Chúa Nhật XXX, ngày truyền giáo và chầu lượt.
Chúa Nhật hôm nay chúng ta nghe diễn giảng về ba ý nghĩa: Mến Chúa, yêu người, tinh thần truyền giáo, và tôn sùng Thánh Thể. Trước hết bài Phúc Âm chúng ta vừa nghe đọc, các Tiến sĩ biệt phái đã hỏi Chúa Giêsu về giới răn trọng nhất, Chúa đã trả lời: Mến Chúa, yêu người.
Thực ra, trong đạo Do Thái, trong sách đệ nhị luật đã có đoạn dạy rõ ràng rằng về giới răn này, mà người Do Thái đã lấy làm kinh nhật tụng: “Hỡi Itsaen hãy nghe” nhưng Chúa Giêsu còn thêm vào giới răn đó, bằng một giới răn liên kết: Yêu thương người anh em. Đó là hai giới răn và cũng là một, quan trọng nhất của người Kitô giáo. Mến Chúa vì Chúa đã dựng lên ta, sinh ra ta, và cứu độ chúng ta, và cho chúng ta được hạnh phúc muôn đời, yêu người vì người là hình ảnh của Thiên Chúa và cũng đã được giá máu cứu chuộc của Thiên Chúa và dành để cho hạnh phúc muôn đời, hai giới răn có quan hệ mật thiết như là một, không thể tách biệt được nên Thánh Gioan tông đồ đã viết trong thư: “Ai nói mình yêu mến Thiên Chúa mà không yêu mến anh em là người nói dối...”.
Trong một dịp gặp gỡ một số các nhà lãnh đạo, tôi được biết cụ Hồ khi sang Trung Quốc đã phát biểu: “Phật giáo dậy lòng từ bi, Đức Giêsu dậy lòng bác ái... tôi chỉ là học trò nhỏ của các Ngài mà thôi” lúc đầu một số các nhà lãnh đạo không muốn cho phổ biến câu nói đó, vì sợ làm cho uy tín của cụ Hồ thấp kém sánh với các vị lãnh đạo tôn giáo, sau cùng có vị phát biểu nên cho phổ biến, vì câu nói đó Bác Hồ tỏ ra thật vĩ đại, vì khiêm nhường hạ mình xuống. Song đối với chúng ta những người theo Chúa, thì cụ Hồ khiêm tốn vĩ đại nhưng chưa học hết bài học của chính Chúa đã dạy chỉ học một vế sau cùng là bác ái yêu người, trong khi Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta phải mến Chúa hết lòng hết sức vv, và yêu người như mình ta vậy.
Chúng ta có giữ trọn giới răn đó thì mới xứng đáng là người Kitô hữu hoàn toàn của Chúa Giêsu.
Vấn đề truyền giáo chúng ta nói đến nhiều, song chúng ta vẫn bỏ quên giới răn thứ hai phải yêu người, nhất là những người ốm đau, bệnh tật, nghèo khó, thực ra không ai trong chúng ta chối bỏ bổn phận đó và đôi lúc cũng thực hiện nhưng trong xã hội ngày nay. Chúng ta cảm thấy thiếu thốn những phương tiện hoàn cảnh môi trường giúp chúng ta hoàn thành sứ mệnh làm việc từ thiện cho mọi người mà theo lời Đức Thánh Cha Gioan PhaoLô II: “Bác ái từ thiện là bước khởi đầu cho việc phúc âm hóa. Ví dụ trong xã hội chúng ta ngày nay, tôn giáo vẫn chưa được phép mở bệnh viện, phòng khám bệnh, và các cơ sở bác ái khác, như thế làm lãng phí không xử dụng những tài nguyên phong phú, và những tâm hồn bác ái yêu thương của những người tôn giáo rất phong phú đa dạng. Trong khi xã hội chúng ta đang thiếu thốn những vấn đề đó.
Một điều kiện nữa mà theo Cha Matteo de Ricci một nhà truyền giáo Dòng Tên ở Trung Quốc vào thế kỷ XVIII. Ngài đã chủ trương đem Tin Mừng đến người Trung Quốc, cần phải thông qua tình Thân hữu, tôn trọng hiểu biết văn hóa tốt đẹp của họ. Ngài đã thành công chinh phục được các nhà cầm quyền, các vị trí thức lúc đó vv. Hiện nay nước Trung Hoa cộng sản vẫn còn ca ngợi Ngài, lập tượng, đền thờ để kính nhớ Ngài. Thực ra quan hệ thân hữu đã bắt nguồn từ chính Chúa Giêsu, Ngài đã dậy: “Ta không gọi các con là tôi tớ nữa mà gọi là bạn hữu....” thực ra trong quan niệm Á Đông tình bạn là một tình cảm thiêng liêng sâu sắc nhất. Trong Thượng Hội Đồng Giám Mục Á Châu trước đây tôi đã đề nghị dùng chữ người Bạn, chỉ chính Chúa Giêsu, song song với danh hiệu người lãnh đạo, cứu độ, lời đề nghị của tôi đã được chấp nhận trong thư Thượng Hội Đồng gửi toàn thể Giáo hội.
Thật thế chúng ta chỉ đem Tin Mừng được cho anh em chúng ta, nếu chúng ta xây dựng được tình bạn thân thiết đối với nhau, như câu ca dao đã nói “Giầu vì bạn, sang vì vợ” nhiều khi tình bạn tri âm thắm thiết như, Bá Nha Tử Kỳ vượt xa tình vợ chồng rất nhiều.
Sau hết xứ chúng ta hôm nay Chầu Thánh Thể thay mặt Giáo phận, chúng ta hãy lấy Thánh Thể làm gương mẫu để mến Chúa yêu người, vì chính Chúa Giêsu là hiến tế đẹp đẽ vô song tận tình dâng lên Thiên Chúa Cha, nhưng cũng trở nên lương thực đem lại ơn cứu độ cho mọi người đên chỗ kết hợp người với Chúa như Chúa Giêsu với Đức Chúa Đức Cha.
Anh chị em thân mến chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau được mến Chúa yêu người thật tình, đem tình bạn hữu đối xử với nhau, và giới thiệu Tin Mừng cho nhau, sau cùng được kết hợp với nhau và với Chúa là bằng chứng bảo đảm cho chúng ta được sống đời đời. Amen
Chúa Nhật hôm nay chúng ta nghe diễn giảng về ba ý nghĩa: Mến Chúa, yêu người, tinh thần truyền giáo, và tôn sùng Thánh Thể. Trước hết bài Phúc Âm chúng ta vừa nghe đọc, các Tiến sĩ biệt phái đã hỏi Chúa Giêsu về giới răn trọng nhất, Chúa đã trả lời: Mến Chúa, yêu người.
Thực ra, trong đạo Do Thái, trong sách đệ nhị luật đã có đoạn dạy rõ ràng rằng về giới răn này, mà người Do Thái đã lấy làm kinh nhật tụng: “Hỡi Itsaen hãy nghe” nhưng Chúa Giêsu còn thêm vào giới răn đó, bằng một giới răn liên kết: Yêu thương người anh em. Đó là hai giới răn và cũng là một, quan trọng nhất của người Kitô giáo. Mến Chúa vì Chúa đã dựng lên ta, sinh ra ta, và cứu độ chúng ta, và cho chúng ta được hạnh phúc muôn đời, yêu người vì người là hình ảnh của Thiên Chúa và cũng đã được giá máu cứu chuộc của Thiên Chúa và dành để cho hạnh phúc muôn đời, hai giới răn có quan hệ mật thiết như là một, không thể tách biệt được nên Thánh Gioan tông đồ đã viết trong thư: “Ai nói mình yêu mến Thiên Chúa mà không yêu mến anh em là người nói dối...”.
Trong một dịp gặp gỡ một số các nhà lãnh đạo, tôi được biết cụ Hồ khi sang Trung Quốc đã phát biểu: “Phật giáo dậy lòng từ bi, Đức Giêsu dậy lòng bác ái... tôi chỉ là học trò nhỏ của các Ngài mà thôi” lúc đầu một số các nhà lãnh đạo không muốn cho phổ biến câu nói đó, vì sợ làm cho uy tín của cụ Hồ thấp kém sánh với các vị lãnh đạo tôn giáo, sau cùng có vị phát biểu nên cho phổ biến, vì câu nói đó Bác Hồ tỏ ra thật vĩ đại, vì khiêm nhường hạ mình xuống. Song đối với chúng ta những người theo Chúa, thì cụ Hồ khiêm tốn vĩ đại nhưng chưa học hết bài học của chính Chúa đã dạy chỉ học một vế sau cùng là bác ái yêu người, trong khi Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta phải mến Chúa hết lòng hết sức vv, và yêu người như mình ta vậy.
Chúng ta có giữ trọn giới răn đó thì mới xứng đáng là người Kitô hữu hoàn toàn của Chúa Giêsu.
Vấn đề truyền giáo chúng ta nói đến nhiều, song chúng ta vẫn bỏ quên giới răn thứ hai phải yêu người, nhất là những người ốm đau, bệnh tật, nghèo khó, thực ra không ai trong chúng ta chối bỏ bổn phận đó và đôi lúc cũng thực hiện nhưng trong xã hội ngày nay. Chúng ta cảm thấy thiếu thốn những phương tiện hoàn cảnh môi trường giúp chúng ta hoàn thành sứ mệnh làm việc từ thiện cho mọi người mà theo lời Đức Thánh Cha Gioan PhaoLô II: “Bác ái từ thiện là bước khởi đầu cho việc phúc âm hóa. Ví dụ trong xã hội chúng ta ngày nay, tôn giáo vẫn chưa được phép mở bệnh viện, phòng khám bệnh, và các cơ sở bác ái khác, như thế làm lãng phí không xử dụng những tài nguyên phong phú, và những tâm hồn bác ái yêu thương của những người tôn giáo rất phong phú đa dạng. Trong khi xã hội chúng ta đang thiếu thốn những vấn đề đó.
Một điều kiện nữa mà theo Cha Matteo de Ricci một nhà truyền giáo Dòng Tên ở Trung Quốc vào thế kỷ XVIII. Ngài đã chủ trương đem Tin Mừng đến người Trung Quốc, cần phải thông qua tình Thân hữu, tôn trọng hiểu biết văn hóa tốt đẹp của họ. Ngài đã thành công chinh phục được các nhà cầm quyền, các vị trí thức lúc đó vv. Hiện nay nước Trung Hoa cộng sản vẫn còn ca ngợi Ngài, lập tượng, đền thờ để kính nhớ Ngài. Thực ra quan hệ thân hữu đã bắt nguồn từ chính Chúa Giêsu, Ngài đã dậy: “Ta không gọi các con là tôi tớ nữa mà gọi là bạn hữu....” thực ra trong quan niệm Á Đông tình bạn là một tình cảm thiêng liêng sâu sắc nhất. Trong Thượng Hội Đồng Giám Mục Á Châu trước đây tôi đã đề nghị dùng chữ người Bạn, chỉ chính Chúa Giêsu, song song với danh hiệu người lãnh đạo, cứu độ, lời đề nghị của tôi đã được chấp nhận trong thư Thượng Hội Đồng gửi toàn thể Giáo hội.
Thật thế chúng ta chỉ đem Tin Mừng được cho anh em chúng ta, nếu chúng ta xây dựng được tình bạn thân thiết đối với nhau, như câu ca dao đã nói “Giầu vì bạn, sang vì vợ” nhiều khi tình bạn tri âm thắm thiết như, Bá Nha Tử Kỳ vượt xa tình vợ chồng rất nhiều.
Sau hết xứ chúng ta hôm nay Chầu Thánh Thể thay mặt Giáo phận, chúng ta hãy lấy Thánh Thể làm gương mẫu để mến Chúa yêu người, vì chính Chúa Giêsu là hiến tế đẹp đẽ vô song tận tình dâng lên Thiên Chúa Cha, nhưng cũng trở nên lương thực đem lại ơn cứu độ cho mọi người đên chỗ kết hợp người với Chúa như Chúa Giêsu với Đức Chúa Đức Cha.
Anh chị em thân mến chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau được mến Chúa yêu người thật tình, đem tình bạn hữu đối xử với nhau, và giới thiệu Tin Mừng cho nhau, sau cùng được kết hợp với nhau và với Chúa là bằng chứng bảo đảm cho chúng ta được sống đời đời. Amen