Chúa Nhật V Mùa Chay C 2019: Trở về với tình yêu Chúa Giêsu
Lời mở
Chúng ta đang đi đến giai đoạn cuối cùng của Mùa Chay vì tuần sau chúng ta bắt đầu Tuần Thương khó để tưởng niệm cái chết của Chúa Giêsu. Trong Mùa Chay này chúng ta đã cùng nhau suy niệm Sứ điệp Mùa Chay của Đức Thánh Cha Phanxicô với chủ đề "Muôn loài thụ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mạc khải vinh quang của con cái Người".
Các bài Thánh Kinh hôm nay như mời gọi chúng ta quyết tâm trở về với Chúa Giêsu, để cảm nghiệm được tình yêu vô bờ của Thiên Chúa, từ đó chúng ta mới thay đổi trọn vẹn cuộc sống của mình.
1. Trở về với tình yêu Thiên Chúa
Hình ảnh người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình trong bài Tin Mừng (x. Ga 8,1-11), rồi được các kinh sư và người Pharisêu dẫn tới Chúa Giêsu, gợi ý cho mỗi người chúng ta suy nghĩ về tình yêu của mình. Có thể nói rằng tất cả chúng ta đều đã ngoại tình, kể từ người đầu tiên là Adam - Evà cho đến người cuối cùng sống trên mặt đất này.
Tại sao? Tại vì chúng ta đã được Thiên Chúa yêu thương, tạo dựng nên ta, ban cho ta muôn vàn ân huệ như quà tặng tình yêu từng giây phút để ta cảm nghiệm được sự hiện diện của người yêu trong đời sống và đáp lại tình yêu của Ngài. Nhưng, chúng ta đã phản bội Thiên Chúa, đã chạy theo những thần tượng khác và dâng hiến tình yêu cho những người chủ mới vì họ hứa hẹn cho ta những quà tặng để thoả mãn cơn đói khát vật chất, dục vọng, quyền lực của ta. Họ chỉ hứa hẹn và lừa bịp ta vì tất cả những gì thật sự tốt đẹp đều bắt nguồn từ Thiên Chúa. Khi con người cắt đứt với nguồn sự sống, tình yêu và hạnh phúc, đương nhiên người ta cảm thấy bất hạnh, trần trụi, không còn đủ sức yêu mình huống hồ là yêu người khác và thật sự đáng chết.
Vì thế, những kinh sư Do Thái dẫn người phụ nữ ngoại tình đến trước mặt Chúa Giêsu và nói với Người rằng: "Thưa Thầy, người phụ nữ này bị bắt gặp đang ngoại tình. Trong sách Luật ông Môsê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó cho tới chết". Đời sống bất hạnh của mọi người chúng ta tận cùng với cái chết đã nói lên tội ngoại tình chúng ta đang phạm, đó là tội cắt đứt mối hiệp thông với Chúa.
Rồi khi ta cắt đứt với nguồn yêu thương, ta lại trở thành những tên thẩm phán bất lương đi xét xử người khác về chính tội mình đang phạm, thành những tên đồ tể đi giết hại người khác vì cắt đứt tình yêu với con người và với vạn vật. Hình ảnh của những ai muốn ném đá người phụ nữ cũng là hình ảnh của ta: chúng ta xung đột, giết hại lẫn nhau, chúng ta bóc lột, khai thác nhau, làm cho nhau chết lần chết mòn. Ngay cả những viên đá vật chất kia, đáng lẽ được dùng để xây nên những bức tường, những căn nhà, lát thành những con đường tốt đẹp, để làm cho đời sống con người an vui, hạnh phúc thì bây giờ lại trở thành những dụng cụ giết người. Khi cắt đứt với tình yêu Thiên Chúa, chúng ta đã làm cho cả thế giới này bị xáo trộn, không còn tốt đẹp, hạnh phúc như Thiên Chúa mong muốn trong kế hoạch tổng thể của Ngài là Tình Yêu nữa (x. Docat, chương 1, số1-21). Vì thế, hôm nay chúng ta đang được mời gọi để quay trở về với tình yêu Thiên Chúa.
2. Tình yêu của Đức Giêsu đối với chúng ta
Đức Giêsu là Ngôi Lời làm người, là tình yêu cụ thể của Thiên Chúa. Vì thế mà những người Do Thái tay cầm những hòn đá và cả người phụ nữ đều được dẫn đến trước mặt Đức Giêsu. Đó là hình ảnh của nhân loại và vũ trụ vật chất phải tìm về với tình yêu Thiên Chúa để nhận được ơn cứu độ.
Những người Do Thái hỏi Đức Giêsu xem Người có thái độ nào đối với hạng tội nhân như thế. Đức Giêsu vô tội nên chỉ mình Người mới có quyền xét xử kẻ sống và kẻ chết. Nhưng thay vì xét xử, Người mời gọi chúng ta nhìn lại mình: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi”. Rất may là những người Do Thái thời đó đã trung thực với chính mình, nên họ đã lần lượt bỏ đi hết. Nếu sự việc xảy ra vào thời chúng ta chắc chắn đã có rất nhiều hòn đá ném về phía người phụ nữ và về cả Chúa Giêsu vì nhiều người nghĩ mình vô tội! Xã hội chúng ta hiện nay đầy những người nói mình chung thuỷ với tình yêu trong khi có hàng trăm ngàn cô gái hành nghề mãi dâm! Cộng đồng chúng ta đầy những người nói mình trung thực nhưng lại họ không tin một ai! Vậy ta có thật sự sạch tội không? Trong tay chúng ta có cầm hòn đá nào không? Ta có đang kết án ai không ?
Đức Giêsu nói với người phụ nữ rằng: “Tôi không lên án chị đâu. Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!”. Người không kết án bất cứ ai và không muốn huỷ hoại sự hiện hữu của bất cứ vật nào bởi vì Người là tình yêu cụ thể của Thiên Chúa. Hơn nữa muôn loài được dựng nên nhờ Người và cho Người, nên Người đã yêu thương tất cả đến cùng. Tình yêu ấy thúc đẩy Người tự nguyện hy sinh đến chết nhục nhã trên thập giá để hoà giải muôn loài với Chúa Cha và nhờ đó mà chúng ta được tha thứ mọi tội lỗi và trở thành con cái yêu quý của Ngài.
Vì thế, Thánh Phaolô, qua bài đọc II (x. Ph 3,8-14), đã mời gọi chúng ta hãy trở về với Chúa Giêsu để “nên đồng hình đồng dạng với Người trong cái chết của Người, với hy vọng có ngày cũng được sống lại từ trong cỡi chết”. Chúng ta cần phải cảm nhận được giá trị tuyệt vời của Chúa Giêsu để nói được rằng: "Tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Giêsu Kitô, Chúa của tôi, nhất là biết Người quyền năng thế nào nhờ đã phục sinh, cùng được thông phần những đau khổ của Người. Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác để được Đức Kitô và được kết hợp với Người" (Ph 3, 8-11).
3. Hiệu quả từ cuộc trở về với tình yêu
Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở chúng ta thực hiện cuộc trở về với tình yêu qua việc ăn chay, cầu nguyện và làm việc bác ái. Nhờ đó chúng ta sẽ thể hiện được những hiệu quả của cuộc trở về này.
Ăn chay có nghĩa là ta học cách thay đổi thái độ của ta đối với người khác cũng như đối với mọi loài thụ tạo, học cách chịu đựng cơn đói khát vật chất vì tình yêu dành Thiên Chúa và cho muôn loài, thay vì muốn chiếm hữu thật nhiều để thoả mãn những tham vọng và dục vọng của mình. Càng bớt tham vọng chiếm hữu ta càng biểu lộ mặt hiện hữu của ta như người con thật sự của Cha Trên Trời.
Cầu nguyện giúp chúng ta can đảm khước từ mọi thần tượng như sắc đẹp, tri thức, quyền lực để chung thuỷ trong cuộc tình với Chúa. Nhờ cầu nguyện như là cuộc hiệp thông trong tình yêu, chúng ta trở nên “một thân xác và một tinh thần với Chúa Giêsu”. Nhờ cầu nguyện, con tim ta lại được đổ đầy những ân huệ can quý của Thánh Thần, tràn đầy sự sống, quyền năng để khuôn mặt chúng ta sẽ toả ánh vinh quang chói lọi của Chúa cho muôn loài.
Làm việc bác ái là ta nhận ra con người không phải là kẻ thù sẵn sàng ném đá ta, nhưng là anh chị em trong cùng một đại gia đình để yêu thương họ đến cùng như Chúa Giêsu. Có yêu như thế ta mới dám chấp nhận những thiệt thòi, mất mát, quấy rầy, mới dám “tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả” (1Cr 13,7). Có yêu như thế ta mới nhận ra vạn vật là những đứa em nhỏ trong đại gia đình mà Cha Trên Trời đã giao phó cho ta coi sóc để ta nói thì chúng vâng nghe, khiến gió im, biển lặng, bánh cá hoá nhiều, ta mới biến những hòn đá, lưỡi đòng, đinh nhọn, mão gai, tiền bạc, của cải… thành quà tặng của tình yêu thương, tha thứ: "Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm".
Lời Kết
“Như thế, chúng ta sẽ tái khám phá được niềm vui trong chương trình của Thiên chúa dành cho thụ tạo và cho mỗi người chúng ta, đó là yêu mền Người, yêu mến anh chị em của chúng ta và toàn bộ thế giới, cũng như tìm thấy nơi tình yêu này hạnh phúc đích thực của chúng ta” (Lời kết Sứ điệp Mùa Chay 2019 của ĐTC Phanxicô).
LM. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
Lời mở
Chúng ta đang đi đến giai đoạn cuối cùng của Mùa Chay vì tuần sau chúng ta bắt đầu Tuần Thương khó để tưởng niệm cái chết của Chúa Giêsu. Trong Mùa Chay này chúng ta đã cùng nhau suy niệm Sứ điệp Mùa Chay của Đức Thánh Cha Phanxicô với chủ đề "Muôn loài thụ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mạc khải vinh quang của con cái Người".
Các bài Thánh Kinh hôm nay như mời gọi chúng ta quyết tâm trở về với Chúa Giêsu, để cảm nghiệm được tình yêu vô bờ của Thiên Chúa, từ đó chúng ta mới thay đổi trọn vẹn cuộc sống của mình.
1. Trở về với tình yêu Thiên Chúa
Hình ảnh người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình trong bài Tin Mừng (x. Ga 8,1-11), rồi được các kinh sư và người Pharisêu dẫn tới Chúa Giêsu, gợi ý cho mỗi người chúng ta suy nghĩ về tình yêu của mình. Có thể nói rằng tất cả chúng ta đều đã ngoại tình, kể từ người đầu tiên là Adam - Evà cho đến người cuối cùng sống trên mặt đất này.
Tại sao? Tại vì chúng ta đã được Thiên Chúa yêu thương, tạo dựng nên ta, ban cho ta muôn vàn ân huệ như quà tặng tình yêu từng giây phút để ta cảm nghiệm được sự hiện diện của người yêu trong đời sống và đáp lại tình yêu của Ngài. Nhưng, chúng ta đã phản bội Thiên Chúa, đã chạy theo những thần tượng khác và dâng hiến tình yêu cho những người chủ mới vì họ hứa hẹn cho ta những quà tặng để thoả mãn cơn đói khát vật chất, dục vọng, quyền lực của ta. Họ chỉ hứa hẹn và lừa bịp ta vì tất cả những gì thật sự tốt đẹp đều bắt nguồn từ Thiên Chúa. Khi con người cắt đứt với nguồn sự sống, tình yêu và hạnh phúc, đương nhiên người ta cảm thấy bất hạnh, trần trụi, không còn đủ sức yêu mình huống hồ là yêu người khác và thật sự đáng chết.
Vì thế, những kinh sư Do Thái dẫn người phụ nữ ngoại tình đến trước mặt Chúa Giêsu và nói với Người rằng: "Thưa Thầy, người phụ nữ này bị bắt gặp đang ngoại tình. Trong sách Luật ông Môsê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó cho tới chết". Đời sống bất hạnh của mọi người chúng ta tận cùng với cái chết đã nói lên tội ngoại tình chúng ta đang phạm, đó là tội cắt đứt mối hiệp thông với Chúa.
Rồi khi ta cắt đứt với nguồn yêu thương, ta lại trở thành những tên thẩm phán bất lương đi xét xử người khác về chính tội mình đang phạm, thành những tên đồ tể đi giết hại người khác vì cắt đứt tình yêu với con người và với vạn vật. Hình ảnh của những ai muốn ném đá người phụ nữ cũng là hình ảnh của ta: chúng ta xung đột, giết hại lẫn nhau, chúng ta bóc lột, khai thác nhau, làm cho nhau chết lần chết mòn. Ngay cả những viên đá vật chất kia, đáng lẽ được dùng để xây nên những bức tường, những căn nhà, lát thành những con đường tốt đẹp, để làm cho đời sống con người an vui, hạnh phúc thì bây giờ lại trở thành những dụng cụ giết người. Khi cắt đứt với tình yêu Thiên Chúa, chúng ta đã làm cho cả thế giới này bị xáo trộn, không còn tốt đẹp, hạnh phúc như Thiên Chúa mong muốn trong kế hoạch tổng thể của Ngài là Tình Yêu nữa (x. Docat, chương 1, số1-21). Vì thế, hôm nay chúng ta đang được mời gọi để quay trở về với tình yêu Thiên Chúa.
2. Tình yêu của Đức Giêsu đối với chúng ta
Đức Giêsu là Ngôi Lời làm người, là tình yêu cụ thể của Thiên Chúa. Vì thế mà những người Do Thái tay cầm những hòn đá và cả người phụ nữ đều được dẫn đến trước mặt Đức Giêsu. Đó là hình ảnh của nhân loại và vũ trụ vật chất phải tìm về với tình yêu Thiên Chúa để nhận được ơn cứu độ.
Những người Do Thái hỏi Đức Giêsu xem Người có thái độ nào đối với hạng tội nhân như thế. Đức Giêsu vô tội nên chỉ mình Người mới có quyền xét xử kẻ sống và kẻ chết. Nhưng thay vì xét xử, Người mời gọi chúng ta nhìn lại mình: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi”. Rất may là những người Do Thái thời đó đã trung thực với chính mình, nên họ đã lần lượt bỏ đi hết. Nếu sự việc xảy ra vào thời chúng ta chắc chắn đã có rất nhiều hòn đá ném về phía người phụ nữ và về cả Chúa Giêsu vì nhiều người nghĩ mình vô tội! Xã hội chúng ta hiện nay đầy những người nói mình chung thuỷ với tình yêu trong khi có hàng trăm ngàn cô gái hành nghề mãi dâm! Cộng đồng chúng ta đầy những người nói mình trung thực nhưng lại họ không tin một ai! Vậy ta có thật sự sạch tội không? Trong tay chúng ta có cầm hòn đá nào không? Ta có đang kết án ai không ?
Đức Giêsu nói với người phụ nữ rằng: “Tôi không lên án chị đâu. Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!”. Người không kết án bất cứ ai và không muốn huỷ hoại sự hiện hữu của bất cứ vật nào bởi vì Người là tình yêu cụ thể của Thiên Chúa. Hơn nữa muôn loài được dựng nên nhờ Người và cho Người, nên Người đã yêu thương tất cả đến cùng. Tình yêu ấy thúc đẩy Người tự nguyện hy sinh đến chết nhục nhã trên thập giá để hoà giải muôn loài với Chúa Cha và nhờ đó mà chúng ta được tha thứ mọi tội lỗi và trở thành con cái yêu quý của Ngài.
Vì thế, Thánh Phaolô, qua bài đọc II (x. Ph 3,8-14), đã mời gọi chúng ta hãy trở về với Chúa Giêsu để “nên đồng hình đồng dạng với Người trong cái chết của Người, với hy vọng có ngày cũng được sống lại từ trong cỡi chết”. Chúng ta cần phải cảm nhận được giá trị tuyệt vời của Chúa Giêsu để nói được rằng: "Tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Giêsu Kitô, Chúa của tôi, nhất là biết Người quyền năng thế nào nhờ đã phục sinh, cùng được thông phần những đau khổ của Người. Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác để được Đức Kitô và được kết hợp với Người" (Ph 3, 8-11).
3. Hiệu quả từ cuộc trở về với tình yêu
Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở chúng ta thực hiện cuộc trở về với tình yêu qua việc ăn chay, cầu nguyện và làm việc bác ái. Nhờ đó chúng ta sẽ thể hiện được những hiệu quả của cuộc trở về này.
Ăn chay có nghĩa là ta học cách thay đổi thái độ của ta đối với người khác cũng như đối với mọi loài thụ tạo, học cách chịu đựng cơn đói khát vật chất vì tình yêu dành Thiên Chúa và cho muôn loài, thay vì muốn chiếm hữu thật nhiều để thoả mãn những tham vọng và dục vọng của mình. Càng bớt tham vọng chiếm hữu ta càng biểu lộ mặt hiện hữu của ta như người con thật sự của Cha Trên Trời.
Cầu nguyện giúp chúng ta can đảm khước từ mọi thần tượng như sắc đẹp, tri thức, quyền lực để chung thuỷ trong cuộc tình với Chúa. Nhờ cầu nguyện như là cuộc hiệp thông trong tình yêu, chúng ta trở nên “một thân xác và một tinh thần với Chúa Giêsu”. Nhờ cầu nguyện, con tim ta lại được đổ đầy những ân huệ can quý của Thánh Thần, tràn đầy sự sống, quyền năng để khuôn mặt chúng ta sẽ toả ánh vinh quang chói lọi của Chúa cho muôn loài.
Làm việc bác ái là ta nhận ra con người không phải là kẻ thù sẵn sàng ném đá ta, nhưng là anh chị em trong cùng một đại gia đình để yêu thương họ đến cùng như Chúa Giêsu. Có yêu như thế ta mới dám chấp nhận những thiệt thòi, mất mát, quấy rầy, mới dám “tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả” (1Cr 13,7). Có yêu như thế ta mới nhận ra vạn vật là những đứa em nhỏ trong đại gia đình mà Cha Trên Trời đã giao phó cho ta coi sóc để ta nói thì chúng vâng nghe, khiến gió im, biển lặng, bánh cá hoá nhiều, ta mới biến những hòn đá, lưỡi đòng, đinh nhọn, mão gai, tiền bạc, của cải… thành quà tặng của tình yêu thương, tha thứ: "Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm".
Lời Kết
“Như thế, chúng ta sẽ tái khám phá được niềm vui trong chương trình của Thiên chúa dành cho thụ tạo và cho mỗi người chúng ta, đó là yêu mền Người, yêu mến anh chị em của chúng ta và toàn bộ thế giới, cũng như tìm thấy nơi tình yêu này hạnh phúc đích thực của chúng ta” (Lời kết Sứ điệp Mùa Chay 2019 của ĐTC Phanxicô).
LM. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn