PITTSBURGH (CNS) - Khi lãnh tụ các cường quốc trên thế giới họp thượng đỉnh tại Pittsburgh từ ngày 24 đến 25 tháng 9, họ có những vấn đề lớn lao về kinh tế phải thảo luận.
Nhưng với những ước tính mới nhất cho biết có tới 1 tỷ người trên trái đất đang chịu cảnh đói khát do hậu quả của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, nên các vị lãnh đạo tôn giáo tin tưởng rằng, do hành động cùng họp lại để cất lên tiếng nói thay cho những người nghèo trên thế giới, họ sẽ có thể ảnh hưởng lên quyết định của G-20.
Ông Stephen Colecchi, giám đốc Văn phòng Quốc tế về Công lý và Hòa bình thuộc Hội đồng Giám mục Hoa kỳ tuyên bố trong cuộc họp báo tại Pittsburgh hôm 23 tháng 9: Hầu hết các vị giữ những chức vụ cao cấp trong chính quyền “thực sự muốn thực hiện những việc thích hợp cho dân nghèo. Họ quả thực được hướng dẫn do một la bàn luân lý.”
Ông nói: Một phần trong sức mạnh của lời cầu nguyện và tập hợp lại với nhau của các nhà lãnh tụ tôn giáo trong một biến cố như thế là vì “họ tin tưởng rằng tiếng nói của họ có thể gây được ảnh hưởng.”
30 nhà lãnh đạo các tôn giáo như Thiên Chúa giáo, Do thái giáo, Hồi giáo và giáo phái Sikh đã tham dự một cuộc họp báo trước khi cùng nhau trong phẩm phục giáo sĩ tiến tới Khách sạn Omni William Penn để gặp đại diện của phái đoàn Hoa kỳ tham dự cuộc họp thượng đỉnh G-20.
Hành động đó là một phần trong cuộc Họp Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo tôn giáo tổ chức từ 22 đến 23 tháng 9, được triệu tập trước phiên họp của G-20, và được điều hành do tổ chức Bread for the World (Cơm Bánh cho Thế giới), Alliance to End Hunger (Liên minh nhằm chấm dứt Đói nghèo) và các tổ chức đồng bạn khác, mục đích là để “nhắc nhở các nhà lãnh đạo thế giới rằng yếu tố quan trọng nhất trong việc phục hồi kinh tế là những gì thực hiện được cho những người nghèo đói”, theo lời của Linh mục David Beckmann, chủ tịch tổ chức Bread for the World.
“Quả thực đây là một cuộc biểu dương công cộng về phía các nhà lãnh đạo tôn giáo để bày tỏ niềm hy vọng rằng các vị liên hệ trong G-20 sẽ thấy được chiều kích lớn lao hơn nơi quyết tâm của họ.” Đó là phát biểu của giám mục William J. Winter, Phụ tá giáo phận Pittsburgh nay đã hồi hưu, đại diện cho Giám mục Pittsburgh là David A. Zubik. “Chúng tôi hy vọng rằng cùng với những mối quan ngại về kinh tế, họ sẽ thấy được các vấn đề luân lý đạo đức trong việc chăm sóc cho người nghèo trên thế giới.”
Buổi tối hôm trước, các nhà lãnh đạo đã cùng tham dự một buổi cầu nguyện liên tôn giáo tại Nhà thờ First Presbyterian ở khu vực trung tâm thành phố Pittsburgh.
Trong cuộc họp báo, ông Colecchi nói rằng Pittsburgh là địa điểm thích hợp cho cuộc họp thượng đỉnh vì thành phố này tượng trưng cho những cuộc đấu tranh của các gia đình lao động.
Ông nói là mặc dầu thành phố này tuy có đạt được sự phục hồi kinh tế sau khi mất mát kỹ nghệ thép, nhưng năm 2007 có tới 22% dân số sống dưới mức nghèo, và “vì có cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nên số người nghèo đã gia tăng thêm.”
Nạn thất nghiệp “cao và còn tăng”, nay ở mức 7.8%. Trên khắp thế giới, “chúng ta cũng đã chứng kiến sự gia tăng thê thảm tình trạng nghèo đói”, phá hủy đi những tiến bộ trong tiến trình giảm nghèo toàn cầu đạt được trước năm 2006.
Từ năm 1990 đến 2005, con số những người sống trong cảnh cực kỳ nghèo túng giảm từ 1 tỷ 8 xuống còn 1 tỷ 4, và tỷ lệ những trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ 33% xuống con 26%.
“Nhưng vì hậu quả của việc giá cả thực phẩm tăng cao trong năm những 2007 và 2008, cũng như khởi đầu cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra cuối năm 2008, Ngân hàng Thế giới ước tính rằng con số những người cực kỳ nghèo đói tại các nước đang phát triển đã tăng hơn 200 triệu người – chỉ nguyên năm nay thôi đã tăng 90 triệu.”
Lần đầu tiên trong một thập niên, lợi tức đầu người đã giảm tại vùng châu Phi hạ Sahara, và cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, tổ chức Lương Nông của Liên hiệp quốc ước tính rằng có hơn 1 tỷ người đang chịu cảnh đói khát.
“Cảnh nghèo túng ở nước ngoài, không chỉ biểu hiện trong việc chi tiêu ít đi cho thực phẩm, mà cũng còn là “chết đói và thiếu dinh dưỡng”. Còn có nghĩa là người ta phải chết sớm vì những căn bệnh đáng lẽ có thể ngăn ngừa được, nông dân cố “gặt hái vụ mùa từ những cánh đồng bị tàn phá vì hạn hán hay ngập lụt mà nguyên nhân là khí hậu thay đổi.”
Người nghèo khổ bị cùng lúc hai tai họa giáng xuống rất mạnh, đó là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và khủng hoảng vì khí hậu thay đổi lớn lao.
Ông Colecchi trưng dẫn một lá thư viết hồi tháng 6 của Hội đồng Giám mục thuộc các nước trong khối G-8. Lá thư có đoạn viết:
“Chuyện trớ trêu là người nghèo đã gây ra phần nhỏ nhoi nhất cho cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới chúng ta đang phải đương đầu, nhưng mà cuộc sống của họ lại phải gánh chịu những tàn hại lớn lao nhất. Cũng tương tự như thế, dân chúng và các quốc gia nghèo đã góp phần nhỏ nhất trong những yếu tố làm thay đổi khí hậu địa cầu, nhưng lại bị nguy cơ nhiều nhất vì những hậu quả tai hại gây ra.”
Ông cũng trưng dẫn một lá thư của Đức giáo hoàng Benedict trước cuộc họp của G-20 tại London, phàn nàn về mối đe dọa hủy bỏ hoặc giảm thiểu những chương trình ngoại viện tại châu Phi và càc nưóc kém phát triển do hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay.
Đức giáo hoàng nói: “Việc hủy bỏ nợ nước ngoài dành cho các nước nghèo nhất và những nuớc nợ nần nhiều nhất đã không phải là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng và, xét theo công lý cơ bản, các nước đó không được trở thành nạn nhân cuộc khủng hoảng này.”
Colecchi nói thêm: Chúng ta cần nêu lên câu hỏi: các kế hoạch của G-20 nhằm phục hồi kinh tế và thay đổi khí hậu, sẽ giúp các gia đình lao động trong chính quốc gia chúng ta và các gia đình nghèo trên khắp thế giới như thế nào, để họ có thể nuối sống chính mình và thoát ra khỏi cảnh nghèo đói?
Nhưng với những ước tính mới nhất cho biết có tới 1 tỷ người trên trái đất đang chịu cảnh đói khát do hậu quả của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, nên các vị lãnh đạo tôn giáo tin tưởng rằng, do hành động cùng họp lại để cất lên tiếng nói thay cho những người nghèo trên thế giới, họ sẽ có thể ảnh hưởng lên quyết định của G-20.
Ông Stephen Colecchi, giám đốc Văn phòng Quốc tế về Công lý và Hòa bình thuộc Hội đồng Giám mục Hoa kỳ tuyên bố trong cuộc họp báo tại Pittsburgh hôm 23 tháng 9: Hầu hết các vị giữ những chức vụ cao cấp trong chính quyền “thực sự muốn thực hiện những việc thích hợp cho dân nghèo. Họ quả thực được hướng dẫn do một la bàn luân lý.”
Ông nói: Một phần trong sức mạnh của lời cầu nguyện và tập hợp lại với nhau của các nhà lãnh tụ tôn giáo trong một biến cố như thế là vì “họ tin tưởng rằng tiếng nói của họ có thể gây được ảnh hưởng.”
30 nhà lãnh đạo các tôn giáo như Thiên Chúa giáo, Do thái giáo, Hồi giáo và giáo phái Sikh đã tham dự một cuộc họp báo trước khi cùng nhau trong phẩm phục giáo sĩ tiến tới Khách sạn Omni William Penn để gặp đại diện của phái đoàn Hoa kỳ tham dự cuộc họp thượng đỉnh G-20.
Hành động đó là một phần trong cuộc Họp Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo tôn giáo tổ chức từ 22 đến 23 tháng 9, được triệu tập trước phiên họp của G-20, và được điều hành do tổ chức Bread for the World (Cơm Bánh cho Thế giới), Alliance to End Hunger (Liên minh nhằm chấm dứt Đói nghèo) và các tổ chức đồng bạn khác, mục đích là để “nhắc nhở các nhà lãnh đạo thế giới rằng yếu tố quan trọng nhất trong việc phục hồi kinh tế là những gì thực hiện được cho những người nghèo đói”, theo lời của Linh mục David Beckmann, chủ tịch tổ chức Bread for the World.
“Quả thực đây là một cuộc biểu dương công cộng về phía các nhà lãnh đạo tôn giáo để bày tỏ niềm hy vọng rằng các vị liên hệ trong G-20 sẽ thấy được chiều kích lớn lao hơn nơi quyết tâm của họ.” Đó là phát biểu của giám mục William J. Winter, Phụ tá giáo phận Pittsburgh nay đã hồi hưu, đại diện cho Giám mục Pittsburgh là David A. Zubik. “Chúng tôi hy vọng rằng cùng với những mối quan ngại về kinh tế, họ sẽ thấy được các vấn đề luân lý đạo đức trong việc chăm sóc cho người nghèo trên thế giới.”
Buổi tối hôm trước, các nhà lãnh đạo đã cùng tham dự một buổi cầu nguyện liên tôn giáo tại Nhà thờ First Presbyterian ở khu vực trung tâm thành phố Pittsburgh.
Trong cuộc họp báo, ông Colecchi nói rằng Pittsburgh là địa điểm thích hợp cho cuộc họp thượng đỉnh vì thành phố này tượng trưng cho những cuộc đấu tranh của các gia đình lao động.
Ông nói là mặc dầu thành phố này tuy có đạt được sự phục hồi kinh tế sau khi mất mát kỹ nghệ thép, nhưng năm 2007 có tới 22% dân số sống dưới mức nghèo, và “vì có cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nên số người nghèo đã gia tăng thêm.”
Nạn thất nghiệp “cao và còn tăng”, nay ở mức 7.8%. Trên khắp thế giới, “chúng ta cũng đã chứng kiến sự gia tăng thê thảm tình trạng nghèo đói”, phá hủy đi những tiến bộ trong tiến trình giảm nghèo toàn cầu đạt được trước năm 2006.
Từ năm 1990 đến 2005, con số những người sống trong cảnh cực kỳ nghèo túng giảm từ 1 tỷ 8 xuống còn 1 tỷ 4, và tỷ lệ những trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ 33% xuống con 26%.
“Nhưng vì hậu quả của việc giá cả thực phẩm tăng cao trong năm những 2007 và 2008, cũng như khởi đầu cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra cuối năm 2008, Ngân hàng Thế giới ước tính rằng con số những người cực kỳ nghèo đói tại các nước đang phát triển đã tăng hơn 200 triệu người – chỉ nguyên năm nay thôi đã tăng 90 triệu.”
Lần đầu tiên trong một thập niên, lợi tức đầu người đã giảm tại vùng châu Phi hạ Sahara, và cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, tổ chức Lương Nông của Liên hiệp quốc ước tính rằng có hơn 1 tỷ người đang chịu cảnh đói khát.
“Cảnh nghèo túng ở nước ngoài, không chỉ biểu hiện trong việc chi tiêu ít đi cho thực phẩm, mà cũng còn là “chết đói và thiếu dinh dưỡng”. Còn có nghĩa là người ta phải chết sớm vì những căn bệnh đáng lẽ có thể ngăn ngừa được, nông dân cố “gặt hái vụ mùa từ những cánh đồng bị tàn phá vì hạn hán hay ngập lụt mà nguyên nhân là khí hậu thay đổi.”
Người nghèo khổ bị cùng lúc hai tai họa giáng xuống rất mạnh, đó là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và khủng hoảng vì khí hậu thay đổi lớn lao.
Ông Colecchi trưng dẫn một lá thư viết hồi tháng 6 của Hội đồng Giám mục thuộc các nước trong khối G-8. Lá thư có đoạn viết:
“Chuyện trớ trêu là người nghèo đã gây ra phần nhỏ nhoi nhất cho cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới chúng ta đang phải đương đầu, nhưng mà cuộc sống của họ lại phải gánh chịu những tàn hại lớn lao nhất. Cũng tương tự như thế, dân chúng và các quốc gia nghèo đã góp phần nhỏ nhất trong những yếu tố làm thay đổi khí hậu địa cầu, nhưng lại bị nguy cơ nhiều nhất vì những hậu quả tai hại gây ra.”
Ông cũng trưng dẫn một lá thư của Đức giáo hoàng Benedict trước cuộc họp của G-20 tại London, phàn nàn về mối đe dọa hủy bỏ hoặc giảm thiểu những chương trình ngoại viện tại châu Phi và càc nưóc kém phát triển do hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay.
Đức giáo hoàng nói: “Việc hủy bỏ nợ nước ngoài dành cho các nước nghèo nhất và những nuớc nợ nần nhiều nhất đã không phải là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng và, xét theo công lý cơ bản, các nước đó không được trở thành nạn nhân cuộc khủng hoảng này.”
Colecchi nói thêm: Chúng ta cần nêu lên câu hỏi: các kế hoạch của G-20 nhằm phục hồi kinh tế và thay đổi khí hậu, sẽ giúp các gia đình lao động trong chính quốc gia chúng ta và các gia đình nghèo trên khắp thế giới như thế nào, để họ có thể nuối sống chính mình và thoát ra khỏi cảnh nghèo đói?