Lời nói đầu
Chúng tôi xin giới thiệu bài viết sau đây của một Linh Mục hội thừa sai Pháp. Bài viết nói tới những biến cố đã xảy ra tại nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa liên hệ tới các biến cố tôn giáo nhất là thời gian mới đây việc thành lập và tổ chức Hiệp Hội Ái Quốc Trung Hoa từ đầu hết cho đến nay với những hoạt động của họ, chứng tỏ có sự can thiệp mạnh mẽ của Hiệp Hội Ái Quốc vào những hoạt động nội bộ của Giáo Hội và gây những khó khăn cho đời sống của các tín hữu. Chúng tôi giới thiệu bài đọc này để chúng ta nhận thức rõ ràng và so sánh cũng như đánh giá khách quan tình hình tôn giáo ở Việt Nam để ứng xử một cách hài hòa đem lại ích lợi cho xã hội cũng như giáo hội.
Bước Thụt Lùi
Một “Bước Thụt Lùi lớn” của Hiệp Hội Ái Quốc những người công giáo Trung Hoa.
Muốn hiểu biết vai trò hiện tại của hiệp hội ái quốc những người công giáo Trung Hoa thì phải đi lên tận ngọn nguồn. Cách đây mấy năm họ đã tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày thành lập (1975 – 2007) và những cuộc phong chức bất hợp pháp của Đức Giám Mục (không có sự ưng thuận của Rôma) những cuộc kỷ niệm quá buồn các Giám Mục Trung Quốc sau đó đã được Toà Thánh hợp thức hoá, bị bắt buộc phải tham dự lễ nghi đó và tổ chức các biến cố trái với lòng mong mỏi của các vị được thông công cùng với Đức Thánh Cha và Giáo Hội toàn cầu. Đến tháng 12/2010 chính thức các vị giáo sỹ đó “đã đồng thanh” bầu lên một Giám Mục bất hợp pháp làm chủ tịch Hội Đồng Giám Mục; và hai Giám Mục khác cũng bất hợp pháp được bầu làm phó Chủ Tịch và một tổng thư ký hiệp hội ái quốc.
Chắc chắn quan sát viên tự hỏi: có vẻ hồ nghi giả định về sự ngoan ngoãn của các Đấng “bảo vệ tin đức” và sự hoàn toàn nhất trí đáng khả nghi. Đức Cha Honfai thư ký bộ truyền bá đức tin đã nói tới những sự kiện nhắc tới năm 50. Sự kiện Trung Hoa khác nào “một phòng ghi âm” của chính quyền Trung Quốc? quả vậy chỉ cần nghiên cứu chỉ cần điều tra đơn giản cũng có thể nhận thấy hội đồng đó chẳng thấy ích lợi gì: mọi sự sắp đặt trước khi hội nghị để kết quả việc bỏ phiếu đúng như chỉ thị của các vị lãnh đạo mặt trận thống nhất hiệp hội ái quốc; một số các Giám Mục không bỏ phiếu một số khác bị cưỡng bách và người ta đã tính toán các phiếu bầu dựa vào một danh sách chung vậy chúng ta hãy nhìn lại thời gian.
Cội Nguồn Của Hiệp Hội Ái Quốc.
Rất mau sau khi “giải phóng” Trung Quốc 1949 chính phủ mới của Trung Hoa thấy các vị có trách nhiệm trong đạo tin lành sẵn sang tuyên truyền cho chủ nghĩa phong trào ái quốc tam tự của những người kitô Trung Hoa (1950) và giúp nó mở rộng. Đây là một phong trào chính thức thành lập để thu gom tất cả các Giáo Hội tin lành thực ra, phong trào nhằm kiểm soát những hoạt động tôn giáo và ngăn cản chúng lan rộng.
Nhưng sau đó, khi đối đầu với người công giáo, các nhà chính quyền cộng sản vấp phải một sự chống đối khổng lồ. Thật vậy thông điệp của Đức Giáo Hoàng Phiô XI Divinis Redentoris (1937) đã kết án chủ nghĩa cộng sản và ba thông điệp của Phiô XII kêu gọi nhừng người công giáo Trung Hoa cảnh giác đối với tất cả những sự cộng tác với tất cả chủ nghĩa vô thần. Trong thời kỳ đó cũng xẩy ra cuộc chiến tranh lạnh nước Liên Xô chiếm đóng tất cả các nước Đông âu và bách hại đạo công giáo đấy là chứng cớ rất khôn ngoan.
Sau khi đã nỗ lực thuyết phục các Giáo Mục và giáo dân, hiệp hội ái quốc Trung Hoa đã được thành lập 1957 bởi ban tôn giáo của nước cộng hoà Nhân Dân Trung Hoa, nhưng tổ chức đó không hoàn toàn gồm những người công giáo. Nhiệm vụ của nó một cánh chính thức là dân chủ hoá những cấu trúc của giáo hội bằng cánh đưa những giáo dân vào nắm quyền quản trị, thực chất với mục đích là để thiết lập quyền lãnh đạo của nhà nước đối với các người công giáo Trung Hoa để tách nó ra khỏi giáo hội toàn cầu lập thành giáo hội quốc gia. Trong một số nhóm các giáo sỹ người ta còn nói rằng mục tiêu đích thực để phá hoại giáo hội công giáo Trung Hoa từ bên trong, kích động những người công giáo chống đối nhau như vậy chính những người tín hữu thay vì thanh lọc giáo hội hoặc làm cho sống động thì đi đến chỗ triệt tiêu hội thánh dưới cái nhìn hài lòng của các vị lãnh đạo chính trị nhân danh tự do tín ngưỡng đã để xẩy ra như vậy.
Trong thông điệp Apstlorum (1938 Đức Thánh Cha Phiô XII đã phàn nàn rằng các tân Giám Mục được hiệp hội chọn lựa bị rút phép thông công nhưng hiệp hội này là phong trào công giáo duy nhất do chính phủ cộng hào Nhân Dân Trung Hoa, hiệp hội này từ chối những tổ chức nào trên lục địa Trung Hoa mà gắn bó với một thể lực ngoại quốc như Vatican và Giáo Hoàng. Như vậy các người công giáo Trung Hoa phải đứng trước một sự lựa chọn kinh khủng một là phải chính thức từ bỏ một số nguyên tắc chính yếu của đức tin công giáo và ngăn cản giáo hội của mình được tồn tại, hoặc là liều mình bị tù đầy chết chóc vì không tuân phục chính phủ. Một vị Giám Mục được truyền chức không có phép của Rôma, Đức Cha Đông 30 năm sau còn khóc lóc khi nghĩ tới những áp lực dữ tợn ngài phải chịu để phải nhận lấy chức Đức Giám Mục mặc dù bị Toà Thánh án kết án.
Những Ý Định Được Rõ Ràng Tiết Lộ.
Một tài liệu lưu hành nội bộ đã cho biết ý đồ của các nhà cầm quyền Trung Hoa đối với xã hội công giáo tài liệu này xuất phát từ vị giám đốc mặt trận thống nhất của trung ương đảng (1944 – 1964) phân ban này cho một số phân ban khác chịu trách nhiệm thi hành thực hiện đường lối chính trị của chính phủ: “phải áp dụng chiến thuật tiến 2 bước lùi 1 bước, làm bước lùi đó chính phủ phải xác nhận mình đang bảo vệ tự do tín ngưỡng… cho đến lúc các vị trí có trách nhiệm trong hàng giáo sỹ được người của chúng ta nắm giữ và tuân phục chính phủ nhân dân. Người ta sẽ tiến hành dần dần nhổ rễ những yếu tố phụng vụ…những thay đổi đầu tiên thực thi trong lãnh vực bí tích và kinh nguyện. Sau đó người ta sẽ che chở cho đám quần chúng chống lại sự o ép và sự áp bức thúc đẩy họ đi nhà thờ hoặc thực hành tôn giáo, họ tổ chức các hội đoàn khác nhau”.
Như người ta đã thấy mục đích xấu xa đó đã được nghiền ngẫm một cánh sâu xa và có tổ chức để phá hoại các tôn giáo nhất là giáo hội công giáo. Vào cuối những năm 60 các nhà hữu trách hiệp hội khẳng định không công nhận tín điều Đức Mẹ lên trời (1950) những vụ phong thánh được tuyên bố phong thánh từ những năm 1949 cũng như công đồng Vaticanô 2 (1962-1965).
Một Thái Độ Luôn Luôn Tích Cực.
Mặc dù những khó khăn gặp phải vào những năm cuối cùng thập niên 60 Toà Thánh chưa bao giờ tuyên bố những người công giáo Trung Hoa được hiệp hội ái quốc nâng đỡ hoặc các thành viên tổ chức ấy là những người rối đạo trái lại lợi dụng nền chính trị cưởi mở bắt đầu từ 1978 các Giám Mục được thụ phong không có phép của Rôma đã làm đơn xin và đã được công nhận, hơn nữa Toà Thánh đã khuyến khích các Giám Mục Trung Hoa và các kitô hữu có thái độ tích cực đối với xã hội Trung Quốc. Về phần mình chính phủ Trung Quốc đã cho phép phóng thích các Giám Mục Linh Mục và giáo dân đang bị giam dữ tại trại cải tạo nhiều nhà thờ được mở của lại nhiều Giáo Phận Giáo Xứ được công nhận. nhiều chủng viện được thiết lập và nhiều ứng sinh Linh Mục đã vào đầy nơi chốn đó.
Các Linh Mục này trong số có nhiều Giám Mục hiện tại đã được huấn luyện bằng những phương tiện tạm bợ: ngay từ đầu họ không có những phương tiện cần thiết, cácLinh Mục già yếu bất đắc dĩ phải làm giáo sư.
Trong thời kỳ khoan dãn tương đối này việc bổ nhiệm các Giám Mục mới vẫn tiếp tưc đặt ra nhiều vấn đề.
Hiệp hội ái quốc vẫn đòi được quyền chon lựa và tấn phong các Giám Mục mà không hỏi ý kiến Toà Thánh. Những cuộc điều đình kéo dài 30 năm giữa Bắc Kinh và Rôma mà không thể đi đến kết quả. Dẫu vậy một sự nhất trí thầm lặng hình như đã được chấp nhận thuộc phe này hay phe khác đã có từ mấy năm nay Toà Thánh công nhận những ứng viên được hiệp hội ái quốc chấp nhận và kín đáo ưng chuẩn cho họ được thụ phong Giám Mục.
Thế nhưng 19/1 năm qua một vị Giám Mục Trung Quốc tại Giáo Phận Tren đê đã được tấn phong bất hợp pháp. 9 Giám Mục hợp pháp có mặt tại buổi lễ đã chịu sức ép nặng nề để hiện diện; các lực lượng công an có mặt ở hết mọi nơi các tín hiệu điện thoại di động bị cắt đứt. Bắc kinh không dấu diếm ý đồ của mình muốn chia rẽ và kiểm soát Giáo Hội Công Giáo ở Trung Hoa rồi đến sau đó vào đầu tháng 12 có cuộc bầu cử những người nắm trách nhiệm trong hội đồng Giám Mục chính thức và hiệp hội ái quốc. Thế nhưng trong bức thư gửi người công giáo Trung Hoa năm 2007 Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã tuyên bố rõ ràng rằng không thể để các cơ quan nhà nước ép buộc các Giám Mục theo một đường lối trong việc điều khiển Giáo Hội địa phương. Người ta lại rơi vào ngõ cụt.
Một Bước Lùi Buồn Thảm…
Các người công giáo Trung Hoa trong và ngoài nước đã vui mừng trong việc cưởi mở… thì ngày nay đã phải vỡ mộng trước một bước “ thụt lùi” lớn lao ấy liên hệ tới chính trị tôn giáo của Trung Hoa, đã cho họ nhớ lại cái lý thuyết trong những năm đầu tiên đã cũ kỹ lạc hậu mà chính phủ Trung Hoa vẫn quyết tâm luôn luôn theo đuổi. Ví dụ tại sao phải bắt đầu lễ nửa đêm giáng sinh bằng một bài diễn văn chính trị tại sao phải tổ chức cuộc hoà nhạc “những bài hát đỏ” (lấy ra ở trong kho tàng các bản nhạc cánh mạng văn hoá diễn ra trong nhà thờ? từ những hỗn độn đó mọi người nhận thấy rằng hàng giáo sỹ ở nhiều nơi đã liên kết với các vị trách nhiệm chính trị, những người kitô đã còn chăng tin vào sự thành thật của các vị trong đảng vẫn hứa bảo vệ những hoạt động tôn giáo hay các Linh Mục vẫn tự hào được tự do loan báo phúc âm trong mọi điều kiện)
Nước Trung Quốc từ khi có có chính sách cưởi mở của ông Đặng Tiểu Đình đã trở thành một cường quốc kinh tế đứng nhì trên Thế Giới và đang đóng một vai trò bậc nhất trên thế giới.
Nhưng nước này chưa bao giờ áp dụng trong đường lối có liên hệ tự do tới tự do tín ngưỡng và quyền con người.Toà Thánh đã đúng đắn tố cáo: “ý muốn thường xuyên của chính phủ Trung Hoa là kiểm soát phạm vi thâm sâu nhất của người công dân nghĩa là lương tâm của họ và xen vào cuộc sống nội bộ của người công giáo”. Các nhà lãnh đạo tỏ ra không có sự nhân nhượng cương quyết trong khi danh dự của nước Trung Hoa phải tỏ ra “cởi mở với tự do”; những sự phát triển trong những tháng mới đây với cuộc bầu cử mới rầm rộ do những nhà chức trách dân sự và những viễn tưởng phong chức bất hợp pháp nói chung không để cho chúng ta tiên đoán những cuộc đổi mới.
Trong cuộc họp báo cuối năm ông Lưu Bảo Niên tuyên bố rằng sẽ có chừng một tá những cuộc tấn phong trong năm nay và cũng tái xác nhận rằng các cuộc phong chức Giám Mục tại Trung Quốc được tiến hành để đáp ứng nhu cầu phúc âm hoá tại Trung Hoa là một công việc bình thường của giáo hội trên lục địa này, ông ta kết luận như sau: Như vậy cách thức bầu cử phong chức các Giám Mục tại Trung Quốc không nhất thiết phải có sự ưng chuẩn của Giáo Hoàng. Khẳng định mạnh mẽ này nói lên ý muốn chia rẽ các Giám Mục Trung Hoa ra khỏi hiệp thông với Đức Thánh Cha và Đức Giáo Hoàng đã mau chóng phản ứng lại. Vào cuối buổi dậy giáo lý bằng nhiều thứ tiếng khác nhau tại buổi triều yết thứ 4 ngày 18 thang5 năm 2001 tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã kêu gọi giáo hội toàn cầu hãy cầu nguyện cho các kitô hữu Trung Hoa và đặc biệt là cho các Giám Mục.“Cầu nguyện cho giáo hội tại Trung Hoa phải là một nhiệm vụ. Các tín hữu này đang cần lời cầu nguyện của chúng ta” Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh ý cầu nguyện cho các Giám Mục: nhờ kinh nguyện chúng ta có thể giúp cho các ngài đạt được mong ước ở trong giáo hội duy nhất và phổ quát, vượt qua cơn cám dỗ đi con đường độc lập tách ra khỏi Thánh Phêrô”.
Chúng ta tin tưởng lời cầu nguyện của chúng ta sẽ được lắng nghe.
(Theo cha Gabricl Lajeune, MEP, Báo M.E.P số 463 tháng 8 năm 1011, Giám mục F.X Nguyễn Văn Sang lược dịch, Thái Bình ngày 25/9/2011
Chúng tôi xin giới thiệu bài viết sau đây của một Linh Mục hội thừa sai Pháp. Bài viết nói tới những biến cố đã xảy ra tại nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa liên hệ tới các biến cố tôn giáo nhất là thời gian mới đây việc thành lập và tổ chức Hiệp Hội Ái Quốc Trung Hoa từ đầu hết cho đến nay với những hoạt động của họ, chứng tỏ có sự can thiệp mạnh mẽ của Hiệp Hội Ái Quốc vào những hoạt động nội bộ của Giáo Hội và gây những khó khăn cho đời sống của các tín hữu. Chúng tôi giới thiệu bài đọc này để chúng ta nhận thức rõ ràng và so sánh cũng như đánh giá khách quan tình hình tôn giáo ở Việt Nam để ứng xử một cách hài hòa đem lại ích lợi cho xã hội cũng như giáo hội.
Bước Thụt Lùi
Một “Bước Thụt Lùi lớn” của Hiệp Hội Ái Quốc những người công giáo Trung Hoa.
Muốn hiểu biết vai trò hiện tại của hiệp hội ái quốc những người công giáo Trung Hoa thì phải đi lên tận ngọn nguồn. Cách đây mấy năm họ đã tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày thành lập (1975 – 2007) và những cuộc phong chức bất hợp pháp của Đức Giám Mục (không có sự ưng thuận của Rôma) những cuộc kỷ niệm quá buồn các Giám Mục Trung Quốc sau đó đã được Toà Thánh hợp thức hoá, bị bắt buộc phải tham dự lễ nghi đó và tổ chức các biến cố trái với lòng mong mỏi của các vị được thông công cùng với Đức Thánh Cha và Giáo Hội toàn cầu. Đến tháng 12/2010 chính thức các vị giáo sỹ đó “đã đồng thanh” bầu lên một Giám Mục bất hợp pháp làm chủ tịch Hội Đồng Giám Mục; và hai Giám Mục khác cũng bất hợp pháp được bầu làm phó Chủ Tịch và một tổng thư ký hiệp hội ái quốc.
Chắc chắn quan sát viên tự hỏi: có vẻ hồ nghi giả định về sự ngoan ngoãn của các Đấng “bảo vệ tin đức” và sự hoàn toàn nhất trí đáng khả nghi. Đức Cha Honfai thư ký bộ truyền bá đức tin đã nói tới những sự kiện nhắc tới năm 50. Sự kiện Trung Hoa khác nào “một phòng ghi âm” của chính quyền Trung Quốc? quả vậy chỉ cần nghiên cứu chỉ cần điều tra đơn giản cũng có thể nhận thấy hội đồng đó chẳng thấy ích lợi gì: mọi sự sắp đặt trước khi hội nghị để kết quả việc bỏ phiếu đúng như chỉ thị của các vị lãnh đạo mặt trận thống nhất hiệp hội ái quốc; một số các Giám Mục không bỏ phiếu một số khác bị cưỡng bách và người ta đã tính toán các phiếu bầu dựa vào một danh sách chung vậy chúng ta hãy nhìn lại thời gian.
Cội Nguồn Của Hiệp Hội Ái Quốc.
Rất mau sau khi “giải phóng” Trung Quốc 1949 chính phủ mới của Trung Hoa thấy các vị có trách nhiệm trong đạo tin lành sẵn sang tuyên truyền cho chủ nghĩa phong trào ái quốc tam tự của những người kitô Trung Hoa (1950) và giúp nó mở rộng. Đây là một phong trào chính thức thành lập để thu gom tất cả các Giáo Hội tin lành thực ra, phong trào nhằm kiểm soát những hoạt động tôn giáo và ngăn cản chúng lan rộng.
Nhưng sau đó, khi đối đầu với người công giáo, các nhà chính quyền cộng sản vấp phải một sự chống đối khổng lồ. Thật vậy thông điệp của Đức Giáo Hoàng Phiô XI Divinis Redentoris (1937) đã kết án chủ nghĩa cộng sản và ba thông điệp của Phiô XII kêu gọi nhừng người công giáo Trung Hoa cảnh giác đối với tất cả những sự cộng tác với tất cả chủ nghĩa vô thần. Trong thời kỳ đó cũng xẩy ra cuộc chiến tranh lạnh nước Liên Xô chiếm đóng tất cả các nước Đông âu và bách hại đạo công giáo đấy là chứng cớ rất khôn ngoan.
Sau khi đã nỗ lực thuyết phục các Giáo Mục và giáo dân, hiệp hội ái quốc Trung Hoa đã được thành lập 1957 bởi ban tôn giáo của nước cộng hoà Nhân Dân Trung Hoa, nhưng tổ chức đó không hoàn toàn gồm những người công giáo. Nhiệm vụ của nó một cánh chính thức là dân chủ hoá những cấu trúc của giáo hội bằng cánh đưa những giáo dân vào nắm quyền quản trị, thực chất với mục đích là để thiết lập quyền lãnh đạo của nhà nước đối với các người công giáo Trung Hoa để tách nó ra khỏi giáo hội toàn cầu lập thành giáo hội quốc gia. Trong một số nhóm các giáo sỹ người ta còn nói rằng mục tiêu đích thực để phá hoại giáo hội công giáo Trung Hoa từ bên trong, kích động những người công giáo chống đối nhau như vậy chính những người tín hữu thay vì thanh lọc giáo hội hoặc làm cho sống động thì đi đến chỗ triệt tiêu hội thánh dưới cái nhìn hài lòng của các vị lãnh đạo chính trị nhân danh tự do tín ngưỡng đã để xẩy ra như vậy.
Trong thông điệp Apstlorum (1938 Đức Thánh Cha Phiô XII đã phàn nàn rằng các tân Giám Mục được hiệp hội chọn lựa bị rút phép thông công nhưng hiệp hội này là phong trào công giáo duy nhất do chính phủ cộng hào Nhân Dân Trung Hoa, hiệp hội này từ chối những tổ chức nào trên lục địa Trung Hoa mà gắn bó với một thể lực ngoại quốc như Vatican và Giáo Hoàng. Như vậy các người công giáo Trung Hoa phải đứng trước một sự lựa chọn kinh khủng một là phải chính thức từ bỏ một số nguyên tắc chính yếu của đức tin công giáo và ngăn cản giáo hội của mình được tồn tại, hoặc là liều mình bị tù đầy chết chóc vì không tuân phục chính phủ. Một vị Giám Mục được truyền chức không có phép của Rôma, Đức Cha Đông 30 năm sau còn khóc lóc khi nghĩ tới những áp lực dữ tợn ngài phải chịu để phải nhận lấy chức Đức Giám Mục mặc dù bị Toà Thánh án kết án.
Những Ý Định Được Rõ Ràng Tiết Lộ.
Một tài liệu lưu hành nội bộ đã cho biết ý đồ của các nhà cầm quyền Trung Hoa đối với xã hội công giáo tài liệu này xuất phát từ vị giám đốc mặt trận thống nhất của trung ương đảng (1944 – 1964) phân ban này cho một số phân ban khác chịu trách nhiệm thi hành thực hiện đường lối chính trị của chính phủ: “phải áp dụng chiến thuật tiến 2 bước lùi 1 bước, làm bước lùi đó chính phủ phải xác nhận mình đang bảo vệ tự do tín ngưỡng… cho đến lúc các vị trí có trách nhiệm trong hàng giáo sỹ được người của chúng ta nắm giữ và tuân phục chính phủ nhân dân. Người ta sẽ tiến hành dần dần nhổ rễ những yếu tố phụng vụ…những thay đổi đầu tiên thực thi trong lãnh vực bí tích và kinh nguyện. Sau đó người ta sẽ che chở cho đám quần chúng chống lại sự o ép và sự áp bức thúc đẩy họ đi nhà thờ hoặc thực hành tôn giáo, họ tổ chức các hội đoàn khác nhau”.
Như người ta đã thấy mục đích xấu xa đó đã được nghiền ngẫm một cánh sâu xa và có tổ chức để phá hoại các tôn giáo nhất là giáo hội công giáo. Vào cuối những năm 60 các nhà hữu trách hiệp hội khẳng định không công nhận tín điều Đức Mẹ lên trời (1950) những vụ phong thánh được tuyên bố phong thánh từ những năm 1949 cũng như công đồng Vaticanô 2 (1962-1965).
Một Thái Độ Luôn Luôn Tích Cực.
Mặc dù những khó khăn gặp phải vào những năm cuối cùng thập niên 60 Toà Thánh chưa bao giờ tuyên bố những người công giáo Trung Hoa được hiệp hội ái quốc nâng đỡ hoặc các thành viên tổ chức ấy là những người rối đạo trái lại lợi dụng nền chính trị cưởi mở bắt đầu từ 1978 các Giám Mục được thụ phong không có phép của Rôma đã làm đơn xin và đã được công nhận, hơn nữa Toà Thánh đã khuyến khích các Giám Mục Trung Hoa và các kitô hữu có thái độ tích cực đối với xã hội Trung Quốc. Về phần mình chính phủ Trung Quốc đã cho phép phóng thích các Giám Mục Linh Mục và giáo dân đang bị giam dữ tại trại cải tạo nhiều nhà thờ được mở của lại nhiều Giáo Phận Giáo Xứ được công nhận. nhiều chủng viện được thiết lập và nhiều ứng sinh Linh Mục đã vào đầy nơi chốn đó.
Các Linh Mục này trong số có nhiều Giám Mục hiện tại đã được huấn luyện bằng những phương tiện tạm bợ: ngay từ đầu họ không có những phương tiện cần thiết, cácLinh Mục già yếu bất đắc dĩ phải làm giáo sư.
Trong thời kỳ khoan dãn tương đối này việc bổ nhiệm các Giám Mục mới vẫn tiếp tưc đặt ra nhiều vấn đề.
Hiệp hội ái quốc vẫn đòi được quyền chon lựa và tấn phong các Giám Mục mà không hỏi ý kiến Toà Thánh. Những cuộc điều đình kéo dài 30 năm giữa Bắc Kinh và Rôma mà không thể đi đến kết quả. Dẫu vậy một sự nhất trí thầm lặng hình như đã được chấp nhận thuộc phe này hay phe khác đã có từ mấy năm nay Toà Thánh công nhận những ứng viên được hiệp hội ái quốc chấp nhận và kín đáo ưng chuẩn cho họ được thụ phong Giám Mục.
Thế nhưng 19/1 năm qua một vị Giám Mục Trung Quốc tại Giáo Phận Tren đê đã được tấn phong bất hợp pháp. 9 Giám Mục hợp pháp có mặt tại buổi lễ đã chịu sức ép nặng nề để hiện diện; các lực lượng công an có mặt ở hết mọi nơi các tín hiệu điện thoại di động bị cắt đứt. Bắc kinh không dấu diếm ý đồ của mình muốn chia rẽ và kiểm soát Giáo Hội Công Giáo ở Trung Hoa rồi đến sau đó vào đầu tháng 12 có cuộc bầu cử những người nắm trách nhiệm trong hội đồng Giám Mục chính thức và hiệp hội ái quốc. Thế nhưng trong bức thư gửi người công giáo Trung Hoa năm 2007 Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã tuyên bố rõ ràng rằng không thể để các cơ quan nhà nước ép buộc các Giám Mục theo một đường lối trong việc điều khiển Giáo Hội địa phương. Người ta lại rơi vào ngõ cụt.
Một Bước Lùi Buồn Thảm…
Các người công giáo Trung Hoa trong và ngoài nước đã vui mừng trong việc cưởi mở… thì ngày nay đã phải vỡ mộng trước một bước “ thụt lùi” lớn lao ấy liên hệ tới chính trị tôn giáo của Trung Hoa, đã cho họ nhớ lại cái lý thuyết trong những năm đầu tiên đã cũ kỹ lạc hậu mà chính phủ Trung Hoa vẫn quyết tâm luôn luôn theo đuổi. Ví dụ tại sao phải bắt đầu lễ nửa đêm giáng sinh bằng một bài diễn văn chính trị tại sao phải tổ chức cuộc hoà nhạc “những bài hát đỏ” (lấy ra ở trong kho tàng các bản nhạc cánh mạng văn hoá diễn ra trong nhà thờ? từ những hỗn độn đó mọi người nhận thấy rằng hàng giáo sỹ ở nhiều nơi đã liên kết với các vị trách nhiệm chính trị, những người kitô đã còn chăng tin vào sự thành thật của các vị trong đảng vẫn hứa bảo vệ những hoạt động tôn giáo hay các Linh Mục vẫn tự hào được tự do loan báo phúc âm trong mọi điều kiện)
Nước Trung Quốc từ khi có có chính sách cưởi mở của ông Đặng Tiểu Đình đã trở thành một cường quốc kinh tế đứng nhì trên Thế Giới và đang đóng một vai trò bậc nhất trên thế giới.
Nhưng nước này chưa bao giờ áp dụng trong đường lối có liên hệ tự do tới tự do tín ngưỡng và quyền con người.Toà Thánh đã đúng đắn tố cáo: “ý muốn thường xuyên của chính phủ Trung Hoa là kiểm soát phạm vi thâm sâu nhất của người công dân nghĩa là lương tâm của họ và xen vào cuộc sống nội bộ của người công giáo”. Các nhà lãnh đạo tỏ ra không có sự nhân nhượng cương quyết trong khi danh dự của nước Trung Hoa phải tỏ ra “cởi mở với tự do”; những sự phát triển trong những tháng mới đây với cuộc bầu cử mới rầm rộ do những nhà chức trách dân sự và những viễn tưởng phong chức bất hợp pháp nói chung không để cho chúng ta tiên đoán những cuộc đổi mới.
Trong cuộc họp báo cuối năm ông Lưu Bảo Niên tuyên bố rằng sẽ có chừng một tá những cuộc tấn phong trong năm nay và cũng tái xác nhận rằng các cuộc phong chức Giám Mục tại Trung Quốc được tiến hành để đáp ứng nhu cầu phúc âm hoá tại Trung Hoa là một công việc bình thường của giáo hội trên lục địa này, ông ta kết luận như sau: Như vậy cách thức bầu cử phong chức các Giám Mục tại Trung Quốc không nhất thiết phải có sự ưng chuẩn của Giáo Hoàng. Khẳng định mạnh mẽ này nói lên ý muốn chia rẽ các Giám Mục Trung Hoa ra khỏi hiệp thông với Đức Thánh Cha và Đức Giáo Hoàng đã mau chóng phản ứng lại. Vào cuối buổi dậy giáo lý bằng nhiều thứ tiếng khác nhau tại buổi triều yết thứ 4 ngày 18 thang5 năm 2001 tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã kêu gọi giáo hội toàn cầu hãy cầu nguyện cho các kitô hữu Trung Hoa và đặc biệt là cho các Giám Mục.“Cầu nguyện cho giáo hội tại Trung Hoa phải là một nhiệm vụ. Các tín hữu này đang cần lời cầu nguyện của chúng ta” Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh ý cầu nguyện cho các Giám Mục: nhờ kinh nguyện chúng ta có thể giúp cho các ngài đạt được mong ước ở trong giáo hội duy nhất và phổ quát, vượt qua cơn cám dỗ đi con đường độc lập tách ra khỏi Thánh Phêrô”.
Chúng ta tin tưởng lời cầu nguyện của chúng ta sẽ được lắng nghe.
(Theo cha Gabricl Lajeune, MEP, Báo M.E.P số 463 tháng 8 năm 1011, Giám mục F.X Nguyễn Văn Sang lược dịch, Thái Bình ngày 25/9/2011