan (8,1-11), theo các nhà nghiên cứu thì có lẽ là của Luca, một tác giả đặc biệt đề cao chủ đề lòng thương xót của Chúa. Trong văn học, một chủ đề chính cũng thường được điểm tô đậm nét bằng những yếu tố “phản đề”. Có một cái nhìn cặn kẻ về sự gian ác của con người hẳn nhiên sẽ giúp chúng ta thấy rõ hơn lòng từ bi nhân hậu của Thiên Chúa.
Tội ngoại tình: Thoặt xem ra đây là một loại tội dễ lượng thứ, vì bản tính con người mỏng dòn, yếu đuối. Và người ta thường dùng cụm từ “tính xác thịt” như để bào chữa mỗi khi lỗi phạm. Nếu xét tội này theo chiều kích “sự yếu đuối” thì cũng có thể dễ thông cảm. Tuy nhiên, nếu nhìn đây là một sự bất tín, bất trung, là một hành vi phản bội, phá vỡ sự bền vững của đời sống hôn nhân-gia đình, vốn là tế bào của xã hội thì tội này thật đáng sợ.
Nhân loại chúng ta đã và đang phải lao đao vì căn bệnh được gọi là bệnh thế kỷ, bệnh HIV-AIDS. Cái nguy hiểm chết người của căn bệnh này là tế bào dần mất khả năng kháng khuẩn. Khi tế bào hỏng hư thì cả cơ thể có thể gặp hiểm nguy mọi lúc, vì bất cứ vi khuẩn gây bệnh nào, dù là bệnh thường gặp như cảm cúm…Chúng ta đều biết cái nền tảng của xã hội và cũng là của Giáo Hội chính là gia đình. Và nền tảng này được dệt xây trên tình yêu chung thủy và sự tín nhiệm lẫn nhau. Khi đã bất trung thì sự tín nhiệm ít nhiều bị đánh mất. Có thể cái tội bất trung vì yếu đuối không quá trầm trọng nhưng hậu quả của nó thì thật khó lường. Các ngôn sứ thường dùng thứ tội này: “ngoại tình”, để nói đến việc dân xưa bỏ Thiên Chúa mà đi thờ các thần ngoại bang.
Nhất tiển diệt song điêu. Một mũi tên giết hai con chim. Câu nói có thể dùng trong cả trường hợp tích cực lẫn tiêu cực, nhưng thường ám chỉ những hành vi gian ác gây hại cho nhiều đối tượng. Cái bẫy mà nhiều kinh sư và người biệt phái ngày xưa giăng ra để hãm hại Chúa Giêsu quả là hiểm độc. Đã nhiều lần, và nay thêm một lần nữa họ dồn Chúa Giêsu vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”. Để thực hiện mưu đồ này họ đã không ngần ngại sử dụng sự yếu đuối, tội lỗi của một con người. Có thể nói rằng họ đã kiếm tìm và tận dụng tội lỗi của đồng loại để phục vụ gian kế của mình. Đã là gian ác thì sẽ không chừa một thủ đoạn nào, kể cả việc lợi dụng tội lỗi, sự yếu đuối hay nỗi khốn khổ của tha nhân để thủ lợi hoặc để thực hiện ý đồ đen tối của mình.
“Thưa Thầy, người đàn bà này bị bắt quả tang đang ngoại tình. Trong sách Luật, ông Môsê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao?” Tin Mừng minh nhiên cho ta biết rằng những người biệt phái và luật sĩ hôm ấy cố tình gài bẫy Chúa Giêsu hầu có bằng chứng tố cáo Người, Đấng đã từng tuyên bố rằng “đến không phải để hủy bỏ lề luật và lời các ngôn sứ, nhưng để kiện toàn”(x.Mt 5,17). Chắc hẳn những người cố tình gài bẫy hôm ấy nghĩ rằng phen này Chúa Giêsu không thể thoát. Nếu Người không giữ luật Môsê thì khó mà thuyết phục dân chúng. Còn nếu cứ nhất nhất hành xử theo luật truyền thì sẽ đi ngược với lời giảng dạy của Người về lòng nhân từ, tha thứ cho nhau không chỉ bảy lần mà đến bảy mươi lần bảy (x.Mt 18,21-22).
Nhất ngôn độ bách tính: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi”(Ga 8,7). Một lệnh ban để thi hành án ư? Xét về hình thức văn tự thì đúng vậy. Nhưng ẩn sâu bên trong lệnh ban ấy, chính là lời mời gọi xét mình, tự kiểm. Ai là người vô tội? Người Do Thái vốn không xa lạ gì với khái niệm tội lỗi, nếu không muốn nói là rất bén nhạy. Cùng với tổ phụ Đavít xưa họ luôn ý thức thân phận tội lỗi của mình để rồi không ngừng cầu xin ơn tha thứ. “Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xóa tội con đã phạm. Xin rửa con sạch hết lỗi lầm. Tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy. Vâng, con biết tội mình đã phạm, lỗi lầm cứ ám ảnh ngày đêm…(Tv 50).
Một lời tuyên phán đã cứu sống người phụ nữ phạm tội ngoại tình. Lời tuyên phán ấy cũng đã giải thoát cả đám đông gian ác hôm ấy. Hành vi rút lui, bỏ đi, kẻ trước người sau, bắt đầu từ người lớn tuổi, là một lời xưng thú tội lỗi công khai, dù vô ngôn nhưng lại đủ ý. Rút lui là tự nhận mình cũng tội lỗi không kém gì người phụ nữ phạm tội ngoại tình mà có khi còn tồi tệ và xấu xa hơn. Tình yêu thật vạn năng và diệu kỳ. Tình yêu luôn chiến thắng sự hiểm độc, gian ác.
Ai thực sự vô tội? Chúng ta dễ dàng kết luận đó là Chúa Giêsu, vì chỉ còn lại một mình Người và người phụ nữ. Chỉ mình Chúa Giêsu mới có quyền kết án, thế mà Người lại phán: “Tôi không lên án chị. Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa”. Người rộng lượng tha thứ cho tội nhân, khoan dung với người phạm tội, nhưng lại cương quyết loại trừ tội lỗi. Để làm điều này thì Đấng vô tội đã cam chịu kết án cách bất công.
Một hành vi vừa nhân ái vừa dịu hiền và tinh tế: “Cúi xuống”. Khi nghe những người biệt phái và kinh sư tố cáo người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, thì Chúa Giêsu đã cúi xuống và viết cái gì đó trên đất. Sau khi người ta hỏi mãi, Người đã ngẩng đầu lên và bảo họ: “Ai trong các ông sạch tội…” Rồi Người lại cúi xuống viết trên đất. Không biết Chúa Giêsu viết những gì nhưng hành vi cúi xuống của Người thật nhân hậu và đầy tế nhị. Nếu giả như Người cứ chăm chăm nhìn vào đám đông thì chắc gì đã có chuyện người ta can đảm nhận mình là tội nhân để rồi rút lui tuần tự. “Lạy Chúa, Chúa xót thương hết mọi người, vì Chúa làm được hết mọi sự. Chúa nhắm mắt làm ngơ, không nhìn đến tội lỗi loài người, để họ còn ăn năn hối cải.”(Kn 11,23).
Ai trong chúng ta sạch tội? Một câu hỏi khiến chúng ta cần khiêm nhu nhìn nhận con người thật của mình. Tiên vàn hãy lấy cái đà ra khỉ mắt mình hơn là cứ chăm chăm vào cái rác trong mắt tha nhân. Ai trong chúng ta cũng là tội nhân. Mọi người đều cần ăn năn sám hối. Để có thể trở về thì ngoài tình yêu và ân sủng Chúa, chắc hẳn cũng cần sự khoan dung và thái độ ứng xử tế nhị trong sự tôn trọng phẩm giá của nhau. Chúa Kitô không chỉ cúi xuống rửa chân cho chúng ta mà con cúi xuống, làm ngơ để tạo cơ hội cho chúng ta là những tội nhân hoán cải trong danh dự. Người đã nêu gương cho chúng ta thì chúng ta cũng phải bắt chước Người để sống với nhau cho có tình trong sự tôn trọng phẩm giá của nhau.
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột