Hai năm kể từ ngày Đức Bênêđíctô XVI từ nhiệm và Đức Phanxicô được bầu làm giáo hoàng. Hai năm này đầy những mới lạ và những tường trình chưa nghe thấy bao giờ. Qua cuộc phỏng vấn ngày 3 tháng Ba của Zenit với nữ ký giả Hala Homsi, người Libăng, chuyên viên về các vấn đề tôn giáo của nhật báo Annahar từ năm 1995, chúng ta biết được một số nhận định về trang lịch sử này của Giáo Hội Công Giáo.
ZENIT: Cô nghĩ gì về biến cố lịch sử của việc Đức Bênêđíctô XVI từ nhiệm 2 năm trước đây?
Homsi: Việc từ nhiệm của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI không phải chỉ là một biến cố lịch sử mà thôi. Ngài tạo nên luồng gió cải cách trong Giáo Hội, hơn bất cứ cố gắng cải cách nào khác, hiện thân cho một lòng can đảm chưa từng có. Với việc từ chức, ngài mở ra một tập tục mới, thay đổi một truyền thống liên quan tới chính chức vụ giáo hoàng, bằng một cử chỉ chưa từng có trong nhiều thế kỷ.
Ít nhất cũng có thể nói: quyết định của ngài nói lên nhân cách của ngài: đức khiêm nhường của một nhà thần học lỗi lạc, đức can đảm của một nhà tư tưởng, bản chất của một nhà văn nhiều tác phẩm, một người thích được nghỉ ngơi giữa chồng sách của mình hơn là tiếp tục nhịp sống mệt đuối hơi đối với ngài và đối với Giáo Hội. Ngài hành động theo đường hướng của những người tự do tự tại. Ngài là một vị giáo hoàng tự do.
ZENIT: Cô có nghĩ động lực “tạo phúc” (beneficent) của việc từ chức được người ta tiếp nhận một cách tốt đẹp không?
Homsi: có lẽ việc từ chức là do các lý do sức khỏe. Tuy nhiên, điều ngài làm không hề dễ dàng. Việc từ chức này khiến cho tính vững ổn của Giáo Hội bị thử thách, vì đã tạo ra một tình huống bất thường: đó là sự hiện diện của hai vị giáo hoàng tại Vatican, với những người tiếc nuối quá khứ vẫn còn tiếp tục ca ngợi vị giáo hoàng hưu trí.
Một khía cạnh đáng lưu ý nữa về việc từ chức của Đức Bênêđíctô là: dù đã diễn ra cách nay hai năm, nó vẫn chưa bị cất vào văn khố (archived). Sự kiện này khiến vị thư ký riêng của ngài là Đức TGM Georg Gänswein, ngày 12 tháng Hai, 2015, nói rằng việc ngài từ chức “diễn ra không hề vì áp lực từ bên ngoài” để bác bỏ các tin đồn cho rằng ngài từ chức do áp lực. Các nghi ngờ này dĩ nhiên do ác ý của những người không hài lòng với triều đại Đức Phanxicô tạo ra.
Tuy nhiên, sự thật vẫn là việc từ chức này do một người mạnh mẽ chứ không phải một người yếu đuối quyết định.
ZENIT: Đối với một số người, triều đại của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một “mùa xuân tin mừng” trong Giáo Hội. Cô có cùng một ý kiến như thế không?
Homsi: Điểm mạnh của Đức Giáo Hoàng Phanxicô hệ ở khả năng của ngài trong việc hạ ngôi vị giáo hoàng xuống phía tín hữu và đem Giáo Hội gần lại người dân và người nghèo hơn. Và điều này xẩy ra vào ngay những giây phút đầu tiên lúc ngài được bầu làm giáo hoàng. Đây là một cuộc cách mạng đối với ngôi vị giáo hoàng. Đức Giáo Hoàng Phanxicô sống theo những gì ngài tin, dù việc này đòi phải phá bỏ nghi thức hay tục lệ. Người ta thấy rõ điều đó ngay từ lúc ban đầu: các tín hữu thấy tận mắt Đức Giáo Hoàng hành động ra sao, ngài hiện thân cho Tin Mừng cách nào ngay trước mặt họ. Điểm mạnh của Đức Phanxicô là việc ngài gần gũi người nghèo. Ngài là vị giáo hoàng biết hòa hợp Giáo Hội với người ta và nhắc nhở các giáo sĩ nhớ tới Lời Chúa và dẫn họ trở về nguồn. Do đó, ngài là vị giáo hoàng biết làm sáng khuôn mặt Giáo Hội sau những tai tiếng vốn làm nhơ khuôn mặt ấy.
Mùa xuân tin mừng ư? Đối với nhiều người, đúng như thế. Và theo tầm nhìn báo chí, tôi thấy Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thấm nhiễm sâu vào cơ thể Giáo Hội một tinh thần canh tân lớn lao. Tuy nhiên, câu hỏi vẫn còn là: người ta để ngài làm việc này đến chừng nào? Liệu ngài có thành công đem công trình canh tân của ngài tới hoàn thành hay không? Hiển nhiên, sứ mệnh của ngài sẽ không dễ dàng.
ZENIT: Cô nghĩ gì về những người tố cáo Đức Giáo Hoàng Phanxicô là “cộng sản”?
Homsi: Đó chỉ là đàm tiếu rải rác. Có lẽ, nếu người Cộng Sản mà như được Đức Giáo Hoàng Phanxicô, thì hẳn người ta sẽ gọi họ là “tin mừng” rồi! Sự thực là Đức Giáo Hoàng có người ủng hộ và có người chống đối. Ngài có địch thủ trong Giáo Triều, trong Giáo Hội và cả ở bên ngoài nữa. Phong thái cải cách của ngài không làm vừa lòng mọi người. Những lời tố cáo nhắm vào ngài, như những lời tố cáo ngài là cộng sản, là hỗn loạn hay là “người hủy diệt phẩm giá ngôi vị giáo hoàng” đều là những mưu toan rải rác chỉ tổ cho thấy có cuộc chiến cải cách mà Đức Giáo Hoàng đang thi hành mà thôi.
ZENIT: Đức Giáo Hoàng Phanxicô vốn đặc biệt lưu ý tới Trung Đông. Thí dụ, tôi còn nhớ buổi cầu nguyện cho hòa bình ở Syria, cuộc tông du Jordan và Palestine (thực tế là nhìn nhận Quốc Gia Palestine), buổi cầu nguyện cùng với Chủ Tịch Palestine và Tổng Thống Do Thái ở Vatican. Cô tóm lược ra sao hình ảnh được phản chiếu tại Trung Đông?
Homsi: Đức Giáo Hoàng Phanxicô rất nổi tiếng tại Trung Đông, nhất là tại Li Băng; ngài được dân chúng mộ mến và hình ảnh ngài ở khắp mọi nơi. Nói trong tư cách một Kitô hữu, các bài giảng lễ hàng ngày của ngài và nhiều hoạt động của ngài được theo dõi rất nhiều, đặc biệt nhờ tường trình của các phương tiện truyền thông Kitô Giáo, họ nhanh chóng thuật lại các hoạt động của ngài cũng như các cử hành do ngài chủ sự.
Theo quan điểm của người Hồi Giáo, ngài là nhà lãnh đạo tôn giáo rất được tôn kính vì lời ngài nói cũng như các chủ trương của ngài. Nếu người Li Băng được phép nói lên nguyện vọng của họ thì nguyện vọng của họ là: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm Li Băng như Đức Bênêđíctô XVI và Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II từng làm. Cuộc tông du như thế sẽ mang lại nhiều hiệu quả cho đất nước.
ZENIT: Căn cứ vào thảm kịch mà Trung Đông đang phải sống qua, và không những chỉ ở Trung Đông, cô hy vọng những sáng kiến nào từ Đức Giáo Hoàng?
Homsi: Hiện đang có nỗi sợ trong lòng đối với tương lai, vì sự bành trướng của ISIS và cường độ tàn bạo của nó. Các Kitô hữu đã và đang trở thành “các dự án” tử đạo sẵn sàng bị hành quyết. Họ đã và đang bị sơ tán, cướp của phá nhà, tước đoạt đất đai. Có phải là việc bình thường hay chăng khi các Kitô hữu cần được bảo vệ ngay trên quê hương họ?
Đức Thánh Cha vốn đã đưa ra nhiều sáng kiến lớn lao. Ngài tiếp tục là tiếng nói mạnh mẽ của Kitô hữu trước cộng đồng quốc tế. Điều cũng quan trọng là ngài hỗ trợ việc các Kitô hữu nói tiếng Ả Rập tiếp tục ở lại trên lãnh thổ cha ông, qua các dự án và sáng kiến nhằm tăng cường sự hiện diện của họ tại đây. Điển hình là việc cổ vũ của các phương tiện truyền thông Kitô Giáo. Họ vốn có một vai trò lớn lao trong việc truyền bá Lời Chúa, củng cố các Kitô hữu và việc lớn mạnh của họ. Chắc chắn đây là thời gian để làm việc, và còn rất nhiều việc phải làm.
ZENIT: Cô nghĩ gì về biến cố lịch sử của việc Đức Bênêđíctô XVI từ nhiệm 2 năm trước đây?
Homsi: Việc từ nhiệm của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI không phải chỉ là một biến cố lịch sử mà thôi. Ngài tạo nên luồng gió cải cách trong Giáo Hội, hơn bất cứ cố gắng cải cách nào khác, hiện thân cho một lòng can đảm chưa từng có. Với việc từ chức, ngài mở ra một tập tục mới, thay đổi một truyền thống liên quan tới chính chức vụ giáo hoàng, bằng một cử chỉ chưa từng có trong nhiều thế kỷ.
Ít nhất cũng có thể nói: quyết định của ngài nói lên nhân cách của ngài: đức khiêm nhường của một nhà thần học lỗi lạc, đức can đảm của một nhà tư tưởng, bản chất của một nhà văn nhiều tác phẩm, một người thích được nghỉ ngơi giữa chồng sách của mình hơn là tiếp tục nhịp sống mệt đuối hơi đối với ngài và đối với Giáo Hội. Ngài hành động theo đường hướng của những người tự do tự tại. Ngài là một vị giáo hoàng tự do.
ZENIT: Cô có nghĩ động lực “tạo phúc” (beneficent) của việc từ chức được người ta tiếp nhận một cách tốt đẹp không?
Homsi: có lẽ việc từ chức là do các lý do sức khỏe. Tuy nhiên, điều ngài làm không hề dễ dàng. Việc từ chức này khiến cho tính vững ổn của Giáo Hội bị thử thách, vì đã tạo ra một tình huống bất thường: đó là sự hiện diện của hai vị giáo hoàng tại Vatican, với những người tiếc nuối quá khứ vẫn còn tiếp tục ca ngợi vị giáo hoàng hưu trí.
Một khía cạnh đáng lưu ý nữa về việc từ chức của Đức Bênêđíctô là: dù đã diễn ra cách nay hai năm, nó vẫn chưa bị cất vào văn khố (archived). Sự kiện này khiến vị thư ký riêng của ngài là Đức TGM Georg Gänswein, ngày 12 tháng Hai, 2015, nói rằng việc ngài từ chức “diễn ra không hề vì áp lực từ bên ngoài” để bác bỏ các tin đồn cho rằng ngài từ chức do áp lực. Các nghi ngờ này dĩ nhiên do ác ý của những người không hài lòng với triều đại Đức Phanxicô tạo ra.
Tuy nhiên, sự thật vẫn là việc từ chức này do một người mạnh mẽ chứ không phải một người yếu đuối quyết định.
ZENIT: Đối với một số người, triều đại của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một “mùa xuân tin mừng” trong Giáo Hội. Cô có cùng một ý kiến như thế không?
Homsi: Điểm mạnh của Đức Giáo Hoàng Phanxicô hệ ở khả năng của ngài trong việc hạ ngôi vị giáo hoàng xuống phía tín hữu và đem Giáo Hội gần lại người dân và người nghèo hơn. Và điều này xẩy ra vào ngay những giây phút đầu tiên lúc ngài được bầu làm giáo hoàng. Đây là một cuộc cách mạng đối với ngôi vị giáo hoàng. Đức Giáo Hoàng Phanxicô sống theo những gì ngài tin, dù việc này đòi phải phá bỏ nghi thức hay tục lệ. Người ta thấy rõ điều đó ngay từ lúc ban đầu: các tín hữu thấy tận mắt Đức Giáo Hoàng hành động ra sao, ngài hiện thân cho Tin Mừng cách nào ngay trước mặt họ. Điểm mạnh của Đức Phanxicô là việc ngài gần gũi người nghèo. Ngài là vị giáo hoàng biết hòa hợp Giáo Hội với người ta và nhắc nhở các giáo sĩ nhớ tới Lời Chúa và dẫn họ trở về nguồn. Do đó, ngài là vị giáo hoàng biết làm sáng khuôn mặt Giáo Hội sau những tai tiếng vốn làm nhơ khuôn mặt ấy.
Mùa xuân tin mừng ư? Đối với nhiều người, đúng như thế. Và theo tầm nhìn báo chí, tôi thấy Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thấm nhiễm sâu vào cơ thể Giáo Hội một tinh thần canh tân lớn lao. Tuy nhiên, câu hỏi vẫn còn là: người ta để ngài làm việc này đến chừng nào? Liệu ngài có thành công đem công trình canh tân của ngài tới hoàn thành hay không? Hiển nhiên, sứ mệnh của ngài sẽ không dễ dàng.
ZENIT: Cô nghĩ gì về những người tố cáo Đức Giáo Hoàng Phanxicô là “cộng sản”?
Homsi: Đó chỉ là đàm tiếu rải rác. Có lẽ, nếu người Cộng Sản mà như được Đức Giáo Hoàng Phanxicô, thì hẳn người ta sẽ gọi họ là “tin mừng” rồi! Sự thực là Đức Giáo Hoàng có người ủng hộ và có người chống đối. Ngài có địch thủ trong Giáo Triều, trong Giáo Hội và cả ở bên ngoài nữa. Phong thái cải cách của ngài không làm vừa lòng mọi người. Những lời tố cáo nhắm vào ngài, như những lời tố cáo ngài là cộng sản, là hỗn loạn hay là “người hủy diệt phẩm giá ngôi vị giáo hoàng” đều là những mưu toan rải rác chỉ tổ cho thấy có cuộc chiến cải cách mà Đức Giáo Hoàng đang thi hành mà thôi.
ZENIT: Đức Giáo Hoàng Phanxicô vốn đặc biệt lưu ý tới Trung Đông. Thí dụ, tôi còn nhớ buổi cầu nguyện cho hòa bình ở Syria, cuộc tông du Jordan và Palestine (thực tế là nhìn nhận Quốc Gia Palestine), buổi cầu nguyện cùng với Chủ Tịch Palestine và Tổng Thống Do Thái ở Vatican. Cô tóm lược ra sao hình ảnh được phản chiếu tại Trung Đông?
Homsi: Đức Giáo Hoàng Phanxicô rất nổi tiếng tại Trung Đông, nhất là tại Li Băng; ngài được dân chúng mộ mến và hình ảnh ngài ở khắp mọi nơi. Nói trong tư cách một Kitô hữu, các bài giảng lễ hàng ngày của ngài và nhiều hoạt động của ngài được theo dõi rất nhiều, đặc biệt nhờ tường trình của các phương tiện truyền thông Kitô Giáo, họ nhanh chóng thuật lại các hoạt động của ngài cũng như các cử hành do ngài chủ sự.
Theo quan điểm của người Hồi Giáo, ngài là nhà lãnh đạo tôn giáo rất được tôn kính vì lời ngài nói cũng như các chủ trương của ngài. Nếu người Li Băng được phép nói lên nguyện vọng của họ thì nguyện vọng của họ là: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm Li Băng như Đức Bênêđíctô XVI và Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II từng làm. Cuộc tông du như thế sẽ mang lại nhiều hiệu quả cho đất nước.
ZENIT: Căn cứ vào thảm kịch mà Trung Đông đang phải sống qua, và không những chỉ ở Trung Đông, cô hy vọng những sáng kiến nào từ Đức Giáo Hoàng?
Homsi: Hiện đang có nỗi sợ trong lòng đối với tương lai, vì sự bành trướng của ISIS và cường độ tàn bạo của nó. Các Kitô hữu đã và đang trở thành “các dự án” tử đạo sẵn sàng bị hành quyết. Họ đã và đang bị sơ tán, cướp của phá nhà, tước đoạt đất đai. Có phải là việc bình thường hay chăng khi các Kitô hữu cần được bảo vệ ngay trên quê hương họ?
Đức Thánh Cha vốn đã đưa ra nhiều sáng kiến lớn lao. Ngài tiếp tục là tiếng nói mạnh mẽ của Kitô hữu trước cộng đồng quốc tế. Điều cũng quan trọng là ngài hỗ trợ việc các Kitô hữu nói tiếng Ả Rập tiếp tục ở lại trên lãnh thổ cha ông, qua các dự án và sáng kiến nhằm tăng cường sự hiện diện của họ tại đây. Điển hình là việc cổ vũ của các phương tiện truyền thông Kitô Giáo. Họ vốn có một vai trò lớn lao trong việc truyền bá Lời Chúa, củng cố các Kitô hữu và việc lớn mạnh của họ. Chắc chắn đây là thời gian để làm việc, và còn rất nhiều việc phải làm.