Thượng Hội Đồng về Trung Đông đã khai mạc tại Vatican Chúa Nhật vừa qua, và sẽ kéo dài 2 tuần lễ, ngắn nhất so với các Thượng Hội Đồng trước đây. Theo vị tổng thư ký của Thượng Hội Đồng, Đức TGM Nikola Eterovic, lý do của sự vắn vỏi này là số người tham dự ít hơn, phương pháp thảo luận đơn giản hơn và các nghị phụ Trung Đông không thể rời xa giáo dân của mình quá lâu. Không như Thượng Hội Đồng về Lời Chúa và về Châu Phi trước đây, các phát biểu lần này của các nghị phụ không được phổ biến rộng rãi trên liên mạng. Để hiểu phần nào nội dung các cuộc thảo luận tại Thượng Hội Đồng, chúng tôi xin dựa vào bản Tổng Hợp Tài Liệu Làm Việc của Thượng Hội Đồng, do Phòng Báo Chí Tòa Thánh công bố hồi tháng 6 năm nay.
Lý do triệu tập Thượng Hội Đồng
Trong Lời Nói Đầu, Tài Liệu đề cập tới tình hình hiện nay tại Trung Đông, một tình hình khá giống với tình hình của cộng đồng Kitô Giáo sơ khai tại Đất Thánh, nghĩa là đầy khó khăn và bách hại. Các Kitô hữu sơ khai ấy hành động trong những tình huống cực kỳ bất lợi. Họ gặp chống đối và thù nghịch nơi các thế lực tôn giáo của chính dân tộc mình… quê hương họ bị chiếm đóng, bị xáp nhập vào đế quốc Rôma đầy quyền lực. Nhưng họ vẫn một lòng công bố trọn vẹn Lời Thiên Chúa, trong đó có lời dạy phải yêu thương kẻ thù, phải làm chứng bằng lòng trung trinh tử đạo đối với Chúa sự sống.
Ngày nay, các Kitô hữu Trung Đông cũng đang phải đương đầu với một tình hình tế nhị về cả hai phương diện giáo hội và xã hội. Các vị giám mục của vùng, vì thế, đã kiến nghị xin Đức Thánh Cha triệu tập một Thượng Hội Đồng Giám Mục để hướng dẫn họ vượt qua tình thế tế nhị ấy. Mục tiêu của Thượng Hội Đồng có hai: Thứ nhất, để “củng cố và tăng cường các Kitô hữu trong căn tính của họ bằng Lời Chúa và các Bí Tích”. Thứ hai, để “làm sống lại sự hiệp thông giáo hội giữa các giáo hội đặc thù, để họ làm chứng cho lối sống Kitô Giáo chân chính, vui tươi và hấp dẫn”.
Thượng Hội Đồng cũng nhấn mạnh tới cam kết đại kết và cuộc đối thoại với người Do Thái Giáo và người Hồi Giáo vì thiện ích của toàn bộ xã hội và để cho “tôn giáo, nhất là những tôn giáo tuyên xưng Thiên Chúa duy nhất”, trở thành “động lực thúc đẩy hòa bình” mỗi ngày một hơn. Thượng Hội Đồng hy vọng “đem lại cho Kitô hữu các lý do để họ hiện diện giữa một xã hội chủ yếu gồm người Hồi Giáo, bất luận là người Ả Rập, người Thổ Nhĩ Kỳ, người Irăng hay người Do Thái tại Israel.
Giáo Hội Công Giáo tại Trung Đông
Chương đầu nói tới Giáo Hội Công Giáo tại Trung Đông bằng cách nhắc mọi người nhớ rằng mọi giáo hội khắp hoàn cầu đều bắt nguồn từ Giáo Hội Giêrusalem. Sự chia rẽ giữa các giáo hội (các công đồng Êphêsô và Canxêđoan thế kỷ thứ 5, và sự phân ly giữa Rôma và Constantinốp thế kỷ 11) trên hết là do các động lực chính trị và tôn giáo. Tuy nhiên, Chúa Thánh Thần vẫn hoạt động nơi tất cả các giáo hội để đem họ gần lại hơn với nhau và để loại bỏ các trở ngại cho sự hợp nhất hữu hình mà Chúa Kitô hằng mong muốn. Tại Trung Đông, Giáo Hội Công Giáo hiện diện trong nhiều truyền thống, trong nhiều Giáo Hội Công Giáo Đông Phương độc lập (sui juris). Song song với Giáo Hội theo truyền thống La Tinh, người ta còn thấy 6 Giáo Hội thượng phụ, mỗi Giáo Hội đều có di sản phong phú về linh đạo, thần học và phụng vụ. Đồng thời, các Giáo Hội này cũng là nguồn phong phú đối với Giáo Hội Hoàn Vũ.
Tài Liệu nhắc mọi người nhớ: các Giáo Hội tại Trung Đông đều có nguồn gốc Tông Đồ và sẽ là một mất mát lớn cho Giáo Hội Hoàn Vũ nếu Kitô Giáo bị yếu đi hay biến mất ngay tại nơi nó phát sinh. Do đó, mọi người có trách nhiệm lớn lao phải duy trì đức tin Kitô Giáo tại vùng đất thánh thiêng này.
Không may, ngày nay, người ta thấy dường như sự thúc đẩy của Phúc Âm đã ngưng lại và ngọn lửa của Thần Khí hình như đã yếu đi. Nếu Giáo Hội không chịu chăm lo ơn gọi, thì các thực tại kia chắc chắn sẽ tan biến. Cuộc khủng hoảng ơn gọi có nhiều nguyên do: các gia đình rời cư, số sinh giảm bớt, môi trường sống càng ngày càng đi ngược lại các giá trị Phúc Âm. Thêm vào đó, sự thiếu thống nhất giữa các thành viên trong hàng giáo sĩ là một phản chứng tá trong khi việc đào tạo thiêng liêng cho hàng linh mục và tu sĩ nam nữ bị sao lãng; đời sống chiêm niệm, cột trụ của mọi sự tận hiến chân chính, hiện đang thiếu vắng trong nhiều cộng đoàn dòng tu.
Nhưng điều cần khẳng định là dù thuộc thiểu số nhỏ nhoi, Kitô hữu tại Trung Đông vẫn trọn vẹn thuộc về cơ cấu xã hội và căn tính đích thực của các quốc gia vùng này. Sự biến mất của họ sẽ là một mất mát lớn lao cho tính đa nguyên của Trung Đông. Người Công Giáo, vì thế, được kêu mời cổ vũ quan niệm “tục hóa tích cực” (positive laicism) nhà nước để làm nhẹ đi đặc tính thần trị của chính phủ và để có được sự bình đẳng lớn hơn giữa các công dân thuộc các tôn giáo khác nhau, nhờ thế phát huy được một nền dân chủ thế tục lành mạnh, tích cực, biết nhìn nhận trọn vẹn vai trò của tôn giáo, cả trong đời sống công, bắng cách tôn trọng đầy đủ sự phân biệt giữa hai lãnh vực đạo và đời.
Kitô hữu phải là một thiểu số tích cực, không tự co cụm vào chính mình. Giáo Hội khuyến khích việc tạo ra các gia đình đông đúc và cổ vũ việc giáo dục, vốn là hình thức đầu tư lớn lao nhất: các trường và đại học Công Giáo phải thu nhận người thuộc mọi tôn giáo, các bệnh viện và dịch vụ xã hội cũng thế. Tuy nhiên, các giáo hội và các trường Công Giáo phải giúp đỡ những người kém may mắn hơn. Chính nhờ các hoạt động bác ái không chỉ nhằm phục vụ Kitô hữu mà nhằm phục vụ cả người Hồi Giáo và Do Thái Giáo mà hành động của Giáo Hội nhằm ích chung đã được mọi người thấy rõ. Ở đây, cũng cần nhấn mạnh tới tính trong sáng trong việc quản trị tiền bạc của Giáo Hội, nhất là nơi các linh mục và giám mục, phải phân biệt rõ giữa ngân khoản dành cho chi tiêu bản thân và ngân khoản thuộc tài sản Giáo Hội.
Tài liệu, vì thế, nhấn mạnh rằng các tranh chấp trong vùng khiến cho tình huống các Kitô hữu tại Trung Đông trở nên càng mỏng dòn hơn. Việc người Do Thái chiếm đóng các lãnh thổ của người Palestine làm cho cuộc sống hàng ngày trở nên khó khăn đối với việc tự do đi lại, đối với nền kinh tế và sinh hoạt xã hội cũng như tôn giáo nói chung (việc lui tới các nơi thánh đòi phải có giấy phép quân sự, mà người được cấp, người không). Đàng khác, một số nhóm Kitô giáo cực đoan, dựa bừa vào Thánh Kinh, đã biện minh cho các bất công chính trị từng áp đặt lên người Palestine, khiến cho vị thế người Kitô hữu Ả Rập trở nên càng tế nhị hơn nữa.
Kitô hữu cũng thuộc số các nạn nhân chính trong cuộc chiến tranh tại Iraq. Cho đến nay, nền chính trị thế giới vẫn chưa chú trọng đủ đến vấn đề này. Tại Libăng, Kitô hữu đang chia rẽ nhau trên cả hai bình diện chính trị và tuyên tín. Tại Ai Cập, việc lớn mạnh của phe Hồi Giáo chính trị một bên và bên kia sự thiếu dấn thân của Kitô hữu vào sinh hoạt dân sự đã khiến cho cuộc sống của họ gặp đủ mọi thứ khó khăn. Ở các nước khác, chủ nghĩa độc tài đang đẩy dân chúng, trong đó có Kitô hữu, phải im lặng chịu đựng mọi sự để đổi lấy những điều tối cần. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, ý niệm thế tục hiện nay vẫn đặt ra nhiều vấn đề cho tự do tôn giáo tại xứ sở này.
Các Kitô hữu được khuyến cáo đừng nên dửng dưng đối với việc dấn thân vào xã hội mặc dầu họ gặp nhiều cám dỗ phải nản lòng. Tại Phương Đông, tự do tôn giáo chỉ có nghĩa là tự do thờ phượng, chứ không hẳn tự do lương tâm, nghĩa là tự do tin hay không tin, tự do thực hành tôn giáo một mình hay nơi công cộng mà không gặp cản trở và do đó, tự do được thay đổi tôn giáo. Tại Phương Đông, xét chung, tôn giáo là một lựa chọn xã hội, có khi còn là lựa chọn quốc gia nữa, chứ không phải là một lựa chọn cá nhân. Thay đổi tôn giáo, vì thế, bị coi là một phản bội đối với xã hội, với nền văn hóa và với quốc gia vốn chủ yếu xây trên truyền thống tôn giáo. Chính vì vậy, việc gia nhập niềm tin Kitô Giáo bị coi là thành quả của chủ nghĩa cải đạo đầy thành kiến, chứ không hẳn là thành quả của một xác tín tôn giáo chân chính. Đối với người Hồi Giáo, việc gia nhập này phải bị luật lệ nhà nước ngăn cấm.
Mặt khác, về phía Kitô hữu, có những trường hợp trở lại Hồi Giáo, không hẳn vì xác tín tôn giáo cho bằng vì quyền lợi bản thân. Đôi khi việc ấy cũng có thể xẩy ra do áp lực của phong trào cải đạo của Hồi Giáo. Một số câu trả lời cho bản Đề Cương (Lineamenta) đề nghị bác bỏ dứt khoát chủ nghĩa cải đạo của Kitô Giáo, dù cho rằng một số cộng đồng tin lành công khai thực hành chủ nghĩa này. Thực ra, vấn đề công bố Tin Mừng cần những suy tư sâu sắc hơn để có thể khẳng định quyền của mọi người và tự do lương tâm của họ.
Trong lúc đó, chủ nghĩa cực đoan Hồi Giáo tiếp tục lớn mạnh khắp vùng, tạo nên một đe dọa cho hết mọi người, cả Kitô hữu lẫn người Do Thái Giáo và Hồi Giáo. Trong bối cảnh đầy căng thẳng và tranh cãi, kinh tế hạn chế và giới hạn về chính trị và tôn giáo này, các Kitô hữu tiếp tục rời cư: sự hiện hữu của các Kitô hữu thường bị ván cờ chính trị thế giới lãng quên. Họ là nạn nhân đầu tiên. Và đó là một trong các nguyên nhân chính tạo ra phong trào rời cư kia. Các giáo hội tại Phương Tây được kêu gọi nhậy cảm hóa các chính phủ của họ về tình huống này. Đàng khác, hiện đang có sự gia tăng việc nhập cư tới vùng Trung Đông của nhiều công nhân Phi và Á Châu, trong số ấy, nhiều người là Kitô hữu. Họ thường trở thành “đối tượng cho các bất công xã hội… cho bóc lột và lạm dụng tình dục. Trong bối cảnh này, người Công Giáo được kêu gọi trở thành các nhân chứng chân chính cho việc phục sinh xã hội".
Hiệp thông giáo hội
Chương hai đề cập tới sự hiệp thông giáo hội. Theo đó, tín hữu Trung Đông ý thức rõ rằng nền tảng của hiệp thông Kitô Giáo là mẫu mực sự sống Thiên Chúa trong mầu nhiệm Ba Ngôi. Thiên Chúa là tình yêu (xem 1Ga 4:8) và mối tương quan giữa các Ngôi Vị Thiên Chúa là mối tương quan yêu thương. Cho nên, giữa lòng Giáo Hội, điều cần là mỗi chi thể phải sống “chính mối hiệp thông của Thiên Chúa Ba Ngôi. Sự sống của Giáo Hội và của các giáo hội Đông Phương phải là sự hiệp thông đời sống trong yêu thương, theo mẫu mực hiệp nhất của Chúa Con với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Mỗi người đều là chi thể của Nhiệm Thể mà Chúa Kitô là đầu. Tài liệu viết rõ: “Sự hiệp thông ở giữa lòng Giáo Hội đó được biểu hiện qua hai dấu chỉ chính: Bí Tích Rửa Tội và Bí Tích Thánh Thể trong hiệp thông với Giám Mục Rôma, Đấng Kế Vị Thánh Phêrô, là phát ngôn viên các Tông Đồ, là nguyên lý và là nền tảng trường cửu và hữu hình của hiệp nhất đức tin và của hiệp thông”.
Để phát huy được sự hiệp nhất trong đa dạng ấy, điều cần là phải vượt qua chủ nghĩa duy hệ phái (confessionalism), phải khuyến khích tinh thần hợp tác giữa các cộng đồng khác nhau, phải phối hợp sinh hoạt mục vụ và phải thúc đẩy sự đua tranh thiêng liêng, chứ không thù địch. Tài liệu nhấn mạnh: sự hiệp thông giữa các chi thể thuộc cùng một Giáo Hội hay một Tòa Thượng Phụ phải diễn ra theo mẫu hiệp thông với Giáo Hội Hoàn Vũ và với Đấng Kế Vị Thánh Phêrô, tức Giám Mục Rôma. Ở bình diện tòa thượng phụ, sự hiệp thông được diễn tả qua công nghị các giám mục của cả cộng đồng quanh vị thượng phụ, vốn là Cha và là đầu của giáo hội mình. Ở bình diện giáo phận, quanh vị giám mục là sự hiệp thông của giáo sĩ, của nam nữ tu sĩ cũng như của toàn thể giáo dân.
Các Kitô hữu được mời gọi cảm nhận mình là chi thể của Giáo Hội Công Giáo tại Trung Đông, chứ không phải chỉ là chi thể của một giáo hội đặc thù. Các thừa tác viên của Chúa Kitô và các người tận hiến được kêu gọi trở thành mẫu mực và gương sáng cho người khác… Về phần mình, nhiều tín hữu giáo dân muốn có cuộc sống đơn giản hơn, thực sự không quá dính bén tới tiền bạc và tiện nghi ở đời, biết thực hành đức trong sạch và trinh trong nơi các phong tục. Thượng Hội Đồng nên khuyến khích tín hữu đảm nhiệm hơn nữa vai trò người rửa tội của mình trong việc phát huy các sáng kiến mục vụ, nhất là liên quan tới việc dấn thân vào xã hội, trong hiệp thông với các mục tử của Chúa Kitô.
Chứng tá Kitô Giáo
Chương 3 nói tới chứng tá Kitô Giáo. Trước nhất, Tài Liệu tái khẳng tầm quan trọng của việc hiểu biết và thông truyền đức tin, tránh việc thờ ơ đối với chân lý đức tin và lối sống Kitô Giáo. Tài liệu nhắc tới một số phương pháp giáo lý cần đào sâu. Về phụng vụ, Tài Liệu nói tới ý của nhiều người muốn có các cố gắng canh tân nhưng vẫn bén rễ chắc chắn trong truyền thống, chú ý tới các nhạy cảm hiện đại cũng như các nhu cầu thiêng liêng và mục vụ hiện nay. Tài Liệu cho rằng khía cạnh quan trọng nhất trong việc canh tân phụng vụ thực hiện từ trước cho đến nay chính là việc phiên dịch ra tiếng bình dân, chủ yếu là tiếng Ả Rập, các bản văn phụng vụ.
Chương này cũng tái khẳng định sự cấp thiết của đại kết qua việc vượt qua các thành kiến, không tin tưởng nhau, bằng cách đối thoại và hợp tác. Về phương diện này, đóng góp đáng kể chính là việc cử hành các Bí Tích Hòa Giải, Thánh Thể, Xức Dầu Bệnh Nhân tại một giáo hội khác với giáo hội của mình, trong các trường hợp được bộ giáo luật dự trù. Có hai dấu chỉ hết sức quan trọng ở đây: việc thống nhất hóa các ngày lễ Kitô Giáo (Giáng Sinh và Phục Sinh) và việc đồng quản trị các nơi chốn tại Đất Thánh… trong yêu thương và tôn trọng lẫn nhau. Chủ nghĩa cải đạo, sử dụng các phương thế không phù hợp với Phúc Âm, phải bị dứt khóat lên án.
Các mối liên hệ với Do Thái Giáo cần được tái duyệt xét, một việc được giáo huấn của Công Đồng Vatican II chỉ bảo rõ. Cuộc đối thoại với người Do Thái được mô tả là cốt yếu, dù không dễ dàng, do ảnh hưởng của cuộc tranh chấp giữa Palestine và nhà nước Do Thái. Giáo Hội hy vọng rằng cả hai dân tộc này đều có thể sống hòa bình ngay tại quê cha đất tổ của họ, bên trong các biên giới được quốc tế công nhận. Tài liệu cũng tái khẳng định việc lên án chủ nghĩa bài Do Thái Giáo bằng cách nhấn mạnh rằng “các thái độ tiêu cực hiện nay giữa người Ả Rập và Do Thái đúng hơn có đặc tính chính trị và do đó xa lạ với bất cứ ngôn từ tôn giáo nào.
Các Kitô hữu được mời gọi có tinh thần hòa giải, đặt căn bản trên công lý và công bình cho cả hai bên. Một mặt, các giáo hội tại Trung Đông mời gọi mọi người duy trì sự phân biệt giữa thực tại tôn giáo và thực tại chính trị. Mặt khác, mối liên hệ của Giáo Hội với người Hồi Giáo đặt căn bản trên giáo huấn của Công Đồng Vatican II. Lời của Đức Bênêđíctô XVI được tái khẳng định ở đây: “Không thể giản lược cuộc đối thoại liên tôn và liên văn hóa giữa Kitô hữu và người Hồi Giáo vào các quyết định nhất thời. Trên thực tế, cuộc đối thoại ấy có tính sinh tử, vì tương lai chúng ta phần lớn lệ thuộc ở nó”. Người ta thấy rõ điều quan trọng là phải tiến hành trước nhất những cuộc đối thoại song phương với người Do Thái Giáo và với người Hồi Giáo, rồi sau đó là các cuộc đối thoại tam phương với cả hai cùng một lúc.
Tài liệu viết rõ: “Mối liên hệ giữa Kitô hữu và người Hồi Giáo, ít nhiều, khá khó khăn, trước nhất vì sự kiện người Hồi Giáo không phân biệt giữa chính trị và tôn giáo. Điều ấy đặt Kitô hữu vào tình huống tế nhị, bị coi không phải là công dân, dù họ vốn là công dân của các xứ sở này trước khi người Hồi Giáo xuất hiện. Then chốt cho sự thành công của việc sống chung giữa Kitô hữu và người Hồi Giáo tùy thuộc việc thừa nhận tự do tôn giáo và nhân quyền. Các Kitô hữu được mời gọi đừng cô lập mình trong những khu biệt cư, trong các thái độ phòng ngự, tự co cụm vào chính mình, những thái độ đặc trưng của các nhóm thiểu số. Nhiều tín hữu nhấn mạnh tới việc Kitô hữu và người Hồi Giáo phải làm việc chung với nhau để cổ vũ công bình xã hội, hòa bình và tự do, và để bênh vực nhân quyền cũng như giá trị sự sống và gia đình. Tài Liệu gợi ý phải duyệt lại các sách dùng ở nhà trường nhất là các sách giáo dục tôn giáo, để chúng thoát khỏi mọi thành kiến cũng như khuôn thước có sẵn về người khác. Nó cũng mời gọi người ta phải đối thoại trong yêu thương để tìm ra chân lý.
Trong hoàn cảnh tranh chấp của Trung Đông, các Kitô hữu được khuyên bảo phải cổ vũ “nền sư phạm hòa bình”: đó là phương cách thực tiễn dù có nguy cơ bị đa số bác bỏ; nó cũng có nhiều khả thể được chấp nhận, vì người ta đã nhận ra rằng vũ lực, dù là của người mạnh hay của người yếu, cũng đã chỉ dẫn vùng Trung Đông này tới thất bại và bế tắc mà thôi. Về phương diện này, sự hợp tác của Kitô hữu, một sự hợp tác đòi có lòng can đàm, là điều tối thiết, dù các quốc gia Trung Đông, khi đồng hóa Tây Phương với Kitô Giáo, đã tạo cho các giáo hội Kitô Giáo nhiều tai hại lớn lao.
Tài liệu cũng phân tích tác động mạnh mẽ của tính hiện đại (modernity), một đặc tính bị tín hữu Hồi Giáo coi như bộ mặt của vô thần và vô luân. Họ coi nó như một thứ xâm lăng văn hóa đến đe dọa họ, phá bĩnh hệ thống giá trị của họ. Nhưng thực ra, tính hiện đại cũng là cuộc tranh đấu dành công lý và bình đẳng cũng như bảo vệ nhân quyền. Các trường học Công Giáo cố gắng đào tạo những con người có khả năng biện phân được điều tích cực khỏi điều tiêu cực, chỉ rút ra những điều tốt nhất. Tuy thế, tính hiện đại cũng là một nguy cơ đối với Kitô hữu: các xã hội trong vùng hiện cũng đang bị đe dọa bởi việc chối bỏ Thiên Chúa, bởi chủ nghĩa vô thần và chủ nghĩa duy vật, nhất là chủ nghĩa tương đối và dửng dưng… Các nguy cơ như thế cùng với chủ nghĩa cực đoan hủy diệt cách dễ dàng các gia đình, các xã hội và các giáo hội. Nhìn dưới khía cạnh ấy, người Hồi Giáo và người Kitô Giáo phải theo một đường lối chung.
Về phần mình, người Kitô Giáo phải ý thức rằng mình là thành phần của Trung Đông, là các thành tố chủ yếu trong tư cách công dân. Họ vốn là những người tiên phong tái sinh ra quốc gia Ả Rập, dù hiện nay, sự lớn mạnh của phe cực đoan Hồi Giáo đang gia tăng tấn công họ khắp nơi. Kitô hữu có một đóng góp đặc biệt cần thực hiện trong lãnh vực công lý và hòa bình. Họ có bổn phận can đảm tố cáo bạo lực, bất cứ từ đâu tới, và đưa ra giải pháp, một giải pháp có được nhờ đối thoại, hòa giải và tha thứ. Tuy nhiên, cùng một lúc, Kitô hữu phải dùng mọi phương thế hòa bình đòi hỏi các nhà cầm quyền dân sự phải nhìn nhận quyền lợi của mình.
Tài liệu cũng bàn tới chủ đề phúc âm hóa trong xã hội Hồi Giáo, một việc chỉ diễn ra nhờ việc làm chứng: nhưng việc này cũng cần được sự bảo đảm của các can thiệp đúng lúc từ ngoại quốc. Dù sao, hoạt động bác ái không kỳ thị của các cộng đồng Công Giáo, hướng về những người nghèo khổ nhất và bị bỏ rơi, vẫn là cách thế hiển nhiên nhất của việc truyền bá giáo huấn Kitô Giáo. Các dịch vụ này thường chỉ được đảm bảo nhờ các định chế của Giáo Hội.
Kết luận
Trong phần kết luận, Tài Liệu cho thấy mối quan tâm đối với các khó khăn hiện nay nhưng đồng thời, cũng cho thấy mối hy vọng dựa trên đức tin Kitô Giáo. Lịch sử đã biến chúng ta thành đoàn chiên bé nhỏ. Nhưng qua tác phong, sự hiện diện của ta sẽ một lần nữa trở thành quan trọng. Hàng mấy thập niên qua, việc thiếu một giải pháp cho cuộc tranh chấp Palestine và Do Thái, việc thiếu tôn trọng đối với luật lệ quốc tế và nhân quyền, và chủ nghĩa vị kỷ của các cường quốc đã làm cán cân trong vùng trở thành bất ổn và áp đặt bạo lực lên trên dân chúng, khiến họ gần như tuyệt vọng. Hậu quả là rời cư, nhất là rời cư của các Kitô hữu.
Trước thách đố này và được cộng đồng Kitô Giáo thế giới hỗ trợ, Kitô hữu tại Trung Đông được mời gọi chấp nhận ơn gọi của mình để phục vụ xã hội. Lời mời gọi ấy như thế này: “họ hãy trở thành nhân chứng, ý thức rằng việc làm chứng cho sự thật có thể dẫn họ tới việc chịu bách hại”. Tài Liệu kết luận: “với các Kitô hữu Trung Đông ngày nay, người ta vẫn có thể nhắc lại rằng: hỡi đoàn chiên bé nhỏ, đừng sợ hãi (Luca 12:32), các bạn có một sứ mệnh, việc lớn mạnh của đất nước các bạn và sức sống của Giáo Hội các bạn tùy thuộc ở các bạn, và điều này chỉ xẩy ra trong hòa bình, công lý và bình đẳng giữa mọi công dân”.
Lý do triệu tập Thượng Hội Đồng
Trong Lời Nói Đầu, Tài Liệu đề cập tới tình hình hiện nay tại Trung Đông, một tình hình khá giống với tình hình của cộng đồng Kitô Giáo sơ khai tại Đất Thánh, nghĩa là đầy khó khăn và bách hại. Các Kitô hữu sơ khai ấy hành động trong những tình huống cực kỳ bất lợi. Họ gặp chống đối và thù nghịch nơi các thế lực tôn giáo của chính dân tộc mình… quê hương họ bị chiếm đóng, bị xáp nhập vào đế quốc Rôma đầy quyền lực. Nhưng họ vẫn một lòng công bố trọn vẹn Lời Thiên Chúa, trong đó có lời dạy phải yêu thương kẻ thù, phải làm chứng bằng lòng trung trinh tử đạo đối với Chúa sự sống.
Ngày nay, các Kitô hữu Trung Đông cũng đang phải đương đầu với một tình hình tế nhị về cả hai phương diện giáo hội và xã hội. Các vị giám mục của vùng, vì thế, đã kiến nghị xin Đức Thánh Cha triệu tập một Thượng Hội Đồng Giám Mục để hướng dẫn họ vượt qua tình thế tế nhị ấy. Mục tiêu của Thượng Hội Đồng có hai: Thứ nhất, để “củng cố và tăng cường các Kitô hữu trong căn tính của họ bằng Lời Chúa và các Bí Tích”. Thứ hai, để “làm sống lại sự hiệp thông giáo hội giữa các giáo hội đặc thù, để họ làm chứng cho lối sống Kitô Giáo chân chính, vui tươi và hấp dẫn”.
Thượng Hội Đồng cũng nhấn mạnh tới cam kết đại kết và cuộc đối thoại với người Do Thái Giáo và người Hồi Giáo vì thiện ích của toàn bộ xã hội và để cho “tôn giáo, nhất là những tôn giáo tuyên xưng Thiên Chúa duy nhất”, trở thành “động lực thúc đẩy hòa bình” mỗi ngày một hơn. Thượng Hội Đồng hy vọng “đem lại cho Kitô hữu các lý do để họ hiện diện giữa một xã hội chủ yếu gồm người Hồi Giáo, bất luận là người Ả Rập, người Thổ Nhĩ Kỳ, người Irăng hay người Do Thái tại Israel.
Giáo Hội Công Giáo tại Trung Đông
Chương đầu nói tới Giáo Hội Công Giáo tại Trung Đông bằng cách nhắc mọi người nhớ rằng mọi giáo hội khắp hoàn cầu đều bắt nguồn từ Giáo Hội Giêrusalem. Sự chia rẽ giữa các giáo hội (các công đồng Êphêsô và Canxêđoan thế kỷ thứ 5, và sự phân ly giữa Rôma và Constantinốp thế kỷ 11) trên hết là do các động lực chính trị và tôn giáo. Tuy nhiên, Chúa Thánh Thần vẫn hoạt động nơi tất cả các giáo hội để đem họ gần lại hơn với nhau và để loại bỏ các trở ngại cho sự hợp nhất hữu hình mà Chúa Kitô hằng mong muốn. Tại Trung Đông, Giáo Hội Công Giáo hiện diện trong nhiều truyền thống, trong nhiều Giáo Hội Công Giáo Đông Phương độc lập (sui juris). Song song với Giáo Hội theo truyền thống La Tinh, người ta còn thấy 6 Giáo Hội thượng phụ, mỗi Giáo Hội đều có di sản phong phú về linh đạo, thần học và phụng vụ. Đồng thời, các Giáo Hội này cũng là nguồn phong phú đối với Giáo Hội Hoàn Vũ.
Tài Liệu nhắc mọi người nhớ: các Giáo Hội tại Trung Đông đều có nguồn gốc Tông Đồ và sẽ là một mất mát lớn cho Giáo Hội Hoàn Vũ nếu Kitô Giáo bị yếu đi hay biến mất ngay tại nơi nó phát sinh. Do đó, mọi người có trách nhiệm lớn lao phải duy trì đức tin Kitô Giáo tại vùng đất thánh thiêng này.
Không may, ngày nay, người ta thấy dường như sự thúc đẩy của Phúc Âm đã ngưng lại và ngọn lửa của Thần Khí hình như đã yếu đi. Nếu Giáo Hội không chịu chăm lo ơn gọi, thì các thực tại kia chắc chắn sẽ tan biến. Cuộc khủng hoảng ơn gọi có nhiều nguyên do: các gia đình rời cư, số sinh giảm bớt, môi trường sống càng ngày càng đi ngược lại các giá trị Phúc Âm. Thêm vào đó, sự thiếu thống nhất giữa các thành viên trong hàng giáo sĩ là một phản chứng tá trong khi việc đào tạo thiêng liêng cho hàng linh mục và tu sĩ nam nữ bị sao lãng; đời sống chiêm niệm, cột trụ của mọi sự tận hiến chân chính, hiện đang thiếu vắng trong nhiều cộng đoàn dòng tu.
Nhưng điều cần khẳng định là dù thuộc thiểu số nhỏ nhoi, Kitô hữu tại Trung Đông vẫn trọn vẹn thuộc về cơ cấu xã hội và căn tính đích thực của các quốc gia vùng này. Sự biến mất của họ sẽ là một mất mát lớn lao cho tính đa nguyên của Trung Đông. Người Công Giáo, vì thế, được kêu mời cổ vũ quan niệm “tục hóa tích cực” (positive laicism) nhà nước để làm nhẹ đi đặc tính thần trị của chính phủ và để có được sự bình đẳng lớn hơn giữa các công dân thuộc các tôn giáo khác nhau, nhờ thế phát huy được một nền dân chủ thế tục lành mạnh, tích cực, biết nhìn nhận trọn vẹn vai trò của tôn giáo, cả trong đời sống công, bắng cách tôn trọng đầy đủ sự phân biệt giữa hai lãnh vực đạo và đời.
Kitô hữu phải là một thiểu số tích cực, không tự co cụm vào chính mình. Giáo Hội khuyến khích việc tạo ra các gia đình đông đúc và cổ vũ việc giáo dục, vốn là hình thức đầu tư lớn lao nhất: các trường và đại học Công Giáo phải thu nhận người thuộc mọi tôn giáo, các bệnh viện và dịch vụ xã hội cũng thế. Tuy nhiên, các giáo hội và các trường Công Giáo phải giúp đỡ những người kém may mắn hơn. Chính nhờ các hoạt động bác ái không chỉ nhằm phục vụ Kitô hữu mà nhằm phục vụ cả người Hồi Giáo và Do Thái Giáo mà hành động của Giáo Hội nhằm ích chung đã được mọi người thấy rõ. Ở đây, cũng cần nhấn mạnh tới tính trong sáng trong việc quản trị tiền bạc của Giáo Hội, nhất là nơi các linh mục và giám mục, phải phân biệt rõ giữa ngân khoản dành cho chi tiêu bản thân và ngân khoản thuộc tài sản Giáo Hội.
Tài liệu, vì thế, nhấn mạnh rằng các tranh chấp trong vùng khiến cho tình huống các Kitô hữu tại Trung Đông trở nên càng mỏng dòn hơn. Việc người Do Thái chiếm đóng các lãnh thổ của người Palestine làm cho cuộc sống hàng ngày trở nên khó khăn đối với việc tự do đi lại, đối với nền kinh tế và sinh hoạt xã hội cũng như tôn giáo nói chung (việc lui tới các nơi thánh đòi phải có giấy phép quân sự, mà người được cấp, người không). Đàng khác, một số nhóm Kitô giáo cực đoan, dựa bừa vào Thánh Kinh, đã biện minh cho các bất công chính trị từng áp đặt lên người Palestine, khiến cho vị thế người Kitô hữu Ả Rập trở nên càng tế nhị hơn nữa.
Kitô hữu cũng thuộc số các nạn nhân chính trong cuộc chiến tranh tại Iraq. Cho đến nay, nền chính trị thế giới vẫn chưa chú trọng đủ đến vấn đề này. Tại Libăng, Kitô hữu đang chia rẽ nhau trên cả hai bình diện chính trị và tuyên tín. Tại Ai Cập, việc lớn mạnh của phe Hồi Giáo chính trị một bên và bên kia sự thiếu dấn thân của Kitô hữu vào sinh hoạt dân sự đã khiến cho cuộc sống của họ gặp đủ mọi thứ khó khăn. Ở các nước khác, chủ nghĩa độc tài đang đẩy dân chúng, trong đó có Kitô hữu, phải im lặng chịu đựng mọi sự để đổi lấy những điều tối cần. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, ý niệm thế tục hiện nay vẫn đặt ra nhiều vấn đề cho tự do tôn giáo tại xứ sở này.
Các Kitô hữu được khuyến cáo đừng nên dửng dưng đối với việc dấn thân vào xã hội mặc dầu họ gặp nhiều cám dỗ phải nản lòng. Tại Phương Đông, tự do tôn giáo chỉ có nghĩa là tự do thờ phượng, chứ không hẳn tự do lương tâm, nghĩa là tự do tin hay không tin, tự do thực hành tôn giáo một mình hay nơi công cộng mà không gặp cản trở và do đó, tự do được thay đổi tôn giáo. Tại Phương Đông, xét chung, tôn giáo là một lựa chọn xã hội, có khi còn là lựa chọn quốc gia nữa, chứ không phải là một lựa chọn cá nhân. Thay đổi tôn giáo, vì thế, bị coi là một phản bội đối với xã hội, với nền văn hóa và với quốc gia vốn chủ yếu xây trên truyền thống tôn giáo. Chính vì vậy, việc gia nhập niềm tin Kitô Giáo bị coi là thành quả của chủ nghĩa cải đạo đầy thành kiến, chứ không hẳn là thành quả của một xác tín tôn giáo chân chính. Đối với người Hồi Giáo, việc gia nhập này phải bị luật lệ nhà nước ngăn cấm.
Mặt khác, về phía Kitô hữu, có những trường hợp trở lại Hồi Giáo, không hẳn vì xác tín tôn giáo cho bằng vì quyền lợi bản thân. Đôi khi việc ấy cũng có thể xẩy ra do áp lực của phong trào cải đạo của Hồi Giáo. Một số câu trả lời cho bản Đề Cương (Lineamenta) đề nghị bác bỏ dứt khoát chủ nghĩa cải đạo của Kitô Giáo, dù cho rằng một số cộng đồng tin lành công khai thực hành chủ nghĩa này. Thực ra, vấn đề công bố Tin Mừng cần những suy tư sâu sắc hơn để có thể khẳng định quyền của mọi người và tự do lương tâm của họ.
Trong lúc đó, chủ nghĩa cực đoan Hồi Giáo tiếp tục lớn mạnh khắp vùng, tạo nên một đe dọa cho hết mọi người, cả Kitô hữu lẫn người Do Thái Giáo và Hồi Giáo. Trong bối cảnh đầy căng thẳng và tranh cãi, kinh tế hạn chế và giới hạn về chính trị và tôn giáo này, các Kitô hữu tiếp tục rời cư: sự hiện hữu của các Kitô hữu thường bị ván cờ chính trị thế giới lãng quên. Họ là nạn nhân đầu tiên. Và đó là một trong các nguyên nhân chính tạo ra phong trào rời cư kia. Các giáo hội tại Phương Tây được kêu gọi nhậy cảm hóa các chính phủ của họ về tình huống này. Đàng khác, hiện đang có sự gia tăng việc nhập cư tới vùng Trung Đông của nhiều công nhân Phi và Á Châu, trong số ấy, nhiều người là Kitô hữu. Họ thường trở thành “đối tượng cho các bất công xã hội… cho bóc lột và lạm dụng tình dục. Trong bối cảnh này, người Công Giáo được kêu gọi trở thành các nhân chứng chân chính cho việc phục sinh xã hội".
Hiệp thông giáo hội
Chương hai đề cập tới sự hiệp thông giáo hội. Theo đó, tín hữu Trung Đông ý thức rõ rằng nền tảng của hiệp thông Kitô Giáo là mẫu mực sự sống Thiên Chúa trong mầu nhiệm Ba Ngôi. Thiên Chúa là tình yêu (xem 1Ga 4:8) và mối tương quan giữa các Ngôi Vị Thiên Chúa là mối tương quan yêu thương. Cho nên, giữa lòng Giáo Hội, điều cần là mỗi chi thể phải sống “chính mối hiệp thông của Thiên Chúa Ba Ngôi. Sự sống của Giáo Hội và của các giáo hội Đông Phương phải là sự hiệp thông đời sống trong yêu thương, theo mẫu mực hiệp nhất của Chúa Con với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Mỗi người đều là chi thể của Nhiệm Thể mà Chúa Kitô là đầu. Tài liệu viết rõ: “Sự hiệp thông ở giữa lòng Giáo Hội đó được biểu hiện qua hai dấu chỉ chính: Bí Tích Rửa Tội và Bí Tích Thánh Thể trong hiệp thông với Giám Mục Rôma, Đấng Kế Vị Thánh Phêrô, là phát ngôn viên các Tông Đồ, là nguyên lý và là nền tảng trường cửu và hữu hình của hiệp nhất đức tin và của hiệp thông”.
Để phát huy được sự hiệp nhất trong đa dạng ấy, điều cần là phải vượt qua chủ nghĩa duy hệ phái (confessionalism), phải khuyến khích tinh thần hợp tác giữa các cộng đồng khác nhau, phải phối hợp sinh hoạt mục vụ và phải thúc đẩy sự đua tranh thiêng liêng, chứ không thù địch. Tài liệu nhấn mạnh: sự hiệp thông giữa các chi thể thuộc cùng một Giáo Hội hay một Tòa Thượng Phụ phải diễn ra theo mẫu hiệp thông với Giáo Hội Hoàn Vũ và với Đấng Kế Vị Thánh Phêrô, tức Giám Mục Rôma. Ở bình diện tòa thượng phụ, sự hiệp thông được diễn tả qua công nghị các giám mục của cả cộng đồng quanh vị thượng phụ, vốn là Cha và là đầu của giáo hội mình. Ở bình diện giáo phận, quanh vị giám mục là sự hiệp thông của giáo sĩ, của nam nữ tu sĩ cũng như của toàn thể giáo dân.
Các Kitô hữu được mời gọi cảm nhận mình là chi thể của Giáo Hội Công Giáo tại Trung Đông, chứ không phải chỉ là chi thể của một giáo hội đặc thù. Các thừa tác viên của Chúa Kitô và các người tận hiến được kêu gọi trở thành mẫu mực và gương sáng cho người khác… Về phần mình, nhiều tín hữu giáo dân muốn có cuộc sống đơn giản hơn, thực sự không quá dính bén tới tiền bạc và tiện nghi ở đời, biết thực hành đức trong sạch và trinh trong nơi các phong tục. Thượng Hội Đồng nên khuyến khích tín hữu đảm nhiệm hơn nữa vai trò người rửa tội của mình trong việc phát huy các sáng kiến mục vụ, nhất là liên quan tới việc dấn thân vào xã hội, trong hiệp thông với các mục tử của Chúa Kitô.
Chứng tá Kitô Giáo
Chương 3 nói tới chứng tá Kitô Giáo. Trước nhất, Tài Liệu tái khẳng tầm quan trọng của việc hiểu biết và thông truyền đức tin, tránh việc thờ ơ đối với chân lý đức tin và lối sống Kitô Giáo. Tài liệu nhắc tới một số phương pháp giáo lý cần đào sâu. Về phụng vụ, Tài Liệu nói tới ý của nhiều người muốn có các cố gắng canh tân nhưng vẫn bén rễ chắc chắn trong truyền thống, chú ý tới các nhạy cảm hiện đại cũng như các nhu cầu thiêng liêng và mục vụ hiện nay. Tài Liệu cho rằng khía cạnh quan trọng nhất trong việc canh tân phụng vụ thực hiện từ trước cho đến nay chính là việc phiên dịch ra tiếng bình dân, chủ yếu là tiếng Ả Rập, các bản văn phụng vụ.
Chương này cũng tái khẳng định sự cấp thiết của đại kết qua việc vượt qua các thành kiến, không tin tưởng nhau, bằng cách đối thoại và hợp tác. Về phương diện này, đóng góp đáng kể chính là việc cử hành các Bí Tích Hòa Giải, Thánh Thể, Xức Dầu Bệnh Nhân tại một giáo hội khác với giáo hội của mình, trong các trường hợp được bộ giáo luật dự trù. Có hai dấu chỉ hết sức quan trọng ở đây: việc thống nhất hóa các ngày lễ Kitô Giáo (Giáng Sinh và Phục Sinh) và việc đồng quản trị các nơi chốn tại Đất Thánh… trong yêu thương và tôn trọng lẫn nhau. Chủ nghĩa cải đạo, sử dụng các phương thế không phù hợp với Phúc Âm, phải bị dứt khóat lên án.
Các mối liên hệ với Do Thái Giáo cần được tái duyệt xét, một việc được giáo huấn của Công Đồng Vatican II chỉ bảo rõ. Cuộc đối thoại với người Do Thái được mô tả là cốt yếu, dù không dễ dàng, do ảnh hưởng của cuộc tranh chấp giữa Palestine và nhà nước Do Thái. Giáo Hội hy vọng rằng cả hai dân tộc này đều có thể sống hòa bình ngay tại quê cha đất tổ của họ, bên trong các biên giới được quốc tế công nhận. Tài liệu cũng tái khẳng định việc lên án chủ nghĩa bài Do Thái Giáo bằng cách nhấn mạnh rằng “các thái độ tiêu cực hiện nay giữa người Ả Rập và Do Thái đúng hơn có đặc tính chính trị và do đó xa lạ với bất cứ ngôn từ tôn giáo nào.
Các Kitô hữu được mời gọi có tinh thần hòa giải, đặt căn bản trên công lý và công bình cho cả hai bên. Một mặt, các giáo hội tại Trung Đông mời gọi mọi người duy trì sự phân biệt giữa thực tại tôn giáo và thực tại chính trị. Mặt khác, mối liên hệ của Giáo Hội với người Hồi Giáo đặt căn bản trên giáo huấn của Công Đồng Vatican II. Lời của Đức Bênêđíctô XVI được tái khẳng định ở đây: “Không thể giản lược cuộc đối thoại liên tôn và liên văn hóa giữa Kitô hữu và người Hồi Giáo vào các quyết định nhất thời. Trên thực tế, cuộc đối thoại ấy có tính sinh tử, vì tương lai chúng ta phần lớn lệ thuộc ở nó”. Người ta thấy rõ điều quan trọng là phải tiến hành trước nhất những cuộc đối thoại song phương với người Do Thái Giáo và với người Hồi Giáo, rồi sau đó là các cuộc đối thoại tam phương với cả hai cùng một lúc.
Tài liệu viết rõ: “Mối liên hệ giữa Kitô hữu và người Hồi Giáo, ít nhiều, khá khó khăn, trước nhất vì sự kiện người Hồi Giáo không phân biệt giữa chính trị và tôn giáo. Điều ấy đặt Kitô hữu vào tình huống tế nhị, bị coi không phải là công dân, dù họ vốn là công dân của các xứ sở này trước khi người Hồi Giáo xuất hiện. Then chốt cho sự thành công của việc sống chung giữa Kitô hữu và người Hồi Giáo tùy thuộc việc thừa nhận tự do tôn giáo và nhân quyền. Các Kitô hữu được mời gọi đừng cô lập mình trong những khu biệt cư, trong các thái độ phòng ngự, tự co cụm vào chính mình, những thái độ đặc trưng của các nhóm thiểu số. Nhiều tín hữu nhấn mạnh tới việc Kitô hữu và người Hồi Giáo phải làm việc chung với nhau để cổ vũ công bình xã hội, hòa bình và tự do, và để bênh vực nhân quyền cũng như giá trị sự sống và gia đình. Tài Liệu gợi ý phải duyệt lại các sách dùng ở nhà trường nhất là các sách giáo dục tôn giáo, để chúng thoát khỏi mọi thành kiến cũng như khuôn thước có sẵn về người khác. Nó cũng mời gọi người ta phải đối thoại trong yêu thương để tìm ra chân lý.
Trong hoàn cảnh tranh chấp của Trung Đông, các Kitô hữu được khuyên bảo phải cổ vũ “nền sư phạm hòa bình”: đó là phương cách thực tiễn dù có nguy cơ bị đa số bác bỏ; nó cũng có nhiều khả thể được chấp nhận, vì người ta đã nhận ra rằng vũ lực, dù là của người mạnh hay của người yếu, cũng đã chỉ dẫn vùng Trung Đông này tới thất bại và bế tắc mà thôi. Về phương diện này, sự hợp tác của Kitô hữu, một sự hợp tác đòi có lòng can đàm, là điều tối thiết, dù các quốc gia Trung Đông, khi đồng hóa Tây Phương với Kitô Giáo, đã tạo cho các giáo hội Kitô Giáo nhiều tai hại lớn lao.
Tài liệu cũng phân tích tác động mạnh mẽ của tính hiện đại (modernity), một đặc tính bị tín hữu Hồi Giáo coi như bộ mặt của vô thần và vô luân. Họ coi nó như một thứ xâm lăng văn hóa đến đe dọa họ, phá bĩnh hệ thống giá trị của họ. Nhưng thực ra, tính hiện đại cũng là cuộc tranh đấu dành công lý và bình đẳng cũng như bảo vệ nhân quyền. Các trường học Công Giáo cố gắng đào tạo những con người có khả năng biện phân được điều tích cực khỏi điều tiêu cực, chỉ rút ra những điều tốt nhất. Tuy thế, tính hiện đại cũng là một nguy cơ đối với Kitô hữu: các xã hội trong vùng hiện cũng đang bị đe dọa bởi việc chối bỏ Thiên Chúa, bởi chủ nghĩa vô thần và chủ nghĩa duy vật, nhất là chủ nghĩa tương đối và dửng dưng… Các nguy cơ như thế cùng với chủ nghĩa cực đoan hủy diệt cách dễ dàng các gia đình, các xã hội và các giáo hội. Nhìn dưới khía cạnh ấy, người Hồi Giáo và người Kitô Giáo phải theo một đường lối chung.
Về phần mình, người Kitô Giáo phải ý thức rằng mình là thành phần của Trung Đông, là các thành tố chủ yếu trong tư cách công dân. Họ vốn là những người tiên phong tái sinh ra quốc gia Ả Rập, dù hiện nay, sự lớn mạnh của phe cực đoan Hồi Giáo đang gia tăng tấn công họ khắp nơi. Kitô hữu có một đóng góp đặc biệt cần thực hiện trong lãnh vực công lý và hòa bình. Họ có bổn phận can đảm tố cáo bạo lực, bất cứ từ đâu tới, và đưa ra giải pháp, một giải pháp có được nhờ đối thoại, hòa giải và tha thứ. Tuy nhiên, cùng một lúc, Kitô hữu phải dùng mọi phương thế hòa bình đòi hỏi các nhà cầm quyền dân sự phải nhìn nhận quyền lợi của mình.
Tài liệu cũng bàn tới chủ đề phúc âm hóa trong xã hội Hồi Giáo, một việc chỉ diễn ra nhờ việc làm chứng: nhưng việc này cũng cần được sự bảo đảm của các can thiệp đúng lúc từ ngoại quốc. Dù sao, hoạt động bác ái không kỳ thị của các cộng đồng Công Giáo, hướng về những người nghèo khổ nhất và bị bỏ rơi, vẫn là cách thế hiển nhiên nhất của việc truyền bá giáo huấn Kitô Giáo. Các dịch vụ này thường chỉ được đảm bảo nhờ các định chế của Giáo Hội.
Kết luận
Trong phần kết luận, Tài Liệu cho thấy mối quan tâm đối với các khó khăn hiện nay nhưng đồng thời, cũng cho thấy mối hy vọng dựa trên đức tin Kitô Giáo. Lịch sử đã biến chúng ta thành đoàn chiên bé nhỏ. Nhưng qua tác phong, sự hiện diện của ta sẽ một lần nữa trở thành quan trọng. Hàng mấy thập niên qua, việc thiếu một giải pháp cho cuộc tranh chấp Palestine và Do Thái, việc thiếu tôn trọng đối với luật lệ quốc tế và nhân quyền, và chủ nghĩa vị kỷ của các cường quốc đã làm cán cân trong vùng trở thành bất ổn và áp đặt bạo lực lên trên dân chúng, khiến họ gần như tuyệt vọng. Hậu quả là rời cư, nhất là rời cư của các Kitô hữu.
Trước thách đố này và được cộng đồng Kitô Giáo thế giới hỗ trợ, Kitô hữu tại Trung Đông được mời gọi chấp nhận ơn gọi của mình để phục vụ xã hội. Lời mời gọi ấy như thế này: “họ hãy trở thành nhân chứng, ý thức rằng việc làm chứng cho sự thật có thể dẫn họ tới việc chịu bách hại”. Tài Liệu kết luận: “với các Kitô hữu Trung Đông ngày nay, người ta vẫn có thể nhắc lại rằng: hỡi đoàn chiên bé nhỏ, đừng sợ hãi (Luca 12:32), các bạn có một sứ mệnh, việc lớn mạnh của đất nước các bạn và sức sống của Giáo Hội các bạn tùy thuộc ở các bạn, và điều này chỉ xẩy ra trong hòa bình, công lý và bình đẳng giữa mọi công dân”.