SỐNG VỚI TRÁI TIM BÌNH AN
Lời nói đầu: Sau đây là cuộc phỏng vấn Đức cha Hán Chí Hải, là một Giám mục ở Trung Hoa chưa được nhà cầm quyền Bắc Kinh công nhận. Bài phỏng vấn này do phóng viên Gannivalente thực hiện, rất hữu ích cho những người công giáo ở Việt Nam. Đất nước công giáo Trung Hoa khổng lồ hiện nay về lãnh vực kinh tế gây nhiều ảnh hưởng tới Việt Nam. Nhưng trong lãnh vực tôn giáo chúng ta vẫn vui mừng vì thấy Giáo Hội trên đất nước này còn giữ được tinh thần hiệp nhất, và vẫn còn trung thành với Giáo hội mẹ ở Rôma do Đức Thánh Cha coi sóc.
Lan Châu trong nước Trung Hoa, có lẽ là một thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Có những ngày miền Tây Bắc Lan Châu sương mù dầy đặc đến nỗi không thể nhìn thế rõ ngọn núi Liên Sơn cách phía Nam thành phố chừng độ mấy cây số.
Cha Hán được tấn phong Giám mục năm 2003, các nhà cầm quyền chính trị địa phương cũng như quốc gia chưa chính thức nhìn cuộc tấn phong này. Nhưng vì tình trạng là một đấng kế vị các Tông đồ, dù chưa được nhà nước này công nhận nhưng cũng không ngăn cản Ngài hoạt động, và ít ra cũng làm chứng cho một sự tự do đang tiến triển và sống với một trái tim bình an trong đức tin của các Tông đồ. Ngài đã nói về mình rằng: “Tôi đến từ một gia đình đã biết Chúa Giêsu từ 400 năm nay, bố mẹ tôi đã đem tôi chịu phép rửa tội 8 ngày sau khi sinh. Các ngài vẫn biết Giáo hội đòi buộc các cha mẹ phải đem con cái đi rửa tội sớm hết sức”.
Sau đây là bài phỏng vấn:
Pv: Đức cha sinh ra năm 1966, lúc đó Trung Quốc đang ở giữa thời kỳ cách mạng văn hóa. Đức Cha nhớ lại thời thơ ấu của Đức cha ra sao?
ĐC: Chúng tôi ở một ngôi làng, cánh xa ở Lan Châu chừng 200 km. Đây không phải là một ngôi làng công giáo, nhưng toàn tòng và những cuộc bách hại cũng tới đến suốt trong thời kỳ đó, cha mẹ tôi vẫn trung thành với đức tin nhưng trong thâm tâm của mình không được bày tỏ ra ngoài. Các ngài lúc đó không còn đi lễ, vì tình hình bó buộc không thể làm khác, rất may gia đình chúng tôi ở cách xa với những ngôi nhà khác, vì thế chúng tôi vẫn dễ dàng đọc kinh chung. Ông nội tôi, không bao giờ ngừng đọc kinh chung với nhau trong gia đình. Chính ngài giúp tôi bảo toàn đức tin.
Pv: Vậy còn những nhân vật quan trọng nào khác mà Đức cha tiếp tục gặp ở trên đường đời?
ĐC: Chắc chắn là Cha Philipphe, sau đó trở thành Giám mục Lan Châu năm 1981. Chính ngài đã tấn phong Linh mục cho tôi. Chính ngài đã được trả lại tự do năm 1978, sau 30 năm tù tội và bị cấm cố. Ngay từ lúc được trả lại tự do không một chút gì phàn nàn, ngài bắt đầu rao giảng Tin mừng rảo khắp các thành thị và nông thôn, luôn luôn lúc nào cũng thế ngài lên đường thăm người có đạo, trong miền từ nhà này sang nhà khác. Ngài dâng lễ và cầu nguyện với họ, để an ủi họ. Lúc đó tôi còn là một sinh viên trẻ trung chiêm ngắm ngài, đã nảy sinh trong tôi ý muốn trở thành Linh mục. Nhưng lúc đó không có chủng viện nào, chúng tôi bó buộc phải đi tìm đây đó những tập sách cổ và những bản văn thần học còn sót lại sau khi bị phá hoại. Chúng tôi đành phải học chút ít trong sách vở mà chúng tôi tìm thấy. Sau đó chính phủ cho xây lại các nhà thờ, lúc đó các gia đình hợp sức xây dựng lại. Từ đó đức tin nở hoa trở lại.
Pv: Nếu Đức cha so sánh thời kỳ đó với thời gian hiện tại, Đức cha nhận xét thấy, có thay đổi nào trong đời sống của người Kitô giáo?
ĐC: Tôi thấy, ngày nay có sự cởi mở rất lớn, có tự do nhiều hơn lúc đó. Ngày nay, vẫn còn có nhiều cộng đoàn có đức tin. Nhưng các thanh niên nam nữ bị liên lụy trong phong trào vật chất hóa đang nổi bật trong xã hội. Mối họa mất đức tin do khao khát được hưởng thụ và do phong trào vật chất hóa của đời sống tân thời, cũng như mối liên hệ với nhau còn gặp nhiều khó khăn.
Pv: Còn Đức cha, Đức cha hoạt động thế nào để giúp các thanh thiếu niên?
ĐC: Chúng tôi làm việc đặc biệt với các sinh viên sắp gia nhập vào đại học, chúng tôi tổ chức các lớp vào dịp hè và các dịp tết. Như vậy thêm vào những sáng kiến tập thể điều đáng chú ý là có sự liên hệ cá nhân giữa người trẻ với nhau.
Pv: Đức cha đã trở thành Linh mục như thế nào?, và vào lúc nào?
ĐC: Tôi được thụ phong Linh mục nhờ Đức Cha Philipphe năm 1994, cùng thời với 4 Linh mục khác. Các chủng viện đã được mở ra với quyền kiểm soát của chính phủ, nhưng không có ai trong chúng tôi thường xuyên tới học. Giáo huấn căn bản mà tôi lãnh nhận từ một người giáo dân có hiểu biết về thần học.
Pv: Thế rồi mấy năm sau, sau cai chết của Đức cha Philipphe, Đức cha cũng đã trở thành Giám mục, nhưng Đức cha được tấn phong không có sự ưng chuẩn của các nhà cầm quyền chính phủ?
ĐC: Vào tháng Giêng năm 2003, tôi đã sớm nhận thấy từ lâu có sự chia sẽ tại Trung Quốc với các cộng đoàn và Giám mục “chính thức, hầm trú” là đa số không có ý nghĩa. Đa số các Giám mục được chọn do các thể thức của chính phủ. Sau đó được chính Tòa Thánh công nhận, và các ngài cũng được hiệp thông với Đức Thánh Cha. Có nhiều hướng dẫn, cổ vũ đang được phổ biến trong Giáo hội, xúi dục các tín hữu tránh xa các Thánh lễ, do các Linh mục và Giám mục hợp tác với chính phủ, đối với tôi đã qua rồi.
Pv: Còn Đức cha, ngài giữ ý kiến riêng cho ngài mà thôi...?
ĐC: Sau khi thụ phong được mấy tháng, tôi có viết một lá thư ngỏ kêu gọi các Giám mục hãy giải thoát cho những người công giáo khỏi nỗi khổ trên. Công việc đơn giản nhất là bình thản và can đảm tuyên xưng, sự hiệp thông đức tin với Đức Giáo Hoàng. Như vậy người ta mới loại bỏ được những sự hiểu nhầm vô ích, và những sự hồ nghi độc hại.
Pv: Ngày nay tình trạng chưa thay đổi được bao nhiêu so với lúc đầu sự chia rẽ...?
ĐC: Nếu người ta muốn hiểu sự việc đúng thực tế của nó thì theo tôi, cần phải phân biệt, ngày nay hơn là lúc trước. Đa số các Giám mục được tấn phong theo thể thức của nhà nước, ngày nay đã hiệp thông với Rôma. Không ai đích thức muốn lập một Giáo hội Trung Hoa tách ra khỏi Giáo hội toàn cầu, những điều kiện thế nào là tùy thuộc vào tình huống chính trị mà chúng ta đang sống trong đó.
Pv: Có phải vì thế vẫn còn sự chia sẽ không?
ĐC: Trong hàng ngũ cộng đoàn Hầm Trú có những phần tử cực đoan, không chấp nhận bất cứ một đối chứng nào, sẵn sàng kết án những ai không có suy nghĩ như mình. Trong số những Linh mục và Giám mục được ghi nhận theo cấu trúc chính trị tôn giáo của chính phủ có một số đấng đã đi nhầm đường. Thế nhưng, tôi chắc chắn rằng, đa số ước mong và trông đợi có một sự hiệp thông công khai và hiển hiện của tất cả những ai thuộc về Giáo hội công giáo Trung Hoa.
Pv: Vậy phải có thái độ như thế nào?, trước những đòi hỏi của chính phủ?
ĐC: Tôi đã lợi dụng những thời gian cởi mở, tôi tránh những trường hợp không phải đối đầu với chính phủ, và như vậy có nhiều nghị lực và lợi dụng được nhiều hoàn cảnh để loan báo Phúc âm cho nhiều người. Theo tôi, nơi nào có thể, các Giám mục phải thoát ra khỏi tình trạng Hầm Trú công nhận tình trạng hiện thời, và đối xử với nhà nước với một thái độ đối chứng chứ không đối đầu.
Pv: Việc các người công giáo chia rẽ sinh ra những kết quả trầm trọng nào?
ĐC: Kết quả là không cử hành phép Thánh Thể với nhau được và tự tố cáo lẫn nhau. Bởi vì nếu chúng ta tuyên xưng cùng một Đức tin thì nguyên sự kiện hiệp lễ vào một chén Mình và Máu Chúa Kitô có thể làm nở hoa hợp nhất và hiệp thông. Thánh Thể là nguồn gốc của sự hợp nhất, nếu nguồn gốc ấy biến đi thì những lý lẽ của con người dù có sự nhắc nhở của các chỉ dẫn đến từ bên ngoài khó làm cho sự hiệp nhất trở lại.
Pv: Ngay cả những lời kêu gọi và chỉ dẫn tới từ Vatican hay sao?
ĐC: Đôi khi cũng có những người nghĩ rằng ở Trung Hoa chúng tôi không còn nghe và làm theo Đức Giêsu. Đó là một sự sai lầm, phải khởi đi từ việc làm. Ở Trung Quốc luôn có một Giáo hội của Chúa Kitô. Giáo hội duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền, như chúng ta tuyên xưng trong kinh Tin Kính. Sự thông công của chúng ta không thể nở hoa nếu chính Đức Kitô và ở đây trong nước Trung Hoa, đã nuôi dưỡng và giữ cho duy nhất, Giáo hội bằng chính các phép bí tích và giữ gìn nơi đây đức tin của các Tông đồ. Sự hiệp thông với đấng kế vị Thánh Phêrô và vâng theo sứ vụ của ngài là thành phần của đức tin ấy như chính Chúa Giêsu đã muốn. Nếu không có điều đó, nếu ở đây tại Trung Quốc giữa nhân dân và các vị mục tử đức tin công giáo mà không được như vậy thì thật vô ích, dù lên tiếng bằng những diễn văn hay dùng các biện pháp kỷ luật để giải quyết những vấn đề trên.
Pv: Điều công nhận trên, đã gợi ý cho những suy luận về Giáo hội Trung Hoa được diễn tả trong bức thư mà Đức Thánh Cha Benedichto thứ 16 năm 2007, đã gửi cho tất cả những người công giáo Trung Hoa những tuyên truyền trên của Đức Thánh Cha đã trả lời một cách rõ ràng mà Đức Cha đã đặt ra trong bức thư ngỏ cách đây 4 năm?
ĐC: Bức thư của Đức Giáo Hoàng đã đáp ứng rất quan trọng cho rất nhiều vấn đề đang quay cuồng trong Giáo Hội tại Trung Quốc. Chúng tôi đã đọc bức thư với niềm xúc động nhiều, và nghĩ rằng không thể không chờ một bức thư rõ rệt và đã gây sửng sốt. Như thế với thời gian một số kẻ đã thêm thắt điều này điều khác, đã thêm các chú thích và tự ý truyền bá những lời giải thích thiên lệch. Và như vậy ít ra ở một số đoạn những tuyên bố đó đã mất sức mạnh.
Pv: Người ta nói rằng những nhà cầm quyền chính trị địa phương đã ngăn cản truyền bá bức thư đó?
ĐC: Sự truyền bá bức thư đó đã bị cấm cản trong một số miền, nhưng trong thực tế sự cấm cản vô hiệu lực và bức thư vẫn được lưu hành hay nói cách khác, ở một số tỉnh như: Phúc Kiến vv. Có những cộng đoàn địa phương đã đón nhận bức thư với sự dè dặt nào đó.
Pv: Trong thời kỳ công bố bức thư của Đức Thánh Cha việc tấn phong một số Giám Mục đã được công nhận, song bởi Tòa Thánh cũng như bởi các nhà cầm quyền Trung Hoa đã xảy ra thật là nhiều Đức Cha nghĩ thế nào về những cánh thế tiến hành dựa vào kinh nhiệm xảy ra từ 2009 đến 2010?
ĐC: Chính phủ vẫn tiếp tục đường lối chính trị của họ, họ vẫn giữ việc kiểm soát các thể thức bổ nhiệm Giám mục. Theo tôi, họ chấp thuận việc thụ phong các Giám mục đã được Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm thì phải tiến hành cách như sau: các ứng viên được chọn lựa phải xứng đáng, và phải tỏ ra ý thức được trách nhiệm mà các ngài sẽ lãnh nhận, cần phải tránh những vấn nạn và những rắc rối vô ích.
Pv: Thực tế thì thời kỳ các cuộc tấn phong với sự đồng thuận, song ngầm kín đã bị đứt quãng khi chính quyền dân sự đã ép buộc ba cuộc tấn phong Giám mục bất hợp pháp. Các Giám mục bất hợp pháp này bị vạ tuyệt thông .Các vạ này Tòa Thánh công bố công khai vậy Đức Cha nghĩ thế nào về tình huống này?
ĐC: Nếu một ai được tấn phong Giám Mục mà biết rằng Tòa Thánh chống đối thì không tránh khỏi vạ theo giáo luật, nhưng vẫn phải luôn luôn lượng định các tình huống từng nố một không bao giờ quên những trường hợp đặc biệt mà chúng tôi đang phải sống, thấy rõ được sức ép nặng nề mà các Giám Mục Trung Hoa phải chịu.
Pv: Sau các biến cố này có một bầu không khí nghi hoặc bao quanh các tân Giám Mục, đã hành động hợp với đường lối chính trị tôn giáo của nhà nước?
ĐC: Trước tiên phải nói rằng ở đây tức Trung Hoa chúng tôi luôn hiệp thông với Giám mục Thành Rôma, chúng tôi cũng là các Giám mục công giáo. Chúng tôi biết rằng điều đó nói lên sự gì, bởi vì chúng tôi là Giám mục công giáo ở Trung Hoa. Chúng tôi sống trong đất nước này mà chính phủ có một đường lối chính trị rõ rệt. Ngày nay, nếu không sống đúng đường lối chính trị đó thì hậu quả đó ít nghiêm trọng hơn trước đây, nhưng nếu cứng rắn quá chúng tôi sẽ bước vào tình trạng đối nghịch, gây khó khăn cho đười sống thường ngày của Giáo hội và việc mục vụ thường xuyên. Chúng tôi phải để ý đến tất cả cái đó, đồng thời với cả nhiệm vụ đặc biệt của chúng tôi.
Pv: Đức cha làm thế nào để thể hiện rõ rệt sự hiệp thông với vị kế vị Thánh Phêrô?
ĐC: Khi cộng tác với chính phủ tôi luôn luôn nhấn mạnh công khai, với chúng tôi là người công giáo sự hiệp thông với Đức Thánh Cha là cần thiết. Đó là đặc tính công giáo của chúng tôi, nhưng chúng tôi phải nói rằng, các vị đại diện chính phủ cũng công nhận điều đó, hay ít ra không chống đối gì. Còn họ, họ theo đường lối chính trị của họ, và chỉ để ý đến những gì là khía cạnh chính trị mà thôi. Đối với chúng tôi là một sự quan trọng chính yếu đó là trung thành với Đức Giáo Hoàng, Ngài là đấng bảo vệ Truyền Thống thì đối với họ chẳng có ý nghĩa gì.
Pv: Còn sự kiện Đức cha vẫn còn ở tình trạng Giám mục “không chính thức”, chưa được nhà nước công nhận ,thì sau đó việc gì sẽ đến với Đức cha, ở Lan Châu không có một Giám mục chính thức nào khác đã được nhà nước công nhận?
ĐC: Từ ít lâu nay người của nhà nước nói với tôi rằng, họ sẽ mau chóng công nhận tôi là Giám mục Giáo mhận, nhưng không biết vào thời gian nào.
Pv: Nếu điều đó xảy ra Đức cha có sợ rằng điều đó gây nên những sự hiểu nhầm và mất mãn trong cộng đoàn Giáo hội không?
ĐC: Về điều này, chúng tôi hoàn toàn đoàn kết, mọi người đều có cách nhìn như nhau. Mọi người nghĩ rằng sự công nhận về phía nhà nước không phải là trở ngại và không mâu thuấn với sự hiệp thông với Đức Thánh Cha và Giáo hội hoàn vũ.
Pv: Trường hợp này Đức cha cũng phải có sự tiếp xúc với Ủy ban Ái quốc, một ủy ban mà nhà nước kiểm soát rõ rệt như vậy thì Đức cha nghĩ phải có những liên hệ nào?
ĐC: Vị Chủ tịch ủy ban ái quốc này, còn là một giáo dân. Nhưng trong tương lai có thể được một Giám mục địa phận lãnh nhận chức vụ này, như thế các hoạt động sẽ hữu nghị hơn.
Pv: Đức cha sẽ nói gì với Đức Giáo Hoàng nếu Đức cha phải trình bày cho ngài về tình hình Trung Quốc?
ĐC: Hiện lúc này, tình hình còn mờ mịt và không thể tiếp tục như thế này mãi. Trong tương lai có hai điều cần phải được giới thiệu, trước hết chúng tôi muốn hiệp thông với Đức Thánh Cha và muốn đoàn kết như một với Ngài. Sau đó, cần phải chỉ ra rõ rệt trong những bất toàn tình hình mà chúng ta đang sống cái điều gì sai thì phải sửa chữa. Nhưng khi làm như vậy không bao giờ được mất liên lạc tiếp xúc phải mở những kênh thông tin vì có những trường hợp chỉ có thể giải quyết được qua đối thoại, đối chứng.
Pv: Có thể Đức cha sẽ gặp được Đức Thánh Cha vào ngày gần đây nếu Đức cha được Rôma triệu tập họp Thường Hội Đồng các Giám mục?
ĐC: Như thế tôi thật hạnh phúc, thế nhưng tôi không tin rằng, tôi có thể đến được....
(Nguồn: Theo báo 30 ngày tháng 12 năm 2011, tác giả Valente, Bản lược dịch GM F.X. Nguyễn Văn Sang)
Lời nói đầu: Sau đây là cuộc phỏng vấn Đức cha Hán Chí Hải, là một Giám mục ở Trung Hoa chưa được nhà cầm quyền Bắc Kinh công nhận. Bài phỏng vấn này do phóng viên Gannivalente thực hiện, rất hữu ích cho những người công giáo ở Việt Nam. Đất nước công giáo Trung Hoa khổng lồ hiện nay về lãnh vực kinh tế gây nhiều ảnh hưởng tới Việt Nam. Nhưng trong lãnh vực tôn giáo chúng ta vẫn vui mừng vì thấy Giáo Hội trên đất nước này còn giữ được tinh thần hiệp nhất, và vẫn còn trung thành với Giáo hội mẹ ở Rôma do Đức Thánh Cha coi sóc.
Lan Châu trong nước Trung Hoa, có lẽ là một thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Có những ngày miền Tây Bắc Lan Châu sương mù dầy đặc đến nỗi không thể nhìn thế rõ ngọn núi Liên Sơn cách phía Nam thành phố chừng độ mấy cây số.
Cha Hán được tấn phong Giám mục năm 2003, các nhà cầm quyền chính trị địa phương cũng như quốc gia chưa chính thức nhìn cuộc tấn phong này. Nhưng vì tình trạng là một đấng kế vị các Tông đồ, dù chưa được nhà nước này công nhận nhưng cũng không ngăn cản Ngài hoạt động, và ít ra cũng làm chứng cho một sự tự do đang tiến triển và sống với một trái tim bình an trong đức tin của các Tông đồ. Ngài đã nói về mình rằng: “Tôi đến từ một gia đình đã biết Chúa Giêsu từ 400 năm nay, bố mẹ tôi đã đem tôi chịu phép rửa tội 8 ngày sau khi sinh. Các ngài vẫn biết Giáo hội đòi buộc các cha mẹ phải đem con cái đi rửa tội sớm hết sức”.
Sau đây là bài phỏng vấn:
Pv: Đức cha sinh ra năm 1966, lúc đó Trung Quốc đang ở giữa thời kỳ cách mạng văn hóa. Đức Cha nhớ lại thời thơ ấu của Đức cha ra sao?
ĐC: Chúng tôi ở một ngôi làng, cánh xa ở Lan Châu chừng 200 km. Đây không phải là một ngôi làng công giáo, nhưng toàn tòng và những cuộc bách hại cũng tới đến suốt trong thời kỳ đó, cha mẹ tôi vẫn trung thành với đức tin nhưng trong thâm tâm của mình không được bày tỏ ra ngoài. Các ngài lúc đó không còn đi lễ, vì tình hình bó buộc không thể làm khác, rất may gia đình chúng tôi ở cách xa với những ngôi nhà khác, vì thế chúng tôi vẫn dễ dàng đọc kinh chung. Ông nội tôi, không bao giờ ngừng đọc kinh chung với nhau trong gia đình. Chính ngài giúp tôi bảo toàn đức tin.
Pv: Vậy còn những nhân vật quan trọng nào khác mà Đức cha tiếp tục gặp ở trên đường đời?
ĐC: Chắc chắn là Cha Philipphe, sau đó trở thành Giám mục Lan Châu năm 1981. Chính ngài đã tấn phong Linh mục cho tôi. Chính ngài đã được trả lại tự do năm 1978, sau 30 năm tù tội và bị cấm cố. Ngay từ lúc được trả lại tự do không một chút gì phàn nàn, ngài bắt đầu rao giảng Tin mừng rảo khắp các thành thị và nông thôn, luôn luôn lúc nào cũng thế ngài lên đường thăm người có đạo, trong miền từ nhà này sang nhà khác. Ngài dâng lễ và cầu nguyện với họ, để an ủi họ. Lúc đó tôi còn là một sinh viên trẻ trung chiêm ngắm ngài, đã nảy sinh trong tôi ý muốn trở thành Linh mục. Nhưng lúc đó không có chủng viện nào, chúng tôi bó buộc phải đi tìm đây đó những tập sách cổ và những bản văn thần học còn sót lại sau khi bị phá hoại. Chúng tôi đành phải học chút ít trong sách vở mà chúng tôi tìm thấy. Sau đó chính phủ cho xây lại các nhà thờ, lúc đó các gia đình hợp sức xây dựng lại. Từ đó đức tin nở hoa trở lại.
Pv: Nếu Đức cha so sánh thời kỳ đó với thời gian hiện tại, Đức cha nhận xét thấy, có thay đổi nào trong đời sống của người Kitô giáo?
ĐC: Tôi thấy, ngày nay có sự cởi mở rất lớn, có tự do nhiều hơn lúc đó. Ngày nay, vẫn còn có nhiều cộng đoàn có đức tin. Nhưng các thanh niên nam nữ bị liên lụy trong phong trào vật chất hóa đang nổi bật trong xã hội. Mối họa mất đức tin do khao khát được hưởng thụ và do phong trào vật chất hóa của đời sống tân thời, cũng như mối liên hệ với nhau còn gặp nhiều khó khăn.
Pv: Còn Đức cha, Đức cha hoạt động thế nào để giúp các thanh thiếu niên?
ĐC: Chúng tôi làm việc đặc biệt với các sinh viên sắp gia nhập vào đại học, chúng tôi tổ chức các lớp vào dịp hè và các dịp tết. Như vậy thêm vào những sáng kiến tập thể điều đáng chú ý là có sự liên hệ cá nhân giữa người trẻ với nhau.
Pv: Đức cha đã trở thành Linh mục như thế nào?, và vào lúc nào?
ĐC: Tôi được thụ phong Linh mục nhờ Đức Cha Philipphe năm 1994, cùng thời với 4 Linh mục khác. Các chủng viện đã được mở ra với quyền kiểm soát của chính phủ, nhưng không có ai trong chúng tôi thường xuyên tới học. Giáo huấn căn bản mà tôi lãnh nhận từ một người giáo dân có hiểu biết về thần học.
Pv: Thế rồi mấy năm sau, sau cai chết của Đức cha Philipphe, Đức cha cũng đã trở thành Giám mục, nhưng Đức cha được tấn phong không có sự ưng chuẩn của các nhà cầm quyền chính phủ?
ĐC: Vào tháng Giêng năm 2003, tôi đã sớm nhận thấy từ lâu có sự chia sẽ tại Trung Quốc với các cộng đoàn và Giám mục “chính thức, hầm trú” là đa số không có ý nghĩa. Đa số các Giám mục được chọn do các thể thức của chính phủ. Sau đó được chính Tòa Thánh công nhận, và các ngài cũng được hiệp thông với Đức Thánh Cha. Có nhiều hướng dẫn, cổ vũ đang được phổ biến trong Giáo hội, xúi dục các tín hữu tránh xa các Thánh lễ, do các Linh mục và Giám mục hợp tác với chính phủ, đối với tôi đã qua rồi.
Pv: Còn Đức cha, ngài giữ ý kiến riêng cho ngài mà thôi...?
ĐC: Sau khi thụ phong được mấy tháng, tôi có viết một lá thư ngỏ kêu gọi các Giám mục hãy giải thoát cho những người công giáo khỏi nỗi khổ trên. Công việc đơn giản nhất là bình thản và can đảm tuyên xưng, sự hiệp thông đức tin với Đức Giáo Hoàng. Như vậy người ta mới loại bỏ được những sự hiểu nhầm vô ích, và những sự hồ nghi độc hại.
Pv: Ngày nay tình trạng chưa thay đổi được bao nhiêu so với lúc đầu sự chia rẽ...?
ĐC: Nếu người ta muốn hiểu sự việc đúng thực tế của nó thì theo tôi, cần phải phân biệt, ngày nay hơn là lúc trước. Đa số các Giám mục được tấn phong theo thể thức của nhà nước, ngày nay đã hiệp thông với Rôma. Không ai đích thức muốn lập một Giáo hội Trung Hoa tách ra khỏi Giáo hội toàn cầu, những điều kiện thế nào là tùy thuộc vào tình huống chính trị mà chúng ta đang sống trong đó.
Pv: Có phải vì thế vẫn còn sự chia sẽ không?
ĐC: Trong hàng ngũ cộng đoàn Hầm Trú có những phần tử cực đoan, không chấp nhận bất cứ một đối chứng nào, sẵn sàng kết án những ai không có suy nghĩ như mình. Trong số những Linh mục và Giám mục được ghi nhận theo cấu trúc chính trị tôn giáo của chính phủ có một số đấng đã đi nhầm đường. Thế nhưng, tôi chắc chắn rằng, đa số ước mong và trông đợi có một sự hiệp thông công khai và hiển hiện của tất cả những ai thuộc về Giáo hội công giáo Trung Hoa.
Pv: Vậy phải có thái độ như thế nào?, trước những đòi hỏi của chính phủ?
ĐC: Tôi đã lợi dụng những thời gian cởi mở, tôi tránh những trường hợp không phải đối đầu với chính phủ, và như vậy có nhiều nghị lực và lợi dụng được nhiều hoàn cảnh để loan báo Phúc âm cho nhiều người. Theo tôi, nơi nào có thể, các Giám mục phải thoát ra khỏi tình trạng Hầm Trú công nhận tình trạng hiện thời, và đối xử với nhà nước với một thái độ đối chứng chứ không đối đầu.
Pv: Việc các người công giáo chia rẽ sinh ra những kết quả trầm trọng nào?
ĐC: Kết quả là không cử hành phép Thánh Thể với nhau được và tự tố cáo lẫn nhau. Bởi vì nếu chúng ta tuyên xưng cùng một Đức tin thì nguyên sự kiện hiệp lễ vào một chén Mình và Máu Chúa Kitô có thể làm nở hoa hợp nhất và hiệp thông. Thánh Thể là nguồn gốc của sự hợp nhất, nếu nguồn gốc ấy biến đi thì những lý lẽ của con người dù có sự nhắc nhở của các chỉ dẫn đến từ bên ngoài khó làm cho sự hiệp nhất trở lại.
Pv: Ngay cả những lời kêu gọi và chỉ dẫn tới từ Vatican hay sao?
ĐC: Đôi khi cũng có những người nghĩ rằng ở Trung Hoa chúng tôi không còn nghe và làm theo Đức Giêsu. Đó là một sự sai lầm, phải khởi đi từ việc làm. Ở Trung Quốc luôn có một Giáo hội của Chúa Kitô. Giáo hội duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền, như chúng ta tuyên xưng trong kinh Tin Kính. Sự thông công của chúng ta không thể nở hoa nếu chính Đức Kitô và ở đây trong nước Trung Hoa, đã nuôi dưỡng và giữ cho duy nhất, Giáo hội bằng chính các phép bí tích và giữ gìn nơi đây đức tin của các Tông đồ. Sự hiệp thông với đấng kế vị Thánh Phêrô và vâng theo sứ vụ của ngài là thành phần của đức tin ấy như chính Chúa Giêsu đã muốn. Nếu không có điều đó, nếu ở đây tại Trung Quốc giữa nhân dân và các vị mục tử đức tin công giáo mà không được như vậy thì thật vô ích, dù lên tiếng bằng những diễn văn hay dùng các biện pháp kỷ luật để giải quyết những vấn đề trên.
Pv: Điều công nhận trên, đã gợi ý cho những suy luận về Giáo hội Trung Hoa được diễn tả trong bức thư mà Đức Thánh Cha Benedichto thứ 16 năm 2007, đã gửi cho tất cả những người công giáo Trung Hoa những tuyên truyền trên của Đức Thánh Cha đã trả lời một cách rõ ràng mà Đức Cha đã đặt ra trong bức thư ngỏ cách đây 4 năm?
ĐC: Bức thư của Đức Giáo Hoàng đã đáp ứng rất quan trọng cho rất nhiều vấn đề đang quay cuồng trong Giáo Hội tại Trung Quốc. Chúng tôi đã đọc bức thư với niềm xúc động nhiều, và nghĩ rằng không thể không chờ một bức thư rõ rệt và đã gây sửng sốt. Như thế với thời gian một số kẻ đã thêm thắt điều này điều khác, đã thêm các chú thích và tự ý truyền bá những lời giải thích thiên lệch. Và như vậy ít ra ở một số đoạn những tuyên bố đó đã mất sức mạnh.
Pv: Người ta nói rằng những nhà cầm quyền chính trị địa phương đã ngăn cản truyền bá bức thư đó?
ĐC: Sự truyền bá bức thư đó đã bị cấm cản trong một số miền, nhưng trong thực tế sự cấm cản vô hiệu lực và bức thư vẫn được lưu hành hay nói cách khác, ở một số tỉnh như: Phúc Kiến vv. Có những cộng đoàn địa phương đã đón nhận bức thư với sự dè dặt nào đó.
Pv: Trong thời kỳ công bố bức thư của Đức Thánh Cha việc tấn phong một số Giám Mục đã được công nhận, song bởi Tòa Thánh cũng như bởi các nhà cầm quyền Trung Hoa đã xảy ra thật là nhiều Đức Cha nghĩ thế nào về những cánh thế tiến hành dựa vào kinh nhiệm xảy ra từ 2009 đến 2010?
ĐC: Chính phủ vẫn tiếp tục đường lối chính trị của họ, họ vẫn giữ việc kiểm soát các thể thức bổ nhiệm Giám mục. Theo tôi, họ chấp thuận việc thụ phong các Giám mục đã được Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm thì phải tiến hành cách như sau: các ứng viên được chọn lựa phải xứng đáng, và phải tỏ ra ý thức được trách nhiệm mà các ngài sẽ lãnh nhận, cần phải tránh những vấn nạn và những rắc rối vô ích.
Pv: Thực tế thì thời kỳ các cuộc tấn phong với sự đồng thuận, song ngầm kín đã bị đứt quãng khi chính quyền dân sự đã ép buộc ba cuộc tấn phong Giám mục bất hợp pháp. Các Giám mục bất hợp pháp này bị vạ tuyệt thông .Các vạ này Tòa Thánh công bố công khai vậy Đức Cha nghĩ thế nào về tình huống này?
ĐC: Nếu một ai được tấn phong Giám Mục mà biết rằng Tòa Thánh chống đối thì không tránh khỏi vạ theo giáo luật, nhưng vẫn phải luôn luôn lượng định các tình huống từng nố một không bao giờ quên những trường hợp đặc biệt mà chúng tôi đang phải sống, thấy rõ được sức ép nặng nề mà các Giám Mục Trung Hoa phải chịu.
Pv: Sau các biến cố này có một bầu không khí nghi hoặc bao quanh các tân Giám Mục, đã hành động hợp với đường lối chính trị tôn giáo của nhà nước?
ĐC: Trước tiên phải nói rằng ở đây tức Trung Hoa chúng tôi luôn hiệp thông với Giám mục Thành Rôma, chúng tôi cũng là các Giám mục công giáo. Chúng tôi biết rằng điều đó nói lên sự gì, bởi vì chúng tôi là Giám mục công giáo ở Trung Hoa. Chúng tôi sống trong đất nước này mà chính phủ có một đường lối chính trị rõ rệt. Ngày nay, nếu không sống đúng đường lối chính trị đó thì hậu quả đó ít nghiêm trọng hơn trước đây, nhưng nếu cứng rắn quá chúng tôi sẽ bước vào tình trạng đối nghịch, gây khó khăn cho đười sống thường ngày của Giáo hội và việc mục vụ thường xuyên. Chúng tôi phải để ý đến tất cả cái đó, đồng thời với cả nhiệm vụ đặc biệt của chúng tôi.
Pv: Đức cha làm thế nào để thể hiện rõ rệt sự hiệp thông với vị kế vị Thánh Phêrô?
ĐC: Khi cộng tác với chính phủ tôi luôn luôn nhấn mạnh công khai, với chúng tôi là người công giáo sự hiệp thông với Đức Thánh Cha là cần thiết. Đó là đặc tính công giáo của chúng tôi, nhưng chúng tôi phải nói rằng, các vị đại diện chính phủ cũng công nhận điều đó, hay ít ra không chống đối gì. Còn họ, họ theo đường lối chính trị của họ, và chỉ để ý đến những gì là khía cạnh chính trị mà thôi. Đối với chúng tôi là một sự quan trọng chính yếu đó là trung thành với Đức Giáo Hoàng, Ngài là đấng bảo vệ Truyền Thống thì đối với họ chẳng có ý nghĩa gì.
Pv: Còn sự kiện Đức cha vẫn còn ở tình trạng Giám mục “không chính thức”, chưa được nhà nước công nhận ,thì sau đó việc gì sẽ đến với Đức cha, ở Lan Châu không có một Giám mục chính thức nào khác đã được nhà nước công nhận?
ĐC: Từ ít lâu nay người của nhà nước nói với tôi rằng, họ sẽ mau chóng công nhận tôi là Giám mục Giáo mhận, nhưng không biết vào thời gian nào.
Pv: Nếu điều đó xảy ra Đức cha có sợ rằng điều đó gây nên những sự hiểu nhầm và mất mãn trong cộng đoàn Giáo hội không?
ĐC: Về điều này, chúng tôi hoàn toàn đoàn kết, mọi người đều có cách nhìn như nhau. Mọi người nghĩ rằng sự công nhận về phía nhà nước không phải là trở ngại và không mâu thuấn với sự hiệp thông với Đức Thánh Cha và Giáo hội hoàn vũ.
Pv: Trường hợp này Đức cha cũng phải có sự tiếp xúc với Ủy ban Ái quốc, một ủy ban mà nhà nước kiểm soát rõ rệt như vậy thì Đức cha nghĩ phải có những liên hệ nào?
ĐC: Vị Chủ tịch ủy ban ái quốc này, còn là một giáo dân. Nhưng trong tương lai có thể được một Giám mục địa phận lãnh nhận chức vụ này, như thế các hoạt động sẽ hữu nghị hơn.
Pv: Đức cha sẽ nói gì với Đức Giáo Hoàng nếu Đức cha phải trình bày cho ngài về tình hình Trung Quốc?
ĐC: Hiện lúc này, tình hình còn mờ mịt và không thể tiếp tục như thế này mãi. Trong tương lai có hai điều cần phải được giới thiệu, trước hết chúng tôi muốn hiệp thông với Đức Thánh Cha và muốn đoàn kết như một với Ngài. Sau đó, cần phải chỉ ra rõ rệt trong những bất toàn tình hình mà chúng ta đang sống cái điều gì sai thì phải sửa chữa. Nhưng khi làm như vậy không bao giờ được mất liên lạc tiếp xúc phải mở những kênh thông tin vì có những trường hợp chỉ có thể giải quyết được qua đối thoại, đối chứng.
Pv: Có thể Đức cha sẽ gặp được Đức Thánh Cha vào ngày gần đây nếu Đức cha được Rôma triệu tập họp Thường Hội Đồng các Giám mục?
ĐC: Như thế tôi thật hạnh phúc, thế nhưng tôi không tin rằng, tôi có thể đến được....
(Nguồn: Theo báo 30 ngày tháng 12 năm 2011, tác giả Valente, Bản lược dịch GM F.X. Nguyễn Văn Sang)