Chiều thứ Hai 29/07/2002, Đức Thánh Cha đã đến Guatemala, một quốc gia rất nghèo nàn tại Trung Mỹ. Tuy nhiên lòng sùng đạo của dân chúng xứ này đáng được nể phục và trân trọng.
Nhiều nhà báo trên thế giới đã gọi cuộc tiếp đón mà dân chúng Guatemala dành cho Đức Thánh Cha là "khúc khải hoàn ca" vì hai lý do. Thứ nhất là thành công vang dội của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Toronto, Canada. Thứ hai là đã xảy ra một chuyện chưa từng bao giờ xảy ra trong tất cả 96 chuyến tông du trước đây của Đức Thánh Cha: hai bên đường từ sân bay về đến Tòa Sứ Thần tại thủ đô dài cả thảy 14 cây số, dân chúng đã dùng mạt cưa và hàng trăm ngàn bông hoa để trải trên đường cho xe Đức Giáo Hoàng đi qua như đón một đoàn quân ca khúc khải hoàn trở về. Khi xe Đức Thánh Cha đi qua giữa tiếng hoan hô vang dội, đân chúng lại túa ra đường thi nhau hốt những mạt cưa và những bó hoa mang về nhà làm kỷ niệm.
Cũng nên nói qua về thánh lễ phong Hiển Thánh cho Chân Phước Pedro de San Jose Betancur. Ít có thánh lễ phong thánh nào có một số giáo dân tham dự đông đảo như vậy. Trong Thánh lễ Phong Chân phước và Hiển Thánh của Cha Pio, có khoảng nửa triệu người tham dự (thật ra, công bằng mà nói tại Vatican không có một địa điểm nào có thể chứa được trên nửa triệu tín hữu). Theo báo cáo của cảnh sát thành phố Guatemala, số người dự thánh lễ Phong Hiển thánh sáng thứ ba 30/07/2002 tại Guatemala lên tới 700 ngàn. Tuy người dân Guatemala rất nghèo nàn. Số người nghèo lên tới 60% và mỗi ngày có khoảng 19 người chết đói nhưng lại giầu lòng sùng đạo. Họ đã dùng mọi phương tiện, kể cả việc đi bộ suốt đêm, để đến thủ đô dự thánh lễ và để được nhìn thấy Đức Thánh Cha.
Trong bài chào mừng Đức Thánh Cha ở đầu lễ, Đức Cha Rodolfo Quezada Toruno, Tổng Giám Mục Thành phố Guatemala, nói với Đức Thánh Cha như sau: "Phần đông dân chúng đã đi bộ cả đêm, chịu mưa gió, giá lạnh để đến với Cha hôm nay đây, nhưng họ vui mừng, sung sướng".
Trong bài giảng dài, Đức Thánh Cha đáp lại lòng sùng đạo và tinh thần hy sinh quảng đại của người dân nghèo nàn, đơn sơ này. Ngài nói: "Cha không quên anh chị em, người dân thổ cư. Cha cảm phục các giá trị của nền văn hóa của anh chị em; Cha khuyến khích anh chị em vượt qua tình hình nhiều lúc rất khó khăn với niềm hy vọng. Với tinh thần trách nhiệm, Anh chị em hãy xây dựng tương lai của anh chị em; anh chị em hãy làm việc cho việc phát triển điều hòa của dân tộc anh chị em. Anh chị em đáng được tôn trọng và anh chị em có quyền để thực hiện đầy đủ con người của anh chị em trong công lý, trong phát triển toàn diện và trong hòa bình. Công lý lâu dài là công lý được thực hành với lòng khiêm tốn và biết chia sẻ tận tình số phận của anh chị em mình, vừa gieo vãi khắp nơi tinh thần tha thứ và lòng thương xót".
"Chúng ta hãy nghĩ đến trẻ em và những người trẻ, những ai vô gia cư hay bị tước đoạt một nền giáo dục; đến những phụ nữ bị bỏ rơi với quá nhiều nhu cầu cấp thiết; đến đám đông bọ gạt ra ngoài lề xã hội đang sống lang thang giữa các thành thị, đến những nạn nhân của tội phạm có tổ chức, đến những gái mãi dâm và người nghiện ma tuý, đến những người đau yếu không ai đoái hoài đến và những người già đang sống trong cô đơn".
Sau thánh lễ, các phóng viên ghi nhận hình ảnh nhiều người chạy lên chỗ bàn thờ cố chạm tay vào chỗ Đức Thánh Cha vừa đứng cử hành thánh lễ. Không phải họ dị đoan đâu, nhưng chính là để thể hiện lòng yêu mến Đức Thánh Cha và Giáo Hội. Tưởng cũng nên nhắc lại rằng Guatemala là nơi mà chủ nghĩa tư bản rừng rú bóc lột người dân đến mức tàn tệ và Giáo Hội Công Giáo luôn luôn ở trên tuyến đầu tranh đấu cho nhân quyền. Cho tới nay, vụ án Đức Giám Mục Gerardi bị đánh cho đến chết vào năm 1998 vì dám tố cáo những vụ tàn sát dân lành và vi phạm nhân quyền vẫn chưa kết thúc thỏa đáng.
Theo Cha Lombardi, giám đốc chương trình Đài Phát thanh Vatican, trong đoàn tùy tùng của ĐTC thì tại Guatemala còn có nhiều lạm dụng lao động trẻ em (bị coi như nô lệ). Các trẻ em này được dùng vào bất cứ công việc gì, trả công rất ít, khoảng một Mỹ kim mỗi ngày (chỉ đủ bữa ăn trưa). Hầu hết các em làm việc ngoài đồng ruộng. Đây là tình trạng rất trầm trọng đang lan tràn trong cả nước. Tuy nhiên, cũng cần nói thêm là người Công Giáo không dễ gì mà xin được việc tại các nông trang này vì đa số thuộc về các ông chủ tư bản Tin Lành. Trong cuộc phỏng vấn hôm Chúa Nhật 28/7, Đức Cha Fernando C. Gamalero thuộc giáo phận Escuintla nhìn nhận rằng trước đây người Công Giáo chiếm 99%, nhưng nay họ chỉ còn 70% dân số. Đức Cha cho biết sự sa sút dân số Công Giáo một phần do chính sách tuyển mộ của các nhóm Tin Lành và các giáo phái mà Đức Cha cho biết "Họ huy động cả những hình thức khủng bố chống lại Công Giáo. Khi một người Công Giáo đi xin việc, nếu người quản lý của nông trang là Tin Lành, người Công Giáo sẽ bị từ chối ngay"
Vào những năm trong thập niên 1970 và 1980, nhiều linh mục, tu sĩ và giáo lý viên Công Giáo bị bắt bớ tù tội vì bị gán cho tội "tuyên truyền cho chủ nghĩa Marx". Một tội danh khá khôi hài nhưng đã khiến cả chục ngàn người Công Giáo mất mạng.
Thông tấn xã AP tường thuật rằng ngay trong buổi lễ phong Thánh cho Chân Phước Pedro de San Jose Betancur, một nhóm Tin Lành gọi là Neo-Pentecostal cũng tổ chức đối diện với nơi hành lễ một chương trình nhạc rock và hò hét những khẩu hiệu chống Công Giáo. Bà Lucy de Brolo, trạc 60 tuổi, trước đây theo Công Giáo nay bỏ đạo theo Tin Lành từ năm 1983, đã lớn tiếng nói với phóng viên AP là chuyến tông du của Đức Thánh Cha là để "dọn đường cho việc chống lại Chúa".
Tuy nhiên, cũng có người Tin Lành tỏ ra hiểu biết. Ông Vitalino Similox, một người thổ dân Maya, mục sư của Công Hội Truyền Bá Tin Mừng nói với phóng viên AP: "Vị Giáo Hoàng này đoàn kết xã hội Guatemala và đó là điều không ai khác làm nổi".
Nhiều nhà báo trên thế giới đã gọi cuộc tiếp đón mà dân chúng Guatemala dành cho Đức Thánh Cha là "khúc khải hoàn ca" vì hai lý do. Thứ nhất là thành công vang dội của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Toronto, Canada. Thứ hai là đã xảy ra một chuyện chưa từng bao giờ xảy ra trong tất cả 96 chuyến tông du trước đây của Đức Thánh Cha: hai bên đường từ sân bay về đến Tòa Sứ Thần tại thủ đô dài cả thảy 14 cây số, dân chúng đã dùng mạt cưa và hàng trăm ngàn bông hoa để trải trên đường cho xe Đức Giáo Hoàng đi qua như đón một đoàn quân ca khúc khải hoàn trở về. Khi xe Đức Thánh Cha đi qua giữa tiếng hoan hô vang dội, đân chúng lại túa ra đường thi nhau hốt những mạt cưa và những bó hoa mang về nhà làm kỷ niệm.
Cũng nên nói qua về thánh lễ phong Hiển Thánh cho Chân Phước Pedro de San Jose Betancur. Ít có thánh lễ phong thánh nào có một số giáo dân tham dự đông đảo như vậy. Trong Thánh lễ Phong Chân phước và Hiển Thánh của Cha Pio, có khoảng nửa triệu người tham dự (thật ra, công bằng mà nói tại Vatican không có một địa điểm nào có thể chứa được trên nửa triệu tín hữu). Theo báo cáo của cảnh sát thành phố Guatemala, số người dự thánh lễ Phong Hiển thánh sáng thứ ba 30/07/2002 tại Guatemala lên tới 700 ngàn. Tuy người dân Guatemala rất nghèo nàn. Số người nghèo lên tới 60% và mỗi ngày có khoảng 19 người chết đói nhưng lại giầu lòng sùng đạo. Họ đã dùng mọi phương tiện, kể cả việc đi bộ suốt đêm, để đến thủ đô dự thánh lễ và để được nhìn thấy Đức Thánh Cha.
Trong bài chào mừng Đức Thánh Cha ở đầu lễ, Đức Cha Rodolfo Quezada Toruno, Tổng Giám Mục Thành phố Guatemala, nói với Đức Thánh Cha như sau: "Phần đông dân chúng đã đi bộ cả đêm, chịu mưa gió, giá lạnh để đến với Cha hôm nay đây, nhưng họ vui mừng, sung sướng".
Trong bài giảng dài, Đức Thánh Cha đáp lại lòng sùng đạo và tinh thần hy sinh quảng đại của người dân nghèo nàn, đơn sơ này. Ngài nói: "Cha không quên anh chị em, người dân thổ cư. Cha cảm phục các giá trị của nền văn hóa của anh chị em; Cha khuyến khích anh chị em vượt qua tình hình nhiều lúc rất khó khăn với niềm hy vọng. Với tinh thần trách nhiệm, Anh chị em hãy xây dựng tương lai của anh chị em; anh chị em hãy làm việc cho việc phát triển điều hòa của dân tộc anh chị em. Anh chị em đáng được tôn trọng và anh chị em có quyền để thực hiện đầy đủ con người của anh chị em trong công lý, trong phát triển toàn diện và trong hòa bình. Công lý lâu dài là công lý được thực hành với lòng khiêm tốn và biết chia sẻ tận tình số phận của anh chị em mình, vừa gieo vãi khắp nơi tinh thần tha thứ và lòng thương xót".
"Chúng ta hãy nghĩ đến trẻ em và những người trẻ, những ai vô gia cư hay bị tước đoạt một nền giáo dục; đến những phụ nữ bị bỏ rơi với quá nhiều nhu cầu cấp thiết; đến đám đông bọ gạt ra ngoài lề xã hội đang sống lang thang giữa các thành thị, đến những nạn nhân của tội phạm có tổ chức, đến những gái mãi dâm và người nghiện ma tuý, đến những người đau yếu không ai đoái hoài đến và những người già đang sống trong cô đơn".
Sau thánh lễ, các phóng viên ghi nhận hình ảnh nhiều người chạy lên chỗ bàn thờ cố chạm tay vào chỗ Đức Thánh Cha vừa đứng cử hành thánh lễ. Không phải họ dị đoan đâu, nhưng chính là để thể hiện lòng yêu mến Đức Thánh Cha và Giáo Hội. Tưởng cũng nên nhắc lại rằng Guatemala là nơi mà chủ nghĩa tư bản rừng rú bóc lột người dân đến mức tàn tệ và Giáo Hội Công Giáo luôn luôn ở trên tuyến đầu tranh đấu cho nhân quyền. Cho tới nay, vụ án Đức Giám Mục Gerardi bị đánh cho đến chết vào năm 1998 vì dám tố cáo những vụ tàn sát dân lành và vi phạm nhân quyền vẫn chưa kết thúc thỏa đáng.
Theo Cha Lombardi, giám đốc chương trình Đài Phát thanh Vatican, trong đoàn tùy tùng của ĐTC thì tại Guatemala còn có nhiều lạm dụng lao động trẻ em (bị coi như nô lệ). Các trẻ em này được dùng vào bất cứ công việc gì, trả công rất ít, khoảng một Mỹ kim mỗi ngày (chỉ đủ bữa ăn trưa). Hầu hết các em làm việc ngoài đồng ruộng. Đây là tình trạng rất trầm trọng đang lan tràn trong cả nước. Tuy nhiên, cũng cần nói thêm là người Công Giáo không dễ gì mà xin được việc tại các nông trang này vì đa số thuộc về các ông chủ tư bản Tin Lành. Trong cuộc phỏng vấn hôm Chúa Nhật 28/7, Đức Cha Fernando C. Gamalero thuộc giáo phận Escuintla nhìn nhận rằng trước đây người Công Giáo chiếm 99%, nhưng nay họ chỉ còn 70% dân số. Đức Cha cho biết sự sa sút dân số Công Giáo một phần do chính sách tuyển mộ của các nhóm Tin Lành và các giáo phái mà Đức Cha cho biết "Họ huy động cả những hình thức khủng bố chống lại Công Giáo. Khi một người Công Giáo đi xin việc, nếu người quản lý của nông trang là Tin Lành, người Công Giáo sẽ bị từ chối ngay"
Vào những năm trong thập niên 1970 và 1980, nhiều linh mục, tu sĩ và giáo lý viên Công Giáo bị bắt bớ tù tội vì bị gán cho tội "tuyên truyền cho chủ nghĩa Marx". Một tội danh khá khôi hài nhưng đã khiến cả chục ngàn người Công Giáo mất mạng.
Thông tấn xã AP tường thuật rằng ngay trong buổi lễ phong Thánh cho Chân Phước Pedro de San Jose Betancur, một nhóm Tin Lành gọi là Neo-Pentecostal cũng tổ chức đối diện với nơi hành lễ một chương trình nhạc rock và hò hét những khẩu hiệu chống Công Giáo. Bà Lucy de Brolo, trạc 60 tuổi, trước đây theo Công Giáo nay bỏ đạo theo Tin Lành từ năm 1983, đã lớn tiếng nói với phóng viên AP là chuyến tông du của Đức Thánh Cha là để "dọn đường cho việc chống lại Chúa".
Tuy nhiên, cũng có người Tin Lành tỏ ra hiểu biết. Ông Vitalino Similox, một người thổ dân Maya, mục sư của Công Hội Truyền Bá Tin Mừng nói với phóng viên AP: "Vị Giáo Hoàng này đoàn kết xã hội Guatemala và đó là điều không ai khác làm nổi".