BEIJING - Hành trình của biểu tượng thế vận hội này sẽ đi 137 nghìn dặm trước khi đến được thủ đô Trung Quốc. Ngoại trưởng các nước Âu châu đòi hỏi Trung Quốc về một "cuộc đối thoại mang tính xây dựng" với Tây Tạng. Và ở Athens, một nhóm phản đối việc rước ngọn đuốc đến Trung Quốc.
(Asia-News) - Sáng nay, chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã "thắp sáng lại" ngọn đuốc thế vận hội cùng với các vận động viên nổi tiếng nhất Trung Quốc bất chấp những phản đối khắp nơi trên thế giới về sự đàn áp dã man của Trung Quốc trên nền độc lập của Tây Tạng.
Tại quãng trường Thiên An Môn, trước sự hiện diện của đám đông hàng ngàn người, Hồ Cẩm Đào đã thắp sáng ngọn đuốc và chuyền nó cho Liu Xiang - vận động viên chạy vượt rào nổi tiếng thế giới - chính thức mở đầu cho hành trình rước ngọn lửa thế vận hội vòng quanh thế giới. Nó sẽ di chuyển trong 130 ngày qua 20 quốc gia khác nhau, khởi đầu từ Kazakistan, đi hơn 137 nghìn dặm và sẽ trở về Bắc Kinh vào ngày 6/08, hai ngày trước khi chính thức khai mạc Olympics.
Xin Jinping, phó chủ tịch Trung Quốc và cũng là chủ tịch ban tổ chức thế vận hội cho biết: "Ước mơ cả trăm năm của người Trung Quốc là được trở thành nước chủ nhà của Thế Vận Hội, và điều ấy giờ đây đã trở thành sự thực. Ngọn đuốc sẽ tập hợp sức mạnh của toàn bộ dân tộc trong việc làm mọi nỗ lực để trình diễn một thế vận hội được chuẩn bị kỹ chưa từng có trước đây và kích thích sự phát triển quốc gia, những tiến bộ xã hội cũng như phúc lợi cho toàn dân."
Nghi thức diễn ra dưới sự hỗ trợ an ninh của hàng ngàn cảnh sát viên và cảnh sát mặc thường phục hòng dập tắt bất cứ dấu hiệu chống đối nào.
Biểu tượng của thế vận hội đã rời khỏi Athens vào hôm qua trên một máy bay, nhưng một nhóm người chống đối đã cố gắng ngăn cản chuyến hành trình của nó: theo những nhà hoạt động nhân quyền, ngọn đuốc biểu trưng cho những giá trị hòa bình, quyền bình đẳng của thế vận hội và không thể "được tin tưởng trao cho chính quyền Trung Quốc - một nước luôn phủ nhận các giá trị ấy hết ngày này qua ngày khác."
Việc chống đối tại Hy Lạp là thành quả của sự không khoan nhượng mà các bộ trưởng ngoại giao liên minh châu Âu đáp trả cho Trung Quốc. Vào ngày 29/03 qua, họ cũng đã đưa ra đề nghị về "cuộc đối thoại xây dựng" với những người chống đối tại Tây Tạng. Để đáp trả lại, Jiang Yu, phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc đã gào lên: "Tây Tạng hoàn toàn là việc nội bộ của Trung Quốc. Không một tổ chức quốc tế hay bất kỳ quốc gia nào có quyền xen vào."
Theo nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc, tình trạng bạo lực tại Tây Tạng bắt đầu từ ngày 10/03 đã khiến 19 "thường dân Trung Quốc vô tội" chết. Chính phủ lưu vong Tây Tạng thì khẳng định sự đàn áp của Trung Cộng lên Tây Tạng và những tỉnh của Trung Quốc có người Tây Tạng sinh sống. Số người Tây Tạng thực sự đã chết ít nhất là 140 người, trong đó hơn một nửa là các nhà sư.
(Asia-News) - Sáng nay, chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã "thắp sáng lại" ngọn đuốc thế vận hội cùng với các vận động viên nổi tiếng nhất Trung Quốc bất chấp những phản đối khắp nơi trên thế giới về sự đàn áp dã man của Trung Quốc trên nền độc lập của Tây Tạng.
Tại quãng trường Thiên An Môn, trước sự hiện diện của đám đông hàng ngàn người, Hồ Cẩm Đào đã thắp sáng ngọn đuốc và chuyền nó cho Liu Xiang - vận động viên chạy vượt rào nổi tiếng thế giới - chính thức mở đầu cho hành trình rước ngọn lửa thế vận hội vòng quanh thế giới. Nó sẽ di chuyển trong 130 ngày qua 20 quốc gia khác nhau, khởi đầu từ Kazakistan, đi hơn 137 nghìn dặm và sẽ trở về Bắc Kinh vào ngày 6/08, hai ngày trước khi chính thức khai mạc Olympics.
Xin Jinping, phó chủ tịch Trung Quốc và cũng là chủ tịch ban tổ chức thế vận hội cho biết: "Ước mơ cả trăm năm của người Trung Quốc là được trở thành nước chủ nhà của Thế Vận Hội, và điều ấy giờ đây đã trở thành sự thực. Ngọn đuốc sẽ tập hợp sức mạnh của toàn bộ dân tộc trong việc làm mọi nỗ lực để trình diễn một thế vận hội được chuẩn bị kỹ chưa từng có trước đây và kích thích sự phát triển quốc gia, những tiến bộ xã hội cũng như phúc lợi cho toàn dân."
Trao đuốc cho vận động viên Liu Xiang |
Biểu tượng của thế vận hội đã rời khỏi Athens vào hôm qua trên một máy bay, nhưng một nhóm người chống đối đã cố gắng ngăn cản chuyến hành trình của nó: theo những nhà hoạt động nhân quyền, ngọn đuốc biểu trưng cho những giá trị hòa bình, quyền bình đẳng của thế vận hội và không thể "được tin tưởng trao cho chính quyền Trung Quốc - một nước luôn phủ nhận các giá trị ấy hết ngày này qua ngày khác."
Việc chống đối tại Hy Lạp là thành quả của sự không khoan nhượng mà các bộ trưởng ngoại giao liên minh châu Âu đáp trả cho Trung Quốc. Vào ngày 29/03 qua, họ cũng đã đưa ra đề nghị về "cuộc đối thoại xây dựng" với những người chống đối tại Tây Tạng. Để đáp trả lại, Jiang Yu, phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc đã gào lên: "Tây Tạng hoàn toàn là việc nội bộ của Trung Quốc. Không một tổ chức quốc tế hay bất kỳ quốc gia nào có quyền xen vào."
Theo nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc, tình trạng bạo lực tại Tây Tạng bắt đầu từ ngày 10/03 đã khiến 19 "thường dân Trung Quốc vô tội" chết. Chính phủ lưu vong Tây Tạng thì khẳng định sự đàn áp của Trung Cộng lên Tây Tạng và những tỉnh của Trung Quốc có người Tây Tạng sinh sống. Số người Tây Tạng thực sự đã chết ít nhất là 140 người, trong đó hơn một nửa là các nhà sư.