CHÚA NHẬT 2 MÙA CHAY C: ĐỨC GIÊSU BIẾN HÌNH
A. DẪN NHẬP
Mùa Chay là thời gian tập chiến đấu và chiến thắng ma quỉ cũng như các khuynh hướng xấu để đổi mới con người cũ của mình, làm cho linh hồn trở lại thời thanh xuân của ân sủng. Vì thế, mỗi năm, vào Chúa nhật thứ hai mùa Chay, Giáo hội cho chúng ta nghe đoạn Tin mừng về việc Đức Giêsu biến hình để khích lệ chúng ta.
Đức Giêsu đã dẫn ba môn đệ thân tín của mình là Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi Tabor và đã biến hình trước mặt các ông. Nói khác đi, Đức Giêsu đã cho rạng sáng lên trong giây lát cái vinh hiển của “hình dạng” Thiên Chúa, đã bị che giấu đi trong cái “hình dạng” con người của Ngài. Vì thế, Tin mừng cho biết: Ba môn đệ thấy vinh quang của Ngài.
Đây là dịp Đức Giêsu cho ba môn đệ trông thấy trước vinh quang sáng chói của Ngài, nhìn ra con người thật của Ngài; đồng thời chuẩn bị tinh thần cho các ông, giúp các ông bình tĩnh trước cuộc khổ nạn của Ngài. Qua biến cố này, Đức Giêsu dạy cho các ông một bài học xem ra khó thực hiện đối với các ông nhưng là một điều kiện thiết yếu: phải chết đi rồi mới được sống lại, phải qua thập giá thì mới tiến tới vinh quang: Per crucem ad lucem !
Qua việc biến hình của Đức Giêsu, Giáo hội muốn cho chúng ta trong Mùa Chay thánh này phải bắt chước Đức Giêsu mà thay hình đổi dạng, phải lột bỏ con người cũ mà mặc lấy con người mới tốt lành thánh thiện, phải chết đi cho tội lỗi mà sống cho Chúa để qua cuộc lột xác này mà trở thành một tạo vật mới xinh đẹp với ân sủng của Chúa và dưới tác động của Chúa Thánh Thần.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA.
+ Bài đọc 1: St 15,5-12.17-18.
Nhân loại cũ do Adong kể như đã hư mất vì tội lỗi. Thiên Chúa quyết định thành lập một nhân loại mới bắt đầu từ Abraham. Vì thế, Thiên Chúa ký kết giao ước với ông.
Giao ước được trình bầy dưới dạng một bản giao kèo theo tập tục các chiến binh thời đó: được đóng ấn bằng việc xẻ thịt một bò cái tơ, một dê cái và một cừu đực. Giao ước giữa Thiên Chúa và Abraham sửa soạn cho một giao ước sẽ ký kết giữa Thiên Chúa và Israel tại núi Sinai (Xh 19). Thiên Chúa nhận của lễ Abraham dưới hình dạng ngọn lửa thiêu. Theo giao ước này, nếu Abraham nhận Thiên Chúa là Chúa của mình và tin vào Ngài, thì Thiên Chúa sẽ ban cho ông hai điều: một dòng dõi đông đúc và một vùng đất rộng rãi phì nhiêu.
+ Bài đọc 2: Pl 3,17-4,1.
Thánh Phaolô kêu gọi tín hữu Philipphê hãy noi gương bắt chước ngài. Sở dĩ ngài dám nói như thế là vì ngài muốn nhắc lại cuộc trở lại của mình với Đức Kitô và từ đây ngài hết lòng tin tưởng theo gương ông Abraham ngày xưa đã tin tưởng vào Thiên Chúa.
Ngài muốn hiệp thông cùng cuộc tử nạn và Phục sinh với Đức Kitô. Ngài khuyên nhủ các tín hữu đừng bắt chước những người sống đối nghịch với thập giá Đức Kitô, họ là những kẻ hưởng lạc chỉ nhắm những sự thấp hèn đời này, mà hãy kiên trì theo đuổi việc chạy đua đến vương quốc trên trời, nơi họ sẽ được hoàn toàn hóa thân trong Đức Kitô, vì “quê hương chúng ta ở trên trời”(Pl 3,20).
+ Bài Tin mừng: Lc 9, 28b-36.
Trong trình thuật của thánh Luca về cuộc biến hình cách mầu nhiệm, chúng ta chú ý đến chi tiết Đức Giêsu đàm đạo với ông Maisen và ông Êlia về cuộc “xuất hành” của Ngài tại Giêrusalem, ý nói đến cuộc tử nạn của Ngài sẽ được thực hiện tại đó.
Cuộc xuất hành về Đất Hứa của dân Do thái ngày xưa là hình ảnh cuộc xuất hành của Ngài ngày nay. Ngày xưa trong cuộc xuất hành, Maisen đã dẫn dân ra khỏi đất nô lệ, thì giờ đây, Đức Kitô là Maisen mới sẽ dẫn đưa mọi người thoát khỏi cảnh thống trị của sự dữ.
Chi tiết thứ hai là đám mây trắng tinh sáng ngời là điềm tiên báo sự phục sinh, lên trời của Chúa và của chúng ta, nếu chúng ta nghe Lời Chúa và theo gương Chúa cho đến cùng.
Việc biến hình trước mặt ba môn đệ thân tính hé mở cho ba ông thấy trước một chút vinh quang thật của Ngài, nhờ đó các ông sẽ đỡ hoang mang khi sau này thấy Ngài chịu nạn chịu chết.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA.
Hãy biến đổi con người chúng ta.
I. ĐỨC GIÊSU BIẾN HÌNH.
1. Khung cảnh cuộc biến hình.
Câu chuyện Đức Giêsu biến hình đã được Tin Mừng nhất lãm tường thuật theo một tài liệu duy nhất. Biến cố biến hình này xẩy ra khoảng 8 ngày sau khi Đức Giêsu loan báo về cuộc khổ nạn của Ngài, và cũng xẩy ra đồng thời khi ông Phêrô truyên xưng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa (Lc 9,20). Và Đức Giêsu, khi đón nhận lời tuyên xưng ấy, đã dùng cuộc biến hình này để chỉ cho các tông đồ thấy trước chính vinh quang đó, hầu soi sáng cho các ông thấy rõ ý nghĩa cuộc thử thách mà Ngài đã loan báo, tức là cuộc thương khó và cuộc tử nạn sắp xẩy đến.
Đức Giêsu chỉ đem theo ba Tông đồ là Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi như xưa ông Maisen khi lên núi Sinai đã đem theo một số người đồng hành (Xh 24,9). Ba ông này được chọn riêng trong 3 trường hợp:
- Chúa cho con ông Giairô sống lại (Mt,9,18).
- Chúa biến hình (Mt 17,1)
- Tại vườn Cây dầu (Mt 26,3).
Đang khi các ông ngủ, Đức Giêsu biến hình trước mặt các ông. Thánh Matthêu và Marcô thì dùng chữ “biến hình”, còn thánh Luca thì nói là “dung mạo Ngài biến đổi khác thường”. Tuy dùng từ khác nhau nhưng đều nói lên việc Đức Giêsu biến đổi con người nên sáng láng tốt đẹp vô cùng, làm cho các ông ngây ngất đến nỗi không biết mình đang nói gì. Các ông còn được thấy sự hiện diện của ông Maisen và ông Elia, và cũng được nghe tiếng từ trời xuống:”Đây là Con Ta yêu dấu, Người được Ta tuyển chọn. Hãy vâng nghe lời Ngài”.
Các ông đã nghe nhưng không hiểu gì ngay lúc đó. Sau này các ông sẽ hiểu, khi Đức Giêsu sẽ là “Người tôi tớ”, người “được tuyển chọn” trong biến cố Vượt qua, trong cuộc xuất hành của Ngài về với Chúa Cha.
2. Mục đích cuộc biến hình.
Đức Giêsu chỉ đưa ba ông Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi để chứng kiến việc Ngài biến hình vào khoảng 8 ngày sau khi Ngài báo tin cho môn đệ biết: Con Người sẽ phải chịu nhiều đau khổ… bị giết đi và ngày thứ ba sẽ sống lại. Ngài cũng bảo: Ai muốn đi theo sau Ngài thì hãy từ bỏ chính mình và vác thập giá mình hằng ngày mà theo Ngài. Những lời ấy không làm cho môn đệ an tâm, nên Ngài đã hứa sẽ cho một số môn đệ có mặt đó được thấy vinh quang của Ngài.
Do đó, việc Đức Giêsu biến hình có 2 mục đích:
- Thứ nhất, Đức Giêsu tỏ ra cho các môn đệ thân tín và mọi người biết rõ ràng Ngài là Thiên Chúa làm người. Bởi vì người Do thái nói chung và nhất là các môn đệ, đã sống gần Ngài 3 năm rồi, đã nghe biết bao nhiêu lời Ngài giảng dạy, và đã chứng kiến nhiều phép lạ Ngài làm, nhưng họ chỉ thấy Ngài là một người như mọi người khác, họ không thấy chân tướng đích thực của Ngài.. Hôm nay qua sự biến hình, Ngài cho họ thấy rõ Ngài là vinh quang của Thiên Chúa, là Thiên Chúa vinh quang.
- Thứ hai, Ngài muốn củng cố đức tin cho các môn đệ. Bởi vì Ngài thấy các ông quá sợ đau khổ, không muốn chấp nhận cuộc khổ nạn của Ngài, nên Ngài đã hé mở sự vinh quang của Nước Thiên Chúa cho các ông thấy để tăng thêm cho các ông niềm tin và hy vọng vào ngày mai. Như vậy, việc Chúa biến hình cũng dạy bảo cho các môn đệ biết: phải trải qua đau khổ rồi mới vào vinh quang bởi vì không ai có thể “Ngồi mát ăn bát vàng”.
II. CHÚNG TA CŨNG PHẢI BIẾN HÌNH.
Chúng ta đã được chịu phép rửa tội, đã được tha tội tổ tông và tội riêng, linh hồn ta đã được trong sạch sáng láng như các thiên thần, xứng đáng là nơi Chúa ngự. Nhưng qua thời gian, qua những thămg trầm của cuộc sống và bị ma quỉ cám dỗ, chúng ta đã sa ngã và làm cho linh hồn chúng ta ra nhơ bẩn, linh hồn cần phải được tẩy sạch để trở nên tình trạng tốt đẹp thuở ban đầu. Vậy Mùa Chay là thời gian thuận lợi để linh hồn được biến hình đổi dạng để trở nên con người mới hoàn thiện hơn.
1. Nhu cầu cầu được biến đổi.
Thánh Phaolô đã có kinh nghiệm bản thân của Ngài về sự biến đổi đó nên Ngài đã nói:”Anh em hãy cởi bỏ kiểu sống xa xưa, con người cũ đã ra hư hốt theo những đam mê lầm lạc. Hãy để Thần Khí canh tân đổi mới anh em thấu tận trí khôn. Hãy mặc lấy người mới đã được tạo dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa, trong công chính và thánh thiện bắt nguồn trong sự thật”(Ep 4,22-24).
Thánh Phaolô đã để lại cho chúng ta những kinh nghiệm quí giá về đời sống tâm linh của Ngài mà không ai trong chúng ta có thể chối cãi được. Trong thư gửi cho tín hữu Rôma, Ngài đã cho biết: trong con người của Ngài có hai lực lượng xung khắc nhau kịch liệt, làm cho Ngài phải bận tâm và đau khổ, và ngài không thi hành được cái ngài muốn:
“Điều tôi làm ra, tôi không biết; vì điều tôi muốn tôi không thi hành, nhưng tôi lại làm chính những điều tôi ghét”(Rm 7,15).
“Sự lành tôi muốn, tôi lại không làm; còn sự dữ không muốn, tôi lại thi hành”(Rm 7,19).
Nhưng cũng may, trong con người chúng ta, tuy có hai lực lượng xung khắc nhau, nhưng luật của Thiên Chúa vẫn còn đủ sức mạnh để lôi kéo ta làm việc lành, chứ không phải buông theo luật của xác thịt:
“Tôi hớn hở đồng ý với luật của Thiên Chúa theo con người bên trong, nhưng tôi thấy một luật khác nơi chi thể mình tôi, cự lại luật của lương tri tôi, và giam tù tôi trong luật của sự tội nơi chi thể mình tôi”(Rm 7,22-23)
Trong bài đọc 2 hôm nay, thánh Phaolô bảo tín hữu Philipphê hãy noi gương đổi mới của ngài. Ngài đã đổi đời từ kẻ hung ác bắt bớ hành hung các tín hữu của Đức Giêsu trở thành tông đồ hăng hái nhiệt tình rao giảng Đức Giêsu. Nhưng còn nhiều kẻ chưa đổi đời như ngài, họ vẫn còn thờ cái bụng, thờ cái ô nhục của thế gian. Thánh Phaolô đã thương khóc họ, vì họ sẽ phải hư vong. Ngài cầu nguyện cho họ nhận ra quê hương thật ở trên trời để họ mong đợi Đức Giêsu Kitô đến biến đổi họ nên giống Người, sống khăng khít với Người. Đó là niềm vui và vinh dự thực sự của họ và của thánh Phaolô.
Truyện: Văn hào André Froissard.
Văn hào André Froissard thuộc Hàn lâm viện Pháp đã được ơn “trở lại” lạ thường. Ông đã thuật lại trong cuốn sách thời danh “Có Thiên Chúa và tôi đã gặp Ngài”. Thân phụ ông, Tổng thư ký đảng Cộng sản Pháp, đã từng tuyên bố:”Nếu có Thiên Chúa, thì tôi khuyên “ông ấy” lo rút lui vì không ai thích ông”. Nhưng chính con ông lại được gặp gỡ Chúa và khẳng định:”Khi người ta may mắn được gặp Thiên Chúa thì mọi sự khác chỉ là trò hề. Chỉ có Thiên Chúa là Đấng không làm cho tôi thất vọng kể từ một buổi sáng năm ấy, 1935” (Phỏng vấn của Paris Match 8.4.1988)
2. Biến đổi và thập giá.
Có một mối tương quan giữa thập giá và vinh quang. Sự Chúa biến hình trên núi Tabor hôm nay đem đến cho chúng ta niềm hy vọng, cho chúng ta thấy trước sự vinh quang với Chúa. Nhưng muốn biến đổi không phải là chuyện đơn giản vì nó không phải là cái gì có sẵn, hay dễ dàng, mà đòi hỏi thời gian, vì đây là một tiến trình vô cùng khó khăn. Nó đòi hỏi chúng ta phải đối diện với thực tại hằng ngày của cuộc sống, nhiều khi phải lội ngược dòng đời, lột xác từng tí một, nhiều lúc phải chịu thử thách, đắng cay, mất mát. Hôm nay 5 đầy tớ ưu tuyển của Chúa, tiêu biểu cho cả Cựu ước lẫn Tân ước cùng chứng kiến sự kiện lạ lùng này. Họ cũng được can dự vào sự “biến đổi”.
Trong mùa chay này, Giáo hội cho chúng ta đọc đoạn Tin mừng này để khích lệ chúng ta, nghĩa là bảo cho chúng ta biết: khổ giá mà không có vinh quang phục sinh thì khổ giá vô nghĩa. Vinh quang Phục sinh mà không có khổ giá thì vinh quang không bao giờ có được. Vì thế, mỗi lần loan báo về cuộc khổ nạn, Đức Giêsu cũng nói đến Phục sinh vinh quang. Cũng vậy, sau khi nói về cuộc khổ nạn sắp xẩy đến, Đức Giêsu đã biến hình để các môn đệ thấy vinh quang của Ngài, để động viên khích lệ các ông và dạy cho các ông cũng như mọi người biết rằng: đau khổ chỉ là bước đường phải đi qua để đưa chúng ta tới quê trời, tới hạnh phúc đích thực mà mọi người mong đợi.
Truyện: Con sâu thành con bướm.
Có một con sâu nhỏ bò mãi, cho đến thời điểm cuối của cuộc đời thì tới thiên đàng. Nó gõ cửa, một giọng nói phát ra từ bên trong:
- Không có sâu bọ nào được phép vào đây. Ta thấy ngươi quá vội vã đấy.
- Lạy Chúa, xin dạy cho con biết phải làm gì bây giờ ?
- Chịu đựng hơn một chút nữa, chiến đấu một chút nữa, và hãy biến thành bướm đi.
Thế là con sâu quay lại trần gian bắt đầu lại cuộc hành trình bò lên thiên đàng. Nó bò nhanh hơn, cố gắng nhiều hơn. Mồ hôi vã ra như tắm. Mồ hôi càng đổ ra, sức lực nó càng tiêu hao, nó càng cảm thấy nhẹ nhàng để bò nhanh hơn. Gần tới cửa thiên đàng rồi nhưng nhìn lại nó vẫn là con sâu xấu xí, khốn khổ. Nhưng nó vội xua nỗi buồn bằng sự cố gắng chính mình, nó rướn người lên và cảm thấy tàn hơi, kiệt sức. Chính lúc nó cúi đầu tuyệt vọng lại là lúc nó chợt cảm thấy thân hình nó nhẹ nhàng lạ thường. Nó đã hóa thành chú bướm xinh xắn bay vào khung cửa thiên đàng đang rộng mở. Nó đã biến hình trọn vẹn.
Con sâu biểu tượng mỗi con người chúng ta trong cuộc lữ hành đức tin đời mình. Chúng ta khao khát bò lên cao trên đường thánh đức với bao nỗi nhọc nhằn, vất vả. Vì phải chiến đấu chống lại những chước cám dỗ nội tâm để đáp trả tiếng nói của chân lý, hay phải đối diện với những cám dỗ thế gian đang phơi bầy trước mắt, khiến chúng ta thường có tư tưởng buông xuôi.
Tội lỗi, yếu đuối và sự nhát đảm như chiếc vỏ bọc gồ ghề vây hãm chúng ta. Đó là lớp vỏ chúng ta cần thoát ra để trở thành con người hoàn hảo, tỏa sáng như Đức Kitô trên núi thánh nhờ vào thái độ quy phục thánh ý Cha trên trời, “Đây là Con Ta, Người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người”. Vì chính lòng nhẫn nại tín trung vào ơn Chúa sẽ giúp chúng ta thoát khỏi mọi nghi ngại, mọi suy tính đầy vụ lợi. Và lòng khiêm nhường thẳm sâu sẽ phá tung lớp vỏ kén tự mãn để trao tặng chúng ta đôi cánh đức tin hy vọng cao bay xuyên qua những đám mây mờ của tháng ngày thử thách gian ngay (Theo Internet).
3. Ơn gọi biến đổi con người.
Việc Đức Giêsu biến hình là mẫu gương cho mọi người noi theo để cố gắng biến đổi con người cũ thành con người mới, từ loài sâu bọ trở nên con bướm xinh đẹp. Mọi người đều có ơn gọi biến đổi không trừ một ai.
Ơn gọi của Abraham là bỏ xứ Ur thuộc Mesopotamia tiến vào Canaan. Người không đức tin sẽ cho Abraham là kẻ lắm tham vọng và tin hão huyền: bỏ cái đang có, đi tìm cái viển vông. Abraham bỏ ruộng vườn, nhà cửa theo ơn gọi, tìm sự vất vả, sống thiếu thốn và khó khăn. Ông lùa đàn vật và dẫn gia nhân vào chốn vô định. Trước mặt ông là giải sa mạc mênh mông, nắng cháy da diết, cỏ cây úa vàng, giọt nước quí hơn kim cương. Vì tín trung với ơn gọi, Abraham đã thành công, trở thành anh hùng lập quốc, được chúc phúc và biến hình.
Ơn gọi của Phaolô là quên đi dĩ vãng. Diệt cái kiêu căng và cuồng tín biệt phái. Từ thái cực là một kẻ hung hăng bắt đạo, Phaolô đã mềm nhũn và ngoan hiền dưới ánh sáng kỳ diệu với lời trách mắng nhẹ:”Saulê, sao ngươi bắt bớ Ta”? Phaolô làm bạn với nhóm 12 và trở thành Tông đồ Dân ngoại. Phaolô vui nhận thử thách, không ngừng thuyết giảng, và trung thành đến giọt máu cuối cùng. Phaolô đã được lột xác và biến hình.
Lịch sử Giáo hội ghi nhận nhiều cuộc biến hình khác. Từ say rượu đến say Chúa, từ gái giang hồ thành thánh nhân, từ trai tứ chiếng nên Đấng lập Dòng, từ kẻ khô khan đến người sốt mến, từ người tham lam, hà khắc trở thành người rộng lượng và khoan nhân… Đó là những cuộc canh tân và biến hình đã, đang và còn tiếp tục xẩy ra trong Giáo hội. Đồng thời chứng minh rằng ơn Chúa dư đủ cho mọi người và Chúa đang thắng ma quỉ, xác thịt và thế gian nơi cung lòng mỗi cá nhân (Carôlô)
Trong việc làm biến đổi con người mình, người ta phải nỗ lực chứ không phải khoán trắng cho Chúa. Chúa không muốn làm biến đổi thay cho chúng ta mà Ngài chỉ trợ lực để chúng ta làm lấy công việc này: ”Hãy tự giúp mình rồi trời sẽ giúp cho” (Ngạn ngữ Pháp).
Truyện: Hãy tự giúp mình trước.
Người ta kể rằng: một bác tiều phu kia đi lấy được một xe bò củi chất đầy. Nhưng khi đi tới một khúc đường sình lầy thì đôi bò dừng lại. Xe bò sụn lún xuống bùn. Bác ta ngồi khóc than. Khóc một hồi, bác ta nhớ ra có một vị thần và bắt đầu van xin. Vị thần hiện ra phán bảo:”Thay vì ngồi khóc thì ngươi hãy ghé vai vào xe thử đẩy đi và ta sẽ giúp”. Bác tiều phu làm theo lời vị thần, cố gắng mọi cách, cuối cùng chiếc xe bò đã vượt qua khúc đường sình lầy.
Đó là ngụ ngôn dạy chúng ta phải cộng tác với một sức mạnh hơn để làm việc, để giải quyết mọi việc. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta còn biết nhờ vả vào những người khỏe mạnh hơn, thì tại sao chúng ta lại không cậy nhờ Chúa, là Đấng toàn năng và hay cứu giúp. Ngài sẽ giúp chúng ta vượt thắng đau khổ nếu chúng ta tin tưởng, cậy trông và kêu xin Ngài.
4. Cầu nguyện và biến đổi.
Trước những biến cố trọng đại, Đức Giêsu thường lên núi hoặc đến một nơi thanh vắng để cầu nguyện, trò chuyện với Chúa Cha. Hôm nay cũng vậy. Đem theo ba môn đệ là những người đã theo Đức Giêsu từ những giây phút đầu tiên trong sứ vụ rao giảng. Các ông là những trụ cột của Giáo hội và vì thế, biến cố biến hình là biến cố rất quan trọng cho đức tin của các ông mà Đức Giêsu cách nào đó muốn tỏ hiện để củng cố niềm tin vốn còn yếu nơi con người các ông.
Ngược lại nếu không biết cầu nguyện, chỉ cậy dựa vào sức của mình, chỉ dùng những phương thế tự nhiên tuy là tối hảo thì “mèo vẫn hoàn mèo”, không thể tiến triển được trên đường biến đổi vì Chúa đã nói: ”Sine me nihil potestis facere”: không có Ta các con không thể làm gì được.
Truyện: bốc cát cọ mình.
Người ta thuật lại rằng cả một khu đất kia chỉ có một gia quyến người da đen ở. Gia quyến đó gồm có một bà vợ, một người chồng và một đứa con trai 9 tuổi, Cậu bé đi học, nhưng giữa bọn trẻ da trắng, riêng mình đen thủi đen thui, nên lắm phen bị chê cười, chế nhạo. Cậu luôn bị chọc ghẹo nên khó chịu, giống như một tấm lòng non nớt bị một vết thương sâu. Sau cùng, cậu tự hỏi mình có thể thay đổi nước da chăng, rồi nhất định làm theo ý nghĩ đó.
Bữa nọ, thầy giáo thấy cậu vắng mặt, bèn hỏi đám học sinh về cậu. Một trò thưa rằng thấy cậu đi đàng sau trường, giữa khu rừng nhỏ có rạch chảy qua. Thầy giáo ra công tìm kiếm và thấy cậu ở sát bờ rạch, đang dùng cát ướt kỳ cọ hai cánh tay đen. Thỉnh thoảng cậu dừng tay, rửa cát dính vào da, rồi nhìn xem màu da đen mất chưa. Chao ôi ! Mầu đen quá sậm cậu mất công toi.
Vài phút sau thầy giáo gọi cậu:
- Này em làm gì vậy ?
Cậu giật mình thưa:
- Con cố sức kỳ cọ hết màu da đen để nên người da trắng, song không sao được.
(Ms Lê văn Thái, Những tia sáng, tập 2, tr 94-95)
Khi gợi lên cho ta thấy Đức Giêsu với “gương mặt biến đổi” nhờ sự cầu nguyện, Luca có ý khích lệ chúng ta. Trong cuộc sống đầy thử thách và thất bại, đầy đau khổ và tội lỗi, chỉ có cầu nguyện, vào những lúc nào đó, mới có thể biến đổi chúng ta. Bởi vì chúng ta cũng được “biến đổi”, phản chiếu vinh quang của Chúa như một bức gương (2Cr 3,18). Khuôn mặt Mùa Chay phải là khuôn mặt biến đổi.
Tóm lại, sự thay đổi là trọng tâm của Mùa Chay, và mục đích của Giáo hội là tìm cách cho con cái mình lãnh nhận dồi dào ân sủng, để biến đổi họ trong vui mừng của Mầu nhiệm Phục sinh. Hôm nay Chúa dạy chúng ta bài học cầu nguyện, cầu nguyện thật sự, đúng cách sẽ thay đổi được tâm hồn con người, sẽ làm cho người khác nhận diện được sự đổi thay lạ lùng – dĩ nhiên là qua những việc làm lành thánh -, đó là cầu nguyện, đàm đạo với Chúa về con đường đi đến đồi Calvê, con đường khổ giá của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đoàn từng ngày, từng lúc.
Ước gì trong Mùa Chay thánh này, mỗi người tín hữu sẽ nhận ra được giá trị thật sự của sự cầu nguyện, biết trở về với Giáo hội để lãnh nhận ân sủng, những ơn cần thiết, được ban nhưng không, để cùng được biến đổi, cùng được dự phần vào ngày vinh thắng của Chúa. Nếu như không có thứ Sáu Chịu nạn, sẽ không bao giờ có Chúa Nhật Phục sinh. Đây là định luật bắt buộc cho bất cứ ai muốn tiến vào Vương quốc vĩnh cửu của Thiên Chúa.
5. Chúa sẽ biến đổi thân xác chúng ta.
Trong kinh Tin Kính, chúng ta vẫn tuyên xưng: ”Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại, tôi tin hằng sống vậy”. Chúa sẽ biến đổi thân xác khốn hèn của chúng ta trong ngày sau hết. Với niềm tin tưởng ấy, thánh Phaolô, trong bài đọc 2, đã khuyên mọi người bắt chước Ngài, vì Ngài tin tưởng và hoàn toàn sống theo mầu nhiệm thập giá. Đang khi ấy có lắm kẻ sống như thù địch với thập giá của Đức Kitô. Họ lấy bụng làm Chúa và chỉ nghĩ đến những sự dưới đất. Họ đặt vinh quang nơi những điều đáng phải xấu hổ, ngay cả nơi phép cắt bì của người Do thái. Họ là những người chỉ cậy vào sức mình và chỉ lấy những mối lợi trước mắt làm hạnh phúc. Họ sẽ đi tới diệt vong.
Trái lại, quê hương của ta là trời cao, tự đó sẽ đến vị Cứu Chúa là Đức Giêsu Kitô. Ngài sẽ biến đổi thân xác khốn hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh quang của Ngài. Chính vì vậy mà chúng ta phải đi vào con đường thập giá, là con đường đã dẫn Chúa chúng ta đạt tới vinh quang.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt
A. DẪN NHẬP
Mùa Chay là thời gian tập chiến đấu và chiến thắng ma quỉ cũng như các khuynh hướng xấu để đổi mới con người cũ của mình, làm cho linh hồn trở lại thời thanh xuân của ân sủng. Vì thế, mỗi năm, vào Chúa nhật thứ hai mùa Chay, Giáo hội cho chúng ta nghe đoạn Tin mừng về việc Đức Giêsu biến hình để khích lệ chúng ta.
Đức Giêsu đã dẫn ba môn đệ thân tín của mình là Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi Tabor và đã biến hình trước mặt các ông. Nói khác đi, Đức Giêsu đã cho rạng sáng lên trong giây lát cái vinh hiển của “hình dạng” Thiên Chúa, đã bị che giấu đi trong cái “hình dạng” con người của Ngài. Vì thế, Tin mừng cho biết: Ba môn đệ thấy vinh quang của Ngài.
Đây là dịp Đức Giêsu cho ba môn đệ trông thấy trước vinh quang sáng chói của Ngài, nhìn ra con người thật của Ngài; đồng thời chuẩn bị tinh thần cho các ông, giúp các ông bình tĩnh trước cuộc khổ nạn của Ngài. Qua biến cố này, Đức Giêsu dạy cho các ông một bài học xem ra khó thực hiện đối với các ông nhưng là một điều kiện thiết yếu: phải chết đi rồi mới được sống lại, phải qua thập giá thì mới tiến tới vinh quang: Per crucem ad lucem !
Qua việc biến hình của Đức Giêsu, Giáo hội muốn cho chúng ta trong Mùa Chay thánh này phải bắt chước Đức Giêsu mà thay hình đổi dạng, phải lột bỏ con người cũ mà mặc lấy con người mới tốt lành thánh thiện, phải chết đi cho tội lỗi mà sống cho Chúa để qua cuộc lột xác này mà trở thành một tạo vật mới xinh đẹp với ân sủng của Chúa và dưới tác động của Chúa Thánh Thần.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA.
+ Bài đọc 1: St 15,5-12.17-18.
Nhân loại cũ do Adong kể như đã hư mất vì tội lỗi. Thiên Chúa quyết định thành lập một nhân loại mới bắt đầu từ Abraham. Vì thế, Thiên Chúa ký kết giao ước với ông.
Giao ước được trình bầy dưới dạng một bản giao kèo theo tập tục các chiến binh thời đó: được đóng ấn bằng việc xẻ thịt một bò cái tơ, một dê cái và một cừu đực. Giao ước giữa Thiên Chúa và Abraham sửa soạn cho một giao ước sẽ ký kết giữa Thiên Chúa và Israel tại núi Sinai (Xh 19). Thiên Chúa nhận của lễ Abraham dưới hình dạng ngọn lửa thiêu. Theo giao ước này, nếu Abraham nhận Thiên Chúa là Chúa của mình và tin vào Ngài, thì Thiên Chúa sẽ ban cho ông hai điều: một dòng dõi đông đúc và một vùng đất rộng rãi phì nhiêu.
+ Bài đọc 2: Pl 3,17-4,1.
Thánh Phaolô kêu gọi tín hữu Philipphê hãy noi gương bắt chước ngài. Sở dĩ ngài dám nói như thế là vì ngài muốn nhắc lại cuộc trở lại của mình với Đức Kitô và từ đây ngài hết lòng tin tưởng theo gương ông Abraham ngày xưa đã tin tưởng vào Thiên Chúa.
Ngài muốn hiệp thông cùng cuộc tử nạn và Phục sinh với Đức Kitô. Ngài khuyên nhủ các tín hữu đừng bắt chước những người sống đối nghịch với thập giá Đức Kitô, họ là những kẻ hưởng lạc chỉ nhắm những sự thấp hèn đời này, mà hãy kiên trì theo đuổi việc chạy đua đến vương quốc trên trời, nơi họ sẽ được hoàn toàn hóa thân trong Đức Kitô, vì “quê hương chúng ta ở trên trời”(Pl 3,20).
+ Bài Tin mừng: Lc 9, 28b-36.
Trong trình thuật của thánh Luca về cuộc biến hình cách mầu nhiệm, chúng ta chú ý đến chi tiết Đức Giêsu đàm đạo với ông Maisen và ông Êlia về cuộc “xuất hành” của Ngài tại Giêrusalem, ý nói đến cuộc tử nạn của Ngài sẽ được thực hiện tại đó.
Cuộc xuất hành về Đất Hứa của dân Do thái ngày xưa là hình ảnh cuộc xuất hành của Ngài ngày nay. Ngày xưa trong cuộc xuất hành, Maisen đã dẫn dân ra khỏi đất nô lệ, thì giờ đây, Đức Kitô là Maisen mới sẽ dẫn đưa mọi người thoát khỏi cảnh thống trị của sự dữ.
Chi tiết thứ hai là đám mây trắng tinh sáng ngời là điềm tiên báo sự phục sinh, lên trời của Chúa và của chúng ta, nếu chúng ta nghe Lời Chúa và theo gương Chúa cho đến cùng.
Việc biến hình trước mặt ba môn đệ thân tính hé mở cho ba ông thấy trước một chút vinh quang thật của Ngài, nhờ đó các ông sẽ đỡ hoang mang khi sau này thấy Ngài chịu nạn chịu chết.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA.
Hãy biến đổi con người chúng ta.
I. ĐỨC GIÊSU BIẾN HÌNH.
1. Khung cảnh cuộc biến hình.
Câu chuyện Đức Giêsu biến hình đã được Tin Mừng nhất lãm tường thuật theo một tài liệu duy nhất. Biến cố biến hình này xẩy ra khoảng 8 ngày sau khi Đức Giêsu loan báo về cuộc khổ nạn của Ngài, và cũng xẩy ra đồng thời khi ông Phêrô truyên xưng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa (Lc 9,20). Và Đức Giêsu, khi đón nhận lời tuyên xưng ấy, đã dùng cuộc biến hình này để chỉ cho các tông đồ thấy trước chính vinh quang đó, hầu soi sáng cho các ông thấy rõ ý nghĩa cuộc thử thách mà Ngài đã loan báo, tức là cuộc thương khó và cuộc tử nạn sắp xẩy đến.
Đức Giêsu chỉ đem theo ba Tông đồ là Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi như xưa ông Maisen khi lên núi Sinai đã đem theo một số người đồng hành (Xh 24,9). Ba ông này được chọn riêng trong 3 trường hợp:
- Chúa cho con ông Giairô sống lại (Mt,9,18).
- Chúa biến hình (Mt 17,1)
- Tại vườn Cây dầu (Mt 26,3).
Đang khi các ông ngủ, Đức Giêsu biến hình trước mặt các ông. Thánh Matthêu và Marcô thì dùng chữ “biến hình”, còn thánh Luca thì nói là “dung mạo Ngài biến đổi khác thường”. Tuy dùng từ khác nhau nhưng đều nói lên việc Đức Giêsu biến đổi con người nên sáng láng tốt đẹp vô cùng, làm cho các ông ngây ngất đến nỗi không biết mình đang nói gì. Các ông còn được thấy sự hiện diện của ông Maisen và ông Elia, và cũng được nghe tiếng từ trời xuống:”Đây là Con Ta yêu dấu, Người được Ta tuyển chọn. Hãy vâng nghe lời Ngài”.
Các ông đã nghe nhưng không hiểu gì ngay lúc đó. Sau này các ông sẽ hiểu, khi Đức Giêsu sẽ là “Người tôi tớ”, người “được tuyển chọn” trong biến cố Vượt qua, trong cuộc xuất hành của Ngài về với Chúa Cha.
2. Mục đích cuộc biến hình.
Đức Giêsu chỉ đưa ba ông Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi để chứng kiến việc Ngài biến hình vào khoảng 8 ngày sau khi Ngài báo tin cho môn đệ biết: Con Người sẽ phải chịu nhiều đau khổ… bị giết đi và ngày thứ ba sẽ sống lại. Ngài cũng bảo: Ai muốn đi theo sau Ngài thì hãy từ bỏ chính mình và vác thập giá mình hằng ngày mà theo Ngài. Những lời ấy không làm cho môn đệ an tâm, nên Ngài đã hứa sẽ cho một số môn đệ có mặt đó được thấy vinh quang của Ngài.
Do đó, việc Đức Giêsu biến hình có 2 mục đích:
- Thứ nhất, Đức Giêsu tỏ ra cho các môn đệ thân tín và mọi người biết rõ ràng Ngài là Thiên Chúa làm người. Bởi vì người Do thái nói chung và nhất là các môn đệ, đã sống gần Ngài 3 năm rồi, đã nghe biết bao nhiêu lời Ngài giảng dạy, và đã chứng kiến nhiều phép lạ Ngài làm, nhưng họ chỉ thấy Ngài là một người như mọi người khác, họ không thấy chân tướng đích thực của Ngài.. Hôm nay qua sự biến hình, Ngài cho họ thấy rõ Ngài là vinh quang của Thiên Chúa, là Thiên Chúa vinh quang.
- Thứ hai, Ngài muốn củng cố đức tin cho các môn đệ. Bởi vì Ngài thấy các ông quá sợ đau khổ, không muốn chấp nhận cuộc khổ nạn của Ngài, nên Ngài đã hé mở sự vinh quang của Nước Thiên Chúa cho các ông thấy để tăng thêm cho các ông niềm tin và hy vọng vào ngày mai. Như vậy, việc Chúa biến hình cũng dạy bảo cho các môn đệ biết: phải trải qua đau khổ rồi mới vào vinh quang bởi vì không ai có thể “Ngồi mát ăn bát vàng”.
II. CHÚNG TA CŨNG PHẢI BIẾN HÌNH.
Chúng ta đã được chịu phép rửa tội, đã được tha tội tổ tông và tội riêng, linh hồn ta đã được trong sạch sáng láng như các thiên thần, xứng đáng là nơi Chúa ngự. Nhưng qua thời gian, qua những thămg trầm của cuộc sống và bị ma quỉ cám dỗ, chúng ta đã sa ngã và làm cho linh hồn chúng ta ra nhơ bẩn, linh hồn cần phải được tẩy sạch để trở nên tình trạng tốt đẹp thuở ban đầu. Vậy Mùa Chay là thời gian thuận lợi để linh hồn được biến hình đổi dạng để trở nên con người mới hoàn thiện hơn.
1. Nhu cầu cầu được biến đổi.
Thánh Phaolô đã có kinh nghiệm bản thân của Ngài về sự biến đổi đó nên Ngài đã nói:”Anh em hãy cởi bỏ kiểu sống xa xưa, con người cũ đã ra hư hốt theo những đam mê lầm lạc. Hãy để Thần Khí canh tân đổi mới anh em thấu tận trí khôn. Hãy mặc lấy người mới đã được tạo dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa, trong công chính và thánh thiện bắt nguồn trong sự thật”(Ep 4,22-24).
Thánh Phaolô đã để lại cho chúng ta những kinh nghiệm quí giá về đời sống tâm linh của Ngài mà không ai trong chúng ta có thể chối cãi được. Trong thư gửi cho tín hữu Rôma, Ngài đã cho biết: trong con người của Ngài có hai lực lượng xung khắc nhau kịch liệt, làm cho Ngài phải bận tâm và đau khổ, và ngài không thi hành được cái ngài muốn:
“Điều tôi làm ra, tôi không biết; vì điều tôi muốn tôi không thi hành, nhưng tôi lại làm chính những điều tôi ghét”(Rm 7,15).
“Sự lành tôi muốn, tôi lại không làm; còn sự dữ không muốn, tôi lại thi hành”(Rm 7,19).
Nhưng cũng may, trong con người chúng ta, tuy có hai lực lượng xung khắc nhau, nhưng luật của Thiên Chúa vẫn còn đủ sức mạnh để lôi kéo ta làm việc lành, chứ không phải buông theo luật của xác thịt:
“Tôi hớn hở đồng ý với luật của Thiên Chúa theo con người bên trong, nhưng tôi thấy một luật khác nơi chi thể mình tôi, cự lại luật của lương tri tôi, và giam tù tôi trong luật của sự tội nơi chi thể mình tôi”(Rm 7,22-23)
Trong bài đọc 2 hôm nay, thánh Phaolô bảo tín hữu Philipphê hãy noi gương đổi mới của ngài. Ngài đã đổi đời từ kẻ hung ác bắt bớ hành hung các tín hữu của Đức Giêsu trở thành tông đồ hăng hái nhiệt tình rao giảng Đức Giêsu. Nhưng còn nhiều kẻ chưa đổi đời như ngài, họ vẫn còn thờ cái bụng, thờ cái ô nhục của thế gian. Thánh Phaolô đã thương khóc họ, vì họ sẽ phải hư vong. Ngài cầu nguyện cho họ nhận ra quê hương thật ở trên trời để họ mong đợi Đức Giêsu Kitô đến biến đổi họ nên giống Người, sống khăng khít với Người. Đó là niềm vui và vinh dự thực sự của họ và của thánh Phaolô.
Truyện: Văn hào André Froissard.
Văn hào André Froissard thuộc Hàn lâm viện Pháp đã được ơn “trở lại” lạ thường. Ông đã thuật lại trong cuốn sách thời danh “Có Thiên Chúa và tôi đã gặp Ngài”. Thân phụ ông, Tổng thư ký đảng Cộng sản Pháp, đã từng tuyên bố:”Nếu có Thiên Chúa, thì tôi khuyên “ông ấy” lo rút lui vì không ai thích ông”. Nhưng chính con ông lại được gặp gỡ Chúa và khẳng định:”Khi người ta may mắn được gặp Thiên Chúa thì mọi sự khác chỉ là trò hề. Chỉ có Thiên Chúa là Đấng không làm cho tôi thất vọng kể từ một buổi sáng năm ấy, 1935” (Phỏng vấn của Paris Match 8.4.1988)
2. Biến đổi và thập giá.
Có một mối tương quan giữa thập giá và vinh quang. Sự Chúa biến hình trên núi Tabor hôm nay đem đến cho chúng ta niềm hy vọng, cho chúng ta thấy trước sự vinh quang với Chúa. Nhưng muốn biến đổi không phải là chuyện đơn giản vì nó không phải là cái gì có sẵn, hay dễ dàng, mà đòi hỏi thời gian, vì đây là một tiến trình vô cùng khó khăn. Nó đòi hỏi chúng ta phải đối diện với thực tại hằng ngày của cuộc sống, nhiều khi phải lội ngược dòng đời, lột xác từng tí một, nhiều lúc phải chịu thử thách, đắng cay, mất mát. Hôm nay 5 đầy tớ ưu tuyển của Chúa, tiêu biểu cho cả Cựu ước lẫn Tân ước cùng chứng kiến sự kiện lạ lùng này. Họ cũng được can dự vào sự “biến đổi”.
Trong mùa chay này, Giáo hội cho chúng ta đọc đoạn Tin mừng này để khích lệ chúng ta, nghĩa là bảo cho chúng ta biết: khổ giá mà không có vinh quang phục sinh thì khổ giá vô nghĩa. Vinh quang Phục sinh mà không có khổ giá thì vinh quang không bao giờ có được. Vì thế, mỗi lần loan báo về cuộc khổ nạn, Đức Giêsu cũng nói đến Phục sinh vinh quang. Cũng vậy, sau khi nói về cuộc khổ nạn sắp xẩy đến, Đức Giêsu đã biến hình để các môn đệ thấy vinh quang của Ngài, để động viên khích lệ các ông và dạy cho các ông cũng như mọi người biết rằng: đau khổ chỉ là bước đường phải đi qua để đưa chúng ta tới quê trời, tới hạnh phúc đích thực mà mọi người mong đợi.
Truyện: Con sâu thành con bướm.
Có một con sâu nhỏ bò mãi, cho đến thời điểm cuối của cuộc đời thì tới thiên đàng. Nó gõ cửa, một giọng nói phát ra từ bên trong:
- Không có sâu bọ nào được phép vào đây. Ta thấy ngươi quá vội vã đấy.
- Lạy Chúa, xin dạy cho con biết phải làm gì bây giờ ?
- Chịu đựng hơn một chút nữa, chiến đấu một chút nữa, và hãy biến thành bướm đi.
Thế là con sâu quay lại trần gian bắt đầu lại cuộc hành trình bò lên thiên đàng. Nó bò nhanh hơn, cố gắng nhiều hơn. Mồ hôi vã ra như tắm. Mồ hôi càng đổ ra, sức lực nó càng tiêu hao, nó càng cảm thấy nhẹ nhàng để bò nhanh hơn. Gần tới cửa thiên đàng rồi nhưng nhìn lại nó vẫn là con sâu xấu xí, khốn khổ. Nhưng nó vội xua nỗi buồn bằng sự cố gắng chính mình, nó rướn người lên và cảm thấy tàn hơi, kiệt sức. Chính lúc nó cúi đầu tuyệt vọng lại là lúc nó chợt cảm thấy thân hình nó nhẹ nhàng lạ thường. Nó đã hóa thành chú bướm xinh xắn bay vào khung cửa thiên đàng đang rộng mở. Nó đã biến hình trọn vẹn.
Con sâu biểu tượng mỗi con người chúng ta trong cuộc lữ hành đức tin đời mình. Chúng ta khao khát bò lên cao trên đường thánh đức với bao nỗi nhọc nhằn, vất vả. Vì phải chiến đấu chống lại những chước cám dỗ nội tâm để đáp trả tiếng nói của chân lý, hay phải đối diện với những cám dỗ thế gian đang phơi bầy trước mắt, khiến chúng ta thường có tư tưởng buông xuôi.
Tội lỗi, yếu đuối và sự nhát đảm như chiếc vỏ bọc gồ ghề vây hãm chúng ta. Đó là lớp vỏ chúng ta cần thoát ra để trở thành con người hoàn hảo, tỏa sáng như Đức Kitô trên núi thánh nhờ vào thái độ quy phục thánh ý Cha trên trời, “Đây là Con Ta, Người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người”. Vì chính lòng nhẫn nại tín trung vào ơn Chúa sẽ giúp chúng ta thoát khỏi mọi nghi ngại, mọi suy tính đầy vụ lợi. Và lòng khiêm nhường thẳm sâu sẽ phá tung lớp vỏ kén tự mãn để trao tặng chúng ta đôi cánh đức tin hy vọng cao bay xuyên qua những đám mây mờ của tháng ngày thử thách gian ngay (Theo Internet).
3. Ơn gọi biến đổi con người.
Việc Đức Giêsu biến hình là mẫu gương cho mọi người noi theo để cố gắng biến đổi con người cũ thành con người mới, từ loài sâu bọ trở nên con bướm xinh đẹp. Mọi người đều có ơn gọi biến đổi không trừ một ai.
Ơn gọi của Abraham là bỏ xứ Ur thuộc Mesopotamia tiến vào Canaan. Người không đức tin sẽ cho Abraham là kẻ lắm tham vọng và tin hão huyền: bỏ cái đang có, đi tìm cái viển vông. Abraham bỏ ruộng vườn, nhà cửa theo ơn gọi, tìm sự vất vả, sống thiếu thốn và khó khăn. Ông lùa đàn vật và dẫn gia nhân vào chốn vô định. Trước mặt ông là giải sa mạc mênh mông, nắng cháy da diết, cỏ cây úa vàng, giọt nước quí hơn kim cương. Vì tín trung với ơn gọi, Abraham đã thành công, trở thành anh hùng lập quốc, được chúc phúc và biến hình.
Ơn gọi của Phaolô là quên đi dĩ vãng. Diệt cái kiêu căng và cuồng tín biệt phái. Từ thái cực là một kẻ hung hăng bắt đạo, Phaolô đã mềm nhũn và ngoan hiền dưới ánh sáng kỳ diệu với lời trách mắng nhẹ:”Saulê, sao ngươi bắt bớ Ta”? Phaolô làm bạn với nhóm 12 và trở thành Tông đồ Dân ngoại. Phaolô vui nhận thử thách, không ngừng thuyết giảng, và trung thành đến giọt máu cuối cùng. Phaolô đã được lột xác và biến hình.
Lịch sử Giáo hội ghi nhận nhiều cuộc biến hình khác. Từ say rượu đến say Chúa, từ gái giang hồ thành thánh nhân, từ trai tứ chiếng nên Đấng lập Dòng, từ kẻ khô khan đến người sốt mến, từ người tham lam, hà khắc trở thành người rộng lượng và khoan nhân… Đó là những cuộc canh tân và biến hình đã, đang và còn tiếp tục xẩy ra trong Giáo hội. Đồng thời chứng minh rằng ơn Chúa dư đủ cho mọi người và Chúa đang thắng ma quỉ, xác thịt và thế gian nơi cung lòng mỗi cá nhân (Carôlô)
Trong việc làm biến đổi con người mình, người ta phải nỗ lực chứ không phải khoán trắng cho Chúa. Chúa không muốn làm biến đổi thay cho chúng ta mà Ngài chỉ trợ lực để chúng ta làm lấy công việc này: ”Hãy tự giúp mình rồi trời sẽ giúp cho” (Ngạn ngữ Pháp).
Truyện: Hãy tự giúp mình trước.
Người ta kể rằng: một bác tiều phu kia đi lấy được một xe bò củi chất đầy. Nhưng khi đi tới một khúc đường sình lầy thì đôi bò dừng lại. Xe bò sụn lún xuống bùn. Bác ta ngồi khóc than. Khóc một hồi, bác ta nhớ ra có một vị thần và bắt đầu van xin. Vị thần hiện ra phán bảo:”Thay vì ngồi khóc thì ngươi hãy ghé vai vào xe thử đẩy đi và ta sẽ giúp”. Bác tiều phu làm theo lời vị thần, cố gắng mọi cách, cuối cùng chiếc xe bò đã vượt qua khúc đường sình lầy.
Đó là ngụ ngôn dạy chúng ta phải cộng tác với một sức mạnh hơn để làm việc, để giải quyết mọi việc. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta còn biết nhờ vả vào những người khỏe mạnh hơn, thì tại sao chúng ta lại không cậy nhờ Chúa, là Đấng toàn năng và hay cứu giúp. Ngài sẽ giúp chúng ta vượt thắng đau khổ nếu chúng ta tin tưởng, cậy trông và kêu xin Ngài.
4. Cầu nguyện và biến đổi.
Trước những biến cố trọng đại, Đức Giêsu thường lên núi hoặc đến một nơi thanh vắng để cầu nguyện, trò chuyện với Chúa Cha. Hôm nay cũng vậy. Đem theo ba môn đệ là những người đã theo Đức Giêsu từ những giây phút đầu tiên trong sứ vụ rao giảng. Các ông là những trụ cột của Giáo hội và vì thế, biến cố biến hình là biến cố rất quan trọng cho đức tin của các ông mà Đức Giêsu cách nào đó muốn tỏ hiện để củng cố niềm tin vốn còn yếu nơi con người các ông.
Ngược lại nếu không biết cầu nguyện, chỉ cậy dựa vào sức của mình, chỉ dùng những phương thế tự nhiên tuy là tối hảo thì “mèo vẫn hoàn mèo”, không thể tiến triển được trên đường biến đổi vì Chúa đã nói: ”Sine me nihil potestis facere”: không có Ta các con không thể làm gì được.
Truyện: bốc cát cọ mình.
Người ta thuật lại rằng cả một khu đất kia chỉ có một gia quyến người da đen ở. Gia quyến đó gồm có một bà vợ, một người chồng và một đứa con trai 9 tuổi, Cậu bé đi học, nhưng giữa bọn trẻ da trắng, riêng mình đen thủi đen thui, nên lắm phen bị chê cười, chế nhạo. Cậu luôn bị chọc ghẹo nên khó chịu, giống như một tấm lòng non nớt bị một vết thương sâu. Sau cùng, cậu tự hỏi mình có thể thay đổi nước da chăng, rồi nhất định làm theo ý nghĩ đó.
Bữa nọ, thầy giáo thấy cậu vắng mặt, bèn hỏi đám học sinh về cậu. Một trò thưa rằng thấy cậu đi đàng sau trường, giữa khu rừng nhỏ có rạch chảy qua. Thầy giáo ra công tìm kiếm và thấy cậu ở sát bờ rạch, đang dùng cát ướt kỳ cọ hai cánh tay đen. Thỉnh thoảng cậu dừng tay, rửa cát dính vào da, rồi nhìn xem màu da đen mất chưa. Chao ôi ! Mầu đen quá sậm cậu mất công toi.
Vài phút sau thầy giáo gọi cậu:
- Này em làm gì vậy ?
Cậu giật mình thưa:
- Con cố sức kỳ cọ hết màu da đen để nên người da trắng, song không sao được.
(Ms Lê văn Thái, Những tia sáng, tập 2, tr 94-95)
Khi gợi lên cho ta thấy Đức Giêsu với “gương mặt biến đổi” nhờ sự cầu nguyện, Luca có ý khích lệ chúng ta. Trong cuộc sống đầy thử thách và thất bại, đầy đau khổ và tội lỗi, chỉ có cầu nguyện, vào những lúc nào đó, mới có thể biến đổi chúng ta. Bởi vì chúng ta cũng được “biến đổi”, phản chiếu vinh quang của Chúa như một bức gương (2Cr 3,18). Khuôn mặt Mùa Chay phải là khuôn mặt biến đổi.
Tóm lại, sự thay đổi là trọng tâm của Mùa Chay, và mục đích của Giáo hội là tìm cách cho con cái mình lãnh nhận dồi dào ân sủng, để biến đổi họ trong vui mừng của Mầu nhiệm Phục sinh. Hôm nay Chúa dạy chúng ta bài học cầu nguyện, cầu nguyện thật sự, đúng cách sẽ thay đổi được tâm hồn con người, sẽ làm cho người khác nhận diện được sự đổi thay lạ lùng – dĩ nhiên là qua những việc làm lành thánh -, đó là cầu nguyện, đàm đạo với Chúa về con đường đi đến đồi Calvê, con đường khổ giá của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đoàn từng ngày, từng lúc.
Ước gì trong Mùa Chay thánh này, mỗi người tín hữu sẽ nhận ra được giá trị thật sự của sự cầu nguyện, biết trở về với Giáo hội để lãnh nhận ân sủng, những ơn cần thiết, được ban nhưng không, để cùng được biến đổi, cùng được dự phần vào ngày vinh thắng của Chúa. Nếu như không có thứ Sáu Chịu nạn, sẽ không bao giờ có Chúa Nhật Phục sinh. Đây là định luật bắt buộc cho bất cứ ai muốn tiến vào Vương quốc vĩnh cửu của Thiên Chúa.
5. Chúa sẽ biến đổi thân xác chúng ta.
Trong kinh Tin Kính, chúng ta vẫn tuyên xưng: ”Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại, tôi tin hằng sống vậy”. Chúa sẽ biến đổi thân xác khốn hèn của chúng ta trong ngày sau hết. Với niềm tin tưởng ấy, thánh Phaolô, trong bài đọc 2, đã khuyên mọi người bắt chước Ngài, vì Ngài tin tưởng và hoàn toàn sống theo mầu nhiệm thập giá. Đang khi ấy có lắm kẻ sống như thù địch với thập giá của Đức Kitô. Họ lấy bụng làm Chúa và chỉ nghĩ đến những sự dưới đất. Họ đặt vinh quang nơi những điều đáng phải xấu hổ, ngay cả nơi phép cắt bì của người Do thái. Họ là những người chỉ cậy vào sức mình và chỉ lấy những mối lợi trước mắt làm hạnh phúc. Họ sẽ đi tới diệt vong.
Trái lại, quê hương của ta là trời cao, tự đó sẽ đến vị Cứu Chúa là Đức Giêsu Kitô. Ngài sẽ biến đổi thân xác khốn hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh quang của Ngài. Chính vì vậy mà chúng ta phải đi vào con đường thập giá, là con đường đã dẫn Chúa chúng ta đạt tới vinh quang.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt