THÁI BÌNH - Sáng nay, 12/01/2011, tại giáo xứ đền thánh Tử Đạo Đông Phú, giáo phận Thái Bình, anh em linh tông, dòng tộc của Đức cha F.X. Nguyễn Văn Sang, nguyên Giám mục giáo phận Thái Bình, tổ chức mừng thượng thọ cho ngài.
Sau đây là nguyên văn bài giảng của Đức cha Lorenxo Chu Văn Minh, Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Hà Nội, Giám đốc Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội trong thánh lễ mừng thượng thọ Đức cha F.X. Nguyễn Văn Sang:
Hồng ân nối tiếp hồng ân, mọi sự trong Chúa đều là hồng ân.
Trọng kính Đức cha F.X. Nguyễn Văn Sang,
Trọng kính quý Đức cha,
Kính thưa quý cha Tổng Đại diện,
Quý bề trên dòng tu cùng nam nữ tu sĩ,
Kính thưa quý đại biểu, quý khách cùng toàn thể cộng đồng dân Chúa.
Sách Châm Ngôn dạy:
“Sức mạnh là niềm tự hào của giới thanh niên,
Mái đầu bạc là vinh dự của hàng bô lão” (Cn 22,1).
Người đời có câu: “Bảy mươi tuổi xưa nay hiếm”. Đức cha Phanxico của chúng ta tám mươi tuổi hẳn là hiếm hơn, về mặt tôn giáo thì còn quý hơn, vì đó là dấu chỉ của hồng ân Thiên Chúa, như sách Châm Ngôn viết: “Ai kính sợ Thiên Chúa sẽ được trường thọ” (Cn 10,25).
Trước mặt Thiên Chúa nghìn năm như một ngày, nhưng với nhân sinh thì tám mươi năm quả là một cuộc hành trình dài lâu với bao thăng trầm của cuộc sống, bao thử thách gian khó của đời người. Song đối với người tin tưởng luôn phó thác trong bàn tay uy quyền của Thiên Chúa thì có ngài chi.
Sách Thánh viết: “Thiên Chúa dẫn dắt từng bước chân con người, nẻo đời mình, phàm nhân sao hiểu hết” (Cn 20,24).
Chúa đã tỏ quyền năng hùng mạnh của Người khi chọn một con người dòn mỏng, yếu đuối lên nối tiếp và thực thi sứ mệnh cao quý của Tông đồ Chúa. Chúa đã biến người thanh niên xứ Lại Yên trở thánh Giám mục của Giáo Hội.
Hôm nay, chúng ta - những người thân yêu của Đức cha Phanxico tụ họp nơi đây để cùng ngài ôn lại cuộc hành trình tràn đầy hồng ân mà hiệp ý ngợi ca tạ ơn Thiên Chúa.
Mới mười hai tuổi cậu Sang đã đón nghe tiếng Chúa gọi và nhập trường Tiểu Chủng Viện Hoàng Nguyên. Mười tám tuổi vào Đại Chủng Viện Xuân Bích. Năm 1954 khi đất nước chia đôi, thày Sang theo nhà trường vào Nam. Nhưng khi thấy hàng giáo sĩ ở quê nhà thiếu, nhiều xứ họ không có chủ chiên chăm sóc nên Đức cha Trịnh Như Khuê cử cha Mai vào Nam kêu gọi các giáo sĩ Hà Nội trở về phục vụ Giáo Hội quê hương, trong bao người chỉ có một người duy nhất là thày Sang nghe lời mời gọi của bề trên mà cương quyết trở về Bắc phục vụ Giáo Hội quê hương. Có thể nói đó là một quyết định phó thác, một bằng chứng đức tin, một nghĩa cử hi sinh, một hành động anh hùng. Hồi đó thày Sang vừa giúp cha Giám đốc Phạm Đình Tụng dạy văn tại Tiểu Chủng Viện Gioan vừa tu luyện. Đức cha Khuê rất quý thày Sang, đã giao cho các giáo sư ưu việt thời đó được mệnh danh là Tứ Kiệt, đó là cha chính Vinh, cha Oánh, cha Thông, cha Quynh đào luyện và phong chức linh mục năm 1958.
Cha Sang được cử làm phí xứ ở Hàm Long giữa thủ đô Thăng Long ngàn năm văn vật, nơi đã sản sinh ra năm Giám mục, trong đó có ba Hồng Y tiên khởi của Việt Nam. Năm 1981 cha Sang đang giữ chức thư ký của Đức Tổng giám mục được đề cử làm Tổng Đại diện coi xứ Nhà Thờ Lớn Hà Nội. Khi tháp tùng Đức Tổng giám mục Trịnh Văn Căn sang Vatican nhận chức Hồng Y, trong cuộc triều kiến Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, cha Sang được Đức Giáo Hoàng ưu ái đặc biệt, ngài ôm đầu cha Sang vào lòng và nói đùa: “Người nhỏ bé thế này mà coi sóc Nhà Thờ Lớn cơ à ?” Trong bữa ăn đến phần tráng miệng, Đức Giáo Hoàng bảo người giúp bàn: “Anh mang nửa chiếc bánh này cho cha Phanxico Hà Nội, chúng tôi nhường cho cha phần lớn”. Phần bánh thật to song cha Sang vui vẻ vâng lời ăn bằng hết. Lời tiên báo của Đức Giáo Hoàng đã thành sự thật, cuối năm đó cha Sang được tấn phong Giám mục phụ tá Hà Nội, và lamg Giám đốc Đại Chủng Viện Thánh Giuse hà Nội, ngài còn giữ nhiều trọng trách trong Giáo Hội Việt Nam, Tổng Thư Ký Hội Đồng Giám Mục, Chủ Tịch Ủy ban Giáo Dân, đã tham gia nhiều sự kiện trọng đại, đi dự diễn đàn quốc tế vì hòa bình ở Mascova và nhiều đại hội hòa bình ở Bruxelles, Milan, ngài đại diện Đức Hồng Y tham dự đại hội Thánh Thể quốc tế tại Seoul, đã đọc tham luận trong Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới tại Roma.
Sự nghiệp văn chương của ngài khá lớn. Nhiều trí thức, nhà văn đánh giá cao những tác phẩm của ngài, sức viết của ngài thật đáng kể, hơn hai mươi đầu sách được nhiều nhà xuất bản quốc gia phát hành với hàng vạn trang sách, ngài dùng văn chương chuyển tải nội dung giáo lý để rao giảng Lời Chúa, sách gồm nhiều thể loại, văn chương, hồi ký, bút ký, thơ ca, nhạc kịch, dịch thuật, nội dung rất phong phú đa dạng, từ những chuyện đời thường đến tôn giáo, được viết bằng những ngôn từ rành mạch, những cảm xúc chân thành, đánh động tâm hồn người đọc.
Những vị cao cấp trong chính quyền cũng như những vị chức sắc tôn giáo bạn như Ton Lành, Phật giáo kiêng nể ngài.
Suốt bốn mươi năm trong công cuộc đào luyện hàng giáo sĩ trẻ, trong lớp học trò của ngài xưa, nhiều người đã trở thành linh mục, cha xứ, giáo sư, Tổng Đại diện, Giám đốc Chủng Viện, trong đó có năm Giám mục.
Lớp hậu sinh, học trò của ngài, kính nể ngài vì là bậc thầy – “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” – một người thầy tám mươi tuổi nhưng vẫn năng động và hăng say nhiệt thành.
Ngày 03/12/1990 ngài đã tuân phục sắc lệnh của Đức Thánh Gia Gioan Phaolo II rời thủ đô Hà Nội, về phục vụ giáo dân nơi đồng quê, rao giảng Tin Mừng cho nông thôn. Ngài đã quỳ hôn mặt đất Thái Bình khi mới bước chân xuống bến phà Tân Đệ, bày tỏ tình gắn bó và trung thành với giáo phận thân yêu này. Cộng đoàn dân Chúa Thái Bình yêu mến vị chủ chiên của mình, vì “một ngày là nghĩa, chuyến đò nên quen”, phương chi suốt hơn mười chín năm dòng ngài tận tình đi thăm mục vụ và cử hành các nghi thức phụng vụ trong khắp các giáo xứ, giáo họ trong miền. Ngài cùng cộng đoàn dân Chúa của giáo phận Thái Bình nỗ lực hi sinh để trùng tu, kiến thiết xây dựng các bệnh viện, nhà giáo lý, nguyện đường để biểu lộ lòng tin, cậy, mến, bất chấp mọi phong ba bão tố tinh thần cũng như vật chất.
Ngoài di sản tinh thần là một lớp giáo sĩ mới, các linh mục, các tu sĩ nam nữ, các tổ chức hội đoàn, cùng nếp sống đạo truyền thống, sống đạo sốt sáng, ngài còn để lại cho Thái Bình ngôi nhà thờ Chính Tòa, một ngôi thánh đường nguy nga, rộng lớn vào hàng “Nhất Bắc kỳ, nhì Đông Dương”.
Khi nhận đơn từ nhiệm của ngài, Tòa Thánh đã gửi thư khen ngợi: “Bộ Rao Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc chân thành cám ơn Đức cha vì sự lãnh đạo trong cương vị mục tử mà Đức cha đã thi hành cách tận tình suốt mười chín năm qua”.
Đến nay theo Giáo luật ngài đã nghỉ hưu như ngài nói:
“Tám mươi cao niên, nay từ nhiệm
Cuộc sống lạc quan ngẩng cao đầu”.
Dù tuổi cao sức yếu và đã nghỉ hưu, nhưng không quản đường xa dặm trường, ngài vẫn tiếp tục đi phục vụ giáo dân khi được yêu cầu.
Tuy Đức cha Phan Sang có bao công lao, sự nghiệp, song trong lần mừng thọ năm 2008 chính ngài đã khiêm tốn tự nhận: “Riêng cá nhân tôi, xin quỳ gối, đấm ngực ăn năn trước mặt Chúa và mọi thành phần trong Giáo Hội, thành tâm xin lỗi mọi người về mọi sai lầm thiếu sót trong suốt năm mươi năm linh mục, và hai mươi tám năm Giám mục ở Hà Nội cũng như Thái Bình”.
Mọi người chúng ta đều biết: “Nhân vô thập toàn”, là người ai chẳng có khiếm khuyết, lầm lỡ. Đối với những sai lỗi của ngài thì cin Thiên Chúa khoan dung, thứ tha và bù đắp. Còn chúng ta, những người yêu mến ngài thì:
“Yêu nhau vạn sự chẳng nề
Một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng”.
Hôm nay chúng ta chỉ quan tâm đến những ưu điểm, những nét son của ngài, hiệp ý cùng ngài mà vang lời tạ ơn và ngợi khen Thiên Chúa.
Ngài là chứng nhân, là cuốn biên niên kỷ sống của Giáo Hội Việt Nam trong hậu bán thế kỷ hai mươi và đầu thiên niên kỷ thứ ba - một thời kỳ đầy biến động, thử thách, gian lao, bao khó khăn, nguy biến, với những sự kiện quan trọng quyết định của đất nước cũng như của Giáo Hội. Ngài đã ra công rao giảng Tin Mừng, mở rộng Nước Thiên Chúa ở trần gian, đóng góp cho Giáo Hội Việt Nam một phần không nhỏ trong công cuộc phát triển và bảo vệ đức tin, làm thấm nhuần tinh thần Ki tô giaostrong đời sống đất nước. Nguyện xin Thiên Chúa chứng giám, chúc lành và trả công bội hầu cho ngài.
Sau đây là nguyên văn bài giảng của Đức cha Lorenxo Chu Văn Minh, Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Hà Nội, Giám đốc Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội trong thánh lễ mừng thượng thọ Đức cha F.X. Nguyễn Văn Sang:
Trọng kính Đức cha F.X. Nguyễn Văn Sang,
Trọng kính quý Đức cha,
Kính thưa quý cha Tổng Đại diện,
Quý bề trên dòng tu cùng nam nữ tu sĩ,
Kính thưa quý đại biểu, quý khách cùng toàn thể cộng đồng dân Chúa.
Sách Châm Ngôn dạy:
“Sức mạnh là niềm tự hào của giới thanh niên,
Mái đầu bạc là vinh dự của hàng bô lão” (Cn 22,1).
Người đời có câu: “Bảy mươi tuổi xưa nay hiếm”. Đức cha Phanxico của chúng ta tám mươi tuổi hẳn là hiếm hơn, về mặt tôn giáo thì còn quý hơn, vì đó là dấu chỉ của hồng ân Thiên Chúa, như sách Châm Ngôn viết: “Ai kính sợ Thiên Chúa sẽ được trường thọ” (Cn 10,25).
Trước mặt Thiên Chúa nghìn năm như một ngày, nhưng với nhân sinh thì tám mươi năm quả là một cuộc hành trình dài lâu với bao thăng trầm của cuộc sống, bao thử thách gian khó của đời người. Song đối với người tin tưởng luôn phó thác trong bàn tay uy quyền của Thiên Chúa thì có ngài chi.
Sách Thánh viết: “Thiên Chúa dẫn dắt từng bước chân con người, nẻo đời mình, phàm nhân sao hiểu hết” (Cn 20,24).
Chúa đã tỏ quyền năng hùng mạnh của Người khi chọn một con người dòn mỏng, yếu đuối lên nối tiếp và thực thi sứ mệnh cao quý của Tông đồ Chúa. Chúa đã biến người thanh niên xứ Lại Yên trở thánh Giám mục của Giáo Hội.
Hôm nay, chúng ta - những người thân yêu của Đức cha Phanxico tụ họp nơi đây để cùng ngài ôn lại cuộc hành trình tràn đầy hồng ân mà hiệp ý ngợi ca tạ ơn Thiên Chúa.
Mới mười hai tuổi cậu Sang đã đón nghe tiếng Chúa gọi và nhập trường Tiểu Chủng Viện Hoàng Nguyên. Mười tám tuổi vào Đại Chủng Viện Xuân Bích. Năm 1954 khi đất nước chia đôi, thày Sang theo nhà trường vào Nam. Nhưng khi thấy hàng giáo sĩ ở quê nhà thiếu, nhiều xứ họ không có chủ chiên chăm sóc nên Đức cha Trịnh Như Khuê cử cha Mai vào Nam kêu gọi các giáo sĩ Hà Nội trở về phục vụ Giáo Hội quê hương, trong bao người chỉ có một người duy nhất là thày Sang nghe lời mời gọi của bề trên mà cương quyết trở về Bắc phục vụ Giáo Hội quê hương. Có thể nói đó là một quyết định phó thác, một bằng chứng đức tin, một nghĩa cử hi sinh, một hành động anh hùng. Hồi đó thày Sang vừa giúp cha Giám đốc Phạm Đình Tụng dạy văn tại Tiểu Chủng Viện Gioan vừa tu luyện. Đức cha Khuê rất quý thày Sang, đã giao cho các giáo sư ưu việt thời đó được mệnh danh là Tứ Kiệt, đó là cha chính Vinh, cha Oánh, cha Thông, cha Quynh đào luyện và phong chức linh mục năm 1958.
Cha Sang được cử làm phí xứ ở Hàm Long giữa thủ đô Thăng Long ngàn năm văn vật, nơi đã sản sinh ra năm Giám mục, trong đó có ba Hồng Y tiên khởi của Việt Nam. Năm 1981 cha Sang đang giữ chức thư ký của Đức Tổng giám mục được đề cử làm Tổng Đại diện coi xứ Nhà Thờ Lớn Hà Nội. Khi tháp tùng Đức Tổng giám mục Trịnh Văn Căn sang Vatican nhận chức Hồng Y, trong cuộc triều kiến Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, cha Sang được Đức Giáo Hoàng ưu ái đặc biệt, ngài ôm đầu cha Sang vào lòng và nói đùa: “Người nhỏ bé thế này mà coi sóc Nhà Thờ Lớn cơ à ?” Trong bữa ăn đến phần tráng miệng, Đức Giáo Hoàng bảo người giúp bàn: “Anh mang nửa chiếc bánh này cho cha Phanxico Hà Nội, chúng tôi nhường cho cha phần lớn”. Phần bánh thật to song cha Sang vui vẻ vâng lời ăn bằng hết. Lời tiên báo của Đức Giáo Hoàng đã thành sự thật, cuối năm đó cha Sang được tấn phong Giám mục phụ tá Hà Nội, và lamg Giám đốc Đại Chủng Viện Thánh Giuse hà Nội, ngài còn giữ nhiều trọng trách trong Giáo Hội Việt Nam, Tổng Thư Ký Hội Đồng Giám Mục, Chủ Tịch Ủy ban Giáo Dân, đã tham gia nhiều sự kiện trọng đại, đi dự diễn đàn quốc tế vì hòa bình ở Mascova và nhiều đại hội hòa bình ở Bruxelles, Milan, ngài đại diện Đức Hồng Y tham dự đại hội Thánh Thể quốc tế tại Seoul, đã đọc tham luận trong Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới tại Roma.
Sự nghiệp văn chương của ngài khá lớn. Nhiều trí thức, nhà văn đánh giá cao những tác phẩm của ngài, sức viết của ngài thật đáng kể, hơn hai mươi đầu sách được nhiều nhà xuất bản quốc gia phát hành với hàng vạn trang sách, ngài dùng văn chương chuyển tải nội dung giáo lý để rao giảng Lời Chúa, sách gồm nhiều thể loại, văn chương, hồi ký, bút ký, thơ ca, nhạc kịch, dịch thuật, nội dung rất phong phú đa dạng, từ những chuyện đời thường đến tôn giáo, được viết bằng những ngôn từ rành mạch, những cảm xúc chân thành, đánh động tâm hồn người đọc.
Những vị cao cấp trong chính quyền cũng như những vị chức sắc tôn giáo bạn như Ton Lành, Phật giáo kiêng nể ngài.
Suốt bốn mươi năm trong công cuộc đào luyện hàng giáo sĩ trẻ, trong lớp học trò của ngài xưa, nhiều người đã trở thành linh mục, cha xứ, giáo sư, Tổng Đại diện, Giám đốc Chủng Viện, trong đó có năm Giám mục.
Lớp hậu sinh, học trò của ngài, kính nể ngài vì là bậc thầy – “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” – một người thầy tám mươi tuổi nhưng vẫn năng động và hăng say nhiệt thành.
Ngày 03/12/1990 ngài đã tuân phục sắc lệnh của Đức Thánh Gia Gioan Phaolo II rời thủ đô Hà Nội, về phục vụ giáo dân nơi đồng quê, rao giảng Tin Mừng cho nông thôn. Ngài đã quỳ hôn mặt đất Thái Bình khi mới bước chân xuống bến phà Tân Đệ, bày tỏ tình gắn bó và trung thành với giáo phận thân yêu này. Cộng đoàn dân Chúa Thái Bình yêu mến vị chủ chiên của mình, vì “một ngày là nghĩa, chuyến đò nên quen”, phương chi suốt hơn mười chín năm dòng ngài tận tình đi thăm mục vụ và cử hành các nghi thức phụng vụ trong khắp các giáo xứ, giáo họ trong miền. Ngài cùng cộng đoàn dân Chúa của giáo phận Thái Bình nỗ lực hi sinh để trùng tu, kiến thiết xây dựng các bệnh viện, nhà giáo lý, nguyện đường để biểu lộ lòng tin, cậy, mến, bất chấp mọi phong ba bão tố tinh thần cũng như vật chất.
Ngoài di sản tinh thần là một lớp giáo sĩ mới, các linh mục, các tu sĩ nam nữ, các tổ chức hội đoàn, cùng nếp sống đạo truyền thống, sống đạo sốt sáng, ngài còn để lại cho Thái Bình ngôi nhà thờ Chính Tòa, một ngôi thánh đường nguy nga, rộng lớn vào hàng “Nhất Bắc kỳ, nhì Đông Dương”.
Khi nhận đơn từ nhiệm của ngài, Tòa Thánh đã gửi thư khen ngợi: “Bộ Rao Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc chân thành cám ơn Đức cha vì sự lãnh đạo trong cương vị mục tử mà Đức cha đã thi hành cách tận tình suốt mười chín năm qua”.
Đến nay theo Giáo luật ngài đã nghỉ hưu như ngài nói:
“Tám mươi cao niên, nay từ nhiệm
Cuộc sống lạc quan ngẩng cao đầu”.
Dù tuổi cao sức yếu và đã nghỉ hưu, nhưng không quản đường xa dặm trường, ngài vẫn tiếp tục đi phục vụ giáo dân khi được yêu cầu.
Tuy Đức cha Phan Sang có bao công lao, sự nghiệp, song trong lần mừng thọ năm 2008 chính ngài đã khiêm tốn tự nhận: “Riêng cá nhân tôi, xin quỳ gối, đấm ngực ăn năn trước mặt Chúa và mọi thành phần trong Giáo Hội, thành tâm xin lỗi mọi người về mọi sai lầm thiếu sót trong suốt năm mươi năm linh mục, và hai mươi tám năm Giám mục ở Hà Nội cũng như Thái Bình”.
Mọi người chúng ta đều biết: “Nhân vô thập toàn”, là người ai chẳng có khiếm khuyết, lầm lỡ. Đối với những sai lỗi của ngài thì cin Thiên Chúa khoan dung, thứ tha và bù đắp. Còn chúng ta, những người yêu mến ngài thì:
“Yêu nhau vạn sự chẳng nề
Một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng”.
Hôm nay chúng ta chỉ quan tâm đến những ưu điểm, những nét son của ngài, hiệp ý cùng ngài mà vang lời tạ ơn và ngợi khen Thiên Chúa.
Ngài là chứng nhân, là cuốn biên niên kỷ sống của Giáo Hội Việt Nam trong hậu bán thế kỷ hai mươi và đầu thiên niên kỷ thứ ba - một thời kỳ đầy biến động, thử thách, gian lao, bao khó khăn, nguy biến, với những sự kiện quan trọng quyết định của đất nước cũng như của Giáo Hội. Ngài đã ra công rao giảng Tin Mừng, mở rộng Nước Thiên Chúa ở trần gian, đóng góp cho Giáo Hội Việt Nam một phần không nhỏ trong công cuộc phát triển và bảo vệ đức tin, làm thấm nhuần tinh thần Ki tô giaostrong đời sống đất nước. Nguyện xin Thiên Chúa chứng giám, chúc lành và trả công bội hầu cho ngài.