Người Công giáo ở Hồng Kông và Đức Hồng Y Trần Nhật Quân đòi sự thật về vụ thảm sát Thiên An Môn.
" Vắn tắt: Tuần hành và các buổi cầu nguyện được tổ chức tại Công viên Victoria với sự tham dự của hàng ngàn người dân. Cảnh sát tịch thu hai bức tượng Nữ thần Dân chủ vì các nhà tổ chức không có giấy phép để trưng bày chúng. Tại Nhà thờ Thánh Anrê, Đức Hồng Y Trần Nhật Quân cử hành Thánh Lễ cầu nguyện để chấm dứt mọi sự bách hại tôn giáo."
Hồng Kông (AsiaNews) - Vượt qua mưa gió, ít nhất là 2.500 người đã đi tuần hành xuống đường tại trung tâm thành phố Hồng Kông để tưởng niệm các nạn nhân của vụ thảm sát Thiên An Môn và phong trào ủng hộ dân chủ tại Trung Quốc.
Cuộc xuống đường đã diễn ra vào hôm qua, tức là 5 ngày trước lễ kỉ niệm 21 năm sự kiện thảm sát Thiên An Môn (4 tháng 6, 1989). Trong số những người đi biểu tình, có háng trăm người Công giáo, họ yêu cầu "được biết sự thật xung quanh sự kiện ngày 4 tháng 6 và xây dựng một nước Trung Quốc dân chủ".
Cảnh sát cho biết cuộc biểu tình chỉ có khoảng 800 người.
Trong nhiều năm qua, Hồng Kông thường tổ chức hai sự kiện để tưởng niệm ngày 4 tháng 6: một cuộc tuần hành vào ngày Chủ nhật trước ngày lễ kỉ niệm và một buổi đốt nến cầu nguyện tại Công viên Victoria vào đúng tối ngày 4 tháng 6. Năm ngoái, đã có hơn 150.000 người tụ tập tại Công viên Victoria.
Năm nay, một sự cố đáng tiếc đã xảy ra: một cuộc triển lãm lịch sử sẽ điễn ra vào ngày 4 tháng 6 nhưng cảnh sát Hồng Kông đã tịch thu hai bức tượng mô phỏng Nữ thần Dân chủ, bức tượng mà giới trẻ đã dựng lên tại Quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989.
Lee Cheuk-yan, phó chủ tịch Liên minh hỗ trợ phong trào yêu nước ở Trung Quốc - người tổ chức cuộc tuần hành - nói với báo chí rằng, việc tịch thu hai bức tượng là hoàn toàn do áp lực của chính phủ. Ông hy vọng rằng, các bức tượng ấy sẽ sớm được trả lại trước khi buổi cầu nguyện sẽ diễn ra vào ngày 4 tháng 6 tại Công viên Victoria.
Lee Cheuk-yan còn là một nghị sĩ, ông mô tả đó là hai hình ảnh "biểu tượng cho tinh thần dân chủ". Cảnh sát biện minh việc tịch thu này bằng cách nói rằng, ban tổ chức thiếu giấy phép để trưng bày hai tác phẩm ấy.
Đa số người Công giáo tham dự tuần hành là những bạn trẻ và sinh viên. Or Yan-yan, một thành viên của tổ chức Công lý và Hòa bình tại Hồng Kông nói về yêu cầu tìm sự thật cho sự kiện ngày 4 tháng 6, "chúng tôi chuyền tay nhau ngọn đuốc này cho thế hệ mai sau".
Or Yan-yan đã gọi việc tịch thu các bức tượng là một hành động đàn áp một phong trào hòa bình. Theo cô, hành động này của cảnh sát cho thấy chính phủ đang kìm kẹp các cuộc biểu tình vì nhân quyền, mặc cho tính chất ôn hòa của chúng.
Hôm 28 tháng 5, tại Nhà thờ Thánh Anrê, Đức Hồng Y Trần Nhật Quân đã chủ sự một Thánh lễ tưởng nhớ những người bị thiệt mạng ở Thiên An Môn. Trước sự hiện diện của 300 tín hữu, ngài đã giảng lễ với chủ điểm: "Phúc cho những ai chịu bách hại".
Vị Hồng Y 79 tuổi cho rằng, việc tưởng niệm sự kiện ngày 4 tháng 6 của người Công giáo không phải là động cơ trả thù, nhưng chỉ bởi một mong muốn có được công lý và làm rõ lịch sử. Ngài nói, "Sự thật về vụ thảm sát này phải được làm rõ và quyết định ngay không thể chậm trễ thêm nữa".
"Các nạn nhân vì nền dân chủ và các bà mẹ của họ là người yêu nước, họ nên được tôn trọng và không được phép gọi là "nổi loạn". Nếu vụ thảm sát ngày 4 tháng 6 không được làm rõ, chúng ta khó có thể tin rằng chính quyền Trung Quốc sẽ tôn trọng họ".
Đức Hồng Y nhớ lại cuộc hành hương gần đây của ngài đến Turin (miền bắc Italy), để tôn kính Khăn Liệm Thánh. Ngài cho biết, trước Khăn Liệm Thánh, ngài đã cầu nguyện cho sự hy sinh của rất nhiều người đang chịu bách hại, để họ tiếp tục can đảm với nhiệm vụ tìm kiếm công lý.
Tại Thánh Lễ, các tín hữu đã cắm những cây nến lên trên một tấm bản đồ Trung Quốc và cầu nguyện cho các nạn nhân [Thiên An Môn], những người mẹ của họ và người Công giáo trên Đại Lục.
Tiền Hô
Thông tin thêm: Sự kiện Thiên An Môn là một loạt những cuộc biểu tình của giới trí thức, sinh viên và lãnh đạo công nhân ở Trung Hoa Cộng sản nổ ra từ ngày 15 tháng 4, cuối cùng bị quân đội đàn áp và dập tắt vào ngày 4 tháng 6 năm 1989. Họ biểu tình vì bất bình trước nạn tham nhũng của chính quyền, và họ đòi hỏi cải cách kinh tế lẫn dân chủ. Cuộc đụng độ đã khiến khoảng 800 dân thường thiệt mạng, khoảng 10.000 người bị thương.
Sau khi dập tắt biểu tình, chính phủ Trung Cộng tiếp tục tiến hành nhiều cuộc bắt bớ, đàn áp những người ủng hộ phong trào, cấm đoán báo chí nước ngoài và kiểm soát nghiêm ngặt báo chí trong nước đưa tin về sự kiện. Ngày nay, người dân tại Trung Quốc Đại Lục rất khó tiếp cận thông tin về sự kiện này vì bị chính phủ bưng bít. Cũng từ sự kiện này mà chính phủ Trung Cộng đã phải chịu sự chỉ trích mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.
Về bức tượng Nữ Thần Dân Chủ, đây là tác phẩm điêu khắc cao 10 mét của sinh viên Học viện Mỹ thuật Trung Ương Trung Quốc. Sáng ngày 30 tháng 5 năm 1989, bức tượng được di chuyển lén lút đến Quảng trường Thiên An Môn. Sinh viên đã dựng bức tưởng này cầm đuốc hướng thẳng vào bức ảnh to lớn của Mao Trạch Đông, một cảnh đối đầu mỉa mai giữa chủ tịch và nữ thần. Nhưng nữ thần chỉ đứng được năm ngày trước khi bị quân đội Trung Quốc đánh gục.
Ở Hoa Kỳ, người ta cũng có thể thấy bản sao của bức tượng này tại Đài tưởng niệm các nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản (Victims of Communism Memorial), ở thủ đô Washington D.C, không xa lắm đó là Nữ Thần Tự Do của nước Mỹ ở New York.
" Vắn tắt: Tuần hành và các buổi cầu nguyện được tổ chức tại Công viên Victoria với sự tham dự của hàng ngàn người dân. Cảnh sát tịch thu hai bức tượng Nữ thần Dân chủ vì các nhà tổ chức không có giấy phép để trưng bày chúng. Tại Nhà thờ Thánh Anrê, Đức Hồng Y Trần Nhật Quân cử hành Thánh Lễ cầu nguyện để chấm dứt mọi sự bách hại tôn giáo."
Hồng Kông (AsiaNews) - Vượt qua mưa gió, ít nhất là 2.500 người đã đi tuần hành xuống đường tại trung tâm thành phố Hồng Kông để tưởng niệm các nạn nhân của vụ thảm sát Thiên An Môn và phong trào ủng hộ dân chủ tại Trung Quốc.
Cuộc xuống đường đã diễn ra vào hôm qua, tức là 5 ngày trước lễ kỉ niệm 21 năm sự kiện thảm sát Thiên An Môn (4 tháng 6, 1989). Trong số những người đi biểu tình, có háng trăm người Công giáo, họ yêu cầu "được biết sự thật xung quanh sự kiện ngày 4 tháng 6 và xây dựng một nước Trung Quốc dân chủ".
Cảnh sát cho biết cuộc biểu tình chỉ có khoảng 800 người.
Trong nhiều năm qua, Hồng Kông thường tổ chức hai sự kiện để tưởng niệm ngày 4 tháng 6: một cuộc tuần hành vào ngày Chủ nhật trước ngày lễ kỉ niệm và một buổi đốt nến cầu nguyện tại Công viên Victoria vào đúng tối ngày 4 tháng 6. Năm ngoái, đã có hơn 150.000 người tụ tập tại Công viên Victoria.
Năm nay, một sự cố đáng tiếc đã xảy ra: một cuộc triển lãm lịch sử sẽ điễn ra vào ngày 4 tháng 6 nhưng cảnh sát Hồng Kông đã tịch thu hai bức tượng mô phỏng Nữ thần Dân chủ, bức tượng mà giới trẻ đã dựng lên tại Quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989.
Lee Cheuk-yan, phó chủ tịch Liên minh hỗ trợ phong trào yêu nước ở Trung Quốc - người tổ chức cuộc tuần hành - nói với báo chí rằng, việc tịch thu hai bức tượng là hoàn toàn do áp lực của chính phủ. Ông hy vọng rằng, các bức tượng ấy sẽ sớm được trả lại trước khi buổi cầu nguyện sẽ diễn ra vào ngày 4 tháng 6 tại Công viên Victoria.
Lee Cheuk-yan còn là một nghị sĩ, ông mô tả đó là hai hình ảnh "biểu tượng cho tinh thần dân chủ". Cảnh sát biện minh việc tịch thu này bằng cách nói rằng, ban tổ chức thiếu giấy phép để trưng bày hai tác phẩm ấy.
Đa số người Công giáo tham dự tuần hành là những bạn trẻ và sinh viên. Or Yan-yan, một thành viên của tổ chức Công lý và Hòa bình tại Hồng Kông nói về yêu cầu tìm sự thật cho sự kiện ngày 4 tháng 6, "chúng tôi chuyền tay nhau ngọn đuốc này cho thế hệ mai sau".
Or Yan-yan đã gọi việc tịch thu các bức tượng là một hành động đàn áp một phong trào hòa bình. Theo cô, hành động này của cảnh sát cho thấy chính phủ đang kìm kẹp các cuộc biểu tình vì nhân quyền, mặc cho tính chất ôn hòa của chúng.
Hôm 28 tháng 5, tại Nhà thờ Thánh Anrê, Đức Hồng Y Trần Nhật Quân đã chủ sự một Thánh lễ tưởng nhớ những người bị thiệt mạng ở Thiên An Môn. Trước sự hiện diện của 300 tín hữu, ngài đã giảng lễ với chủ điểm: "Phúc cho những ai chịu bách hại".
Vị Hồng Y 79 tuổi cho rằng, việc tưởng niệm sự kiện ngày 4 tháng 6 của người Công giáo không phải là động cơ trả thù, nhưng chỉ bởi một mong muốn có được công lý và làm rõ lịch sử. Ngài nói, "Sự thật về vụ thảm sát này phải được làm rõ và quyết định ngay không thể chậm trễ thêm nữa".
"Các nạn nhân vì nền dân chủ và các bà mẹ của họ là người yêu nước, họ nên được tôn trọng và không được phép gọi là "nổi loạn". Nếu vụ thảm sát ngày 4 tháng 6 không được làm rõ, chúng ta khó có thể tin rằng chính quyền Trung Quốc sẽ tôn trọng họ".
Đức Hồng Y nhớ lại cuộc hành hương gần đây của ngài đến Turin (miền bắc Italy), để tôn kính Khăn Liệm Thánh. Ngài cho biết, trước Khăn Liệm Thánh, ngài đã cầu nguyện cho sự hy sinh của rất nhiều người đang chịu bách hại, để họ tiếp tục can đảm với nhiệm vụ tìm kiếm công lý.
Tại Thánh Lễ, các tín hữu đã cắm những cây nến lên trên một tấm bản đồ Trung Quốc và cầu nguyện cho các nạn nhân [Thiên An Môn], những người mẹ của họ và người Công giáo trên Đại Lục.
Tiền Hô
Thông tin thêm: Sự kiện Thiên An Môn là một loạt những cuộc biểu tình của giới trí thức, sinh viên và lãnh đạo công nhân ở Trung Hoa Cộng sản nổ ra từ ngày 15 tháng 4, cuối cùng bị quân đội đàn áp và dập tắt vào ngày 4 tháng 6 năm 1989. Họ biểu tình vì bất bình trước nạn tham nhũng của chính quyền, và họ đòi hỏi cải cách kinh tế lẫn dân chủ. Cuộc đụng độ đã khiến khoảng 800 dân thường thiệt mạng, khoảng 10.000 người bị thương.
Sau khi dập tắt biểu tình, chính phủ Trung Cộng tiếp tục tiến hành nhiều cuộc bắt bớ, đàn áp những người ủng hộ phong trào, cấm đoán báo chí nước ngoài và kiểm soát nghiêm ngặt báo chí trong nước đưa tin về sự kiện. Ngày nay, người dân tại Trung Quốc Đại Lục rất khó tiếp cận thông tin về sự kiện này vì bị chính phủ bưng bít. Cũng từ sự kiện này mà chính phủ Trung Cộng đã phải chịu sự chỉ trích mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.
Về bức tượng Nữ Thần Dân Chủ, đây là tác phẩm điêu khắc cao 10 mét của sinh viên Học viện Mỹ thuật Trung Ương Trung Quốc. Sáng ngày 30 tháng 5 năm 1989, bức tượng được di chuyển lén lút đến Quảng trường Thiên An Môn. Sinh viên đã dựng bức tưởng này cầm đuốc hướng thẳng vào bức ảnh to lớn của Mao Trạch Đông, một cảnh đối đầu mỉa mai giữa chủ tịch và nữ thần. Nhưng nữ thần chỉ đứng được năm ngày trước khi bị quân đội Trung Quốc đánh gục.
Ở Hoa Kỳ, người ta cũng có thể thấy bản sao của bức tượng này tại Đài tưởng niệm các nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản (Victims of Communism Memorial), ở thủ đô Washington D.C, không xa lắm đó là Nữ Thần Tự Do của nước Mỹ ở New York.