Phỏng vấn anh Vũ Nhi Khai Hi, lãnh tụ phong trào sinh viên học sinh đòi dân chủ, 20 năm sau vụ thảm sát tại Thiên An Môn
Cách đây 20 năm ngày mùng 4 tháng 6 năm 1989, Nhà Nước cộng sản Bắc Kinh đã ra lệnh cho quân đội tàn sát hàng ngàn sinh viên học sinh tại quảng trường Thiên An Môn, khi người trẻ biểu tình ôn hòa chống tham những, đòi dân chủ và cải cách đất nước.
Trong bài phỏng vấn dành cho hãng thông tin Asianews của Hiệp Hội Truyền Giáo Nước Ngoài Milano, gọi tắt là PIME, hôm mùng 1 tháng 6 vừa qua, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân nguyên Giám Mục Hồng Kông đã tuyên bố: ”Thật là điều đau buồn, khi thấy 20 năm đã qua rồi kể từ khi xảy ra vụ tàn sát đinh viên học sinh tại Thiên An Môn, mà chính quyền Bắc Kinh vẫn không thừa nhận sự sai lầm và tội phạm của mình... Ông Đặng Tiểu Bình là người có trách nhiệm đối với vụ tàn sát này, vì chính ông ra đã ra lệnh cho quân đội xả súng bắn giết sinh viên học sinh; rồi các ngày sau đó lại còn đến chúc mừng quân đội về vụ tàn sát này. Nhưng giờ đây họ Đặng đã qua đời rồi, làm sao sau bao nhiêu năm rồi mà người ta vẫn chưa làm sáng tỏ và đưa ra công lý những gì đã xảy ra, và lại sợ hãi một người đã chết từ lâu như vậy?
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân nổi tiếng là người can đảm tranh đấu cho dân chủ và các quyền tự do của con người. Ngài khẳng định rằng nguồn gốc thái độ khước từ nhận tội của chính quyền là chế độ độc tài đảng trị. Đã đến lúc phải thay đổi chế độ này. Chế độ độc tài của nhà nước cộng sản Trung Quốc tùy thuộc nơi một cá nhân. Cá nhân đó đã nhìn xa thấy rộng và thông minh trong một số vấn đề, nhưng cũng chính cá nhân đó đã không chịu được nền dân chủ, và tự coi mình là một hoàng đế. Mới đây có người đưa ra câu hỏi: ”làm thế nào để tái lập danh dự cho phong trào đòi dân chủ của sinh viên học sinh tại Thiên An Môn? Phải trách cứ ông Đặng Tiểu Bình thôi. Nhưng đây là điều không làm được”. Thế thì tôi xin hỏi tại sao lại không thể trách cứ ông Đặng Tiểu Bình khi ông ấy đã làm một chuyện tầy đình như vậy? Chủ tịch Mao Trạch Đông cũng đã bị trách cứ vì cuộc Cách Mạng Văn Hóa sai lầm, thì tại sao lại không thể trách cứ ông Đặng Tiều Bình vì tội của ông ấy? Cần phải thay đổi hệ thống vua chúa này đã gây ra một thảm cảnh to lớn như vây.
20 năm trước đây Đức Hồng Y Trần Nhật Quân đã chỉ là một linh mục. Và hồi đó cha Trần là hiệu trưởng trường của dòng Don Bosco tai Aberdeen, nhưng cha nhớ rất rõ sự tham dự của người dân Hồng Kông vào phong trào đòi dân chủ cũng như nỗi đớn đau của họ sau khi xảy ra vụ thảm sát tại Thiên An Môn. Kể từ năm 1989, người dân Hồng Kông đã bắt đầu có một ý thức mới và sự nhậy cảm mới. Đức Hồng Y nói: ”Chúng tôi là người Trung Hoa và là thành phần của quốc gia này. Chúng tôi đã khóc và chia sẻ niềm đau của các người trẻ đã có can đảm đòi hỏi chính quyền cải cách quốc gia. Tôi còn nhớ tôi đã đọc hai bài diễn văn, và chúng tôi đã cử hành buổi lễ tưởng niệm các anh hùng Thiên An Môn tại quảng trường gần trường học. Tôi nhớ nhất là buổi tuần hành cầu nguyện của 1 triệu người dân Hồng Kông. Đó đã là một kinh nghiệm duy nhất không bao giờ có thể quên được. Và từ năm 1989 đến nay hàng năm cứ vào ngày mùng 4 tháng 6 người dân Hồng Kông lại tổ chức buổi canh thức cầu nguyện tưởng niệm các nạn nhân vụ thảm sát tại Thiên An Môn.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn anh Vũ Nhi Khai Hi về phong trào đòi dân chủ, cải cách đất nước và cuộc thảm sát tại Thiên An Môn. Cùng với Vương Dân và Sài Linh, anh Vũ Nhi Khai Hi thuộc bộ ba lãnh đạo phong trào sinh viên học sinh đòi dân chủ tại Trung Quốc cách đây 20 năm. Phong trào này ban đầu đã chỉ được khởi xướng trong thủ đô Bắc Kinh, nhưng sau đó lan ra trên toàn Trung Quốc. Anh Vũ Nhi Khai Hi thuộc chủng tộc Uigura gồm 8 triệu người sống trong vùng Trung Á, bị coi là một dân tộc thiểu số và bị kỳ thị trên chính quê hương mình. Chủng tộc Uigura có dáng vẻ của người tây phương, theo một hình thức Sufi Hồi giáo, và nói một thứ ngôn ngữ giống tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Vũ Nhi Khai Hi trong tiếng Uigura là Urkesh Devlet.
Trong mấy tuần theo sau vụ thảm sát, ban đầu Vũ Nhi Khai Hi trốn sang Pháp, và cùng vời các sinh viên khác thành lập ”Liên hiệp Trung Hoa dân chủ”. Sau đó anh sang Hoa Kỳ và tiếp tục học. Hiên nay anh cùng vợ và hai con sống lưu vong tại Đài Loan, và làm việc trong lãnh vực truyền thông.
H: Thưa anh, ngày nay nghĩ lại những gì đã xảy ra cách đây 20 năm, khi các cuộc biểu tình phản đối lôi cuốn hàng triệu người dân trong toàn Trung Quốc, nhưng lại đã kết thúc một cách thê thảm như vậy với vụ tàn sát tại Thiên An Môn, anh có các cảm nghĩ gì?
Đ: Tôi tin rằng đó đã là một thời điểm chính trong lịch sử của Trung Quốc: một thời điểm gây xúc động và một sự thức tỉnh. Nó đã có ảnh hưởng vĩ đại đối với tất cả những gì xảy ra từ đó cho đến nay tại Trung Quốc. Chúng ta không được quên rằng trong số các điều mà giới sinh viên yêu cầu cũng có quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do diễn tả, tự do hội họp cũng như thừa nhận quyền tư sản. Nếu chúng ta nhìn vào Trung Quốc hiện nay, thì thấy ngay là những gì chúng tôi yêu cầu vẫn chưa được chấp thuận, trong khi các yêu cầu kinh tế thì được công nhận. Ngoài ra còn có một yêu cầu quan trọng khác nữa do các sinh viên học sinh biểu tình tại Thiên An Môn đưa ra: đó là Đảng cộng sản phải rút lui khỏi cuộc sống tư của người dân. Ngày nay điều này đã được thực hiện: mọi người đều có thể chọn công ăn việc làm họ muốn, ở nơi đâu họ muốn, và muốn lập gia đình với ai thì lập.
H: Như thế không thể nói là các sinh viên học sinh Thiên An Môn đã có được tất cả những gì họ đòi hỏi nơi nhà nước Bắc Kinh?
Đ: Không, nhưng các bước tiến ghi nhận được đã quan trọng và chúng có nguồn gốc nơi phong trào đòi hỏi dân chủ của chúng tôi. Ngay sau khi xảy ra vụ tàn sát sinh viên học sinh, từ năm 1989 tới năm 1992 chính quyền Bắc Kinh đã biến quốc gia trở thành một Nhà Nước cảnh sát công an. Nhà nước đã quyết định làm một thỏa hiệp tồi tệ nhất với nhân dân để đánh đổi lấy tự do chính trị, mà chúng tôi không nhượng bộ: nhà nước đồng ý cho dân được tự do kinh tế. Tôi gọi đó là một thỏa hiệp tồi tệ nhất, vì sự thật đó là cả hai quyền tự do đều thuộc nhân dân trung quốc cả. Và nhân dân đã chấp nhận: kể từ đó trở đi thì không còn có các vụ phản đối chính trị có ý nghĩa nào khác nữa.
H: Anh đã rời Trung Quốc như thế nào?
Đ: Tôi đã là một trong số các sinh viên được kéo ra khỏi Trung Quốc qua cái được định nghĩa là công tác ”Chim vàng”, được một mạng lưới các nhà kinh doanh Hồng Kông yểm trợ, hay một số các nhà buôn lậu thường nhập cảng xuất cảng các sản phẩm bất hợp pháp. Tôi không biết tin đồn có đúng hay không, theo đó chính quyền ra lệnh phải bắt giữ Vương Dân và Sài Linh, nhưng phải giết thằng Uigura là tôi. Sau khi tới Hồng Kông tôi sang Âu châu.
H: Anh có muốn trở về Trung Quốc không?
Đ: Dĩ nhiên là có chứ! Cùng với các người bất đồng ý kiến khác chúng tôi đã kêu gọi chính quyền Bắc Kinh cho chúng tôi trở về Hoa Lục; và năm nay chúng tôi cũng sẽ lại mạnh mẽ lên tiếng kêu gọi nữa. Trong qúa khứ đã có những người đến gặp tôi và đề nghị tôi nên giàn xếp với nhà nước để có thể trở về Hoa Lục, nhưng với các điều kiện không thể chấp nhận được: nhà nước Trung Quốc muốn tôi hoàn toàn từ bỏ phong trào tranh đấu cho dân chủ của năm 1989, và cung cấo các tin tức liên quan tới vài người gắn bó với phong trào hồi đó. Nhưng mà tôi đâu có thể phản bội sự tin tương của người khác được.
H: Anh nghĩ gì về người trẻ Trung Quốc hiện nay, sẵn sàng biểu tình để tấn công Tây Âu, nhưng lại không dám biểu tình chống nhà nước?
Đ: Các lãnh tụ hiện nay như Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Thủ tướng Ôn Gia Bảo là các người lãnh đạo buồn nản nhất, mà Trung Quốc chưa từng có. Họ đã chỉ thừa kế quyền của ông Giang Trạch Dân, chứ họ không phải là các chiến sĩ cách mạng, cũng không phải là những người đã được bầu lên. Họ cũng không thể tự gán cho mình sự thành công kinh tế quốc gia. Cái duy nhất còn lại để che đậy sự hợp pháp của họ là vẫy cao lá cờ ái quốc. Rất tiếc là điều này lại đã tìm thấy sự thành công nơi vài người trẻ, tin rằng thực sự có kẻ thù bên ngoài Trung Quốc; và họ ”cà khịa” với các cuộc đàm phán Pháp như Carrefour hay Fast Food Mỹ như hãng KFC. Tôi tin rằng cái vô lý thường là một căn bệnh của xã hội, kể cả các xã hội dân chủ; nếu có sự sự khác biệt chăng đó là một nền dân chủ có trong mình các cơ cấu giúp sửa chữa, một khi các cử tri chịu hậu qủa của một sự lựa chọn sai lầm của họ. Còn một chính quyền độc tài thì không có cách sửa sai. Nhưng xem ra có nhiều người chỉ trích khuynh hướng ái quốc độc địa này, và tôi coi đó là một dấu chỉ tích cực.
H: Nhiều người tại Trung Quốc cũng như ở nước ngoài ngày nay chỉ trích phong trào sinh viên học sinh đòi dân chủ, bằng cách cho rằng giới sinh viên vô trách nhiệm vì đã đem hỗn loạn vào các đường phố Bắc Kinh, và dân chủ là đều sai lầm đối với Trung Quốc, anh thì anh nghĩ sao?
Đ: Tôi khiêm tốn lắng nghe những ai nói rằng chúng tôi đã lầm lỗi, vì như thế là họ khích lệ chúng tôi suy tư. Nhưng nhiều lời chỉ trích không do thiện ý, mà chỉ muốn bôi nhọ giới sinh viên chúng tôi thôi. Sự kiện có người tại Trung Quốc hốt hoảng sợ hãi nền dân chủ là điều có thể hiểu được, vì họ đã biết các cảnh tàn phá của cuộc Cách Mạng Văn Hóa, và họ sợ sự hỗn loạn. Cái lầm lẫn của họ đó là tin rằng nền dân chủ đương nhiên dẫn tới sự hỗn loạn. Các nền dân chủ có thể ồn ào, nhưng không hỗn loạn. Qúy vị cứ nhìn Đài Loan thì đủ biết!
(Avvenire 29-5-2009; ASIANEWS 1-6-2009)
Cách đây 20 năm ngày mùng 4 tháng 6 năm 1989, Nhà Nước cộng sản Bắc Kinh đã ra lệnh cho quân đội tàn sát hàng ngàn sinh viên học sinh tại quảng trường Thiên An Môn, khi người trẻ biểu tình ôn hòa chống tham những, đòi dân chủ và cải cách đất nước.
Trong bài phỏng vấn dành cho hãng thông tin Asianews của Hiệp Hội Truyền Giáo Nước Ngoài Milano, gọi tắt là PIME, hôm mùng 1 tháng 6 vừa qua, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân nguyên Giám Mục Hồng Kông đã tuyên bố: ”Thật là điều đau buồn, khi thấy 20 năm đã qua rồi kể từ khi xảy ra vụ tàn sát đinh viên học sinh tại Thiên An Môn, mà chính quyền Bắc Kinh vẫn không thừa nhận sự sai lầm và tội phạm của mình... Ông Đặng Tiểu Bình là người có trách nhiệm đối với vụ tàn sát này, vì chính ông ra đã ra lệnh cho quân đội xả súng bắn giết sinh viên học sinh; rồi các ngày sau đó lại còn đến chúc mừng quân đội về vụ tàn sát này. Nhưng giờ đây họ Đặng đã qua đời rồi, làm sao sau bao nhiêu năm rồi mà người ta vẫn chưa làm sáng tỏ và đưa ra công lý những gì đã xảy ra, và lại sợ hãi một người đã chết từ lâu như vậy?
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân nổi tiếng là người can đảm tranh đấu cho dân chủ và các quyền tự do của con người. Ngài khẳng định rằng nguồn gốc thái độ khước từ nhận tội của chính quyền là chế độ độc tài đảng trị. Đã đến lúc phải thay đổi chế độ này. Chế độ độc tài của nhà nước cộng sản Trung Quốc tùy thuộc nơi một cá nhân. Cá nhân đó đã nhìn xa thấy rộng và thông minh trong một số vấn đề, nhưng cũng chính cá nhân đó đã không chịu được nền dân chủ, và tự coi mình là một hoàng đế. Mới đây có người đưa ra câu hỏi: ”làm thế nào để tái lập danh dự cho phong trào đòi dân chủ của sinh viên học sinh tại Thiên An Môn? Phải trách cứ ông Đặng Tiểu Bình thôi. Nhưng đây là điều không làm được”. Thế thì tôi xin hỏi tại sao lại không thể trách cứ ông Đặng Tiểu Bình khi ông ấy đã làm một chuyện tầy đình như vậy? Chủ tịch Mao Trạch Đông cũng đã bị trách cứ vì cuộc Cách Mạng Văn Hóa sai lầm, thì tại sao lại không thể trách cứ ông Đặng Tiều Bình vì tội của ông ấy? Cần phải thay đổi hệ thống vua chúa này đã gây ra một thảm cảnh to lớn như vây.
20 năm trước đây Đức Hồng Y Trần Nhật Quân đã chỉ là một linh mục. Và hồi đó cha Trần là hiệu trưởng trường của dòng Don Bosco tai Aberdeen, nhưng cha nhớ rất rõ sự tham dự của người dân Hồng Kông vào phong trào đòi dân chủ cũng như nỗi đớn đau của họ sau khi xảy ra vụ thảm sát tại Thiên An Môn. Kể từ năm 1989, người dân Hồng Kông đã bắt đầu có một ý thức mới và sự nhậy cảm mới. Đức Hồng Y nói: ”Chúng tôi là người Trung Hoa và là thành phần của quốc gia này. Chúng tôi đã khóc và chia sẻ niềm đau của các người trẻ đã có can đảm đòi hỏi chính quyền cải cách quốc gia. Tôi còn nhớ tôi đã đọc hai bài diễn văn, và chúng tôi đã cử hành buổi lễ tưởng niệm các anh hùng Thiên An Môn tại quảng trường gần trường học. Tôi nhớ nhất là buổi tuần hành cầu nguyện của 1 triệu người dân Hồng Kông. Đó đã là một kinh nghiệm duy nhất không bao giờ có thể quên được. Và từ năm 1989 đến nay hàng năm cứ vào ngày mùng 4 tháng 6 người dân Hồng Kông lại tổ chức buổi canh thức cầu nguyện tưởng niệm các nạn nhân vụ thảm sát tại Thiên An Môn.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn anh Vũ Nhi Khai Hi về phong trào đòi dân chủ, cải cách đất nước và cuộc thảm sát tại Thiên An Môn. Cùng với Vương Dân và Sài Linh, anh Vũ Nhi Khai Hi thuộc bộ ba lãnh đạo phong trào sinh viên học sinh đòi dân chủ tại Trung Quốc cách đây 20 năm. Phong trào này ban đầu đã chỉ được khởi xướng trong thủ đô Bắc Kinh, nhưng sau đó lan ra trên toàn Trung Quốc. Anh Vũ Nhi Khai Hi thuộc chủng tộc Uigura gồm 8 triệu người sống trong vùng Trung Á, bị coi là một dân tộc thiểu số và bị kỳ thị trên chính quê hương mình. Chủng tộc Uigura có dáng vẻ của người tây phương, theo một hình thức Sufi Hồi giáo, và nói một thứ ngôn ngữ giống tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Vũ Nhi Khai Hi trong tiếng Uigura là Urkesh Devlet.
Trong mấy tuần theo sau vụ thảm sát, ban đầu Vũ Nhi Khai Hi trốn sang Pháp, và cùng vời các sinh viên khác thành lập ”Liên hiệp Trung Hoa dân chủ”. Sau đó anh sang Hoa Kỳ và tiếp tục học. Hiên nay anh cùng vợ và hai con sống lưu vong tại Đài Loan, và làm việc trong lãnh vực truyền thông.
H: Thưa anh, ngày nay nghĩ lại những gì đã xảy ra cách đây 20 năm, khi các cuộc biểu tình phản đối lôi cuốn hàng triệu người dân trong toàn Trung Quốc, nhưng lại đã kết thúc một cách thê thảm như vậy với vụ tàn sát tại Thiên An Môn, anh có các cảm nghĩ gì?
Đ: Tôi tin rằng đó đã là một thời điểm chính trong lịch sử của Trung Quốc: một thời điểm gây xúc động và một sự thức tỉnh. Nó đã có ảnh hưởng vĩ đại đối với tất cả những gì xảy ra từ đó cho đến nay tại Trung Quốc. Chúng ta không được quên rằng trong số các điều mà giới sinh viên yêu cầu cũng có quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do diễn tả, tự do hội họp cũng như thừa nhận quyền tư sản. Nếu chúng ta nhìn vào Trung Quốc hiện nay, thì thấy ngay là những gì chúng tôi yêu cầu vẫn chưa được chấp thuận, trong khi các yêu cầu kinh tế thì được công nhận. Ngoài ra còn có một yêu cầu quan trọng khác nữa do các sinh viên học sinh biểu tình tại Thiên An Môn đưa ra: đó là Đảng cộng sản phải rút lui khỏi cuộc sống tư của người dân. Ngày nay điều này đã được thực hiện: mọi người đều có thể chọn công ăn việc làm họ muốn, ở nơi đâu họ muốn, và muốn lập gia đình với ai thì lập.
H: Như thế không thể nói là các sinh viên học sinh Thiên An Môn đã có được tất cả những gì họ đòi hỏi nơi nhà nước Bắc Kinh?
Đ: Không, nhưng các bước tiến ghi nhận được đã quan trọng và chúng có nguồn gốc nơi phong trào đòi hỏi dân chủ của chúng tôi. Ngay sau khi xảy ra vụ tàn sát sinh viên học sinh, từ năm 1989 tới năm 1992 chính quyền Bắc Kinh đã biến quốc gia trở thành một Nhà Nước cảnh sát công an. Nhà nước đã quyết định làm một thỏa hiệp tồi tệ nhất với nhân dân để đánh đổi lấy tự do chính trị, mà chúng tôi không nhượng bộ: nhà nước đồng ý cho dân được tự do kinh tế. Tôi gọi đó là một thỏa hiệp tồi tệ nhất, vì sự thật đó là cả hai quyền tự do đều thuộc nhân dân trung quốc cả. Và nhân dân đã chấp nhận: kể từ đó trở đi thì không còn có các vụ phản đối chính trị có ý nghĩa nào khác nữa.
H: Anh đã rời Trung Quốc như thế nào?
Đ: Tôi đã là một trong số các sinh viên được kéo ra khỏi Trung Quốc qua cái được định nghĩa là công tác ”Chim vàng”, được một mạng lưới các nhà kinh doanh Hồng Kông yểm trợ, hay một số các nhà buôn lậu thường nhập cảng xuất cảng các sản phẩm bất hợp pháp. Tôi không biết tin đồn có đúng hay không, theo đó chính quyền ra lệnh phải bắt giữ Vương Dân và Sài Linh, nhưng phải giết thằng Uigura là tôi. Sau khi tới Hồng Kông tôi sang Âu châu.
H: Anh có muốn trở về Trung Quốc không?
Đ: Dĩ nhiên là có chứ! Cùng với các người bất đồng ý kiến khác chúng tôi đã kêu gọi chính quyền Bắc Kinh cho chúng tôi trở về Hoa Lục; và năm nay chúng tôi cũng sẽ lại mạnh mẽ lên tiếng kêu gọi nữa. Trong qúa khứ đã có những người đến gặp tôi và đề nghị tôi nên giàn xếp với nhà nước để có thể trở về Hoa Lục, nhưng với các điều kiện không thể chấp nhận được: nhà nước Trung Quốc muốn tôi hoàn toàn từ bỏ phong trào tranh đấu cho dân chủ của năm 1989, và cung cấo các tin tức liên quan tới vài người gắn bó với phong trào hồi đó. Nhưng mà tôi đâu có thể phản bội sự tin tương của người khác được.
H: Anh nghĩ gì về người trẻ Trung Quốc hiện nay, sẵn sàng biểu tình để tấn công Tây Âu, nhưng lại không dám biểu tình chống nhà nước?
Đ: Các lãnh tụ hiện nay như Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Thủ tướng Ôn Gia Bảo là các người lãnh đạo buồn nản nhất, mà Trung Quốc chưa từng có. Họ đã chỉ thừa kế quyền của ông Giang Trạch Dân, chứ họ không phải là các chiến sĩ cách mạng, cũng không phải là những người đã được bầu lên. Họ cũng không thể tự gán cho mình sự thành công kinh tế quốc gia. Cái duy nhất còn lại để che đậy sự hợp pháp của họ là vẫy cao lá cờ ái quốc. Rất tiếc là điều này lại đã tìm thấy sự thành công nơi vài người trẻ, tin rằng thực sự có kẻ thù bên ngoài Trung Quốc; và họ ”cà khịa” với các cuộc đàm phán Pháp như Carrefour hay Fast Food Mỹ như hãng KFC. Tôi tin rằng cái vô lý thường là một căn bệnh của xã hội, kể cả các xã hội dân chủ; nếu có sự sự khác biệt chăng đó là một nền dân chủ có trong mình các cơ cấu giúp sửa chữa, một khi các cử tri chịu hậu qủa của một sự lựa chọn sai lầm của họ. Còn một chính quyền độc tài thì không có cách sửa sai. Nhưng xem ra có nhiều người chỉ trích khuynh hướng ái quốc độc địa này, và tôi coi đó là một dấu chỉ tích cực.
H: Nhiều người tại Trung Quốc cũng như ở nước ngoài ngày nay chỉ trích phong trào sinh viên học sinh đòi dân chủ, bằng cách cho rằng giới sinh viên vô trách nhiệm vì đã đem hỗn loạn vào các đường phố Bắc Kinh, và dân chủ là đều sai lầm đối với Trung Quốc, anh thì anh nghĩ sao?
Đ: Tôi khiêm tốn lắng nghe những ai nói rằng chúng tôi đã lầm lỗi, vì như thế là họ khích lệ chúng tôi suy tư. Nhưng nhiều lời chỉ trích không do thiện ý, mà chỉ muốn bôi nhọ giới sinh viên chúng tôi thôi. Sự kiện có người tại Trung Quốc hốt hoảng sợ hãi nền dân chủ là điều có thể hiểu được, vì họ đã biết các cảnh tàn phá của cuộc Cách Mạng Văn Hóa, và họ sợ sự hỗn loạn. Cái lầm lẫn của họ đó là tin rằng nền dân chủ đương nhiên dẫn tới sự hỗn loạn. Các nền dân chủ có thể ồn ào, nhưng không hỗn loạn. Qúy vị cứ nhìn Đài Loan thì đủ biết!
(Avvenire 29-5-2009; ASIANEWS 1-6-2009)