Isaia 43: 16-21; T.vịnh 125; Philipphê 3: 8-14; Gioan 8: 1-11

Cả hai trường hợp: người phụ nữ trong Phúc âm và dân Israel đều giống nhau. Cả hai đều đang bị trừng phạt hay sẽ bị trừng phạt vì những việc làm sai trái của họ. Những sai trái của họ không thể tìm được lối thoát khỏi trường hợp đó. Ngoại trừ Thiên Chúa không mướn cho câu chuyện của họ hay của chúng ta kết thúc một cách bi quan. Trước hết, hãy lắng nghe lời ngôn sứ Isaia nói gì với dân Israel.

Đoạn văn này của Isaia ở vào thời kỳ dân Israel bị lưu đày ở Babylon. Mặc dù có những nguyên nhân chính trị về việc họ bị bắt đi lưu đày, nhưng theo lời giải thích của ngôn sứ thì họ bị bắt đi lưu đày chính do vì họ không trung thành với Thiên Chúa. Họ đã phạm tội "ngoại tình" với Thiên Chúa. Họ đã phá bỏ lời cam kết "hứa liên kết mật thiết" với Thiên Chúa là Đấng phối ngẫu với họ. Chúng ta thấy vì sao bài đọc ngày hôm nay nói về tội ngoại tình, vì giống như tin mừng, ngày hôm nay chúng ta không trung thành với Thiên Chúa.

Người Do thái nghe lời ngôn sứ Isaia, họ sẽ nhớ ngay đến tôn giáo họ. Họ sẽ nghe lời ngôn sứ nói về quá khứ của họ. Thiên Chúa đã đem họ ra khỏi đất Ai Cập và dẫn họ qua biền đỏ (vạch đường giữa đại dương). Họ sẽ nhớ là Thiên Chúa đã dẫn dắt họ qua sa mạc (Đức Chúa đã nói "Ta đã mở con đường giữa sa mạc khơi những giòng sông tại vùng đất khô cằn") Họ sẽ nghe và nhớ lại Đức Chúa đã dẫn dắt tổ phụ họ trong 40 năm trời và chăm sóc họ với bánh mì hằng ngày và nước. Ngôn sứ Isaia dùng lời văn quen thuộc cho những người bị lưu đày và cho họ biết là mặc dù ở trong hoàn cảnh tuyệt vọng, họ vẫn nhớ việc Thiên Chúa đã cứu họ trong quá khứ và nhắc họ nhớ là Thiên Chúa sẽ làm lại điều đó. Thật ra thì họ được biết "các ngươi đừng nhớ lại những chuyện ngày xưa, chớ quan tâm về những việc thuở trước. Này Ta sắp làm một việc mới!". Nói một cách khác là Thiên Chúa nói với họ là "các ngươi chưa thấy việc Ta làm!". Không có quân đội, không có xe ngựa, hoặc kỵ binh nào tướng mạnh binh hùng nào chống lại với Thiên Chúa được. Các người lưu đày sẽ được tự do, mặc dù mọi việc có vẻ như không thể xãy ra được.

Mùa Chay sắp hết. Chúa Nhật tuần sau là Lễ Lá, rồi chúng ta sẽ vào Tuần Thánh. Chúng ta có thể cảm thấy chán nản vì chúng ta đã không thu được thành quả nào trong những tuần vừa qua trong việc quyết định thay đổi cách sống của chúng ta, trong lời kinh nguyện chúng ta đã hứa trong những ngày đầu Mùa Chay. Chúng ta quyết định vì chúng ta muốn sống đời sống thiêng liêng mạnh mẻ hơn; chúng ta muốn tỏ lòng sám hối ăn năn về tội lỗi chúng ta; chúng ta muốn chia sẻ với những người đau khổ ở các nơi khác trên thế giới; chúng ta muốn sống một đời sống đơn giản để có thể mở lòng với láng giềng và với Thiên Chúa v.v... Hình như chúng ta chưa thấy có sự thay đổi nhiều kể từ ngày Thứ Tư Lễ Tro. Vậy chúng ta có bị áp chế trong lối sống cũ của chúng ta hay không, hay cứ tiếp tục sống như lệ thường hằng ngày? Chúng ta có giống như những người Israel sống lưu vong, xa quê hương và xa đời sống thật sự của bản thân chúng ta hay không? Thật thế, ở một mức độ khác nhau chúng ta đã sống như thế. Vậy làm thế nào chúng ta trở về nhà? Chúng ta có muốn tránh lối sống bây giò đã không đi đến đâu cả hay không? Thật ra chặng đường đi còn khó khăn và nguy hiểm thật. Chúng ta sẽ không đi về những nơi xa lạ mà chúng ta chưa hề biết trước. Vậy chúng ta có thích không? Chúng ta sẽ phải hy sinh gì để đi đến đó? Có quá trể để bắt đầu hay không? Chúng ta có bị giam hãm trong đời sống lưu đày hay không?

Đoạn văn của ngôn sứ Isaia nói rằng Thiên Chúa trông thấy chúng ta trong cảnh lưu đày, và Ngài biết là nơi chúng ta đang sống không phải là quê hương của chúng ta. Thiên Chúa không làm ngơ trước nỗi khó khăn của chúng ta. Bởi thế Thiên Chúa sẽ làm lại việc Ngài đã làm trong quá khứ. Thiên Chúa gọi chúng ta ra khỏi nơi lưu đày. Ngài vạch hướng cho chúng ta có đường đi. Và mặc dù đường đi có khó khăn như nhìn thấy cây thập giá mà cố vượt qua, Ngài sẽ cho chúng ta lương thực trên cuộc hành trình để chúng ta không chán nản. Có lẻ chúng ta phải tin tưởng những điều chúng ta nghe từ ngôn sứ Isaia và hãy bắt đầu dấn bước để thay đổi. Vậy Thiên Chúa có thể nhanh chóng đến đở nâng chúng ta khi bắt đầu lên đường hay không? Thiên Chúa có gởi người khác đến để khuyến khích, nâng đở và giúp chúng ta chổi dậy khi chúng ta gục ngã hay không? Ngôn sứ nói lời hứa này là trong chặng đường chúng ta đi qua sa mạc sẻ không phải đói khát. Chúng ta được biết là Thiên Chúa đã tạo dựng chúng ta, Ngài đã "tự tay Ngài dựng nên chúng ta, nên chúng ta là con quý báu của Ngài".

Chúng ta sẽ phải làm nô lệ cho cái gi? Chúng ta phải thực hiện cuộc hành trình nào? Đây là những điều người thuyết giảng có thể nêu lên, và chú thêm những điều khác cho phù hợp với giáo xứ. Chúng ta cần phải:
• Từ bỏ việc tự giam mình trong đời sống đạo quá an nhàn, hãy để ý đến nhu cầu của những người sống ngoài cộng đoàn chúng ta.
• Bỏ qua những gì đã làm chúng ta đau khổ, sống xa cách và lo sợ trong những mối quan hệ mới của chúng ta.
• Từ bỏ nếp sống xa hoa lãng phí là duyên cớ của tội lỗi và xa rời cộng đoàn.
• Chấm dứt ngay những nghi ngờ, xa cách và lên án anh em.
• Đơn giản hóa cuộc sống và bỏ dùng những phụ liệu tự tôn chúng ta như là con người sáng giá nhất.
• Gạt đi những sợ hãi vê Thiên Chúa khi tâm tình với Ngài về việc vào sa mạc với Thiên Chúa để sống mật thiết và dựa vào Ngài.

Câu chuyện phúc âm là câu chuyện Thiên Chúa đưa tay tiếp đón những người bị lưu đày. Qua hành vi và cách đối xử nơi Chúa Giêsu. Đã được thể hiện khi nói về một phụ nữ bị tố cáo phạm tội ngoại tình, nơi những người tố cáo chị ta. Chúa Giêsu lên núi Ô liu là nơi thanh vắng để cầu nguyện. Ngài trở về Đền Thờ để dạy dỗ. Thánh Gioan viết "Vừa tảng sáng..." Đoạn văn này có ý nói là một ngày mới đang bắt đầu. Như chúng ta nghe trong bài đọc thứ nhất trích lời của ngôn sứ Isaia "Này Ta sắp làm một việc mới". Lời dạy của Chúa Giêsu sẽ cho chúng ta biết việc mới Thiên Chúa sẽ làm cho chúng ta.

Những người tố cáo chị phụ nữ muốn gài bẩy Chúa Giêsu (Câu chuyện này giống câu chuyện trong phúc âm thánh Luca khi họ hỏi Chúa Giêsu về việc trả thuế cho Caesar). Nếu Chúa Giêsu phán quyết là chị phụ nữ phải bị ném đá, thì Chúa Giêsu sẽ bị tố cáo đã vi phạm luật pháp thời bấy giờ, vì người La mã cấm người Do thái không được phép xử tử ai. Nếu Chúa Giêsu bảo là giải thoát chị phụ nữ, thi Ngài sẽ bị tố cáo là Ngài không giữ luật ông Môsê. Trái lại, Chúa Giêsu quay câu chuyện về các người tố cáo: "Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đã mà ném trước đi". Và bây giờ các người tố cáo sẽ phải xét xử cả họ nữa. Không ai trong chúng ta không nhớ đến những việc trái chúng ta đã làm. Với lời của Chúa Giêsu, sự lưu đày của chúng ta, dù lớn hay nhỏ trong thâm tâm chúng ta ý thức được ngay. Người Do thái đang sống lưu đày không cần nhiều lời để nhắc nhở họ về kiếp sống trong lưu đày, và chúng ta cũng vậy.

Nhưng, ở đây, một lần nữa Thiên Chúa gởi lời cho những người sống trong kiếp lưu đày. Nếu các người kinh sư và Pharisêu không bỏ đi, và họ ở lại đó thì họ cũng sẽ nghe lời Chúa Giêsu nói để đem chị phụ nữ và chúng ta nữa ra khỏi cảnh lưu đày, để về nhà với Thiên Chúa. "Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu. Thôi chị cứ về đi, từ nay đừng phạm tội nữa !"

Chúng ta không thể đọc bài phúc âm này mà không nhận thấy sự bất công lớn lao trong đó. Chị phụ nữ bị bắt "quả tang đang ngoại tình". Vậy còn người đàn ông ở với chị ta thì sao? Có phải người đó là một trong những người của họ và họ để ông đó chạy thoát sao? Có phải họ bày biện một hiện trường phù hợp để bắt người phụ nữ để đặt ra một vấn nạn khó đem đến cho Chúa Giêsu giải quyết chăng? Hay hoặc chị phụ nữ phạm tội như những người phụ nữ khác vì chị ta quyền rủ người đàn ông để phạm tội? Một việc chắc là những người kinh sư và Pharisêu đã khinh dễ chị phụ nữ, coi chị ta là một việc để họ bàn tán và đem đến thử Chúa Giêsu.

Ngoài những việc xãy ra trong câu chuyện này, Chúa Giêsu có cảm nghĩ như Ngài cũng giống như chị phụ nữ. Ngài cũng bị người ta chèn ép và thách thức. Những người chống đối Ngài tìm cách để cáo buộc Ngài. Và Ngài cũng sẽ bị đưa ra để xét xử. Lại cón có chuyện buồn cười trong câu chuyện này: Chúa Giêsu không buộc tội chị phụ nữ và Ngài cũng không buộc tội các người tố cáo chị ta. Người có tội được tha bổng. Nhưng rồi sau đó, Chúa Giêsu, Đấng vô tội, lại không được tha. Ngài sẽ bị buộc tội.

Cũng như Thiên Chúa luôn sẵn sàng bỏ qua những lỗi phạm của dân Israel, và đưa họ ra khỏi chốn lưu đày, nên Chúa Giêsu sẵn sàng quên quá khứ của chị phụ nữ và cho chị ta di đên tương lai. "Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu. Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!". Chúa Giêsu đã ban cho cô một cuộc sống mới; cũng như vậy, Ngài đang dẫn đưa chúng ta là những người đang sống trong kiếp lưu dày của tội lỗi bằng lời này: “ta cũng không lên án con, hãy đi về nhà Cha và từ nay đừng phạm tội nữa”; trong mùa chay thánh này.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

5th SUNDAY OF LENT -C-
Isaiah 43: 16-21; Psalm 126; Philippians 3: 8-14; John 8: 1-11

Both Israel in the first reading, and the woman in the Gospel, are in a similar predicament. The cards are stacked against them. They are being punished, or about to be punished, for their wrongs. No way out for either. Except God won’t let the story end in tragedy for them – or for us. Listen first to what Isaiah has to say to Israel.

The Isaiah section dates to the time when the people of Israel were in captivity in Babylon. Though there were political causes for the exile, the prophet’s interpretation for why they were there was that it was due to their infidelity. They had not been faithful to their relationship with God. They were "adulterous", and had broken their "marriage vows" with their Spouse. We can see why this reading was picked today, for like the Gospel, it tells of infidelity and God’s response.

Jews hearing Isaiah’s words would immediately have their religious memory stirred. They would hear references to their past; how God had brought them out of Egypt and led them through the sea ("opens a way in the sea"). They would remember God’s guiding them through the desert ("in the desert I make a way and in the wasteland rivers"). They would hear and remember that God had led their ancestors for forty years in the desert and cared for them with daily bread and water. Isaiah couched his language in terms so familiar to the exiles that, despite their hopeless situation, they would remember God’s past deliverance and be stirred to believe that God could do it again. In fact, they are told, "Remember not the events of the past, the things of long ago consider not; see, I am doing something new!" To put it another way, God is telling them "You ain’t seen nothing yet!" No army, or chariots, or horsemen would be able to overcome this God. The exiles would be set free, no matter how impossible things looked.

Lent is drawing to a close. Next Sunday is Palm Sunday and then we enter Holy Week. We may feel discouraged that we have been less than successful these past weeks in the resolutions for reform and prayer we made the first days of Lent. We made resolutions because we wanted to grown spiritually; to express our sorrow for sin; to be in solidarity with suffering people in other parts of the world; to simplify our lives so that we would be more open to neighbor and God, etc. Not much seems to have changed since Ash Wednesday. Are we stuck in our old selves, fated to repeat old patterns of living? Are we, like the Israelites in exile, a long way from our true selves, our true homes? Yes, to one degree of another, we are. How do we get "home"? Will we even want to leave where we are and go at all? After all, journeys can be scary and hazardous, they take us into unknown places we haven’t been before. Will we like it? What sacrifices will we have to make to get there? Is it too late to begin, are we stuck forever in our exile?

This prophetic passage says God sees us in our exile and God knows where we are now is not our true home. God is not indifferent to our plight. So, God does again what God has done in the past. God calls us out of exile; tells us that a way is opening for us, and as difficult as it looks to cross, God will provide nourishment along the way so we don’t give up, or grow discouraged. Perhaps we ought to trust what we are hearing Isaiah say to us and take the first steps toward change. Will not God come swiftly to help us take these first tentative steps? Will not God send others to encourage us and lift us up when we falter? The prophet promises this, our desert journey will not be without refreshment. We are told that we are a people formed by God, "hand made" and therefore precious in God’s sight.

What slavery must we leave? What journey must we make? Here are some that come to mind, the preacher can add others to fit the congregation. We need to:

• leave our exile of comfortable religion and see to the needs of those outside our circle
• be healed of past hurts that set us apart and keep us fearful of new relationships
• give up sinful patterns that only drive us further into exile
• stop being apart, suspicious, or fearful of others who are different from us
• simplify our lives and stop using resources as though we were the only inhabitants on the earth
• put aside our fears of God and respond to God’s invitation to come away to the desert, the place of intimacy and dependence on God

The Gospel story also has a tale of God’s reaching out to those in exile. This time the gesture is made through Jesus, and it is to the woman caught in adultery as well as to her accusers. Jesus has gone to the Mount of Olives, his retreat and place of prayer. He returns to the temple to teach – "early in the morning." John suggests, in this reference to the time of day, that a new day is dawning. As we heard God say in the first reading, "...see I am doing something new." Jesus’ teaching will reveal the new thing God is doing for us.

The woman’s accusers are tying to trap Jesus. (It’s similar to the question they put to him in Luke about paying taxes to Caesar.) If Jesus judges that the woman should be stoned, he would suffer the wrath of the Romans who forbade the Jews permission to execute. If Jesus tells them to free her, then he can be accused of breaking the law of Moses. Instead he puts it back on the accusers, "Let the one among you who is without sin be the first to throw a stone at her." Now they must pass judgment on themselves too. None of us is so terribly far away from our own record of wrongs that our memory can’t be nudged by such a question. Our exile, big or small, is at the fingertips of our consciousness. The Jews in exile also didn’t need much to remind them that they lived in exile, the signs of it were all around them. Same with us.

But here again God sends a word to those in exile. If only those scribes and Pharisees hadn’t left, but instead had stayed there with the woman. Then they too would have heard the words that brought the woman and us out of our exile to our true home with God. "Neither do I condemn you. Go and from now on do not sin any more."

One can’t read this Gospel story without noticing the gross injustice in it. The woman is caught, "in the very act of committing adultery." What happened to her partner? Was he one of their buddies and so they let him get away? Did they set up the situation in the first place so as to entrap the woman and have an "issue" to bring before Jesus? Or is the woman being blamed, as women have been in the past, for being the temptress, leading the man to sin? One thing is for sure, the Pharisees have debased her, treated her as an object for their discussion and as a means to trap Jesus.

Besides everything else going on in this story, Jesus may have identified with her, for like her, he too is an object of harassment and entrapment. His opposition is looking for a way to bring charges against him. He too is going to be brought to trial. There’s another irony here. He doesn’t condemn the sin of the woman, nor the sin of the accusers. The guilty go free. But soon Jesus, who is innocent, will not go free. He will be found guilty.

Just as God is willing to put aside the sins of Israel’s past and lead them out of exile, so is Jesus willing to put aside the woman’s past and open up a future for her. "Neither do I condemn you. Go and from now on do not sin any more." He is offering her a whole new life; the same thing God is offering the exiles. In Lent the same offer is made to us. We can look at the past with Jesus and we can hear him say to us, "Neither do I condemn you. Go and from now on do not sin anymore."